Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn

Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn

Thứ Hai, ngày 30/01/2017 20:45 PM (GMT+7)
Nhiều người dân Sài Gòn xúng xính áo mới tranh thủ du xuân cùng gia đình, bạn bè và trong ngày mùng 3 Tết.
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 1
Mùng 3 Tết, nhiều người dân Sài Gòn tìm đến Hội hoa xuân Tao Đàn để du xuân
Chiều 30.1 (mùng 3 Tết), hàng ngàn người dân đổ về Hội hoa xuân Tao Đàn (quận 1, TP.HCM) để tham quan, chụp ảnh và tận hưởng sắc xuân.
Tại các khu vực trưng bày hoa kiểng du khách vừa dạo bước trong vườn xuân vừa thưởng lãm những cây kiểng có dáng lạ, độc. Trên khuôn mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười tươi với hy vọng năm mới sẽ có nhiều thành công mới. Hội hoa xuân tràn ngập sắc hoa với màu vàng của hoa mai cùng nhiều loại hoa kiểng khác. Đây là một trong những điểm du xuân lý tưởng không thể bỏ qua của người dân Sài Gòn.
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 2
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 3
Sắc mai vàng rực rỡ trong ngày đầu năm mới
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 4
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 5
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 6
Nhiều người tìm đến Hội hoa xuân để tham quan, thưởng lãm và chụp hình kỷ niệm
“Mấy ngày trước gia đình về nhà ông bà nội ngoại để chúc Tết. Chiều nay, mùng 3 Tết, sau khi cúng đưa ông bà, vợ chồng tôi tranh thủ đến tham quan Hội hoa xuân và chụp hình kỷ niệm. Tham quan những ngày này tôi thấy tinh thần thoải mái để nạp thêm năng lượng chuẩn bị bước vào công việc của năm mới”, anh Nguyễn Giang ngụ quận Thủ Đức chia sẻ.
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 7
Bố cùng con chụp ảnh bên “cánh đồng lúa” trong Hội hoa xuân
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 8
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 9
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 10
Nhiều người đưa con em đi du xuân để tận hưởng cảnh thôn quê được tái hiện giữa lòng Sài Gòn
Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hoàng ngụ quận Gò Vấp cho biết: “Gia đình tôi năm nào vào ngày mùng 3 Tết cũng tìm đến Hội hoa xuân Tao Đàn để xem các loại hoa và chụp ảnh kỷ niệm cả gia đình. Du xuân cả gia đình vui lắm, không gian ở Hội hoa xuân thoáng nên du xuân tôi rất thích”.
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 11
 Cả gia đình cùng đi du xuân trong chiều mùng 3 Tết
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 12
 Nón hoa rực rỡ sắc xuân
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 13
Cô gái xúng xính tạo dáng trước linh vật của năm Đinh Dậu
Ghi nhận vào chiều mùng 3 Tết Hội Hoa xuân Tao Đàn đón cả ngàn lượt khách du xuân. Nhiều cô gái diện trang phục áo dài truyền thống đọ sắc bên các nhành mai vàng. Những em nhỏ được phụ huynh bồng trên tay, cõng trên vai đứng trước vườn hoa rực rỡ sắc màu để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
Hội Hoa xuân Tao Đàn sẽ phục vụ người dân và du khách đến hết ngày mùng 6 Tết.
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 14
Hàng ngàn người xúng xính áo mới du xuân ở Sài Gòn - 15
Hội Hoa xuân Tao Đàn sẽ kéo dài đến hết ngày mùng 6 Tết
Theo Dương Thanh (Dân Việt)

Những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt

Những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt

30/1/2017 10:57 UTC+7
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến.
Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng  đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.
Tiễn ông Công, ông Táo về trời
Những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt
Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần
Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.
Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết
Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.
Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét
Những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt
 Phong tục gói bánh chưng, bánh tét vào dịp Tết
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳn khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, lạt giang... Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là có bánh chưng, bánh tét trong nhà.
Đón giao thừa
Đêm giao thừa đánh dấu thời điểm quan trọng trong năm nên theo người xưa đây là thời điểm đánh dấu người già thêm trường thọ còn trẻ nhỏ thêm trưởng thành. Giao thừa cũng là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Bởi vậy, đây được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng cùng với những phong tục đêm giao thừa đã có có từ bao đời nay của người Việt.
Hái lộc đầu năm
Theo quan niệm thì vào đêm giao thừa khi đi lễ chùa để cầu mong một năm mới tốt lành, sức khỏe đến với gia đình. Sau khi qua giao thừa mọi người thường sẽ ngắt 1 cành nhỏ hoặc một chiếc lá ở cành cây nào đó trong chùa hoặc đình miếu rồi đem về nhà cất vào trong ngăn tủ hoặc bày lên bàn thờ. Tuy nhiên phong tục này đang dần ít đi bởi việc hái lộc sẽ làm ảnh hưởng đến cây cối trong đình chùa.
Tục xông đất (hay xông nhà)
Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.
Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm
Những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm
Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn...
Xuất hành, du xuân đầu năm
Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.
Sau những giây phút đoàn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.
Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe, năm mới làm ăn phát đạt, thành công.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Người ta không chỉ đi đến những thắng cảnh, di tích ở quê hương mình mà còn đến những vùng đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên...
Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu truyền cho tới mãi mai sau.
Hà Kim(TH)