Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Minh oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu

 Minh oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu


H1Thế là cuối cùng thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được giải oan. Số vàng (16 tấn) ông để lại Việt Nam, nhưng chính quyền mới thì đem bán số vàng đó. Vậy mà bao nhiêu năm qua, người ta tuyên truyền rằng ông cựu tổng thống VNCH đem 16 tấn vàng ra nước ngoài! Sự việc nói lên một lần nữa rằng những tuyên truyền dối trá rồi cũng sẽ có ngày được chứng minh là dối trá.
Thời đó (1975) 16 tấn vàng trị giá khoảng 120 triệu USD (hay 300 triệu USD hiện nay). Rất nhiều báo chí, phía VNCH cũng như phía cộng sản, thời đó đều cho rằng ông Thiệu đã đem 16 tấn vàng ra nước ngoài và sống cuộc sống xa hoa. Đến năm 2006, ngay cả đài BBC cũng đưa tin như thế, và họ dẫn từ một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh. Biết bao nhiêu lời nguyền rủa ông Thiệu trong suốt 20 năm. Người ta cáo buộc rằng ông ăn cắp tiền của quốc dân để sống cuộc đời sung sướng ở hải ngoại. Ngạc nhiên thay, ông cũng chẳng có đính chính gì trên báo về những cáo buộc đó. Ông là một trong những lãnh đạo VNCH rất kín tiếng khi ra nước ngoài.
Nhưng theo ông Huỳnh Bửu Sơn (hiện còn ở Việt Nam), người từng trực tiếp giữ chìa khoá hầm vàng thời đó, nói rõ rằng số vàng đó để lại nguyên vẹn cho chính quyền mới tiếp quản (2). Thật ra, khi tôi google thì thấy có một video clip mà trong đó ông Nguyễn Văn Thiệu đã khẳng định rằng ông không đem theo 16 tấn vàng ra nước ngoài (3). Nay thì chúng ta đã rõ là số vàng đó được chuyển ra ngoài Bắc, và chính quyền mới đem đi bán (1) để làm gì thì chưa ai biết.
Đây là minh oan thứ 2 cho ông Thiệu. Lúc tôi mới ra ngoài này, ông Thiệu bị cộng đồng người Việt nguyền rủa dữ lắm vì trong một bài phỏng vấn trên báo Đức về thảm nạn người vượt biển ông nói “Tôi không có dính dáng gì đến họ”. Nhưng mãi đến khi ông Nguyễn Tiến Hưng xuất bản cuốn sách “Tâm tư Tổng thống Thiệu” thì tôi mới biết câu nói chính xác của ông Thiệu là “I have nothing to do FOR them” (tôi không làm được gì cho họ), chứ không phải “I have nothing to do WITH them” (tôi không có dính dáng gì đến họ) như anh kí giả Đức viết. Sau này, đích thân anh kí giả Đức xin lỗi là anh nghe tiếng Anh không tốt, nên để cho ông Thiệu bị hàm oan 20 năm trời. Hàm oan chỉ vì chữ FOR và WITH. (Tiếng Anh phải nói là … lợi hại).
Người ta, ngay cả báo chí trước 1975, nói rằng ông Thiệu tham nhũng. Nhưng thú thật nhìn lại thì chẳng thấy ông tham nhũng cái gì. Ngay cả cái nhà của gia đình ông Thiệu (ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) xem ra rất bình thường chứ chẳng có gì nổi trội (4-5). So với các quan chức ngày nay thì ông Thiệu xem ra rất liêm chính.
Nghĩ lại, và một cách công minh, chính quyền VNCH thật ra là một chính quyền khá tốt. Cái chính quyền đó đã xây dựng được những hạ tầng cơ sở kinh tế đáng phục trong điều kiện chiến tranh, đã tạo được một nền móng tam quyền tương đối tốt, đã gầy dựng được một hệ thống giáo dục rất tốt, đã cố gắng giữ toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trớ trêu thay, như John McCain nói, “the wrong guys won the war”, và số phận của VNCH cũng chỉ đến thế. Đến khi chính quyền mới tiếp quản thì mọi sự đều thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Cho đến nay, cái chiều hướng xấu thêm vẫn chưa chấm dứt. Những “minh oan” như thế này rất cần thiết để người thế hệ sau có cái nhìn công tâm hơn về thành tựu của chế độ VNCH.
Như chúa Jesus từng nói “The truth will set you free” (sự thật sẽ giải phóng bạn). Hi vọng rằng nhân ngày “giải phóng” những sự thật như thế này (1) sẽ giải phóng những ai còn bị trói buộc bởi cái vòng nô lệ của tuyên truyền và dối trá.
Chú thích:                                        
LÃNH ĐẠO HÀ NỘI CHỈ GIỎI ĂN MÀ KHÔNG GIỎI LÀM
Hà Nội được ưu ái, tại sao vẫn kém?
Đất Việt
Hà Nội được để lại tới 41% thu ngân sách nhưng kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lại bị cho là thành phố kém năng động nhất.
Nhà ở xã hội 90-150 triệu: Hà Nội không muốn làm?
Hà Nội sẽ thay thế cây nguy hiểm, hứa công khai
Ngày 17/4, các đại biểu Quôc hội chuyên trách đã thảo luận về dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước. Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Du Lịch đã phải thốt lên: "Tại kỳ họp rồi, cử tri hỏi, tại sao Hà Nội để lại 41%, TP.HCM chỉ để lại 23%, tôi không biết trả lời thế nào. Nếu minh bạch ra không ai so bì”, ông nói và nhận định có thể Hà Nội phải làm nhiệm vụ chi cho trung ương cao hơn.
“Phải giảm tối đa cơ chế xin-cho... Làm sao để Quốc hội kiểm soát ngân sách thực sự, nếu không dù Quốc hội có quyền lực cao thế nào thì cũng chẳng có quyền thực sự gì”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Lịch.
Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) dự kiến sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới. Về bội chi ngân sách địa phương và mức dư nợ vay của chính quyền địa phương, Ủy ban Tài chính Ngân sách và cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đồng tình mức dư nợ tối đa vốn vay cho địa phương như sau:
Đối với TP. Hà Nội và TP.HCM không vượt quá 150% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh;
Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương không vượt quá 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh;
Các địa phương nhận bổ sung cân đối nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 50% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh;
Các địa phương nhận bổ sung cân đối trên 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh.

Hà Nội đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng PCI
nhưng được coi là thành phố chậm thay đổi nhất trong điều hành.
Nhìn vào những con số trên, có thể thấy, Hà Nội - thủ đô của cả nước được ưu ái rất nhiều. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tổ chức USAID (Hoa Kỳ) đã công bố, Hà Nội tuy đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng nhưng lại là thành phố được coi là chậm thay đổi nhất trong điều hành.
"Hà Nội dường như lại là địa phương ít năng động nhất trong việc giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp FDI, có lẽ là do việc gần gũi với chính quyền trung ương nên khó đưa ra được những giải pháp độc lập", báo cáo nêu rõ.
Cũng theo báo cáo, Hà Nội là địa phương có tần suất tham nhũng trong quá trình đấu thầu các hợp đồng với cơ quan nhà nước cao hơn đáng kể so với các tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát về thời gian chờ để doanh nghiệp FDI đủ điều kiện đi vào hoạt động trên địa bàn các tỉnh, Hà Nội bị nhận điểm số kém về khía cạnh này với ít hơn 30% doanh nghiệp FDI đồng ý rằng họ hoàn tất mọi thủ tục pháp lý để hợp pháp hoá hoạt động trong vòng 1 tháng. Thậm chí, cùng với một số tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội bị các doanh nghiệp cho rằng bắt buộc phải trả thêm chi phí để đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục cao hơn so với các tỉnh khác với cùng thời gian chờ đợi như vậy.
An Nhiên