Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Liệu Việt Nam có giao TXT cho Đức?
Quan hệ ngoại giao giữa CHLB Đức và Việt Nam sau vụ Trịnh Xuân Thanh đến giờ chưa có gì tiến triển, đài VOA cho biết họ có một nguồn tin nói rằng phía Việt Nam đề nghị đàm phán với Đức để giải quyết vấn đề này.
Với cách tiếp cận kiểu đề nghị không chính thức như vậy, có thể hiểu chế động cộng sản Việt Nam không thực lòng, trái lại họ đang âm mưu kéo dài thời gian để tìm biện pháp đối phó tráo trở trước những cáo buộc của nhà nước Đức.
Là một chế độ sống nhờ tuyên truyền lừa dối, đảng CSVN khó lòng chấp nhận việc đưa TXT trở lại Đức theo yêu cẩu của nhà nước CHLB Đức, nếu trả lại thì uy tín của chế độ CSVN bằng con số không. Hơn nữa nếu có ý định trả lại mà không để sứt mẻ uy tín trong mắt nhân dân, đảng CSVN phải cho dư luận viên tung ra những bài viết chuẩn bị cho việc trả TXT lại Đức sao cho hợp lý.
Nhưng thực tế thì đảng CSVN đang huy động dư luận viên tung ra những bài báo miệt thị nước Đức, gọi nước Đức thủ đoạn trong vấn đề này, đòi hỏi vô lối khi muốn TXT trở lại Đức. Như tờ Văn Nghệ TPHCM.
Đảng CSVN đã quen với việc trây ì và phớt lờ những đòi hỏi về nhân quyền của nhà nước Đức, có lẽ lần này họ cũng nghĩ người Đức sẽ không thèm chấp và lại xuê xoa bỏ qua khi đòi hỏi không được thực hiện. Thêm nữa CSVN nghĩ rằng trước cuộc bầu cử chính phủ mới của nước Đức và sau đó sẽ có những thay đổi, nước Đức sẽ không bận tâm nhiều về vụ việc TXT. Hơn nữa nhưng đe doạ trừng phạt của nước Đức chưa có gì đáng ngại, việc ngừng viên trợ không phải là khiến Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp ngay, những chính khách phụ trách vấn đề này vẫn có thể lợi dụng tính nhân đạo để nài nỉ nhà nước Đức giải ngân phần nào. Việc lãnh sự quán Đức ở Việt Nam dùng dằng trong việc đóng cửa chưa rõ ràng, việc xin visa vào Đức của công dân Việt Nam chỉ hạn chế chứ không phải ngừng hẳn.
Tuy nhiên ĐCSVN đã sai lầm khi nhận định trên quan điểm mưu mẹo như vậy để ứng xử với nhà nước Đức. Vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển sang công tố liên bang Đức và đã có một vụ bắt giữ người Việt ở Tiệp theo đề nghị phối hợp giữa Đức và Tiệp. Khi sự việc đã đưa đến công tố liên bang thì chính phủ không thể can thiệp để phục vụ đàm phán ngoại giao nào cả. Điều này có nghĩa cuộc đàm phám của Việt Nam với ý đồ mặc cả, kỳ kèo hay đi đêm là vô giá trị. Dù chính phủ mới của nước Đức do đảng nào thắng cử cũng không liên quan đến việc công tố liên bang đang thụ lý.
Chế độ CSVN đã tự làm khó mình và đẩy việc này lún sâu vào con đường duy nhất là Việt Nam bằng mọi cách chối tội. Việc trì hoãn thời gian bây giờ của Việt Nam là vận động, thuyết phục hoặc mặc cả hay trói buộc để Trịnh Xuân Thanh hợp tác dàn dựng màn kịch tự thú sao cho hợp lý, có chứng cứ. Không loại trừ khi khống chế được tinh thần của Trịnh Xuân Thanh, cộng sản Việt Nam sẽ để TXT trở lại Đức, tại đây TXT tuyên bố là tự nguyện về đầu thú và trả lời với báo chí, cơ quan pháp luật của Đức mình đi về tự thú như thế nào. Khả năng này là tương đối sát với mưu đồ của cộng sản Việt Nam, bởi chỉ có cách như thế họ mới thoát khỏi bẽ mặt với dư luận trong và ngoài nước, trái lại vẫn có thể huênh hoang tự đắc như kẻ chiến thắng vinh quang.
Đây là quãng thời gian mà đảng CSVN đang ép Trịnh Xuân Thanh diễn được màn kịch tự thú đã được vẽ ra, nếu TXT đồng ý diễn vai này thì mọi sự sẽ khá suôn sẻ. Làm thế nào để TXT đồng ý hay bắt buộc phải diễn tự nguyện theo kịch bản vạch ra mới là vấn đề của cộng sản Việt Nam, hứa hẹn đảm bảo hoặc cần có thể đưa người thân trong gia đình làm con tin sẽ là điều mà cộng sản VN không hề ngại ngần. Mấu chốt thành công của ĐCSVN ở đây là phải khống chế thế nào để TXT có quay lại Đức vẫn phải nói tự nguyện về đầu thú. Nếu sự khống chế không đủ mạnh, TXT khi đến Đức sẽ tố ngược lại bị ép cung, tra tấn, khủng bố thì cộng sản Việt Nam thua trắng bẽ bàng.
Trịnh Xuân Thanh thực ra không phải là người can đảm. Khi thấy những triệu chứng bị tấn công khi ở trong nước, anh ta đã chạy vạy nhiều nơi để van xin. Nhưng đánh hơi thấy không thể chạy chọt được vì đã được chọn làm vật tế thần, đúng hay sai, sai nhiều hay sai ít đều phải lên bàn tế, lúc đó anh ta đánh bài chuồn. Khi đã chuồn ra ngoài và đến nước Đức, cảm thấy an toàn anh ta mới lên tiếng tố cáo Nguyễn Phú Trọng , nhưng chỉ thông qua người khác, anh ta không dám ra mặt, không dám lên hình hay các hãng thông tấn quốc tế. Với những người nhát gan như TXT việc khống chế tinh thần bắt phải nói gì cũng được, nhưng đó là khi nắm Thanh trong tay, chứ còn khi ở nơi khác thì không có gì đảm bảo Trịnh Xuân Thanh sẽ nói theo kịch bản.
Trường hợp đưa TXT lên tivi Việt Nam thú tội không có giá trị gì với các nước tiến bộ. Những người lính Anh, Mỹ bị bắt ở Trung Đông, kẻ địch bắt họ phải chửi lại quốc gia của họ thậm tệ, nguyền rủa chính phủ của họ thậm tệ đến đâu đi nữa thì chẳng ai tin họ nói thật lòng. Có những trường hợp được giải cứu về nước họ được chào đón như những anh hùng, chẳng người dân nào chê trách chuyện họ khi bị bắt đã van xin kẻ địch hay nguyền rủa đất nước mình. Không phải riêng người lính mà công dân những nước này nếu bị khủng bố bắt có nhận tội hay xin xỏ gì cũng vậy, những lời nói của họ khi ở trong tay kẻ khủng bố mọi người đểu thấu hiểu là do bị bắt ép mà ra.
Việt Nam không vội, họ quen với việc bị chỉ trích và sẵn sàng trơ ỳ để đối phương chán nản. Người Đức lại càng không vội, nếu Việt Nam có lợi thế tóm được TXT trong tay bắt nói gì phải nói thế, thì người Đức cũng có lợi thế là họ là người giàu có, quan hệ với một thằng bần nông dối trá chẳng có gì khiến họ phải tha thiết. Cách cư xử của người Đức y như đội bóng quốc gia họ thể hiện trên sân cỏ quốc tế, cứ lừ lừ tiến từng bước , sức ép không đột ngột nhưng ngày một tăng. Ví dụ như việc trục xuất cán bộ tình báo Việt Nam, tiếp đến điều tra nhân viên sở tị nạn gốc Việt và mới đây là đề nghị Tiệp bắt giữ người thuê chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Có thể Việt Nam sẽ chơi một lá bài quen thuộc là mở phiên toà xử gấp Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng và cho đi nước ngoài chữa bệnh. Cách này vừa gỡ được thể diện lại vừa trả được lại người về như người Đức đòi hỏi. Nhưng để có một phiên toà xử như vậy không hề nhanh vì vụ việc TXT hồ sơ dày quá nhiều. Vả lại Nguyễn Phú Trọng cũng cần con dê Trịnh Xuân Thanh để khai thác tin tức , đe doạ những đối thủ cạnh tranh ghế tổng bí thư của ông ta, nên không dễ gì Nguyễn Phú Trọng để Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nhanh chóng, dễ dàng được.
Thái độ bày tỏ làm tiếc và mong muốn quan hệ ngoại giao với Đức nhưng vẫn khẳng định Trịnh Xuân Thanh về đầu thú của nhà nước Việt Nam cho thấy Việt Nam không hề vội vàng hay lo lắng trước phản ứng của nhà nước Đức.
Nếu nhà nước CHLB Đức không có thêm những biện pháp kiên quyết, có thể việc này cứ kéo dài như vậy, quan hệ ngoại giao hai bên lạnh nhạt nhưng không đến mức cạn tàu đoạn tuyệt, và vài năm nữa đôi co với nhau trôi qua, Trịnh Xuân Thanh được ra tù trước thời hạn nhờ sự khoan hồng của đảng và truyền thống cách mạng gia đình, anh ta không đi ra nước ngoài, anh ta ở Việt Nam ca ngợi cuộc sống tại Việt Nam và khẳng định câu chuyện tự thú là hoàn toàn tự nguyện.
Giữ được TXT trong tay, nhà nước CSVN có nhiều cái để lựa chọn trước phản ứng của Đức. Nếu như gia đình, thân nhân của Trịnh Xuân Thanh không chịu đứng ra tố cáo việc chồng, con, cha của họ bị bắt cóc, cứ im lặng trông chờ sự khoan hồng của ĐCSVN, như thế chính họ đã đồng loã để khẳng định TXT tự thú chứ không phải bị bắt cóc. Vì là thân nhân của TXT, họ không lên tiếng thì không có ai phải gấp gáp lên tiếng thay cho họ cả. Với những lợi thế như vậy, Nguyễn Phú Trọng không việc gì phải trao trả TXT lại cho Đức để rồi phải muối mặt nhục nhã với dư luận về sự bất lực của mình.
Nếu như phản ứng của nhà nước Đức không mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nếu như gia đình Trịnh Xuân Thanh không lên tiếng đòi hỏi làm rõ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chắc hẳn sẽ không có chuyện cộng sản Việt Nam để TXT trở lại Đức. Chưa kể trường hợp nếu Trịnh Xuân Thanh trao lại cho Đức bây giờ, kết cấu quyền lực của Nguyễn Phú Trọng sẽ bị phá thủng những lỗ hổng nghiêm trọng, do một vài vị trí nhân sự buộc phải thay đổi.
Và cuối cùng thì số phận Trịnh Xuân Thanh giờ đang ở trong tay gia đình anh ta, liệu họ có những tác động khiến nhà nước Đức phản ứng mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn để TXT được trả lại Đức, hay họ im lặng để nhà cầm quyền CSVN thấy họ biết điều sẽ nhẹ tay với TXT?
Thường những gia đình có người làm trong chế độ, thân nhân họ sẽ chọn cách im lặng hay hợp tác với chế độ khi người thân của mình bị bắt giữ, kể cả là những người đấu tranh dân chủ, nói gì đến những người buộc tội tham nhũng.
Có lẽ sự im lặng của thân nhân Trịnh Xuân Thanh sẽ khiến Nguyễn Phú Trọng cảm động dẫn đến chỉ đạo không xử Trịnh Xuân Thanh mức án cao nhất. Trọng cũng chỉ là con người, y háo danh, thèm muốn sự tôn sùng và sợ hãi của dân chúng, lại là hàng xóm của nhà Trịnh Xuân Thanh ,thoả mãn được sự tôn sùng và sợ hãi của quần chúng nhân dân, Trọng sẽ tha không giết Thanh để được tiếng với hàng xóm.
Nếu toan tính của gia đình TXT là I'm lặng để giữ mạng sống cho TXT khỏi bị Nguyễn Phú Trọng kết án tử hình là một toan tính khôi hài, bởi khi đã bắy cóc TXT như vậy, có gan trời cũng không dám tử hình Trịnh Xuân Thanh.
CSVN có giao TXT về lại Đức hay không ? Còn do gia đình TXT có tác động gì đến dư luận nhân dân Đức hay không.?
Đừng nằm chờ sung của cộng sản rụng, không có quả sung nào của cộng sản rụng mà không có toan tính cả. Đáng tiếc rất nhiều người Việt Nam không nhận ra được điều này.
https://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/li%E1%BB%87u-vi%E1%BB%87t-nam-c%C3%B3-giao-txt-cho-%C4%91%E1%BB%A9c/1821260304565849/

Kiệt tác khổng lồ của nhân loại: Ngôi chùa được dát 60 tấn vàng, kim cương, hồng ngọc tại Miến Điện

Kiệt tác khổng lồ của nhân loại: Ngôi chùa được dát 60 tấn vàng, kim cương, hồng ngọc tại Miến Điện

Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.
Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Myanmar.
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác.
Chùa Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Quanh bảo tháp còn có 64 ngôi tháp nhỏ.
Tòa bảo tháp này được bao bọc bằng 60 tấn vàng lá. Đó là những tấm vàng cực mỏng được các thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa để dát vào tháp. Việc dát này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.
Phần đỉnh tháp được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).
Nội thất và các bức tượng bên trong chùa cũng được dát vàng lộng lẫy.
Các chi tiết kiến trúc của chùa được chế tác rất tinh xảo.
Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2.500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng công trình được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.
Ban đầu, tòa tháp chính của chùa chỉ cao khoảng hơn 20m nhưng sau đó liên tục được xây bổ sung và đến thế kỷ 18 đã đạt chiều cao 99m như hiện tại.
Trong quá trình tồn tại, chùa Shwedagon đã phải trải qua nhiều thời khắc lịch sử đen tối. Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha đã cướp phá chùa. Tháng 5/1824, quân Anh xâm lược Myanma đã chiếm đóng và biến ngôi chùa thành một pháo đài, tới hai năm sau mới rút đi.
Trong chiến tranh Anh-Miến thứ hai, quân Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm, đến tận năm 1929. Trong khoảng thời gian này, người dân vẫn được vào lễ chùa.
Những trận động đất cũng nhiều lần gây thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã khiến đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa chữa.
Những trận động đất cũng nhiều lần gây thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã khiến đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa chữa.
Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Theo quy định, khi vào chùa phải cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ.
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đó là nơi những người có sinh nhật trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật.
Ngày nay, chùa Shwedagon đã trở thành địa điểm du khách quốc tế không thể bỏ qua mỗi khi đến thành phố Yangoon của Myanmar.
Hoàng Lâm / ĐKN

Phải chăng có âm mưu làm mất uy tín và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế?

 Phải chăng có âm mưu làm mất uy tín và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế?
23-8-2017
Lãnh đạo hàng đầu Việt Nam nghĩ sao về những sự kiện nêu trong bài? Nguồn ảnh: Zing.
Một loạt sự kiện diễn ra từ tháng 4 – 5 – 6 – 7 làm Việt Nam “mất điểm” trong nhìn nhận của thế giới, khiến ta có thể nghĩ đến một âm mưu xuyên suốt. Đó là:
1. Vụ “khủng hoảng”tại xã Đồng Tâm, đã được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đến đối thoại, tháo gỡ ngòi nổ và ký, điểm chỉ vào Bản cam kết, nói rõ 03 điểm (tháng 4/2017). Dư luận quan tâm ở trong nước và quốc tế đều thở phào nhẹ nhõm, coi cách xử lý của chính quyền Hà Nội là hợp lý, hợp tình, mở ra hướng mới: Đối thoại để đi đến đồng thuận giữa chính quyền và người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rất căng thẳng ở khắp các địa phương hiện nay. Nhưng tiếc thay, chính quyền Hà Nội, không biết vì sao đã lật ngược lại tất cả những điều ông Chung đã cam kết? Giờ đây liên tục gây căng thẳng với dân Đồng Tâm, có thể dẫn tới những bất ổn mới… Điều đó đi ngược lại với với mong đợi của những người còn thiện chí với Việt Nam…(1)
2. Vụ Chủ tịch Trần Đại Quang ký giấy, tước quốc tịch của nhà giáo Phạm Minh Hoàng và cưỡng bức trục xuất ông khỏi Việt Nam, gây sự rắc rối làm bẽ mặt người Pháp và chọc tức dư luận quốc tế (5/2017). Bí thư thứ nhất Tòa Đại sứ Pháp Fabienne Rynyo nói: “Các quyền tự do ngôn luận, nhất là trên Internet, được công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo đảm, mà Việt Nam là một nước tham gia ký kết. Pháp kêu gọi chính quyền Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các cam kết này.” (2)
3. Vụ kết án bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù giam (6/2017) sau khi bà mới được “Bộ Ngoại giao Mỹ và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump tôn vinh blogger Mẹ Nấm là người phụ nữ dũng cảm”. Bản án này chẳng khác nào cái tát vào mặt người Mỹ. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có câu: “Tôi quan ngại sâu sắc về các phiên tòa của Việt Nam và việc kết án người được trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm 2017 và blogger ôn hòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Cô còn được gọi là “Mẹ Nấm”. Cô đã bị kết án 10 năm tù với buộc tội mơ hồ tuyên truyền chống nhà nước.” (3). Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng ra thông cáo đề nghị thả Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)…
4. Vụ bà Trần Thị Nga bị tuyên án 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (7/2017) gây dư luận bất bình ở trong nước và quốc tế.
“Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay”… (4)
5. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin gây căng thẳng với người Đức và thách thức luật pháp quốc tế, làm tổn hại nghiệm trọng đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế (7/2017)… Sau mười ngày điều tra và cân nhắc thận trọng, ngày 2/8/2017 Bộ Ngoại giao CHLB Đức đã ra thông cáo báo chí, trong đó khẳng định:
“Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là sự vi phạm trắng trợn chưa từng có đối với luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.”
“Chính phủ Liên bang Đức đòi hỏi, rằng ông Trịnh Xuân Thanh có thể quay lại Đức ngay lập tức, để cả đề nghị dẫn độ và đơn xin tỵ nạn đều có thể được xem xét đến cùng đúng theo trình tự pháp lý.” Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã phải nhấn mạnh (trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Stuttgarter Nachrichten ngày 6/8/2017):
“Hành vi của mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi muốn nói hết sức rõ ràng rằng: Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trò ấy, và cũng sẽ chẳng để yên việc ấy.” (5)
Xâu chuỗi 5 sự kiện trên, diễn ra liên tiếp trong 4-5 tháng, đều gây cho dư luận quốc tế những đánh giá bất lợi về Việt Nam, nhất là gây chuyện với mấy nước Pháp, Mỹ, Đức là những nước lớn, có nhiều ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, kinh tế … của nước ta trên trường quốc tế.
Việt Nam mất uy tín và bị cô lập trên thế giới trong khi Trung cộng đang ra sức xâm lấn, o ép Việt Nam, thì điều đó có lợi cho ai?

 FB Mạc Văn Trang
Chú thích:
1. Khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm: Bảo vệ lợi ích nhóm hay giữ lòng tin với dân?
2. Quốc tế tiếp tục lên tiếng việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng
3. Tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về việc kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
4. Đại sứ quán Đức ở Hà Nội
5. Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

Độc Lập : Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Độc Lập : Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến