Tại Hà Nội: Tưởng niệm Ngày Trung cộng nổ súng cướp đảo Gạc Ma, sáng nay tôi buồn vì đã lỡ buổi tưởng niệm. Cảm ơn các Bác, các anh, các bạn nhỏ đã không quên những người lĩnh đã hi sinh cho Đất Biển quê hương. Qua fb của anh Le Hoang tôi có thể cảm nhận được không khí trang nghiêm mà những người dân chân chính giành cho các chiến sĩ Gạc Ma 1988. Sau đó là cảnh lộn xộn, có lẽ là bọn áo đỏ nhào vô phã bĩnh như mọi lần, tiếp theo là hình ảnh ống kính ghi lại em Lệ rụt và 1 em gái nữa không rõ tên cười hớn hở trong niềm hoan hỷ, đúng vào nơi trang nghiêm và ngày mà các chiến sĩ đã hi sinh và mãi mãi nằm dưới chân đảo Gạc Ma. Hình như họ vui mừng vì phá được ý định tưởng niệm, phá được tình cảm của Nhân Dân giành cho các anh. Ở ảnh số là cảnh các bạn áo đỏ với cờ đỏ, cờ búa liềm dàn hàng nhảy múa điệu Gangnam Style, vui đùa hớn hở không hiểu nhân sự kiện gì hay là sự trùng hợp khó tin. Không hiểu khi nhìn thấy cảnh này, sau này con cái họ sẽ nghĩ gì, và họ sẽ trả lời thế nào với con của họ?
Phá rối tại Tượng đài Vua Lý chán, sau khi đoàn tưởng niệm di chuyển về phía Hồ Gươm để bàn chuyện ai đã bán nước cho tàu thì tiếp tục có thêm 1 số thanh niên mang theo cờ búa liềm (không rõ là cờ đảng của VN hay của TQ) để giơ cao, việc làm này khiến họ bị lố khi mà chính đảng cộng sản Trung Quốc đã tấn công đánh chiếm Gạc Ma trong bối cảnh mà hệ thống xhcn Đông Âu đang lung lay.
Do lỡ buổi tưởng niệm nên tôi đã tưởng niệm vào lúc 12h theo lời kêu gọi của Nghệ sĩ Kim Chi, tuy nhiên do đột ngột quá nên tôi không kêu gọi được các anh em gần tham gia cùng, tại sân KTX ĐH Xây Dựng, mọi thứ vẫn im ắng, dường như chẳng ai biết đến ngày này và có biết thì họ chẳng bận tâm (ảnh cuối). Chỉ khi nào mà ngày này được nghỉ đi chơi như 30/4 thì may ra họ nhớ. Hai phút cho các anh và 1 ngày cho chính họ thì tất nhiên chẳng lý do gì họ lại không chọn 1 ngày cả.
Như vậy có thể đặt dấu hỏi rằng vì sao và vì đâu mà những bạn trẻ áo đỏ(chủ yếu là trong cộng đồng 3 củ và 1 số sinh viên tình nguyện) lại có thể giơ cao lá cờ búa liềm trong ngày kỷ niệm chúng ta mất đảo. Tại sao họ có thể cười, múa hát nhảy nhót như 1 lũ khỉ thế được, họ quên rằng đây là ngày quên đi những tranh cãi khác và nghiêng mình kính cẩn để nhớ các anh linh đã đổ xuống cho VN còn mãi. Liệu họ có bối rối khi sau này con cái họ hỏi họ rằng : bố mẹ ơi, sao lễ tưởng niệm ngày mất đảo mà bố mẹ lại vui đến vậy? Lẽ nào họ trả lời rằng họ là người tàu và họ vui khi ngày này năm xưa tàu đã chiếm được đảo?
Do lỡ buổi tưởng niệm nên tôi đã tưởng niệm vào lúc 12h theo lời kêu gọi của Nghệ sĩ Kim Chi, tuy nhiên do đột ngột quá nên tôi không kêu gọi được các anh em gần tham gia cùng, tại sân KTX ĐH Xây Dựng, mọi thứ vẫn im ắng, dường như chẳng ai biết đến ngày này và có biết thì họ chẳng bận tâm (ảnh cuối). Chỉ khi nào mà ngày này được nghỉ đi chơi như 30/4 thì may ra họ nhớ. Hai phút cho các anh và 1 ngày cho chính họ thì tất nhiên chẳng lý do gì họ lại không chọn 1 ngày cả.
Như vậy có thể đặt dấu hỏi rằng vì sao và vì đâu mà những bạn trẻ áo đỏ(chủ yếu là trong cộng đồng 3 củ và 1 số sinh viên tình nguyện) lại có thể giơ cao lá cờ búa liềm trong ngày kỷ niệm chúng ta mất đảo. Tại sao họ có thể cười, múa hát nhảy nhót như 1 lũ khỉ thế được, họ quên rằng đây là ngày quên đi những tranh cãi khác và nghiêng mình kính cẩn để nhớ các anh linh đã đổ xuống cho VN còn mãi. Liệu họ có bối rối khi sau này con cái họ hỏi họ rằng : bố mẹ ơi, sao lễ tưởng niệm ngày mất đảo mà bố mẹ lại vui đến vậy? Lẽ nào họ trả lời rằng họ là người tàu và họ vui khi ngày này năm xưa tàu đã chiếm được đảo?
Tại Sài Gòn: Tâm Don - VNTB: Sài Gòn Tưởng Niệm Và Tri Ân 64 Chiến Sĩ Hy Sinh Tại Gạc Ma
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 14-3, tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, quận 1, TP Sài Gòn đã diễn ra lễ tưởng niệm và tri ân 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị quân đội Trung quốc tàn sát dã man. Buổi tưởng niệm và tri ân có sự tham gia của hàng trăm nhân sĩ trí thức và người, kéo dài trong khoảng 20 phút. Các lực lượng chức năng của chính quyền Sài Gòn cũng đã hiện diện đông đảo tại buổi lễ nhưng đã không tiến hành bất cứ một hành vi nào nhằm gây rối hoặc phá đám buổi lễ.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 14-3, tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, quận 1, TP Sài Gòn đã diễn ra lễ tưởng niệm và tri ân 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị quân đội Trung quốc tàn sát dã man. Buổi tưởng niệm và tri ân có sự tham gia của hàng trăm nhân sĩ trí thức và người, kéo dài trong khoảng 20 phút. Các lực lượng chức năng của chính quyền Sài Gòn cũng đã hiện diện đông đảo tại buổi lễ nhưng đã không tiến hành bất cứ một hành vi nào nhằm gây rối hoặc phá đám buổi lễ.
Giáo sư Tương Lai( người đeo cravat) phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm và tri ân.
Phát biểu tại lễ tưởng niệm và tri ân, Giáo sư Tương Lai đã ca ngợi tinh thần can đảm và sự hi sinh ngời sáng của 64 chiến sĩ công binh trong tay không có bất cứ một vũ khí nào, lên án dã tâm bành trướng của Trung quốc, phản đối chính sách chiếm dần biển đảo Việt Nam của nhà cầm quyền Trung quốc.
Đông đảo người dân và nhân dân thắp hương tưởng niệm và tri ân. Ảnh: Tâm Don
Một nữ du khách người Pháp và một người phụ nữ Pháp gốc Việt thắp hương tại lễ tưởng niệm. Ảnh: Tâm Don
Không bao giờ quên- luôn luôn tri ân. Ảnh: Tâm Don
Nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi thắp hương tại lễ tưởng niệm. Ảnh: Tâm Don
Tổng hợp từ Fb Yên Thành Khắc Bình, Lê Anh Hùng, VNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét