Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

BÁO TÂY SO SÁNH HÀ NỘI VÀ TP HCM


Báo Tây so sánh Hà Nội và TP HCM



BÁO TÂY SO SÁNH HÀ NỘI VÀ TP HCM


Trang Chủ > Chạm > 05-06-2016
Trang Roughguides đã đưa ra những nhận xét thú vị về sự khác biệt giữa hai thành phố để các du khách có lựa chọn thích hợp khi tới Việt Nam.

Hai thành phố lớn của Việt Nam cách nhau hơn 1.700 km. Nằm ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị hiện đại, sôi động. Thủ đô Hà Nội cổ điển hơn, với nhịp sống ồ ã hơn và khu phố cổ thú vị. Tuy nhiên, cả hai thành phố đều có thể trở nên sôi động quá mức, du khách sẽ cần có những bí quyết để tìm đường giữa giao thông. Nếu bạn không thể quyết định sẽ tới đâu, hãy cân nhắc sự khác biệt giữa Hà Nội và TP HCM.
Nơi nào tuyệt hơn cho việc khám phá văn hóa?
Cả hai thành phố đều có nhiều bảo tàng, đền chùa và kiến trúc thuộc địa ấn tượng. Ngoài ra, hai nơi còn có nhà thờ cổ từ thời Pháp thuộc và các chương trình rối nước truyền thống hấp dẫn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ trên cao. Ảnh: Zing
Người Hà Nội đôi khi xa cách hơn người Sài Gòn, với nhiều giá trị truyền thống và cách cư xử từ thời xưa. TP HCM chịu ảnh hưởng từ văn hóa nước ngoài hơn, nhất là từ Mỹ và Pháp, nên có cảm giác cởi mở và không gò bò hơn, với những người trẻ tuổi năng động, các doanh nhân hiện đại và thương mại phát triển.TP HCM có nhiều công viên giải trí hơn Hà Nội, do đó nếu bạn thích các trò như tàu lượn, hãy tới miền Nam. Nếu bạn thích các phòng tranh, Hà Nội là lựa chọn hợp lý, với nhiều nơi trưng bày nghệ thuật cổ điển và hiện đại.
Nơi nào có đồ ăn ngon hơn?
Bạn sẽ dễ dàng tìm được các món đặc sản địa phương ngon mà rẻ ở cả Hà Nội và TP HCM. Ẩm thực vỉa hè ở cả hai nơi đều rất độc đáo và tuyệt vời. Thủ đô Hà Nội có món phở truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, bán khắp các con phố với giá chỉ từ hơn 20.000 đồng.
Các món ăn vỉa hè của TP HCM cũng nhiều không kém, nhưng có phần ngọt hơn. Mùi thơm tuyệt vời tỏa ra từ các con phố của cả hai thiên đường ẩm thực này. Bạn sẽ có nhiều món để khám phá ngoài phở và bánh mì.
Văn hóa cà phê có cả ở hai thành phố, nhưng cà phê ở TP HCM ngọt hơn và không đậm bằng ở Hà Nội.
Hai nơi đều có ẩm thực quốc tế đáng khám phá, tuy nhiên TP HCM có nhiều lựa chọn chất lượng và phong phú, nhiều nhà hàng cao cấp hơn Hà Nội.
Cuộc sống về đêm
TP HCM có nhiều hoạt động giải trí về đêm hơn, dù thủ đô của Việt Nam có nhiều quán bar mở cửa tới khuya. Khu phố cổ của Hà Nội như sống dậy vào ban đêm, với hàng nghìn người địa phương và du khách tỏa ra các con phố, ngồi trên ghế nhựa uống bia giá rẻ, nhấm nháp thịt nướng hay chân gà thơm phức.
Hà Nội hấp dẫn khách du lịch bụi. Ảnh: Roughguides
Tuy nhiên, Hà Nội hợp hơn với những khách du lịch bụi ưa thích sự tĩnh lặng. Nếu bạn không đem theo đồ đẹp, Hà Nội là nơi nên đến.Nhiều quán bar ở TP HCM có nhạc sống vào cuối tuần, nơi lý tưởng cho một buổi uống cocktail và thư giãn. Nếu bạn tìm một nơi sang trọng để tận hưởng buổi tối lãng mạn, hay một hộp đêm có thể vui chơi đến sáng sớm thì thành phố miền Nam là lựa chọn thích hợp nhất.
Nên mua sắm ở đâu?
Hà Nội có rất nhiều mặt hàng mỹ nghệ, lụa và sản phẩm thủ công, điêu khắc đá, gỗ, hàng thêu và đồ sơn mài, được bày bán nhiều ở phía nam của khu phố cổ.
TP HCM có nhiều món lưu niệm rẻ như ở chợ Bến Thành, còn nếu thích đồ cao cấp hơn, bạn có thể tới chợ Đồng Khởi. Thành phố miền Nam có nhiều siêu thị lớn, hiện đại, với các cửa hàng của thương hiệu lớn.
Nên đi đâu để thư giãn?
Hà Nội đang phát triển nhanh trong những năm gần đây, với nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên. Cả hai thành phố đều có khoảng 8 triệu dân, nhưng ở TP HCM có vẻ chật chội hơn. Tuy nhiên, khu phố cổ của Hà Nội cũng chật cứng người vào giờ cao điểm, rất khó di chuyển, và sự ồn ào kéo dài liên tục có thể khiến nhiều người mệt mỏi.
Giao thông ở cả hai thành phố đều có thể khiến du khách choáng ngợp, với dòng xe máy phóng như bay. Những con phố mới và rộng hơn ở TP HCM có thể khiến việc di chuyển dễ dàng hơn, nhưng tất cả đều là tương đối.
Ở Hà Nội, nhiệt độ có thể giảm xuống 17 độ C vào tháng 1. Nhiệt độ ở TP HCM không xuống dưới 20 độ C, thêm không khí ẩm sẽ khiến du khách đổ mồ hôi.
Để tránh cái nóng miền Nam, bạn có thể tới công viên Văn hóa, vườn Tao Đàn và thư giãn dưới bóng cây. Còn ở Hà Nội, bạn nên tới hồ Hoàn Kiếm xinh đẹp để tạm rời xa những con phố ồn ã và xem người dân đánh cờ.
Nơi nào tuyệt hơn để đi tham quan trong ngày?
Vịnh Hạ Long, điểm đến thơ mộng với những đảo đá vôi hùng vĩ trên mặt nước tĩnh lặng, là điểm đến hàng đầu Việt Nam và có thể đi lại trong ngày từ Hà Nội. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tốn tới 8 tiếng ngồi xe cả đi và về.
Hạ Long là điểm đến nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh: Roughguides.
Bạn nên đi đâu?Cách TP HCM khoảng 2 tiếng đi xe, địa đạo Củ Chi là điểm đến lý tưởng nhất có thể đi trong ngày. Địa đạo này gồm nhiều đường hầm chằng chịt, được sử dụng trong thời chiến.
Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào những gì bạn tìm kiếm. Hà Nội nghiêng về lịch sử và thâm trầm, cho du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống của người Việt Nam, nghệ thuật và sự sáng tạo, cùng cuộc sống tĩnh lặng hơn.
TP HCM là trung tâm thương mại của cả nước, có nhiều khách sạn sang, nhà hàng cao cấp và cuộc sống về đêm sôi động.

Nguyên nhân Cá chết: Cơ quan chức năng đi ngược chủ trương của Đảng, coi thường nhân dân

(Bạn đọc) - Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5 diễn ra chiều 2/6. Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định “đã tìm ra nguyên nhân cá chết”, song ông lại nói cần thận trọng, phản biện thêm trước khi công bố và đặc biệt là “cần có bằng chứng về pháp lý” để có cơ sở xử lý thủ phạm. Thông tin này được rất nhiều tờ báo đăng tải, nói rất dài dòng nào là quan điểm của Chính phủ thế này, thế kia.

moitruong3
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cho chính cuộc sống chúng ta
Thêm vào đó  Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nói các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết ở các tỉnh miền Trung.
Riêng tôi có ý kiến thế này: Trong khi người dân đang dài cổ chờ kết luận nguyên nhân cá chết thì tất cả tưng hửng khi nghe các quan chức phát biểu. Vẫn chỉ là những câu trả lời vòng vo, đầy mâu thuẫn khó hiểu. Vế đầu câu trả lời ông Trương Minh Tuấn khẳng định rằng “đã tìm được nguyên nhân cá chết”, thế mà vế sau ông ấy lại nói “cần có bằng chứng pháp lý”. Vậy té ra các ông chưa có bằng chứng mà lại khẳng định “đã tìm được nguyên nhân cá chết”, như thế là khẳng định liều à?  Theo tôi thì có rất nhiều khuất tất.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ
Những điều người dân cần các ông trả lời là: Vì sao cá chết, nước biển có độc hay không, ăn cá có độc hại gì không… thì đều chưa có câu trả lời. Người dân chỉ thấy một điều là các ông đang cố tình trì hoãn.
Đặc biệt, lý do đưa ra để trì hoãn việc công bố cũng không ổn và không thuyết phục. Cần sự phản biện ư? Sao không tổ chức những buổi phản biện công khai, để cho các bộ ngành, các chuyên gia được trình bày quan điểm, hướng phân tích của họ? tại sao không công khai để 90 triệu dân phản biện? Mấy ông chuyên gia (chưa biết trình độ tới đâu) và 90 triệu dân (bao gồm rất nhiều nhà khoa học giỏi), ai phản biện chính xác hơn?
Xin hỏi Bộ trưởng, nhân dân có được biết cụ thể những đoàn chuyên gia nào, ai, trình độ như thế nào đang xác định nguyên nhân cá chết không?
Chỉ có một con đường là tất cả mọi thứ công khai, minh bạch thì mới có thể giúp người dân có niềm tin, còn bảo rằng có nhiều quan điểm khác nhau cần phản biện, mà không công khai những quan điểm đó, thì đó là hành động không đàng hoàng, là một cách câu giờ, kéo dài thời gian, thiếu tôn trọng nhân dân.
Tôi nghĩ rằng, càng cố tình trì hoãn công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, thì người dân càng sẽ càng bức xúc và chính quyền càng bất lợi, vì gần tròn hai tháng xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm nghiêm trọng, mọi thứ vẫn là một mớ bùng nhùng.
Nước thải của nhà máy Formosa
Nước thải của nhà máy Formosa
Kể từ khi ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Võ Văn Tuấn trả lời phóng viên của VTV, khi phóng viên này nhắc đến chuyện kim loại nặng, ông Võ Văn Tuấn bảo rằng, “hỏi như thế là gây tổn hại đến lợi ích quốc gia”, có thể thấy não trạng của quan chức này có một sự thật nào đó rất là lớn và tìm cách bưng bít?
Thời gian càng kéo dài như thế này, người khổ nhất vẫn là những ngư dân và sau đó là những người dân kiếm sống bằng dịch vụ biển như du lịch, sản xuất muối, nước mắm,… Những bức xúc trong nhân dân vẫn cứ dồn nén lại, tiềm ẩn những hệ lụy nghiêm trọng.
Formosa lắp đặt ống xả thải ngầm khổng lồ ra biển Vũng Áng chưa được các cơ quan chức năng  làm rõ
Formosa lắp đặt ống xả thải ngầm khổng lồ ra biển Vũng Áng chưa được các cơ quan chức năng làm rõ
Ngay từ lúc cá chết đến bây giờ, mọi hành động và lời nói mà người dân nhìn thấy đều có ý nghĩa kéo dài thời gian. Khi mà các cơ quan chức năng càng dùng những cụm từ “quyết liệt”, “nghiêm túc”, “vào cuộc nhanh chóng”, “chỉ đạo kịp thời”, “xử lý nghiêm minh” thì càng phản cảm.
Trước sau gì, cũng phải công bố nguyên nhân nào đó. Thậm chí, nếu có công bố nguyên nhân đi nữa, thì dư luận trong nhân dân cũng chưa tin tưởng. Bởi với cách làm của các bộ ban ngành hiện nay rất là khó để người dân có thể tin. Tất cả cách làm thiếu minh bạch hiện nay dần xói mòn niềm tin trong dân chúng. Thậm chí, còn là đề tài hài hước của người dân trên mạng xã hội.
Hàng tấn cá chết không rõ nguyên nhân trôi dạt vào vùng biển miền Trung
Hàng tấn cá chết không rõ nguyên nhân trôi dạt vào vùng biển miền Trung
Chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng đã không được các cơ quan chức năng tôn trọng thực hiện. Đáng lẽ ra, quá trình xác định nguyên nhân cá chết phải công khai, minh bạch, phải thường xuyên cung cấp thông tin kết quả nghiên cứu của tất cả các đoàn chuyên gia để dân biết. Dân không biết thì lấy gì dân bàn, lấy gì dân kiểm tra? Rõ ràng các cơ quan chức năng đang đi ngược chủ trương của Đảng, coi thường nhân dân!
Kỹ sư nông nghiệp Trương Văn Minh
Đã xác định được nguyên nhân cá chết hàng loạt nhưng chưa công bố

Đã xác định được nguyên nhân cá chết hàng loạt nhưng chưa công bố

Chiều 2-6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết đến nay đã xác định được nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung thời gian qua. Chiều nay 2-6, tại cuộc họp...
Vòng vo không phải là thứ mà người dân mong đợi

Vòng vo không phải là thứ mà người dân mong đợi

Trong khi báo chí và người dân đang "dài cổ" ngóng một kết luận chính xác về nguyên nhân cá chết thì tất cả bỗng tưng hửng vì sau nhiều ngày chờ đợi mòn mỏi, kết luận vẫn chỉ là câu trả lời...
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@quochoi.org

Diễn đàn Shangri-La và sự tiểu nhân của một nước lớn

Diễn đàn Shangri-La và sự tiểu nhân của một nước lớn

 Chiều 3/6/2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.
Bài viết của tác giả Hoàng Việt - Thạc sĩ, Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo - Liên đoàn Luật sư Việt Nam)
Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc - đàn anh trong khu vực được.
Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc - tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách bẻ cong luật quốc tế theo cách của riêng họ, những luận điểm nghe như đã nhàm tai, nhưng được các đại biểu Trung Quốc “phát loa” ở bất cứ nơi đâu hòng đánh lừa dư luận. Họ luôn khẳng định người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất các quần đảo ở Biển Đông và vì thế họ có chủ quyền trên vùng biển này từ xa xưa.
Đây là một lập luận hết sức nực cười. Luật pháp quốc tế về thiết lập chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó không hề đơn giản như vậy.
Thứ nhất, các quốc gia dân tộc xuất hiện ở phương Tây sau năm 1648 với định ước Westphalia và kể từ đó, hệ thống luật quốc tế hiện đại mới được dần thiết lập.
Các quy định của luật quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và được hoàn thiện ở thế kỷ 20. Vậy thì cái mà người Trung Quốc gọi là họ phát hiện từ thời nhà Hán (trước Công nguyên) thì dựa trên thứ luật pháp nào mà gọi là luật pháp quốc tế?
Thứ hai, nếu nói là người Trung Quốc là người tới Biển Đông sớm nhất thì bằng chứng đâu? Người Trung Quốc cứ đưa ra mấy cuốn cổ sử của họ ra, nhưng họ lợi dụng việc ít người nước ngoài biết tiếng Trung nên họ cắt xén, biến tấu chỉ để phục vụ cho lợi ích của họ, chứ các học giả như Phạm Hoàng Quân, Hồ Bạch Thảo, Bil Hayton… và hàng loạt sử gia phương Tây khác đã nghiên cứu và khẳng định tất cả các tài liệu cổ của Trung Quốc từ cổ sử đến các địa đồ cổ, chẳng có cái nào nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa cả.
Hàng trăm bản đồ từ các nhà địa lý và hàng hải phương Tây đều cho thấy rõ lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam mà thôi.
Còn nữa, các di chỉ tàu đắm cổ trên khu vực Biển Đông cho chúng ta biết tàu Trung Quốc xuất hiện từ thế kỷ 12, trong khi các tàu đắm cổ của các quốc gia Đông Nam Á khác xuất hiện sớm hơn rất nhiều, như tàu đắm của Philippines xuất hiện từ thế kỷ 4, sớm hơn của người Trung Quốc 800 năm. Vậy các bằng chứng chứng minh ai là người tới Biển Đông sớm nhất đây?
Thứ ba, Trung Quốc lúc nào cũng phát ngôn là “theo luật pháp quốc tế”. Trung Quốc là một cường quốc, nhưng lại phớt lờ nghĩa vụ của luật pháp quốc tế. Năm 2013, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra một thiết chế trọng tài được quy định bởi phụ lục VII của UNCLOS, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật “không tham gia, không xuất hiện và không tuân thủ”.
Nếu Trung Quốc tự tin là họ có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lý về việc thiết lập chủ quyền của Trung Quốc trên các cấu trúc địa lý ở Biển Đông, và nếu họ nói họ luôn tuân thủ luật quốc tế, sao họ không tự tin cùng với Philippines giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đi? Mà họ luôn tìm cách né tránh, biện bạch cho hành động “né tránh” với phiên tòa mà Philippines khởi kiện.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) đều quy định rõ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và các tòa án quốc tế có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia một cách hòa bình, theo các quy định của luật quốc tế.
Vậy mà, Trung Quốc cứ chối là tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc là không có thẩm quyền, trong khi UNCLOS nói rõ việc có thẩm quyền hay không phải do tòa quyết định. Và phán quyết ngày 29-10-2015, tòa trọng tài đã khẳng định tòa có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp này. Một cường quốc luôn tuyên bố là tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng lại “chạy trốn” một phiên tòa quốc tế, liệu đó có phải là một cường quốc có trách nhiệm?
Chưa kể trong các tờ rơi, Trung Quốc còn “đổi trắng thay đen” bằng cách lu loa rằng nhiều quốc gia đã đưa quân xâm chiếm lãnh thổ của họ trên Biển Đông. Có lẽ chúng ta nên nhắc lại với người Trung Quốc rằng chính hải quân Trung Quốc đã nổ súng tấn công để xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số cấu trúc tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và bãi Vành Khăn mà quân đội Philippines đang chiếm giữ năm 1995.
Chúng ta cũng nên nhớ, luật pháp quốc tế từ sau khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời năm 1945, cùng với nghị quyết 2625 của Liên Hiệp Quốc năm 1970 đã không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Và chính vì vậy, cho dù Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, nhưng có quốc gia nào khác Trung Quốc trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa đâu.
Một cường quốc “trỗi dậy hòa bình” mà luôn hăm dọa các nước nhỏ, tráo trở trong chính sách và thô lỗ trong cư xử thì ảnh hưởng của nó khó có thể khiến cộng đồng quốc tế “tâm phục, khẩu phục” được.
Tranh chấp Biển Đông chỉ có thể giải quyết được với thiện chí của tất cả các bên và nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong hòa bình, thực sự tuân thủ luật pháp quốc tế, chứ không phải việc “bẻ cong” luật quốc tế.
Theo TUỔI TRẺ ONLINE

​Đại quốc - tiểu nhân

​Đại quốc - tiểu nhân

05/06/2016 00:08 GMT+7
TTO -  Chiều 3-6-2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giũa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.
​Đại quốc - tiểu nhân
Tờ rơi tiếng Hoa gồm những nội dung xuyên tạc về Biển Đông mà Trung Quốc chủ ý phát cho các đại biểu quốc tế tại Đối thoại Shangri-La - Ảnh: V.T.
Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc - đàn anh trong khu vực được.
Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc - tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách bẻ cong luật quốc tế theo cách của riêng họ, những luận điểm nghe như đã nhàm tai, nhưng được các đại biểu Trung Quốc “phát loa” ở bất cứ nơi đâu hòng đánh lừa dư luận. Họ luôn khẳng định người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất các quần đảo ở Biển Đông và vì thế họ có chủ quyền trên vùng biển này từ xa xưa.
Đây là một lập luận hết sức nực cười. Luật pháp quốc tế về thiết lập chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó không hề đơn giản như vậy.
Thứ nhất, các quốc gia dân tộc xuất hiện ở phương Tây sau năm 1648 với định ước Westphalia và kể từ đó, hệ thống luật quốc tế hiện đại mới được dần thiết lập.
Các quy định của luật quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và được hoàn thiện ở thế kỷ 20. Vậy thì cái mà người Trung Quốc gọi là họ phát hiện từ thời nhà Hán (trước Công nguyên) thì dựa trên thứ luật pháp nào mà gọi là luật pháp quốc tế?
Thứ hai, nếu nói là người Trung Quốc là người tới Biển Đông sớm nhất thì bằng chứng đâu? Người Trung Quốc cứ đưa ra mấy cuốn cổ sử của họ ra, nhưng họ lợi dụng việc ít người nước ngoài biết tiếng Trung nên họ cắt xén, biến tấu chỉ để phục vụ cho lợi ích của họ, chứ các học giả như Phạm Hoàng Quân, Hồ Bạch Thảo, Bil Hayton… và hàng loạt sử gia phương Tây khác đã nghiên cứu và khẳng định tất cả các tài liệu cổ của Trung Quốc từ cổ sử đến các địa đồ cổ, chẳng có cái nào nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa cả.
Hàng trăm bản đồ từ các nhà địa lý và hàng hải phương Tây đều cho thấy rõ lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam mà thôi.
Còn nữa, các di chỉ tàu đắm cổ trên khu vực Biển Đông cho chúng ta biết tàu Trung Quốc xuất hiện từ thế kỷ 12, trong khi các tàu đắm cổ của các quốc gia Đông Nam Á khác xuất hiện sớm hơn rất nhiều, như tàu đắm của Philippines xuất hiện từ thế kỷ 4, sớm hơn của người Trung Quốc 800 năm. Vậy các bằng chứng chứng minh ai là người tới Biển Đông sớm nhất đây?
Thứ ba, Trung Quốc lúc nào cũng phát ngôn là “theo luật pháp quốc tế”. Trung Quốc là một cường quốc, nhưng lại phớt lờ nghĩa vụ của luật pháp quốc tế. Năm 2013, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra một thiết chế trọng tài được quy định bởi phụ lục VII của UNCLOS, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật “không tham gia, không xuất hiện và không tuân thủ”.
Nếu Trung Quốc tự tin là họ có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lý về việc thiết lập chủ quyền của Trung Quốc trên các cấu trúc địa lý ở Biển Đông, và nếu họ nói họ luôn tuân thủ luật quốc tế, sao họ không tự tin cùng với Philippines giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đi? Mà họ luôn tìm cách né tránh, biện bạch cho hành động “né tránh” với phiên tòa mà Philippines khởi kiện.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) đều quy định rõ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và các tòa án quốc tế có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia một cách hòa bình, theo các quy định của luật quốc tế.
Vậy mà, Trung Quốc cứ chối là tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc là không có thẩm quyền, trong khi UNCLOS nói rõ việc có thẩm quyền hay không phải do tòa quyết định. Và phán quyết ngày 29-10-2015, tòa trọng tài đã khẳng định tòa có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp này. Một cường quốc luôn tuyên bố là tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng lại “chạy trốn” một phiên tòa quốc tế, liệu đó có phải là một cường quốc có trách nhiệm?
Chưa kể trong các tờ rơi, Trung Quốc còn “đổi trắng thay đen” bằng cách lu loa rằng nhiều quốc gia đã đưa quân xâm chiếm lãnh thổ của họ trên Biển Đông. Có lẽ chúng ta nên nhắc lại với người Trung Quốc rằng chính hải quân Trung Quốc đã nổ súng tấn công để xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số cấu trúc tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và bãi Vành Khăn mà quân đội Philippines đang chiếm giữ năm 1995.
Chúng ta cũng nên nhớ, luật pháp quốc tế từ sau khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời năm 1945, cùng với nghị quyết 2625 của Liên Hiệp Quốc năm 1970 đã không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Và chính vì vậy, cho dù Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, nhưng có quốc gia nào khác Trung Quốc trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa đâu.
Một cường quốc “trỗi dậy hòa bình” mà luôn hăm dọa các nước nhỏ, tráo trở trong chính sách và thô lỗ trong cư xử thì ảnh hưởng của nó khó có thể khiến cộng đồng quốc tế “tâm phục, khẩu phục” được.
Tranh chấp Biển Đông chỉ có thể giải quyết được với thiện chí của tất cả các bên và nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong hòa bình, thực sự tuân thủ luật pháp quốc tế, chứ không phải việc “bẻ cong” luật quốc tế.
HOÀNG VIỆT (Thạc sĩ, Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo - Liên đoàn Luật sư Việt Nam)

Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan

Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan

04/06/2016 12:15
Long Nhất
Sau khi tiến hành điều tra, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ trong Đền Hổ nổi tiếng Thái Lan.
Vào ngày 1/6 vừa qua, cơ quan bảo tồn động vật hoang dã Thái Lan đã phát hiện 40 xác hổ con đông lạnh được cất giữ trong khu bếp của Đền Hổ (còn được biết đến với tên gọi đền Wat Pha Luang Ta Bua), địa danh du lịch nổi tiếng nằm ở tỉnh Kanchanaburi, phía tây thủ đô Bangkok. Được biết, hoạt động kiểm tra và thu giữ bất ngờ này đã được triển khai sau khi cộng đồng quốc tế liên tục lên án tình trạng vận chuyển, nhập lậu và ngược đãi động vật hoang dã tại xứ sở Chùa Vàng.
Hai ngày sau khi phát hiện 40 xác hổ con trong ngăn đông lạnh của khu bếp trong ngôi đền, vào ngày hôm qua (3/6), giới chức Thái Lan còn tìm ra sự thật rùng rợn hơn nữa. Cụ thể, các nhà bảo vệ động vật hoang dã đã phát hiện hơn 20 bình ngâm hổ. Thông tin này càng khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và phẫn nộ.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 2.
Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện hơn 20 bình ngâm hổ trong Đền Hổ.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 3.
Những bình ngâm hổ bị tịch thu.
Từ lâu, Đền Hổ đã trở thành 1 trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Thái Lan. Để được vào tham quan và chụp ảnh cùng những chú hổ, du khách sẽ phải trả 800 baht (khoảng 380.000 đồng) vé vào cửa.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 4.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 5.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 6.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 7.
Xác những chú hổ con bị ngâm trong bình.
Do những con hổ trong đền thường rất hiền lành và dễ mến nên nhiều người đã từng lên nghi ngờ rằng chúng bị cho dùng thuốc an thần. Tuy nhiên, đại diện đền thờ không hề đưa ra bất cứ ý kiến gì.
Ông Adisorn Nuchdamrong, phó Cục trưởng Cục quản lý Vườn quốc gia cho biết trong cuộc kiểm tra bất ngờ này, 22 người đã bị bắt giữ và cáo buộc sở hữu, vận chuyển động vật hoang dã. Trước khi bị bắt, 17 người trong đền và 3 nhà sư đã cố gắng trốn chạy với chiếc xe chất đầy da hổ.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 8.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 9.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 10.
40 xác hổ con được tìm thấy trước đó.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 11.
Trong lần kiểm tra này, giới chức bảo vệ động vật hoang dã đã di chuyển hơn 137 con hổ còn sống ra khỏi đền thờ.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 12.
Phát hiện thêm 20 bình ngâm hổ tại đền thờ hổ nổi tiếng Thái Lan - Ảnh 13.
Những chú hổ được tiêm thuốc mê trước khi vận chuyển.