Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

VƯỢT QUA "ĐÊM DÀI" ĐÓI KÉM - KỲ 7:

  VƯỢT QUA "ĐÊM DÀI" ĐÓI KÉM - KỲ 7:

​Thương vụ đặc biệt: bán vàng!


Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .
​Thương vụ đặc biệt: bán vàng!
Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.
Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.
Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...
Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".
"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
​Thương vụ đặc biệt: bán vàng!
Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 - Ảnh: Q.V.
Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
____________
Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: VN xuất khẩu gạo!

Ông Nguyễn Bá Thanh và những câu chuyện với dân nghèo


Ông Nguyễn Bá Thanh và những câu chuyện với dân nghèo

Ngày đăng: 16:56 04/08/201

Ông Bá Thanh viết tên mình, ký rồi đưa lại tờ đơn kiện cho bà bán ốc hút, đứng dậy chào, bước xuống lề đường. Bà bán ốc hút cầm chính lá đơn bà viết, sững sờ nhìn theo rồi la lên: “Huớ… làng, tui gặp ông Chủ tịch thành phố”!
Ông Nguyễn Bá Thanh trong một lần tiếp xúc công dân.
Ông Nguyễn Bá Thanh trong một lần tiếp xúc công dân.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã trải qua nhiều vị trí công tác. Hồi làm Chủ nhiệm HTX thì văn phòng, phòng ngủ, phòng nghỉ chỉ là một cái giường tre.
“Ghế” ở huyện Hòa Vang, ở Nông trường Quyết Thắng, ở Sở Nông nghiệp chỉ ngồi thời gian. Chỉ có ghế Chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Bá Thanh ngồi lâu nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất với nhân dân, nhất là dân nghèo thành phố Đà Nẵng  – thành phố trở nên đáng sống và thân yêu.
Huớ làng, tui gặp ông Chủ tịch
Chuyện này nguyên là do mấy nam nhân viên thu thuế uống rượu quỵt gây nên. Hút ốc của người ta, nói quên bỏ tiền trong túi, hẹn lần sau đến hút tiếp trả tiền luôn thể. “Nói dậy mà không phải dậy”. Bà Ba Huệ bán ốc hút bên lề đường Lê Duẩn chờ hai ông bận áo ka-ki mốc đến hút, không hút thì trả tiền, nhưng chờ mỏi con mắt. Bất ngờ bà đi mua ốc hút về thấy hai ông ấy ngồi hút ốc nhâm nhi chai xị đế ở một cái quầy khác, bà chờ hai ông ra đường thì chặn lại đòi nợ. Từ đó, mức thuế của bà bị tăng lên gấp rưỡi. Tức quá bà đâm đơn kiện. Đơn kiện đến tay, ông Nguyễn Bá Thanh đội chiếc mũ sập vành lội bộ lên trúng ngay địa chỉ người đâm đơn. Kéo cái ghế gỗ thấp lè tè ngồi, ông Nguyễn Bá Thanh gọi:
Bà chủ, cho tôi một đĩa, nhỏ thôi và một cốc rượu gạo. Nhớ rượu gạo đó!
Ông yên chí, rượu giả thuế vụ biết liền. Bà chủ bưng lên một đĩa ốc hút đặt lên bàn. Ông Nguyễn Bá Thanh hỏi: – Bà bán ri ngày kiếm được bao nhiêu? Có thuế má chi không?
Được khơi mào, bà bán ốc hút một thôi, một hồi ôn nghèo kể khổ và lên án hai cha nội hút ốc không trả tiền: Mấy ổng “dệnh” cho mỗi tháng 250 nghìn.
Mới tăng hay lâu rồi?
Dạ trước là 50 nghìn.
Thu thuế bà có biên lai không?
Đây, đây. Bà bán ốc hút đưa ra ba cái biên lai, một cái cũ, hai cái mới để phân biệt sự chênh lệch 100% vì lý do hút ốc không trả tiền. Đòi nợ thì thù.
Ông Nguyễn Bá Thanh trả tiền đĩa ốc mới hút có hai con, thò túi áo lấy cái đơn kêu cứu của bà bán ốc hút, viết: Đề nghị, từ nay không thu thuế quầy bán ốc hút này. Quầy của bà Ba Huệ ở số 25 đường Lê Duẩn – Hải Châu. Ông Nguyễn Bá Thanh viết tên mình, ký rồi đưa lại tờ đơn kiện cho bà chủ, đứng dậy chào, bước xuống lề đường. Bà bán ốc hút cầm chính lá đơn bà viết, sững sờ nhìn theo rồi la lên: – Huớ… làng, tui gặp ông Chủ tịch thành phố!
Bà bán bún ốc ơi! Các bác xích lô, các anh xe thồ, các em lang thang cơ nhỡ… từ nay – xế trưa ngày định mệnh Mười ba, thứ Sáu, không còn gặp ông Nguyễn Bá Thanh nữa rồi!
Tôi có chết đâu mà bái
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 9, từ ngày 13/10 đến ngày 1/11/1996… ra quyết định ngày 1/1/1997, chia tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch Đà Nẵng. Một hôm có ba bà đưa đò sang sông Hàn đến xin gặp Chủ tịch. Khi ba bà xin vô được tới Văn phòng Ủy ban thành phố, thì lập tức ba bà đứng chờ ngoài sân tranh thủ chớp thời cơ kéo vô liền xếp thành đoàn sáu bà xin gặp Chủ tịch thành phố. Sáu bà mà chỉ ba bà cầm đơn trên tay.
Ông Chủ tịch. Sáu bà đồng loạt cúi đầu chào. Năm bà nhìn sững ông Nguyễn Bá Thanh. Một bà thay mặt đứng dậy chắp hai bàn tay: – Thiệt ra, chỉ có ba bà đệ đơn – Ba bà ni đây, bà ta chỉ ba bà ngồi ở cái bàn bên cạnh. Ba bà mang đơn đi mấy lần mà không dám gặp ông Chủ tịch, nên chi mới kéo thêm ba chị em chúng tôi.
Tôi hỏi, các bà có ưng xây cầu Sông Hàn không?
Chúng tôi thì rất quý ông. Ông làm cầu qua sông Hàn thì quá ngon. Họ đi qua đi lại dễ òm. Cuối cùng bọn tôi bị loại, không có việc làm. Không biết tính răng, lên cầu cứu ông Chủ tịch.
Hai bên chủ và khách hình như đã gặp nhau ở đâu, trông quen? Khi giám sát thi công cầu Sông Hàn, không ít lần ông Nguyễn Bá Thanh ngồi trên thuyền của mấy bà đưa đò, thuyền thường áp sát mấy trụ cầu. Họ không biết cha này là ai mà cứ bảo bơi đến rồi lại bơi lui, chả cứ nhìn nhìn mấy cái trụ cầu. Bơi một vòng, sắp lên bờ, chả hỏi: – Mấy ngàn?
Năm ngàn. Chú đưa tui năm ngàn.
Chả rút đưa năm chục ngàn, nói:- Để mấy bà ăn trầu.
Bà chèo đò tay cầm tờ năm chục ngàn nhìn theo, ngạc nhiên. Thằng cha ni mô lạ ri, dẫn đi, dẫn đến, hỏi không ra là ai.
Phường đã làm việc với mấy cô, mấy thím chưa?
Dạ, có mời đến hỏi thăm, báo cáo hoàn cảnh. Ai kiến nghị chi thì phường tính… Nhưng…
Thôi. Nhưng nhị chi. Ghe bán cho ai? Sống sao đây? Chừ tính răng rồi?
Dạ, chừ kẹt tiền mấy cái ghe phải úp trên bờ. Mà, chừ cũng không có bờ để úp.
Thưa ông Chủ tịch. Tui là dân ngu khu đen, quanh năm làm thuê làm mướn sống qua ngày nhờ đưa đò qua lại.
Đời ta ba đời nó. Mà đời ta hàng chục đời nó luôn! Một bà khác thấy hai bà nói được, ưng nói quá, không nhớ lời dặn chỉ một bà phát ngôn, đừng nói dật dờ với ông Chủ tịch.
Mấy bác nói chi nói thẳng đi. Ông Nguyễn Bá Thanh gợi ý.
Tôi đưa đò ngang, cha mẹ thường dặn con: – Con ơi, mẹ dặn lời này, sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua… Ba đời rồi, từ ông nội, ông già, đến tôi, sống nhờ cái ghe, cái đò, chừ…
Tôi hiểu rồi đó! Ông Nguyễn Bá Thanh cắt ngang – Với cương vị Chủ tịch thành phố, các bác khiếu nại là đúng. Ghe của mấy bác, mấy thím đóng lâu chưa, cũ hay mới. Ba chiếc ghe mua bao nhiêu?
Dạ, ghe cũng không mới mà cũng không cũ…
Mấy năm rồi?
Cho được đồng mô hay đồng nấy. Có chỗ mua thì bán.
Thôi, mấy bà về hỏi chồng con, tính mỗi chiếc ghe giá bao nhiêu, vài ngày nữa sẽ có người đến tận nhà mua cho. Giám định mua của mấy bà đàng hoàng.
Ông Nguyễn Bá Thanh nói và cầm điện thoại bấm, gọi Chủ tịch các xã thấp lụt Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Xuân, Hòa Quý, hỏi có ghe chống bão lụt chưa, thì anh Chủ tịch xã nào cũng nói:
Cần ghe quá! Nhưng…
Chưa mua thì ra liên hệ với phường An Hải Tây. Kinh phí rút từ kinh phí phòng chống bão lụt năm 2000. Mỗi xã một chiếc. Trước mắt có ngay ba chiếc. Anh mô lên trước nhận trước.
Còn các bà tôi giải quyết công việc làm – Thả điện thoại xuống, ông Nguyễn Bá Thanh nhìn mấy bà nói.
Được chưa?
Ông Nguyễn Bá Thanh hỏi vậy thôi chứ khi nói chuyện qua điện thoại với các Chủ tịch xã, nhìn thấy mấy bà béo nhau cười toại nguyện, đắc ý. Sau câu hỏi được chưa, sáu bà đồng loạt đứng dậy chắp tay bái chào cảm ơn ríu rít.
Tôi còn sống nhăn đây, có chết đâu mà bái. Ông Nguyễn Bá Thanh đưa hai tay lên cười: Thôi, thỏa mãn chưa. Về được rồi. Mai đến tôi bố trí công việc.
Không biết, mấy ngày giáp Tết Ất Mùi – 2015 này có bà mô trong số sáu bà chèo đò ngày ấy chen trong đám đông vây quanh căn nhà 189, Khuê Trung, lạy, khóc tiễn biệt ông Nguyễn Bá Thanh về quê nhà Dưỡng Mông, Hòa Tiến!
Theo Hồ Duy Lệ
Báo Đà Nẵng

 http://danangz.vn/ong-nguyen-ba-thanh-va-nhung-cau-chuyen-voi-dan-ngheo.html
 http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ong-nguyen-ba-thanh-va-nhung-cau-chuyen-voi-dan-ngheo-824022.tpo


Trung Quốc ‘sập bẫy’ Nguyễn Bá Thanh


Trung Quốc ‘sập bẫy’ Nguyễn Bá Thanh

 Ngày đăng: 21:36 11/06/2016

Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh” – Ủy viên Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…
dang-nam
Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng.
Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó (Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chỗ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh (ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
– Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
– Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua…
– Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây (Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
– Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
13087382_1002289243198388_3172478362735959927_n
 – Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
– Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
– Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
– Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khác thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..! Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông (Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi (?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi …(?)
Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào (Hồ Cẩm Đào – PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông …vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?”
– Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
– Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!
Hoàng Lịch Nguyên lược ghi
(Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng).

 http://danangz.vn/trung-quoc-sap-bay-nguyen-ba-thanh.html

Người đàn ông quét rác bất ngờ thành tỷ phú

Người đàn ông quét rác bất ngờ thành tỷ phú

Dân trí Hơn 10 năm lăn lóc, thức khuya dậy sớm mưu sinh ở chợ Thủ Đức với đủ thứ việc từ quét rác đến khuân vác thuê… ông Bảy Xèo chưa từng dám mơ ước có ngày mình trở thành tỷ phú.

Người đàn ông quét rác ở chợ bất ngờ thành tỷ phú
80 tờ vé số trúng gần 20 tỷ
Những ngày này, tiểu thương khu vực chợ Thủ Đức, TPHCM xôn xao bàn tán trước việc nhiều người buôn bán, làm công ở chợ và các khu vực xung quanh chợ trúng số với tổng số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.
Chợ Thủ Đức, nơi nhiều người bất ngờ trúng hàng chục tỷ đồng tiền vé số.
Chợ Thủ Đức, nơi nhiều người bất ngờ trúng hàng chục tỷ đồng tiền vé số.
Chị Nguyễn Thị Trúc Linh (32 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Long, tạm trú phường Linh Tây, quận Thủ Đức) - người bán tập vé số trúng số tiền khủng nói trên, kể lại: “Trưa 7/8, tôi cầm hàng trăm tờ vé số xổ chiều thứ 2 (8/8) đi bán xung quanh chợ Thủ Đức và các khu vực phường Trường Thọ, quận Thủ Đức”.
Trong tập vé số hôm đó có lốc 80 tờ vé số của Công ty XSKT TPHCM gồm 8 tờ mang số 832475 và 72 tờ có 5 số cuối 32475 (chỉ khác số đầu). Toàn bộ số vé số mang các dãy số nói trên đều được chị Linh bán sạch cho những người ở chợ và xung quanh.
Người phụ nữ bán vé số đang kể lại vụ việc đem may mắn đến cho nhiều người của mình.
Người phụ nữ bán vé số đang kể lại vụ việc đem may mắn đến cho nhiều người của mình.
Thật bất ngờ, kết quả xổ số chiều 8/8 đã xác định toàn bộ 80 tờ vé số chị Linh bán đều có người trúng với giải độc đắc (8 tờ) mang dãy số 832475 (mỗi tờ 1,5 tỷ) và 72 tờ còn lại (chỉ sai con số đầu) trúng khuyến khích với số tiền 100 triệu đồng cho mỗi tờ.
“Bất ngờ bán vé số trúng giải độc đắc 12 tỷ và 72 tờ khuyến khích 7,2 tỷ với tổng giá trị giải thưởng lên gần 20 tỷ, tôi được những người trúng số cho gần 100 triệu đồng. Số tiền cả đời đi bán vé số tôi cũng không mơ có được”, chi Linh vui mừng chia sẻ.
Người quét rác trở thành tỷ phú
Dù không phải là người trúng giải độc đắc nhưng việc trúng tới 23 tờ giải khuyến khích với tổng số tiền 2,3 tỷ đồng, ông Trần Long (Bảy Xèo, 56 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) quá "bàng hoàng" khi bất ngờ trở thành tỷ phú.
Ông Trần Long (Bảy Xèo), người lao động nghèo ở chợ Thủ Đức bất ngờ thành tỷ phú, được nhiều người chia vui.
Ông Trần Long (Bảy Xèo), người lao động nghèo ở chợ Thủ Đức bất ngờ thành tỷ phú, được nhiều người chia vui.
Ông Bảy Xèo từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong ở địa phương từ trước ngày thống nhất đất nước. Sau khi có vợ con, ông bôn ba mưu sinh, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền lo cho gia đình.
Hơn 10 năm trước, ông ra chợ Thủ Đức để làm công phụ việc, khuân vác cho các tiểu thương hàng rau quả. Hàng ngày, ông Bảy đã có mặt ở chợ từ 0h đến tận giữa trưa hôm sau để làm việc và thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.
“Thường thì 2h30 sáng rau củ mới về chợ; tuy nhiên để có thêm thu nhập, nên từ giữa khuya tôi đã làm thêm công việc quét rác, dọn vệ sinh khu chợ”, ông Bảy chia sẻ.
Làm thuê ở chợ, ông Bảy rất được các tiểu thương quý mến vì bản tính hiền lành, bất cứ ai cần nhờ giúp việc gì ông đều sẵn sàng.
“Ông Bảy là mối mua vé số của tôi nên cứ khi bán ế là tôi được ông mua hết. Nhiều lúc không có tiền, ông mua thiếu, trả góp mỗi ngày 50 nghìn tôi cũng chịu”, chị Linh kể.
Trưa 7/8, còn khá nhiều vé số, chị Linh đem đến lốc 23 tờ có 5 số cuối 32475 nài nỉ ông Bảy mua. Thấy cô gái tội nghiệp nhưng trong túi chỉ còn 100 nghìn, ông Bảy mua giúp và phải thiếu lại 130 nghìn đồng.
“Không ngờ chiều hôm sau cô Linh chạy đến báo tin vui tôi trúng 2,3 tỷ. Ban đầu ngỡ mình mơ nhưng khi dò kỹ lại thì thấy trúng phóc, giờ đã cầm được tiền mà tôi cứ ngỡ mình mơ…”, ông Bảy vui mừng cho biết.
Sáng 10/8, PV gặp ông Bảy Xèo ở chợ Thủ Đức, dù đã có tiền tỷ trong tay, ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và vẫn cặm cụi với công việc mưu sinh thường ngày của mình.
Tỷ phú cho biết ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và sẽ tiếp tục với công việc như thường ngày của mình.
"Tỷ phú" cho biết ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và sẽ tiếp tục với công việc như thường ngày của mình.
“Vợ chồng tôi đã dùng một ít làm từ thiện và số còn lại đem gửi ngân hàng. Nhiều người hỏi sao có nhiều tiền rồi mà không nghỉ ở nhà để hưởng nhưng tôi chỉ cười và xác định, chính công việc mới đem đến cho tôi sức khoẻ. Tôi sẽ làm công việc quét rác, phụ chợ cho đến khi nào sức khoẻ không cho phép nữa thì thôi”, ông Bảy nở nụ cười, chia sẻ trong hạnh phúc.
Đăng Lê

Người đàn ông quét rác bất ngờ thành tỷ phú

Người đàn ông quét rác bất ngờ thành tỷ phú

Dân trí Hơn 10 năm lăn lóc, thức khuya dậy sớm mưu sinh ở chợ Thủ Đức với đủ thứ việc từ quét rác đến khuân vác thuê… ông Bảy Xèo chưa từng dám mơ ước có ngày mình trở thành tỷ phú.

Người đàn ông quét rác ở chợ bất ngờ thành tỷ phú
80 tờ vé số trúng gần 20 tỷ
Những ngày này, tiểu thương khu vực chợ Thủ Đức, TPHCM xôn xao bàn tán trước việc nhiều người buôn bán, làm công ở chợ và các khu vực xung quanh chợ trúng số với tổng số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.
Chợ Thủ Đức, nơi nhiều người bất ngờ trúng hàng chục tỷ đồng tiền vé số.
Chợ Thủ Đức, nơi nhiều người bất ngờ trúng hàng chục tỷ đồng tiền vé số.
Chị Nguyễn Thị Trúc Linh (32 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Long, tạm trú phường Linh Tây, quận Thủ Đức) - người bán tập vé số trúng số tiền khủng nói trên, kể lại: “Trưa 7/8, tôi cầm hàng trăm tờ vé số xổ chiều thứ 2 (8/8) đi bán xung quanh chợ Thủ Đức và các khu vực phường Trường Thọ, quận Thủ Đức”.
Trong tập vé số hôm đó có lốc 80 tờ vé số của Công ty XSKT TPHCM gồm 8 tờ mang số 832475 và 72 tờ có 5 số cuối 32475 (chỉ khác số đầu). Toàn bộ số vé số mang các dãy số nói trên đều được chị Linh bán sạch cho những người ở chợ và xung quanh.
Người phụ nữ bán vé số đang kể lại vụ việc đem may mắn đến cho nhiều người của mình.
Người phụ nữ bán vé số đang kể lại vụ việc đem may mắn đến cho nhiều người của mình.
Thật bất ngờ, kết quả xổ số chiều 8/8 đã xác định toàn bộ 80 tờ vé số chị Linh bán đều có người trúng với giải độc đắc (8 tờ) mang dãy số 832475 (mỗi tờ 1,5 tỷ) và 72 tờ còn lại (chỉ sai con số đầu) trúng khuyến khích với số tiền 100 triệu đồng cho mỗi tờ.
“Bất ngờ bán vé số trúng giải độc đắc 12 tỷ và 72 tờ khuyến khích 7,2 tỷ với tổng giá trị giải thưởng lên gần 20 tỷ, tôi được những người trúng số cho gần 100 triệu đồng. Số tiền cả đời đi bán vé số tôi cũng không mơ có được”, chi Linh vui mừng chia sẻ.
Người quét rác trở thành tỷ phú
Dù không phải là người trúng giải độc đắc nhưng việc trúng tới 23 tờ giải khuyến khích với tổng số tiền 2,3 tỷ đồng, ông Trần Long (Bảy Xèo, 56 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) quá "bàng hoàng" khi bất ngờ trở thành tỷ phú.
Ông Trần Long (Bảy Xèo), người lao động nghèo ở chợ Thủ Đức bất ngờ thành tỷ phú, được nhiều người chia vui.
Ông Trần Long (Bảy Xèo), người lao động nghèo ở chợ Thủ Đức bất ngờ thành tỷ phú, được nhiều người chia vui.
Ông Bảy Xèo từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong ở địa phương từ trước ngày thống nhất đất nước. Sau khi có vợ con, ông bôn ba mưu sinh, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền lo cho gia đình.
Hơn 10 năm trước, ông ra chợ Thủ Đức để làm công phụ việc, khuân vác cho các tiểu thương hàng rau quả. Hàng ngày, ông Bảy đã có mặt ở chợ từ 0h đến tận giữa trưa hôm sau để làm việc và thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.
“Thường thì 2h30 sáng rau củ mới về chợ; tuy nhiên để có thêm thu nhập, nên từ giữa khuya tôi đã làm thêm công việc quét rác, dọn vệ sinh khu chợ”, ông Bảy chia sẻ.
Làm thuê ở chợ, ông Bảy rất được các tiểu thương quý mến vì bản tính hiền lành, bất cứ ai cần nhờ giúp việc gì ông đều sẵn sàng.
“Ông Bảy là mối mua vé số của tôi nên cứ khi bán ế là tôi được ông mua hết. Nhiều lúc không có tiền, ông mua thiếu, trả góp mỗi ngày 50 nghìn tôi cũng chịu”, chị Linh kể.
Trưa 7/8, còn khá nhiều vé số, chị Linh đem đến lốc 23 tờ có 5 số cuối 32475 nài nỉ ông Bảy mua. Thấy cô gái tội nghiệp nhưng trong túi chỉ còn 100 nghìn, ông Bảy mua giúp và phải thiếu lại 130 nghìn đồng.
“Không ngờ chiều hôm sau cô Linh chạy đến báo tin vui tôi trúng 2,3 tỷ. Ban đầu ngỡ mình mơ nhưng khi dò kỹ lại thì thấy trúng phóc, giờ đã cầm được tiền mà tôi cứ ngỡ mình mơ…”, ông Bảy vui mừng cho biết.
Sáng 10/8, PV gặp ông Bảy Xèo ở chợ Thủ Đức, dù đã có tiền tỷ trong tay, ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và vẫn cặm cụi với công việc mưu sinh thường ngày của mình.
Tỷ phú cho biết ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và sẽ tiếp tục với công việc như thường ngày của mình.
"Tỷ phú" cho biết ông vẫn không nghỉ ngày làm việc nào và sẽ tiếp tục với công việc như thường ngày của mình.
“Vợ chồng tôi đã dùng một ít làm từ thiện và số còn lại đem gửi ngân hàng. Nhiều người hỏi sao có nhiều tiền rồi mà không nghỉ ở nhà để hưởng nhưng tôi chỉ cười và xác định, chính công việc mới đem đến cho tôi sức khoẻ. Tôi sẽ làm công việc quét rác, phụ chợ cho đến khi nào sức khoẻ không cho phép nữa thì thôi”, ông Bảy nở nụ cười, chia sẻ trong hạnh phúc.
Đăng Lê