Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Chi 790 tỷ đồng mở tuyến đường mới nối Huế đi sân bay Phú Bài

Chi 790 tỷ đồng mở tuyến đường mới nối Huế đi sân bay Phú Bài

Thứ Ba, ngày 21 tháng 6 năm 2016
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa quyết định đầu tư 790 tỷ đồng xây dựng đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao), thực hiện trong thời gian 3 năm, kể từ ngày khởi công.

Dự án đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài có điểm đầu tuyến tại nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt (Thủy Dương-Thuận An), điểm cuối tuyến tại nút giao đường Thuận Hóa với Quốc lộ 1A, với tổng chiều dài tuyến khoảng 10,26km.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Huy Hùng/TTXVN)

Tuyến cơ bản bám theo các quy hoạch, xuất phát từ nút giao đường Tố Hữu với đường Võ Văn Kiệt, bám theo các trục đường quy hoạch và giao với đường tỉnh 3, sau đó, tuyến chạy song song với Quốc lộ 1A ở phía Đông và nối vào đường Quang Trung (quy mô mặt cắt 27m) đồng thời mở rộng mặt cắt đường thành 36m, đoạn còn lại tuyến bám theo đường Thuận Hóa và đấu nối vào Quốc lộ 1A.

Quy mô mặt cắt ngang tuyến đoạn từ điểm đầu dự án đến đường Vân Dương (điểm đầu dự án đường Quang Trung-giai đoạn 2) 36m; trong đó, bề rộng mặt đường 21m, còn lại là bề rộng dải phân cách, hè phố. Đoạn từ đường Vân Dương đến cuối tuyến tận dụng nền mặt đường hiện có và mở rộng đảm bảo bề rộng nền mặt đường theo giai đoạn hoàn thiện 36m; trong đó, bề rộng mặt đường 26m, hè phố rộng 10m.

Dự án cũng xây dựng hệ thống thoát nước mưa chạy dọc hai bên tuyến và hệ thống thoát nước ngang địa hình; xây dựng hệ thống hào kỹ thuật băng ngang đường tại các vị trí nút giao quy hoạch; hệ thống điện chiếu sáng bố trí trên dải phân cách đối với các đoạn có bố trí dải phân cách và hai bên hè phố đối với các đoạn còn lại và xây dựng hệ thống cấp nước tưới cây dọc tuyến bố trí trên dải phân cách…

Theo ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, việc đầu tư xây dựng đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài nhằm mục tiêu từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đặc biệt là tuyến đường nối thành phố Huế với cảng hàng không quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải của thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, góp phần nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường nội thị thị trấn Phú Bài, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.

Ngoài phục vụ nhu cầu người dân, dự án còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng và từng bước xây dựng và phát triển khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố Huế, đồng thời từng bước góp phần phát triển thị xã Hương Thủy trở thành đô thị loại III; thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung và Khu đô thị mới An Vân Dương (nơi có đường Tố Hữu chạy qua) nói riêng…/.

55 trẻ em ở Hà Tĩnh kêu cứu vì Formosa


Dân Làm Báo VN
“Kể cả mẫu giáo, mầm non và tiểu học 2 năm trời họ không cho đến trường, mục đích là bắt các cháu làm con tin để chúng tôi phải chuyển đi”.
Hoàng Nguyên (Quochoi) - Trong khi học sinh cả nước nô nức đến trường thì ở một nơi không xa đường quốc lộ 1A, có 155 đứa trẻ vẫn bị “tước quyền” được học hành. Việc “tước quyền” này không phải ngẫu nhiên mà có chủ đích hẳn hoi. Các em - những mầm non của đất nước, đang phải mang trên mình bản “án treo” mà chính Formosa gián tiếp gây nên.
Vũng Áng (Kỳ Anh) là một trong những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất Hà Tĩnh. Nắng nóng, cộng với gió Lào và những cơn bão dữ quần thảo hàng năm khiến cuộc sống người dân vô cùng cực khổ. Rồi Khu Kinh tế Vũng Áng thành lập, dự án Formosa triển khai, vùng đất này nằm trong diện quy hoạch dành mặt bằng cho dự án. Để có được hơn 3.000 ha mặt bằng phục vụ dự án Formosa, hơn 2.500 hộ dân của 9 xã vùng Nam Kỳ Anh phải di dời. Riêng xã Kỳ Lợi gần như bị xóa trắng để dành đất cho dự án. Đây được xem là một cuộc đại di dời, tái định cư thế kỷ mà Hà Tĩnh đã rốt ráo thực hiện trong những năm qua và kết quả thật “ngoạn mục”. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích dành cho dự án cơ bản “sạch”, và nhà đầu tư rất hài lòng về việc này. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ, cộng với sự thiếu minh bạch, o ép trong đền bù giải phóng mặt bằng của chính quyền đã đẩy cuộc sống của không ít người dân vào cảnh khốn khó cùng cực.
155 trẻ em xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
2 năm qua không được đến trường có liên quan đến dự án Formosa
Có câu “an cứ lạc nghiệp”, nay an cư đâu chưa thấy, hàng trăm người dân xã Kỳ Lợi lại gặp họa khi nằm trong khu vực hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thảm họa môi trường làm cá biển chết hàng loạt mà nghi phạm chính không ai khác là Formosa – nguồn cơn đẩy họ sống cảnh “không nhà”? Hiện đời sống bà con ngư dân xã Kỳ Lợi chẳng những đang vô cùng khó khăn, phải chạy ăn từng bữa mà ẩn sau những phận đời khốn khổ đó là một sự thật đau đớn hơn, chỉ vì cha mẹ không chịu dời lên khu tái định cư mà 155 đứa trẻ vô tội bỗng trở thành nạn nhân, bị gạt bên ngoài trường học. Ít ai biết, ròng rã suốt 2 năm qua, các em nhỏ ở đây không được nhập học các trường gần nhà trong khi có tới 6 phòng học tại trường THCS Kỳ Lợi phải để trống do thiếu học sinh.
Tương lai của các em sẽ thế nào khi ước nguyện giản đơn
được đến trường như bao đứa trẻ khác lại bị tước đoạt?
Lý giải về việc các con của mình không được tới lớp, ngư dân Hoàng Tinh Danh (trú thôn Đông Yên) cho hay: “kể cả mẫu giáo, mầm non và tiểu học 2 năm trời họ không cho đến trường, mục đích là bắt các cháu làm con tin để chúng tôi phải chuyển đi”.
Ngư dân Hoàng Tinh Danh (trú thôn Đông Yên) cho hay:
“kể cả mẫu giáo, mầm non và tiểu học 2 năm trời họ không cho đến trường,
mục đích là bắt các cháu làm con tin để chúng tôi phải chuyển đi”.
Còn ông Nguyễn Xuân Trình buồn rầu nói: “Thấy con cái thất học, chúng tôi cũng lo lắng và sốt ruột, bất đắc dĩ mới phải cho ở nhà. Nếu bây giờ trường THCS Kỳ Lợi tiếp nhận thì mọi người sẽ cho con em tới lớp”. Ông Trình cũng chia sẻ thêm, người dân chỉ muốn chủ đầu tư đứng ra đối thoại với bà con về lý do và mục đích lấy đất rồi khi đó mới quyết định chuyển đi hay không?.
Tuy ngôi trường chỉ các nhà một đoạn đường ngắn đi bộ,
ấy vậy mà hai năm nay nó trở nên quá xa vời
đối 155 học sinh Kỳ Anh chỉ vì
Formosa đã “chọn” nơi các em ở làm dự án.
Đang ngồi chơi cùng đứa em gái giữa sân nhà, khi được hỏi về việc cháu muốn được quay trở lại trường học hay không, em Nguyễn Thị Lành (SN 2002) chia sẻ: “Cháu muốn được đến trường lắm, đến trường cháu được học, được chơi cùng các bạn, cháu nhớ thầy cô, bạn bè khi hơn một năm rồi không được tới lớp”. Nói rồi em Lành cúi mặt xuống đất như muốn nói rằng, việc quay trở lại trường đối với em là điều quá xa vời. Có lẽ đây cũng chính là suy nghĩ và ước muốn chung của 155 em học sinh thôn Đông Yên suốt 2 năm qua.
Vâng, không phải là 1 hay 2 em, mà tới 155 em học sinh, 2 năm trời đằng đẵng không được đến trường, chỉ vì Formosa đã “chọn” nơi các em ở làm dự án. Tương lai của các em sẽ thế nào đây khi ước nguyện giản đơn là được đến trường như bao đứa trẻ khác lại bị tước đoạt?
Môi trường sống chung với rác thải.
Không lẽ hàng triệu người lớn chúng ta đành lòng để 155 phận đời con trẻ vô tội tiếp tục xa cách với thầy cô, bạn bè và trường lớp của chúng hay sao? Một dự án kinh tế gieo rắc nhiều tai họa như Formosa có đáng để chúng ta hy sinh sự sống của toàn bộ khu vực miền Trung và tương lai của con em chúng ta hay không?
Biết rằng, một ngày chậm đến trường là một ngày các em chậm đi một nhịp so với bạn bè cùng trang lứa. Xin đừng vì lợi ích của người lớn mà tước bỏ đi niềm vui được đến trường, tước bỏ quyền học tập của con trẻ.
Bạn đọc Hoàng Nguyên

Chi 790 tỷ đồng mở tuyến đường mới nối Huế đi sân bay Phú Bài | Thông tin về huế, Tin Tức Huế| Huefunders.com

Chi 790 tỷ đồng mở tuyến đường mới nối Huế đi sân bay Phú Bài | Thông tin về huế, Tin Tức Huế| Huefunders.com

Thủ tướng Campuchia, sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (CPA) tại La Haye, Hòa Lan

Thủ tướng Campuchia,  sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới 

của Tòa Trọng tài Thường trực (CPA) tại La Haye, Hòa Lan

Nhân Tuấn Trương
Báo chí hôm qua có đăng tải tin tức ông Hunsen, Thủ tướng Campuchia, rằng ông này sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (CPA) tại La Haye, Hòa Lan. Theo ông Hunsen, vụ Phi kiện TQ về việc diễn giải và áp dụng sai Công ước 1982 về Luật Biển, là "một âm mưu chính trị". Ông Hunsen cũng cho rằng vấn đề giữa Phi và TQ là chuyện riêng của hai nước, không liên quan đến ASEAN.
Theo tôi, nếu đây là quan điểm chính thức của Vương quốc Campuchia, thì việc này sẽ mở màn cho những rắc rối về lãnh thổ giữa nước này với Thái Lan trong tương lai. Lãnh thổ của Campuchia hiện nay khoảng 50% diện tích đã được Pháp lấy lại từ Thái Lan qua những kết ước quốc tế. Mà nền tảng của "quốc tế công pháp" là gì nếu không phải là những kết ước quốc tế ?.
Nếu Campuchia không nhìn nhận phán quyết của Tòa thì chắc chắn Thái Lan cũng sẽ nhanh chóng vịn vào lý do này để phủ nhận mọi kết ước có liên quan đến biên giới đã ký kết (dưới áp lực của Pháp) từ đầu thế kỷ 20. Thái cũng có thể phủ nhận các phán quyết của Tòa đã xử trước đây về tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Campuchia không thể phản biện lại Thái Lan, bởi vì chính Campuchia đã ủng hộ việc phủ nhận pháp lý quốc tế.
Quan điểm của Hunsen về ASEAN cũng có vấn đề. Nên biết, quan điểm của ASEAN trong vụ Campuchia kiện Thái Lan năm 2011, là "tôn trọng phán quyết của Tòa và yêu cầu các bên thi hành án lệnh của Tòa tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia".
Vụ này Campuchia kiện Thái Lan lên Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) tháng 4 năm 2011 về việc "giải thích lại nội dung án lệnh của Tòa CIJ năm 1962 về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear".
Vụ kiện này Campuchia thắng. Tòa tuyên bố ngôi đền và vùng đất chung quanh (4,5km²) thuộc về Campuchia.
Trong vụ kiện nay thái độ chung của các nước ASEAN là không ủng hộ bên nào chống bên nào mà thể hiện ý chí "thượng tôn pháp luật" (quốc tế pháp trị).
Nếu Hunsen (vì được viện trợ của TQ) phản đối ASEAN ra quan điểm chung về phán quyết của Tòa CPA sắp tới, mặc nhiên Hunsen đã đi ngược lại các nguyên tắc về "pháp trị - rule of law".
Hunsen ủng hộ đòi hỏi phi lý của TQ ở Biển Đông, phủ nhận các nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế. Phía Thái Lan nhân cơ hội này sẽ đặt lại toàn bộ các kết ước về lãnh thổ mà nước này đã phải ký kết vì áp lực của đế quốc Pháp trước kia.
Trước hết là chủ quyền ngôi đền Preah Vihear.
Tòa Công lý Quốc tế phán (năm 1962) ngôi đền này thuộc chủ quyền của Campuchia, mặc dầu trong văn bản công ước phân định biên giới (1904 và 1907) ngôi đền này thuộc về Thái Lan.
Rắc rối đến từ việc bản đồ phân định (do Pháp vẽ) không đúng với nội dung văn bản.
Theo văn bản, đường biên giới là đường phân thủy của rặng núi Dangrek, tức ngôi đền thuộc về Thái Lan. Nhưng bản đồ (do Pháp vẽ sau này) thì ngôi đền thuộc Kampuchia.
Theo tập quán quốc tế, văn bản có giá trị cao hơn bản đồ. Nhưng trong vụ này Tòa xử Thái Lan (bị estoppel) "đã mặc nhiên nhìn nhận bản đồ", vì đã không phản đối trong một thời gian dài.
Dĩ nhiên vụ này Thái Lan bị "xử ép". Nước này có thể nại cớ, nếu Campuchia không tuân thủ các phán quyết của tòa (vụ Phi kiện TQ), thì không có lý do gì Thái Lan phải tuân thủ các phán quyết của CIJ.
Sau đó là chủ quyền các tỉnh Battambang, Sisophon, Siemreap... tức vùng lãnh thổ phía hữu ngạn sông Cửu Long. Các vùng lãnh thổ này đã thuộc về Thái Lan trước khi Pháp vào Đông Dương
Nhờ Pháp can thiệp (bằng vũ lực), Thái Lan trả các vùng đất này cho Campuchia năm 1893.
Tuy vậy, đến năm 1941 (nhờ liên minh với Nhật) Thái lấy lại được các vùng lãnh thổ này. Đến tháng 12 năm 1946, Nhật thua trận, lãnh thổ này trả lại cho Pháp.
Tức là những lời tuyên bố của Hunsen "lợi bất cập hại". Ông này làm thủ tướng mà không thuộc lịch sử. Tệ hại hơn nữa là ông không biết những nguyên tắc về luật.
Campuchia hiện hữu và được bảo toàn lãnh thổ đến hôm nay là nhờ "luật quôc tế" bảo vệ. Đối với VN và Thái Lan, Campuchia phải dựa vào các tấm bản đồ mà Sihanouk đã nộp cho LHQ từ thập niên 60. Nếu không có, không biết Nam Vang hiện nay đã thuộc về Thái Lan hay Việt Nam.
Tuyên bố của Hunsen đi ngược lại (nếu không nói là phản bội) các nguyên tắc của Luật quốc tế. Từ nay về sau Campuchia lấy cái gì để tự bảo vệ đây ?

Mỹ gấp gáp dồn loạt vũ khí khủng về Philippines

Mỹ gấp gáp dồn loạt vũ khí khủng về Philippines

 - Washington gần đây đã đổ quân, vũ khí, tàu sân bay, máy bay hiện đại nhất vào quốc đảo nhằm thể hiện rõ ràng cam kết sẵn sàng bảo vệ đồng minh thân cận trong bối cảnh gia tăng tranh chấp ở Biển Đông.
Xem Clip: 
 
Mới đây, Hải quân Mỹ đã điều 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cùng 120 quân nhân tới Philippines tham gia huấn luyện lực lượng quốc đảo trong việc tuần tra hàng hải, hàng không.
Máy bay EA-18G Growler của Mỹ, do hãng Boeing chế tạo là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trên tàu sân bay chủ lực của Mỹ hiện nay. Nó có tầm bay từ 1.360 - 2.346 km.
Năng lực tác chiến điện tử của EA-18G rất mạnh và đa dạng, vừa triệt phá hoạt động các đài radar của đối phương, vừa có thể tiêu diệt các đài này bằng chính tên lửa mang theo.
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
EA-18G còn có khả năng gây nhiễu kiểu đánh lừa bằng cách tạo ra rất nhiều mục tiêu giả. Nó được coi là tổ hợp gây nhiễu trên không mạnh nhất trong tác chiến điện tử hiện nay.
Song song với việc đưa máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất hỗ trợ Philippines, Mỹ cùng không ngại ngần triển khai hai nhóm tàu tác chiến sân bay thuộc loại lớn nhất thế giới đến tập trận tại vùng biển của quốc đảo. 
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Tàu sân bay USS John C. Stennis
Các tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu các cuộc tập trận phòng không, thăm dò dưới biển và tấn công tầm xa từ ngày 18/6. 
Theo quan chức Hải quân Mỹ, hoạt động này nhằm khẳng định sự hiện diện liên tục của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và rèn luyện kỹ năng tổ chức các cuộc tấn công sử dụng kết hợp nhiều tàu sân bay trong vùng biển có tranh chấp.
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Tàu sân bay USS Ronald Reagan
USS John C. Stennis là siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thứ 7 của Hải quân Mỹ, chở các máy bay của hải quân và lính thủy đánh bộ bao gồm F/A-18 Hornet và chiến đấu cơ EA-6B Prowler cũng như máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye.
Xem clip hai nhóm tàu sân bay Mỹ đến Philippines:
 
Còn tàu sân bay USS Ronald Reagan thì được ví như một “hòn đảo” di động, với đội quân hùng hậu bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu và thủy thủ đoàn có khả năng tác chiến hiệu quả và linh hoạt bậc nhất trên thế giới.
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt
Vào giữa tháng 4, khi cuộc tập trận chung 10 ngày giữa Mỹ và Philippines kết thúc, 5 máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt, 3 trực thăng H-60G Pavehawk và 1 máy bay tác chiến đặc biệt MC-130H Combat Talon vẫn ở lại căn cứ không quân Clark với gần 300 quân nhân. 
A-10 Thunderbolt là loại máy bay đầu tiên được quân đội Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không và tấn công mặt đất. 
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Trực thăng HH-60G Pavehawk
Trực thăng HH-60G Pavehawk là một biến thể đặc biệt của dòng trực thăng vận tải đa năng UH-60 Blackhawk đang được quân đội Mỹ sử dụng. Nó được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống trinh sát hồng ngoại. 
Mỹ, Philippines, Biển Đông, TQ, chủ quyền, tàu sân bay, máy bay
Máy bay MC-130H Combat Talon
Trong khi đó, MC-130H Combat Talon là dòng máy bay thực hiện nhiệm vụ đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Không quân Hoa Kỳ.
Hồi tháng 4, Mỹ đã có cuộc tuần tra chung ở Biển Đông với Philippines. Hai nước đã ký kết "Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng", cho phép Mỹ được sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philipines.
Thái An 

 
Tài khoản FMS-ID Tân Nguyễnđình | Thoát
GửiGõ tiếng Việt có dấu0/1000