Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Hình minh họa. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/3/2016 nhân kỷ niệm trận chiến 1988 ở Trường Sa
Hình minh họa. Những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/3/2016 nhân kỷ niệm trận chiến 1988 ở Trường Sa
 AFP













Báo chí nhà nước trong 2 ngày 17 và 18/1/2019 rầm rộ đưa tin kỷ niệm 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng tránh nhắc đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Các tờ báo lớn hiện nay của Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài gòn Giải phóng, Giáo dục… đều có bài liên quan đến chủ đề này nhưng không dòng nào nhắc về Việt Nam Cộng Hòa, chế độ trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Chỉ duy nhất tờ báo Infonet, chuyên trang của tờ Vietnamnet là gọi đúng và đủ cuộc giao tranh vào ngày 19-1-1974 giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc khiến ít nhất 74 lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận.
Trên báo Thanh Niên có bài viết “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”.
Tờ báo là Diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam nêu rõ, từ sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.
Mạng báo Tuổi trẻ Online thì có bài viết với tiêu đề “Người Việt Nam vẫn luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19-1” mô tả lại cuộc viếng thăm của Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng đến với gia đình các nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa.
Bài báo nêu tên các nhân chứng như: Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Cúc và Nguyễn Văn Dữ và Lê Điều (đã mất) từng sinh sống và làm việc tại Hoàng Sa, nhưng không nói rõ thời gian nào và làm công việc gì.
Báo Sài Gòn Giải Phóng thì nêu rõ sự việc hơn, như nói ông Trần Văn Sơn từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 với nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo; hay ông Nguyễn Văn Dữ là người từng tham gia lính địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Nam và ngày 27/1/1973, ông xuống chiến hạm Trần Khánh Dư rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ biển đảo.
Tờ báo trực thuộc Đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM này còn cho biết thêm là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện nay ở An Hải Bắc, quận Sơn Trà), một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.
Ngày 9/1/2019 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ khu trục hạm của Mỹ - USS McCampbell thực hiện hoạt động tuần tra “tự do hàng hải” áp sát các đảo ở Hoàng Sa đầu năm mới 2019 thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao lặp lại tuyên bố: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Trước đó, ngày 3/1, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định, việc tàu công vụ của nước này đâm các tàu cá của Việt Nam là “hành động chấp pháp bình thường” nhưng Việt Nam đến nay chưa có phản ứng gì.
Quần đảo Hoàng sa vốn do chế độ Việt Nam Cộng Hòa quản lý bị Trung Quốc cưỡng chiếm và chiếm đóng phi pháp từ ngày 19/1/1974.
Năm 2012, Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) cùng với bãi cạn Scarborough (Trung Sa - Trung Quốc gọi).

Thấy gì quanh vụ báo VN nói TQ 'cưỡng chiếm Hoàng Sa'?

  • 18 tháng 1 2019
huy đứcBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionÔng Tâm Chánh tiết lộ báo Sài Gòn Tiếp Thị được lệnh phải ngưng đăng hai bài sau của ký sự "Biên giới tháng Hai" của tác giả Huy Đức
Hôm 17/1, làng báo Việt Nam ngạc nhiên trước việc báo Thanh Niên đăng bài "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông".Bài viết của tác giả Khánh An mở đầu với câu: "Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam."
"Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974 sau khi đã chiếm cụm phía Đông hồi thập niên 1950," bài báo viết.
Giọng điệu mạnh mẽ của bài viết nói trên có thể được xem là chỉ dấu của việc báo chí Việt Nam từ nay có thể nhắc tên "Trung Quốc" khi viết bài kỷ niệm 40 năm chiến tranh Biên giới Việt-Trung vào tháng tới, thay vì né tránh như mọi năm hay không?Ông Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, chia sẻ nhận định của mình với BBC hôm 17/1, qua cuộc phỏng vấn dưới đây:
'Ngày này năm 79 là ngày tôi lên biên giới'BBC: Dường như Ban Tuyên giáo năm nay có chỉ thị khác khi báo Thanh Niên đăng bài "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam..."? Ông ngạc nhiên hay thấy bình thường khi đọc bài này?Nhà báo Tâm Chánh: Thực ra theo chỗ tôi được biết, những nước cờ như vậy đã được nghe nói chuẩn bị từ rất sớm. Trong Đảng từ lâu cũng đã có ý kiến phạm vi áp dụng "4 tốt 16 chữ vàng" với đồng chí láng giềng, phân biệt rõ việc Đảng với việc nước.
Nhưng có lẽ những ý kiến có cả ở lãnh đạo cấp cao ấy chưa đủ sự ảnh hưởng, chưa đủ chiếm thế đa số nên lép vế trong Đảng. Chính trị Việt Nam luôn là một cuộc vận động để đạt đến quyền lực áp đặt quan điểm chính thống trong đảng và xã hội.
trung quốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Lạng Sơn, gồm phụ nữ, trẻ em chạy khỏi thị xã hôm 23/2/1979 sau khi quân Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới của Việt Nam
BBC:Trong 10 năm qua, ông đã thấy có những thay đổi gì về cách Ban Tuyên giáo chỉ thị báo chí khi viết về cuộc chiến với Trung Quốc, về ngày 17/2?
Nhà báo Tâm Chánh: Sự thay đổi căn bản thì… không có. Vẫn là một quy trình: Ban Tuyên giáo chủ trì cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng an ninh chuyên trách của Bộ Công an tổ chức một lực lượng cộng tác viên chuyên đọc báo, nhận xét về những nội dung xuất hiện trên báo chí.
Thường là cách thức tiếp cận và đánh giá cũ kỹ, không thuyết phục với giới báo chí nhưng họ phải chấp hành.
Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hầu như được chỉ đạo sát sao, tới mức phải đăng ở vị trí nào, độ lớn của bài vở…
Nhưng cũng có một chuyển biến thực sự đáng kinh ngạc là hầu như Ban Tuyên giáo không thể thực hiện quy trình như vậy với báo chí.
Mạng xã hội đã hình thành một môi trường thông tin mới mẻ, nhanh chóng, đa dạng và tự do hơn hệ thống báo chí hiện thời nhiều lần, mà người dân lại được tiếp cận hầu như miễn phí.
Nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội có sự tín nhiệm cao của cộng đồng, bởi không bị kiểm điểm xử lý, lại có những tiếp cận, tác nghiệp độc đáo. Ngày càng có nhiều các chuyên gia uy tín, những nhân vật có ảnh hưởng "chơi" mạng xã hội cung cấp những thông tin sâu sắc, nóng bỏng, đa diện tạo thành những điểm tựa suy nghĩ cho người đọc trong thời buổi đa dạng thông tin hiện nay.
BBC: Được biết ông viết trên trang cá nhân: "Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh không cho báo chí đăng tin về cuộc chiến biên giới". Vậy theo ông, ai sẽ giải thích và sẽ giải thích thế nào?
Nhà báo Tâm Chánh: Tôi rất mong các nhà báo đang là đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, các ủy viên Trung ương Đảng là nhà báo có thể chất vấn lãnh đạo Đảng về nội dung này. Và đại hội Đảng sắp tới ở các cấp phải chất vấn Ban Tuyên giáo về cũng cách lãnh đạo báo chí và đặc biệt là về việc thực hiện thỏa thuận cấp cao liên quan đến thông tin, tuyên truyền về cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979, cũng như các xung đột, và chạm với người hàng xóm phía Bắc này.
Tôi nghĩ ở cấp cao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo và cao nhất là tổng bí thư phải có trách nhiệm trả lời những chất vấn này.
trung quốcBản quyền hình ảnhMARK RALSTON/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Malipo. Các nguồn của Trung Quốc được AFP trích dẫn nói ít nhất 26.000 quân Trung Quốc bị giết sau bốn tuần giao tranh ở Việt Nam
BBC: Giả sử 10 năm trước, khi còn là tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông cương quyết đăng trọn ba kỳ của ký sự "Biên giới tháng Hai" do tác giả Huy Đức viết thì hệ lụy gì sẽ xảy ra?
Nhà báo Tâm Chánh: Đương nhiên là tôi sẽ bị phế chức. Tờ báo có thể bị đóng cửa ngay lập tức. Vì trong thực tế, báo chí trong nước đang được điều hành chủ yếu bới các qui định của Đảng.
Các đảng viên hoạt động báo chi phải tuân thủ quy định về thông tin nhạy cảm, hay được gọi nôm na bằng số của văn bản này là Quy định 157 của Ban Bí thư. Đây là bùa "phế võ công" các tổng biên tập có hiệu lực lập tức và hầu như có thể vận dụng trong hầu hết các trường hợp được coi là "nhạy cảm". Thông tin về Trung Quốc được coi là món nhạy cảm trong nhiều năm vừa qua.
BBC:Khi đặt ra những câu hỏi trên trang cá nhân: "Ai đục bia mộ liệt sĩ chống Trung Quốc theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẽo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?", ông có kỳ vọng được trả lời?
Nhà báo Tâm Chánh: Chính trị Việt Nam chuyển động theo cách như tôi nói ở trên luôn cần đến công luận như một áp lực.
Dư luận xã hội được hình thành và tìm đến được nghị trình chính trị có thể tạo được thay đổi phải đi qua cánh cửa công khai. Tôi không nghĩ những người lãnh đạo hiện thời sẽ trả lời không nể mặt mũi tiền bối là những lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về các chỉ đạo hay chung hơn là chủ trương này.
Nhưng tôi hy vọng nhiều đảng viên sẽ hiểu, sử dụng đúng đắn quyền và trách nhiệm của mình. Cũng như vậy, người dân biết mình có quyền yêu cầu chứ không phải xin được cung cấp thông tin rằng một nội dung không phải là quy phạm pháp luật, chỉ là một biện pháp chính trị thỏa thuận giữa hai đảng cầm quyền có bắt buộc được nhân dân tuân thủ hay không.
BBC: Vậy thì theo ông, đến bao giờ, báo chí Việt Nam không còn khái niệm "nhạy cảm" khi viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc, lịch sử như thời gian qua?
Nhà báo Tâm Chánh: Tôi không thể biết được chính xác là lúc nào. Nhìn vào những vấn đề được coi là nhạy cảm thì một nền chính trị khỏe mạnh không thể yếu ớt như vậy.
Tôi nghĩ sự tham gia của người dân vào việc nước, việc xã hội càng nhiều, càng đông thì chắc chắn sẽ chữa được cái bệnh như cảm nhiệt này. Bởi sự tham gia đó một mặt buộc lãnh đạo quốc gia phải tôn trọng pháp luật, một mặt chủ quyền quốc gia được ủy quyền một cách thận trọng và chính xác hơn.
BBC:Ông có những dự báo gì về tình hình báo chí tại Việt Nam trong thời gian tới?
Nhà báo Tâm Chánh: Ở Việt Nam, dự báo được hiểu như kỳ vọng của người dự báo. Tôi hy vọng người dân biết dùng quyền tiếp cận thông tin của mình mà luật tiếp cận thông tin đã quy định để có nhiều hơn nữa những bài báo duy trì và lôi cuốn ngày một nhiều hơn sự tham gia chính trị của người dân. Tôi nghĩ đó cũng là đất sống cho một nền báo chí chuyên nghiệp.