Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Vụ tê liệt sân bay: Bộ trưởng Thăng yêu cầu sa thải toàn bộ nhân viên yếu kém

- chuyên mục


Có thể bạn quan tâm

Sau sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 20/11, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã yêu cầu kiểm kiểm toàn hệ thống, cần thiết sẽ tiến hành điều tra hình sự đối với người trực tiếp sai phạm để xem xét có hay không hành vi cố tình phá hoại. Đồng thời, yêu cầu rà soát lại toàn bộ nhân sự  của Tổng công ty Quản lý bay, những nhân viên yếu kém phải cho nghỉ việc ngay. 

Theo Vnexpress đưa tin, tại cuộc họp an toàn hàng không sáng 24/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 20/11 không chỉ gây ảnh hưởng đến các hãng hàng không, uy hiếp an toàn bay, mà còn ảnh hưởng cả uy tín của ngành giao thông vận tải và hình ảnh của đất nước. Từ đó, ông chỉ đạo các đơn vị liên quan có ngay biện pháp quản lý, không để xảy ra trường hợp tương tự và yêu cầu kiểm điểm toàn hệ thống, từ cơ quan quản lý nhà nước đến đơn vị điều hành không lưu.

Hình ảnh Vụ tê liệt sân bay: Bộ trưởng Thăng yêu cầu sa thải toàn bộ nhân viên yếu kém số 1Tổng giám đốc TCT Quản lý bay VN báo cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng nguyên nhân sự cố sập nguồn điện tại Tân Sơn Nhất ngày 20/11. Ảnh: báo GTVT

"Tôi yêu cầu lãnh đạo Cục hàng không, Tổng công ty Quản lý bay VN phải kiểm kiểm rõ trách nhiệm trong việc này và phải đình chỉ ngay công tác của tất cả những người có liên quan đến sự cố. Nếu cần thiết sẽ tiến hành điều tra hình sự đối với người trực tiếp gây ra xem có phải là cố tình phá hoại hay không", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Thăng đã chỉ đạo thành lập tổ điều tra do Cục trưởng hàng không làm tổ trưởng, thực hiện công tác điều tra sự cố và chậm nhất đến ngày 10/12 phải có kết luận cuối cùng.
Cũng tại buổi họp, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ GTVT sẽ thành lập hội đồng để đánh giá lại toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực từ Chủ tịch, Tổng giám đốc đến các nhân viên của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
"Toàn bộ số nhân viên yếu kém của Tổng công ty Quản lý bay phải cho nghỉ việc ngay. Số có chất lượng trung bình sẽ cho đào tạo lại trong thời gian nhất định, nếu không được sẽ chấm dứt hợp đồng", Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Báo Giao thông vận tải cũng đưa tin về cuộc họp này và cho biết, báo cáo tại cuộc họp, ông Đinh Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẳng định, sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh ngày 20/11 là do lỗi chủ quan.
Cụ thể, lúc 11h ngày 20/11, các nhân viên kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam thực hiện công tác ngắt điện lưới để kiểm tra định kỳ hệ thống máy phát điện. Sau khi tiến hành ngắt điện, 3 máy phát vẫn hoạt động bình thường. Đến 11h05, một hệ thống UPS báo lỗi.
Theo quy trình, trước hết các nhân viên kỹ thuật phải cô lập toàn bộ hệ thống UPS bị lỗi, rồi mới tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kíp trưởng của ca trực là Lê Trí Tình đã thực hiện sai thao tác dẫn tới toàn bộ hệ thống điện bị sập.
"Ngay trên máy đã dán biển chữ rất lớn và rõ ràng để cảnh báo, khi 3 hệ thống UPS đấu song song với nhau nếu ấn vào nút ngắt nguồn (OFF),  các hệ thống UPS còn lại sẽ thoát ra khỏi hệ thống. Do không nắm được kỹ thuật nên anh Tình chưa ngắt UPS bị lỗi mà đã nhấn nút ngắt tải nên hai hệ thống UPS còn lại cũng lập tức bị sập", ông Thắng nói.
 Cũng theo ông Thắng, về nguyên lý, khi hệ thống UPS bị sập, cũng không thể mất điện được nếu nhân viên kỹ thuật đóng lại điện lưới. "Tuy nhiên, khi xảy ra tình huống này, nhân viên kỹ thuật xử lý luống cuống,  thay vì chạy ra đóng lại điện, anh em lại tiến hành sửa UPS", ông Thắng cho hay.
H.Minh (tổng hợp
Nguồn : Người đưa tin

Chiêm ngưỡng Tháp Chăm cổ được bảo tồn trong...nhà kính

VOV.VN - Tháp Chăm Phú Diên (còn gọi là tháp Mỹ Khánh) nằm ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tháp Phú Diên được phát lộ một cách tình cờ vào tháng 4/2001 bởi một đơn vị khai thác quặng. Tháp cổ độc đáo này khi ấy nằm vùi sâu trong lòng cát 5-7m, thấp hơn mực nước biển 3-4m và chỉ cách mép nước biển 120m. Với những giá trị lịch sử văn hoá được tìm thấy, tháp Phú Diên đã được công nhận là Di tích quốc gia ngay sau khi phát lộ. Tháng 10/2005 tháp Phú Diên được tiến hành bảo tồn tu bổ và hoàn thành vào tháng 5/2007.
Những nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy Tháp Phú Diên là dạng tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm Pa. Đây là nhóm tháp đầu tiên của kiến trúc tôn giáo Chăm khi chuyển sang xây dựng bằng vật liệu bền vững.
Nghiên cứu hiện tại xác định niên đại tháp có từ thế kỷ thứ 8; và như vậy tháp Phú Diên là tháp cổ nhất trong những tháp Chăm còn lại ở trên dọc dải đất miền trung Việt Nam. Đây cũng là tháp Chăm duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế còn đầy đủ cấu trúc, hình hài và là tháp đầu tiên trong bản đồ phân bố tháp Chăm từ Bắc xuống Nam Việt Nam
Hiện tại, Tháp Phú Diên đang được bảo tồn tại chỗ trong một kiến trúc nhà kính nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của môi trường thiên nhiên./.
Tháp có bình đồ kiến trúc hình chữ nhật dài 8,22m, rộng 7,12m. Cấu trúc xây dựng tháp gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái tháp và lòng tháp, cửa chính tháp quay về hướng Đông
Những cấu trúc gạch xây cho thấy tháp Phú Diên cũng sử dụng kỹ thuật xây tháp đặc biệt, không hề có mạch kết dính

Góc Đông – Nam của tháp

Chi tiết trang trí trên ô cửa mặt sau tháp
Góc Tây - Bắc của tháp
Trong lòng tháp nhìn từ lối vào. Ở giữa lòng tháp có một bệ thờ
Bệ thờ này được cho là bệ thờ linga- yoni
Những khối xây đã bị biến dạng nhiều do thời gian và tác động của thiên nhiên sau 12 thế kỷ, nhưng vẫn có thể nhận thấy sự tinh tế, tài hoa của những đường nét, hình khối kiến trúc.
Cách 5m phía trước cửa chính của tháp có một bệ thờ được xây hình khối vuông bằng chất liệu gạch với kỹ thuật mài xếp liền khít cao 1,4m, cạnh dài 1,38m. Các nhà nghiên cứu cho rằng trước kia đây là nơi đặt tượng thờ.
Tháp Phú Diên đã trải qua 12 thế kỷ và bị vùi lấp trong cát nên cần được bảo tồn sau khi phát lộ
Toàn cảnh Tháp Phú Diên hiện nay, nằm trong một “thung lũng” cát và thấp hơn mực nước biển.
CTV Hà Thành/VOV.VN

Khám phá vùng biển tự tách đôi ở Hàn Quốc

Mỗi năm, tại vùng biển Jindo và Modo lại xảy ra hiện một hiện tượng kỳ lạ: biển đột ngột tách đôi để lộ ra con đường đất đá rộng lớn nối liền hai đảo.
Nhiều người khi nhắc tới con đường vượt biển nổi tiếng đều nghĩ ngay đến "thần tích" tìm về vùng đất Thánh của người Do Thái do nhà tiên tri Moses dẫn đầu. Trong truyền thuyết, khi bị quân đội Ai Cập truy đuổi, Moses đã dùng quyền năng tạo ra con đường đất xuyên biển Đỏ để giải cứu dân tộc mình.
Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những con đường như thế chỉ xuất hiện trong thần thoại. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại: trên thế giới hoàn toàn có một địa điểm giống như vậy. Đó chính là con đường đất đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn Quốc cùng hiện tượng biển tách làm đôi đầy bí ẩn và hấp dẫn. Con đường giữa biển khơi bao la này dành phần lớn thời gian trong năm ngủ say dưới đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên cứ hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), nó lại nhô lên mặt nước và trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất Hàn Quốc.
Hiện tượng biển tách làm đôi kỳ thú ở Hàn Quốc (Ảnh: VnExpress)
Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 m. Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.
Con đường kỳ lạ cùng hiện tượng vô cùng thú vị của tự nhiên này trở thành kho báu bí mật của Hàn Quốc cho đến năm 1975, Pierre Randi - vị đại sứ Pháp lúc bấy giờ - trải nghiệm cảm giác trông thấy biển chia làm đôi. Ông đã mô tả lại những điều trông thấy trên một tờ báo Pháp và gọi con đường này là "phép lạ của Moses". Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.
Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm "vạch trần" Pierre. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.
Lý do đến tận năm 1975 hiện tượng biển tách làm đôi mới được dư luận thế giới biết đến là người dân bản địa đã quen với điều này. Họ quá tin vào một truyền thuyết cổ xưa nên cảm thấy đây là một điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải gây ồn ào hay cần thông báo cho tất cả mọi người biết.

Người dân đổ xô tới thưởng ngoạn sự kỳ vĩ của thiên nhiên 
Theo truyền thuyết của người Hàn Quốc, thời xưa đảo Jindo người dân thường bị hổ dữ quấy phá. Chúng vào làng và ăn thịt người dân. Trước tình cảnh đó, mọi người phải bỏ chạy sang đảo Modo. Bà lão tội nghiệp Bbyong là người duy nhất còn sót lại trong chuyến di cư đó.
Trong những ngày sống ở đảo Jindo cùng nỗi sợ hãi hổ dữ, Bbyong ngày đêm cầu nguyện thần biển cứu giúp. Động lòng trước hoàn cảnh tội nghiệp của người phụ nữ, thần biển Yongwang đã báo mộng sẽ có "cầu vồng trên biển" giúp bà chạy thoát.
Sáng hôm sau, điều kỳ diệu đã xảy ra khi Bbyong ra tới biển. Nước bỗng rẽ làm đôi và một con đường xuất hiện giữa lòng đại dương bao la. Nhờ con đường nối với đảo Modo này mà bà lão đã được đoàn tụ cùng gia đình.
Ngày nay, những người dân Hàn Quốc vẫn kể cho con cháu đời sau và du khách về câu chuyện thần thoại này. Tuy nhiên, trong mắt các nhà khoa học truyền thuyết là bằng chứng không bao giờ đủ sức thuyết phục. Theo Kevan Moffet -  giáo sư dự khuyết chuyên ngành khoa học địa chất tại đại học Texas, Mỹ thủy triều chính là một trong những nguyên nhân tạo ra hiện tượng mặt biển chia đôi./.
Theo Anh Minh/VnExpress