Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.
Sự thật về tượng Phật "sắc dục" xôn xao dư luận
Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.
“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva - tượng trưng cho sự hủy diệt - kết hợp với Shakti - sự sáng tạo (như trong ảnh).
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiế.
Theo Kiến Thức
Người dân tiếp tục phản đối, bất chấp trạm thu phí Cai Lậy giảm giá
Từ khoảng 9 giờ sáng ngày 30/11, trạm thu phí Cai Lậy trở nên quá tải khi rất đông tài xế tại đây không dung tiền lẻ như trước đây để phản đối, mà chuyển sang sử dụng tiền có mệnh giá 500 ngàn để mua vé khi qua trạm.
Hơn 3 tháng kể từ khi trạm thu phí Cai Lậy phải phải dừng hoạt động do làn sóng phản đối từ cánh tài xế. Vào sáng ngày 30/11, trạm đã đi vào hoạt động trở lại. Chủ đầu tư trạm thu phí đã quyết định giảm giá 30% đối với các loại phương tiện xe khi đi qua đây. Đối với xe dưới 12 chỗ chỉ còn 25 ngàn đồng/lượt; đối với xe trên 18 tấn là 140 ngàn đồng/lượt. Tuy nhiên, đó không phải là yêu cầu mà cánh tài xế đã yêu sách đối với chủ đầu tư. Họ đòi hỏi trạm thu phí phải di dời, đưa về đúng vị trí là tuyến đường tránh, nơi mà chủ đầu tư đã bỏ tiền ra để làm đường, chứ không phải là đặt ngay trên đường Quốc lộ 1.
Để đối phó với việc tài xế sẽ sử dụng tiền lẻ nhằm phản đối với trạm thu phí, chủ đầu tư đã bố trí thêm 2 bãi chỉ để dành riêng cho những tài xế nào sử dụng tiền lẻ khi qua trạm. Với mỗi bãi có sức chứa từ 20-25 xe thừa sức ngăn chặn được việc tài xế dung tiền lẻ để phản đối.
Phải nói rằng, việc dung tiền lẻ để phản đối của cánh tài xế là việc làm hết sức thông minh, nó tạo ra nguồn động lực cho những người khác lên tiếng phản đối. Điều này khiến cho giới đầu tư mà đằng sau đó là những lãnh đạo cấp cao phải lo lắng, vì nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn, nó có thể kéo theo sự sụp đổ có hệ thống các trạm thu phí theo mô hình BOT trên khắp cả Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ sự trợ giúp của giới truyền thông, báo chí nên những người hành nghề chạy đường xa có thêm sức mạnh.
Cũng nhờ cánh tài xế phản ứng mạnh đối với trạm thu phí, nên một loạt các trạm thu phí trên cả nước đã phải giảm cước phí và hoàn toàn miễn phí cho dân cư địa phương. Đây là điều trước đây chưa hề xảy ra.
Ngay trong ngày đầu trạm thu phí Cai Lậy thu phí trở lại, trên trang fanpage Bạn Hữu Đường Xa đã có lời kêu gọi các thành viên thay vì sử dụng tiền lẻ, hãy sử dụng tiền có mệnh giá 500 ngàn khi đi qua trạm. Điều này sẽ khiến cho nhân viên đứng quầy mất nhiều thời gian đếm và trả tiền cho khách.
Tin từ trạm thu phí Cai Lậy cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thong tỉnh Tiền Giang đã bố trí ngay tại trạm một chiếc xe cẩu, bất kỳ xe nào sử dụng tiền lẻ khi qua trạm sẽ được cầu sang bãi dành cho xe sử dụng tiền lẻ. Những cảnh sát giao thông này rất nhã nhặn, họ không phản ứng trước việc tài xế dùng tiền lẻ, mà chỉ nhắc nhỡ không nên gây ách tắc.
Tuy vậy, đến trưa cùng ngày, tình trạng kẹt xe lại diễn ra với chiều dài hơn 1km. Nguyên nhân là do giới tài xế đã hẹ nhau trước đó, dùng tiền lẻ để qua trạm khiến cho nhân viên không kịp đếm tiền và thối cho khách
Có một sự việc hết sức nực cười, vào buổi sang trước khi trạm thu phí Cai Lậy bắt đầu hoạt động trở lại, rất đông đảo cánh phóng viên, báo chí đến đây tác nghiệp để xem phản ứng của dân chúng. Tuy nhiên, bảo vệ trạm thu phí đã có hành động ngăn cản, xua đuổi không cho phóng viên làm tròn bổn phận của mình.