Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015


Biệt thự bằng tre cao 6 tầng

Không chỉ đảm bảo được kết cấu bền vững, ngôi nhà còn rất đẹp, thanh lịch và tiện nghi.
Rời bỏ sự nghiệp tươi sáng ở New York (Mỹ), Elora Hardy tới Bali (Indonesia) để xây những ngôi nhà tre. Cô cùng những cộng sự của mình và người dân bản địa tìm tòi, cải tiến việc sử dụng tre xây nhà.
 
Nguồn cảm hứng của Elora tới từ người cha của cô. Ông đã sử dụng tre để xây dựng tất cả các công trình của mình. 6 năm trước, ông xây dựng một ngôi trường ở Bali với nguyên liệu chủ yếu là tre. Elora nhận ra độ bền bỉ, vẻ đẹp của tre và quyết định sử dụng trong các công trình của mình.
 
Đây là nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo rất nhanh, một trong những loại cây phát triển tốt nhất. Tre có khả năng chịu lực không kém gì thép. Điểm yếu duy nhất là dễ bị sâu bệnh và ẩm mốc. Tuy nhiên, Elora và một số kiến trúc sư trên thế giới đã biết cách xử lý để có được nguồn vật liệu tốt.
 
Elora tập hợp một nhóm các kiến trúc sư, nhà thiết kế, các thợ thủ công lành nghề thành nhóm Ibuku (Mẹ Trái đất của tôi). Trong 5 năm qua, họ đã xây dựng 50 công trình độc đáo, phần lớn ở Bali. Trong đó có cả những khu nghỉ tiện nghi, nhà ở bao quanh bởi vườn cây, những cây cầu hoàn toàn bằng tre.
 
Đường dẫn vào ngôi nhà 6 tầng bằng tre là một cây cầu mái vòm cong. Những người thiết kế và thi công luôn tìm những giải pháp sáng tạo để ngôi nhà vừa thân thiện, vừa tiện nghi và đẹp nhất có thể.
 
Phòng khách nằm ở tầng 4 nhìn ra những khung cảnh xanh mát bên ngoài. Một số phòng có cửa sổ lớn để có điều hòa không khí, tránh các loại muỗi bọ.
 
Chất liệu tre khiến ngôi nhà có cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch, đem lại sự thư thái cho người sống trong nhà.
 
Khu phòng tắm tiện nghi không kém các khu nghỉ dưỡng sang trọng.
 
Chỉ sử dụng một chất liệu nhưng nhiều hình thức khác nhau khiến ngôi nhà có vẻ đẹp tinh tế.
 
Những người thiết kế luôn đặt ra những câu hỏi: "Tại sao cửa phải vuông vắn mà không thể tròn, uốn lượn?". Nhờ đó, ngôi nhà có nhiều kiểu cửa, vách, sàn phong phú.
 
Có khoảng 1.400 chủng loại tre trên thế giới với các màu sắc, kích thước khác biệt nên các KTS có thể thỏa sức sáng tạo.
 
Ngôi nha với không gian mở, hạn chế cửa sổ, vách ngăn lung linh trong ánh đèn giống như chiếc đèn lồng tre.
 
(Theo Boredpanda, TED)

Nghi vấn về xe kéo 
vua Thành Thái tặng mẹ

23/05/2015 14:03 GMT+7


TT - Nhiều nhà chuyên môn đã đến xem và tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của chiếc xe được cho là của vua Thành Thái đặt làm tặng mẹ là hoàng thái hậu Từ Minh. 
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng thiếu các chỉ dấu hoàng gia trên xe kéo được cho là của vua Thành Thái tặng mẹ - Ảnh: Thái Lộc
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng thiếu các chỉ dấu hoàng gia trên xe kéo được cho là của vua Thành Thái tặng mẹ - Ảnh: Thái Lộc
Nhận xét chung của giới chuyên môn cổ vật là chiếc xe kéo trong tình trạng khá hoàn hảo, đẹp và sang trọng đưa từ Pháp về trưng bày ở hoàng cung Huế, rất hiếm có tại VN hiện nay. Nhưng bản thân hiện vật gần như không có dấu hiệu gì để chứng minh là của nhà vua hoặc xuất xứ từ cung đình Huế như những thông tin vừa được giới thiệu.
Những điểm gây nghi vấn
Hiện vật đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Cuộc đấu giá diễn ra tại Chateau de Cheverny, TP Tours (Pháp) do Văn phòng đấu giá Rouillac tổ chức vào ngày 13-6-2014. Đại diện bên mua (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là ông Hải, được nối máy điện thoại trực tiếp để tham gia. Phía VN đã thắng đấu giá với mức sau cùng 55.800 euro bao gồm 24 chi phí đấu giá.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chuyên gia về triều Nguyễn, sau khi xem xong chiếc xe cho biết thấy “ngờ ngợ” vì xe chỉ trang trí hình cỏ hoa: “Chiếc xe có vẻ bình dân như của một ông quan bình thường, không có dấu hiệu gì là của hoàng thái hậu”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế, cho rằng chiếc xe này không thể do vua đặt làm tặng mẹ. Vì trên xe không có biểu tượng của hoàng triều, đó là chim phượng hoàng dành cho nữ giới bậc cao quý trong hoàng gia.
Lẽ ra phải phủ bằng chất liệu sơn son thếp vàng thì xe lại khảm xà cừ trên sơn mài đen, chất liệu phổ biến trong dân gian.
Trên tờ giấy viết tay được cho của vua Thành Thái do nhà đấu giá Rouillac cung cấp ghi: “Huế ngày 18-10-1907. Tờ giao kết sự trả tiền rồi. 400 đồng. Có báng một cái xe Victoria, và 3 con ngựa, và đồ Bắc-kế, 1 xe tay cẩn xà cừ, 1 cái giường An Nam, 1 cái giường Tây. Những vật đó đều là báng cho P.Jourdan. Thành Thái”.
Người mua là ông Prosper Jourdan - đội trưởng đội cận vệ của nhà vua lúc bấy giờ. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nói cho dù đúng là chữ viết và chữ ký của vua đi nữa (các chuyên gia mới chỉ xem qua ảnh chụp - PV) thì nội dung trên cũng không ghi rõ vua đặt làm để tặng mẹ.
Ông Sơn cho rằng có thể chiếc xe là vật ở trong cung thời Thành Thái, hoặc của vua do người khác tặng và vua đã bán khi bị đưa đi an trí. Còn câu chuyện xung quanh chiếc xe có khả năng do những người môi giới thêu dệt nên để bán cho được giá. Ông Sơn cho hay: “Chuyện đó vẫn thường xảy ra trong việc mua bán cổ vật!”.
Thủ bút viết tay được cho là của vua Thành Thái ghi việc bán xe kéoẢnh do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cung cấp
Thủ bút viết tay được cho là của vua Thành Thái ghi việc bán xe kéoẢnh do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cung cấp
Sẽ làm sáng tỏ những nghi vấn
Ông Phan Thanh Hải - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đơn vị tổ chức mua và quản lý hiện vật này - giải thích về quá trình mua hiện vật.
Khi báo tin có hai hiện vật hoàng cung triều Nguyễn (xe kéo, long sàng) sắp được bán đấu giá tại Pháp, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết đây là chiếc xe kéo đẹp và sang trọng hơn hẳn so với bộ sưu tập ảnh về xe kéo xưa của VN.
Khi được nhờ tiếp cận hiện vật này, Đại sứ quán VN tại Pháp đã gửi một số thông tin do nhà đấu giá Rouillac cung cấp. Đó là hình ảnh chiếc xe, hình chụp các mảng trang trí, tình trạng kỹ thuật...
Kèm theo thông tin nhà đấu giá Rouillac khẳng định xe do vua Thành Thái đặt làm tặng mẹ; sau khi mẹ qua đời vào năm 1906, đến năm 1907 thì vua bán đi. Thông tin này cũng nói rõ hiện vật có kèm theo một tập hồ sơ hoàn chỉnh, gồm thư từ, ghi chú, các bài báo giới thiệu về chiếc xe kéo ấn hành ở Pháp năm 1907, đặc biệt là tờ giấy biên nhận do chính vua Thành Thái viết và ký tên.
Từ thông tin trên, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức họp bàn và tham khảo ý kiến của bốn nhà chuyên môn uy tín. Đó là các nhà nghiên cứu Phạm Quốc Quân và Nguyễn Đình Chiến ở Hà Nội, Trần Đình Sơn và Vũ Kim Lộc ở TP.HCM.
Trên cơ sở tư liệu và hình ảnh hiện vật do nhà đấu giá Rouillac cung cấp, các chuyên gia này chưa khẳng định đây là hiện vật của vua Thành Thái tặng mẹ, song đều đánh giá đây là cổ vật đẹp, rất có giá trị của VN, thuộc thời Nguyễn và đều khuyên nên mua về.
Về sự thiếu vắng các dấu hiệu hoàng gia, ông Phan Thanh Hải lý giải: giai đoạn này xe kéo mới du nhập vào miền Bắc, nhiều khả năng đây là chiếc xe kéo đầu tiên được đưa về Huế. Vì là phương tiện mới, không có trong điển chế triều Nguyễn, cho nên khi nhà vua đặt làm không đưa các chỉ dấu hoàng gia vào xe được.
Cũng vì không có trong điển chế nên khi mẹ vua mất, xe cũng không được đưa lên lăng thờ, do vậy vua bán đi cũng là điều bình thường. Vả lại, lúc đó vua đang trong cảnh bấn loạn, vừa bị truất ngôi, chuẩn bị đưa đi an trí.
Ông Hải cũng cho biết đang chờ Đại sứ quán VN tại Pháp chuyển bộ hồ sơ hiện vật về, sẽ công bố và tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ những nghi vấn của dư luận. 
Chiếc xe được đặt làm bên ngoài chứ không phải do một xưởng chế tác cung đình ở Huế sản xuất, cho nên không có chỉ dấu hoàng gia cũng là điều thường gặp. Nhiều đồ gốm sứ do triều Nguyễn đặt làm ở Anh, Pháp... cũng không có chỉ dấu hoàng gia.
Tất nhiên, bây giờ chúng ta có hiện vật rồi, cũng nên tiếp tục nghiên cứu để bổ sung lý lịch hiện vật, chứ không nên chỉ dựa vào một nguồn tư liệu nào.
TS Phạm Quốc Quân
(nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN,
một trong bốn chuyên gia tư vấn việc mua hiện vật này)

Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc



Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc

    Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
    20/05/2015
Hai thanh niên trong nhóm công nhân đến từ Thừa Thiên Huế làm phụ hồ tại công trường Đại học ChămPasack, bên Lào.
Hai thanh niên trong nhóm công nhân đến từ Thừa Thiên Huế làm phụ hồ tại công trường Đại học ChămPasack, bên Lào.
 Vài tháng trở lại đây, hiện tượng các thanh niên, trai tráng trong các làng thuộc diện bãi ngang ở các huyện ven biển rủ nhau lên núi, luồn rừng trốn sang Lào để làm việc đang ngày càng trở nên cấp bách tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hầu hết những người trốn sang đất Lào để làm thuê đang độ tuổi lao động hoặc đang tuổi học sinh phổ thông trung học, nhiều em đã bỏ ngang việc học để tìm đường dây trốn sang Lào làm thuê. Vấn đề cần bàn ở đây là hố ngăn cách giữa giàu sụ và nghèo khổ ngày càng cao đã dẫn đến những quyết định sai lầm của lớp trẻ.
Giấc mơ đổi đời
Một bạn trẻ sống ở huyện Hương Điền, vừa từ đất Lào trở về, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Bên nớ thì chủ yếu qua làm gara, làm gỗ đồ rứa đó. Bên nớ làm mức tiền cao hơn, cho cái để dành, bên mình không có chỗ để làm. Nói chung là đi lai rai từng tốp sang bên đó chứ không đi đồng loạt…”.
Cũng xin nói thêm là theo bạn trẻ này, phần đông những bạn trẻ trốn sang Lào ở độ tuổi đang là học sinh phổ thông trung học, bỏ học vài tháng sau đó tìm đường mà đi đều là con nhà không phải quá nghèo, học hành cũng không đến nỗi tệ lắm và thường thì có đạo đức tốt, chưa bao giờ phá phách, gây mất lòng ai. Hay nói cách khác thì đó là những người tốt.
Bạn trẻ giấu tên đặt câu hỏi vì sao họ lại có quyết định hết sức sai lầm khi bỏ ngang học để tìm sang đất Lào làm thuê với tương lai mù mịt, vô định? Câu trả lời nằm ở chỗ chính vì là người tử tế, đàng hoàn nên ý thức về thân phận của các bạn trẻ cũng rất cao, thấy gia đình quá khó khăn, việc học hành của bản thân luôn gây ảnh hưởng đến cha mẹ, anh em, trong khi đó, họ mơ hồ nhìn thấy tương lai của mình qua những đàn anh đàn chị cố gắng nỗ lực vượt khổ để học xong tấm bằng đại học, để rồi sau tốt nghiệp lại cầm bằng gõ cửa khắp nơi, lại kiếm tiền đút lót để được vào làm việc, nhận lương ba đồng bab cọc hoặc về quê chăn lợn, bằng cấp thì chẳng có giá trị gì.
Chính cái tương lai mù mịt sau khi tốt nghiệp đại học, để gia đình nợ nần và hiện tại nghèo khổ, nếu không muốn nói là quá chật vật so với những gia đình cán bộ, quan chức đã thúc giục đôi chân những người trẻ bằng mọi giá phải tìm đường cứu gia đình. Và quyết định tìm sang đất Lào để làm thuê, kiếm tiền gởi về gia đình giống như một chiếc phao cứu sinh cho các bạn trẻ.
Điểm bán vé xe đi Lào tại Huế. RFA
Điểm bán vé xe đi Lào tại Huế. RFA
Bạn trẻ giấu tên này cho biết thêm là ở Thừa Thiên – Huế, nếu như tại thành phố và một số huyện lị không thuộc diện bãi ngang hoặc huyện miền núi thì nhìn có vẻ giàu có, thịnh vượng, không có gì để bàn... Thì khi nhìn sâu vào những huyện bãi ngang, những xóm chài, xóm lưới, xóm xóc dĩa, xóm đốn củi rừng, xóm nông… Dường như đời sống ở đây còn quá nghèo khổ, cái ăn, cái mặc vẫn là mối lo hằng ngày.
Nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đến độ khó tin, cả một ngày quần quật làm việc chỉ kiếm được một trăm ngàn đồng nếu như kiếm được chỗ làm thuê, trường hợp thất nghiệp bám lấy mảnh vườn, đám ruộng để qua ngày thì thu nhập của họ chỉ còn lại co cụm từ mười ngàn đồng cho đến hai mươi ngàn đồng mỗi ngày.
Trong khi đó, nhà cửa họ cũng chưa ổn định, may mắn thì nhà cấp bốn, vẫn còn nhiều người ở các xóm chài dọc theo phá Tam Giang nhà cửa còn che chắn tạm bợ. Nếu nhìn nhà của những gia đình này rồi nhìn sang nhà cửa, biệt thự khang trang các quan chức địa phương, sẽ dễ dàng nhận ra đáp án cho câu hỏi vì sao thanh niên, học sinh Huế phải sớm bỏ học, sớm trốn sang đất nước Lào để làm thuê mặc dù họ không biết gì về đất nước mình sắp trốn sang.
Bạn trẻ này nói thêm rằng thời buổi bây giờ, không ai đến nỗi bị đói thiếu đến độ không có áo quần để mặc, không có gạo để nấu cháo như thời chiến tranh, nhưng khi mà thế giới đã tiến bộ đến đâu rồi, chẵng nhẽ lại ngồi khoanh tay chờ nhà nước xếp mình vào hộ nghèo đói để được vay vài đồng vốn mua bò về nuôi chưa biết lỗ lãi ra sao. Chính vì nghĩ như vậy mà các bạn trẻ mạnh dạn lên đường.
Chính sách cho người nghèo bất minh
Một bạn trẻ khác tên Hòa, sống ở huyện A Lưới, cho biết thêm: “Làm lao động thôi, mình sang đó làm thợ xây, chủ yếu là thợ xây, 75% ở đây trốn sang làm việc bên đó. Ví dụ như ở Việt Nam làm cả ngày nhưng được 200 ngàn đồng, bên Lào thì được 300 ngàn đồng. Cũng có cái để dành. Bây giờ đến đây chỉ gặp toàn bà già và con nít thôi, độ tuổi lao động đi hết rồi…”.
Theo Hòa, chính sách xét cấp hộ người nghèo ở đây không đúng đắn và có vẻ bất minh, chính vì kiểu xét cấp chính sách như vậy đã dẫn đến đời sống vốn khó khăn càng thêm khó khăn bởi sự thất vọng hoặc bất bình của những người không nhận được sự công bằng.
Điển hình là cha của Hòa, ông vốn là một thợ rừng giỏi, một mình đi làm thuê nuôi cả gia đình, mẹ của Hòa bị bệnh gai cột sống nên chẳng thể làm được những việc nặng, chỉ ở nhà làm những việc nội trợ, Hòa đang học lớp 11, bốn đứa em của Hòa có đứa học phổ thông cơ sở, có đứa học mẫu giáo.
Mọi vấn đề về tài chính đều do một tay cha người cha lo lắng, xoay xở. Đời sống của gia đình Hòa không đến nỗi đói nhưng thực sự thiếu trước hụt saiu. Thế nhưng nhiều lần chờ xét cấp hộ nghèo, nhiều lần xin xỏ mà vẫn không được. Chuyện này không riêng gì gia đình Hòa. Vẫn biết hằng năm nhà nước rót tiền cho các hộ nghèo vay vốn làm ăn nhưng các gia đình nghèo ở đây không hề biết đồng vốn đó hình thù gì.
Ngược lại, những gia đình có người làm cán bộ địa phương lại được vay phần vốn hộ nghèo mặc dù họ không hề nghèo. Có người vay về mua trâu bò nuôi lấy lãi, có người vay về để cho vay nặng lãi. Trường hơp bà Hội trưởng Hội Phụ nữ là một ví dụ.
Hiện tại, người nghèo đã nợ bà số tiền lên đến hàng tỉ đồng theo diện vay nặng lãi. Hòa tìm hiểu và biết được toàn bộ số tiền cho người nghèo vay đều bị bà ta thu gom về cho vay nặng lãi, thay vì cho vay lãi suất thấp theo tiêu chuẩn người nghèo. Rất nhiều người bất mãn vì chuyện này nhưng không có đủ bằng chứng để kiện bà ta.
Và chính vì đời sống quá khó khăn, trong khi đó cuộc sống đang ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải có tiền, phải ngước mặt để nhìn tương lai. Mà sự học hành của Hòa quá khổ sở, từ chuyện nộp học phí định kỳ cho đến học thêm. Hòa quyết định nghỉ học, trốn sang đất Lào để tìm tương lai.
Câu chuyện vượt biên tìm tương lai của người Việt Nam ở Nam vĩ tuyến 17 vẫn kéo dài từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, hầu như chưa bao giờ kết thúc. Nếu trước đây người ta nghĩ đến chuyện vượt biển tìm sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì hiện tại, người ta nghĩ đến chuyện vượt rừng để tìm sang Lào, Campuchia. Tất cả cũng vì cái nghèo và sự bất mãn nào đó!


Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc

Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc