Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Tòa trọng tài cho phép Việt Nam tham dự vụ kiện “đường lưỡi bò”

Tòa trọng tài cho phép Việt Nam tham dự vụ kiện “đường lưỡi bò”

Dân trí Việt Nam và một số bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc được Tòa trọng tài cho phép dự vụ kiện của Manila đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh, báo chí Philippines hôm nay 8/7 đưa tin.

Tòa trọng tài cho phép Việt Nam tham dự vụ kiện “đường lưỡi bò”
Tòa PCA hôm nay xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines là nguyên đơn tại Hà Lan. (Ảnh minh họa: AP)

Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 7/7 (giờ địa phương), Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa về đơn kiện của chính phủ Philippines. Đơn đề nghị tòa hủy yêu sách bao chiếm biển Đông của Trung Quốc. Phiên tòa dự kiến sẽ sẽ kéo dài đến cuối tuần và không được công khai.

Tuy nhiên, PCA thông báo “sau khi nhận được những đề nghị bằng văn bản của các nước và tham khảo ý kiến từ các bên, Tòa cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn nhỏ đến tham dự với tư cách là quan sát viên”.

Trung Quốc đơn phương đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò", tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, ngay cả với các khu vực sát bờ biển của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia.

Việc tòa cho phép các bên liên quan tham dự phiên tòa diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang hết sức lo ngại trước kế hoạch quân sự hóa, “gặm nhấm Biển Đông” của Trung Quốc.

Theo GMA, Philippines đưa tới phiên tòa một phái đoàn gồm các quan chức cấp cao từ 3 cơ quan chính phủ và các luật sư nổi tiếng quốc tế, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Francis Jardeleza, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima… Manila mong muốn tòa ra phán quyết có lợi cho mình, bác bỏ  tuyên bố "đường 9 đoạn" của Trung Quốc.

Theo thông báo của Phó phát ngôn tổng thống Philippines Abigail Valte, phiên họp đầu tiên tập trung về thẩm quyền tài phán của tòa đối với đơn kiện dự kiến sẽ kéo dài 3 tiếng (từ 14h30 đến 17h30 ngày 7/7 (giờ địa phương)). 

Theo kế hoạch, ông Florin Hilbay, cố vấn pháp luật của chính phủ Philippines, sẽ trình bày đầu tiên. Tiếp đó, Ngoại trưởng Albert del Rosario sẽ nêu lý do Manila đưa đơn kiện. Các luật sư thuộc văn phòng luật sư Foley Hoag ở Washington (Mỹ) do luật sư Paul Reichler đứng đầu sẽ tiếp tục nêu các luận cứ liên quan đến thẩm quyền tòa án.

Trong khi đó, Trung Quốc từ chối dự vụ kiện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tiếp tục tuyên bố phản đối Philippines kiện ra trọng tài quốc tế và lớn tiếng nói Manila "chớ có đối đầu" với Bắc Kinh.

Bạch Trúc 
Theo GMA


Người Sài Gòn ra đường đón Tổng thống Obama

Người Sài Gòn ra đường đón Tổng thống Obama

Hàng nghìn người dân mang theo cờ hoa, băng rôn đứng dọc hai bên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM và ở chùa Ngọc Hoàng để chờ Tổng thống Obama.
Từ đầu giờ chiều 24/5 thời tiết ở TP HCM mát mẻ, nhiều nơi có mưa lớn. Nhiều người dân với cờ, băng rôn đứng dọc hai bên đường chờ Tổng thống Obama từ Hà Nội vào TP HCM. 
 
Hai bên đường Nguyễn Văn Trỗi - tuyến chính từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM, người dân đứng đông nghẹt. Nhiều người cầm cờ Việt Nam - Mỹ thể hiện sự thân thiện khi đón Tổng thống Mỹ. 
 
Bà Nga cùng chị gái cho biết, từ 5h sáng, chị em bà đã đi từ Vũng Tàu lên TP HCM để được trực tiếp nhìn thấy Tổng thống Obama. "Ông ấy là một người rất thân thiện. Chúng tôi hy vọng trong chuyến công du này hai nước sẽ có những chính sách hợp tác có lợi Việt Nam", bà Nga nói.
 
Còn anh Phạm Hồng Sơn cho biết từ quận 12 lên trung tâm TP HCM rất sớm để chào đón Obama.
 
Dù còn nhiều giờ Tổng thống Obama mới đi qua nhưng dòng người vẫn đứng ngóng chờ.
 
Cùng thời điểm, có lúc trời đổ mưa lớn, tại giao lộ Mai Thị Lựu - Điện Biên Phủ (quận 1), hàng nghìn người dân đứng kín hai bên đường chờ đón Tổng thống Mỹ đến thăm chùa Ngọc Hoàng.
 
Người phụ nữ này nổi bật trong đám đông đón chờ Tổng thống Obama.
 
Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng và Điện Biên Phủ, gần khu vực chùa Ngọc Hoàng, kẹt kín. 
 
Hàng nghìn người dân mang theo băng rôn, khẩu hiệu đổ về khu vực gần ngôi chùa với tâm lý háo hức.
 
Để đảm bảo an ninh, công an đã chốt chặn hai đầu đường Điện Biên Phủ và Nguyễn Huy Tự nối với Mai Thị Lựu.
 
Người dân bên đường Điện Biên Phủ chuẩn bị băng rôn đón Tổng thống Obama.
 
Đứng chờ bên đường Mai Thị Lựu, bà Hoàng Thị Tuyết cho biết, rất háo hức muốn một lần được thấy ông Obama ngoài đời thực, dù chỉ nhìn từ xa nên bà cùng người dân đã đứng đợi cả giờ.
 
Dòng người chen lấn để nhìn về hướng chùa Ngọc Hoàng. Dự kiến, Tổng thống Obama sẽ ghé thăm chùa khoảng 10 phút.
 
Nhóm phóng viên
 

Những hạng mục căn hầm dưới dinh Gia Long

Những hạng mục căn hầm dưới dinh Gia Long

Chủ nhật, 15/5/2016 | 00:00 GMT+7

Hầm có phòng ngủ, phòng tiếp khách, nơi để máy truyền tin... và 6 lớp cửa sắt nguyên khối bảo vệ nếu có sự cố.

nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long
Dinh Gia Long có tuổi đời gần 130 năm được người Pháp xây dựng.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-1
Một lối ra vào của căn hầm bên dưới dinh. Cửa này nằm trong khuôn viên của dinh thự, được các chậu cây cảnh che chắn.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-2
Trong hầm có 6 cánh cửa sắt được đúc nguyên khối, có bánh lái để khóa từ bên trong.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-3
Phòng tiếp khách của Tổng thống Ngô Đình Diệm dưới căn hầm.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-4
Bản thiết kế căn hầm bên dưới dinh Gia Long đang được trưng bày.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-5
Bản kê khai chi phí xây dựng căn hầm. Theo tính toán, việc xây dựng hết khoảng 12,5 triệu đồng, số tiền rất lớn thời điểm đó.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-6
Hệ thống máy truyền tin được lắp đặt bên dưới hầm để liên lạc bên ngoài.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-7
Một gian phòng bên dưới được sử dụng làm nơi trưng bày.
nhung-hang-muc-can-ham-duoi-dinh-gia-long-8
Dinh Gia Long hiện là trụ sở của Bảo tàng TP HCM.
Duy Trần tổng hợ
p

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Chủ nhật, 10/7/2016 | 00:00 GMT+7

 Giàu nứt đố đổ vách, song ông Bảy Hiền luôn chia sẻ với người nghèo, tên tuổi ông được gắn liền với một ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay.

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...
Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình.
ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon
Ngã 4 Bảy Hiền xưa và nay cùng góc chụp từ bệnh viện Thống Nhất (xưa là bệnh viện Vì Dân). Ảnh: S.H
Tại căn nhà số 4, đường Trường Chinh (ngay sát ngã tư Bảy Hiền) có ngôi nhà của ông Trần Văn Đức. Ông lão 88 tuổi này là cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) - người được tên cho ngã tư này.
Tuổi cao nhưng ông Đức trông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Thường ngày, ông trông quán nước giải khát nhỏ trước nhà của gia đình. "Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, sinh thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngã tư này", ông Đức kể.
Ông cụ cho biết gia đình từ thời ông cố đã sống ở đây, ngót nghét phải 6 thế hệ nên tính ra gia đình có chừng 120-150 năm sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất này.
Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, ông Đức cho biết, hồi ông Bảy còn sống là một điền chủ giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Hòa, Bàu Cát… ngày nay. Với khối tài sản khổng lồ, ông Bảy cũng xây một căn biệt thự cột ximăng, trong nhà cột gỗ lớn, nền lót gạch Tàu.
ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-1
Khu nghĩa trang Pháp cạnh ngã tư Bảy Hiền nay là trung tâm triển lãm và nhà văn hóa quận Tân Bình. Ảnh: Tư liệu
Ông Bảy Hiền giàu có nhưng không khoa trương, coi khinh người nghèo mà ngược lại vợ chồng ông hay chia sẻ với người dân bằng nhiều cách. Một lần, nhân dân miền Nam lâm cảnh đói kém vì mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài Gòn – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội tìm đến.
“Trong buổi sáng đầu tiên phát chẩn, mọi người đến quá đông, chen lấn nhau khiến cho hai đứa con nít bị chết ngạt giữa đám đông. Từ đó ông Bảy Hiền không mở phát chẩn như vậy nữa. Sau này, hễ có người khó khăn tìm đến ông đều bố thí cho”, ông Đức kể.
Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay "phát chẩn", giúp người nghèo. Hàng nghìn người tìm đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.
Dần dà, khu vực ngã tư - nơi có nhà của ông - được người dân đặt là ngã tư Bảy Hiền, theo tên người đàn ông nhân đức. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ mình. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).
Ông Bảy mất rồi, những người trong nhà cũng không giúp được dân nghèo như trước nữa vì gia sản khánh kiệt. Con cháu ông Bảy sau đó bán hết đất đai còn lại, vào trung tâm Sài Gòn sinh sống.
Còn căn nhà ông Trần Văn Đức đang ở hiện nay là nhà của ông cố để lại, ông và gia đình sinh sống tiếp ở ngã tư Bảy Hiền cho đến ngày nay.
ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-2
Khu dân cư và bệnh viện Vì Dân lúc đã xây xong quanh khu ngã tư Bảy Hiền. Ảnh:Tư liệu
Về khu vực ngã tư Bảy Hiền, trước năm 1954, nơi này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên Tây Ninh. Một số gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa. 
Khoảng năm 1960, theo thống kê hộ tịch ngày đó, Bảy Hiền có hơn 4.000 dân sinh sống, hình thành một khu dân cư mới. Người ở đây chủ yếu là từ Quảng Nam vào lập nghiệp, họ hình thành nên làng nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.  
Trung tâm triển lãm Tân Bình và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn phòng thủ nhưng đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì được vợ ông bà Nguyễn Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện Vì Dân.
Về tên gọi Bảy Hiền, theo Lê Minh Quốc trong sách "Người Quảng Nam" có cách lý giải khác đôi chút so với những gì ông Trần Văn Đức kể. Theo nhà văn này, ông Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan - phu nhân vua Bảo Đại.
Còn nhà văn Sơn Nam thì cho rằng, Bảy Hiền một ông chủ giàu có chuyên đứng bán cỏ cho ngựa kéo xe ở khu vực ngã tư này trong giai đoạn năm 1930 nên tên ông gắn liền với nơi làm nghề.
Sơn Hòa