Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Sài Gòn đi trước Hà Nội hơn 4 thập kỷ


  Gần bốn thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ kết thúc, vị thế của Sài Gòn đã thay đổi so với Hà Nội, vượt xa về mức độ đầu tư và tăng trưởng.    

Một cửa hiệu Channel trong Khách Sạn Rex ở Sài gòn (Ảnh Justin Mott)
Sài Gòn - thủ phủ của Miền Nam Việt Nam đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cái tên đó vẫn được người ta thường xuyên nhắc đến, Thành phố này đóng góp một phần tư tổng sản phẩm quốc nội của cả nước và chỉ số chứng khoán cao gấp 7 lần so với Hà Nội (VNIndex). Một sân bay mới đang được lên kế hoạch xây dựng sẽ giúp nâng cao năng lực thành phố nhiều lên gấp năm lần.
Một bảng giá chứng khoán điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh Brent Lewin)
Ông Edmund Malesky, Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Đại Học Duke, Dủham - North Carolina, Hoa Kỳ đồng thời là nhà nghiên cứu hàng đầu về Chỉ số Cạnh tranh các Tỉnh thành Việt nam cho biết " Với sự nỗ lực của mình Thành phố Hồ Chí Minh đã có một vị thế tiên tiến hơn hẳn so với Hà nội trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế và các công ty nội địa".
Sau khi xe tăng của Quân Giải Phóng húc đổ cánh cửa của Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nay được đổi tên thành Dinh Thống Nhất - là một địa điểm thu hút khách du lịch và đồng thời cũng là nơi mà các Công ty ưa thích tổ chức các cuộc họp cổ đông.
Dân số Sài Gòn đã tăng gấp đôi lên 7,8 triệu người, trong khi nền kinh tế năm ngoái đã tăng trưởng 9,3 % , đẩy GDP bình quân đầu người của thành phố đến 4513 $, hơn gấp đôi so với trung bình toàn quốc. Tại Hà Nội có khoảng 6,9 triệu dân, nền kinh tế đã tăng trưởng 8,3 %, mức thu nhập bình quân là 2985 $..
Những Trung tâm thương mại và khu dân cư ngay giữa Trung tâm Sài gòn về đêm.
Năm ngoái TPHCM đứng thứ 10 còn Hà nội đứng thứ 33 trong tổng số 63 Tỉnh thành về chỉ số cạnh tranh (Ảnh Brent Lewin)
Trung tâm kinh tế
TPHCM là trung tâm kinh tế của cả nước và nó trở nên quan trọng hơn trong nỗ lực của Việt nam vực dậy nền kinh tế quốc gia kéo dài tăng trưởng 7% trong suốt 7 năm so với 7,3 % của các năm trước đó.
Sự giàu có của Thành phố Hồ Chí Minh biến nó trở thành là điểm khởi đầu cho nhiều thương hiệu phương Tây. Giám đốc điều hành tập đoàn McDonald, Donald Thompson  đã tham dự khai trương chi nhánh đầu tiên của công ty tại Việt Nam vào tháng Hai. Chi nhánh thứ hai mở cửa vào tháng năm gần chợ Bến Thành - địa điểm nơi khách du lịch hay lui tới để thưởng thức các món phở và mua sắm hàng sơn mài và lụa thô.

Hà Nội có cửa hàng Starbucks đầu tiên của mình vào tháng bảy – chậm hơn một năm sau thành phố Hồ Chí Minh và hiện đã có tám cửa hàng.
Ông Ray Burghardt, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội trong nhiệm kỳ 2001-2004,  người đã từng sống ở Miền Nam Việt Nam trong thời gian 1970-1973 ví von rằng "Sài Gòn là thành phố năng động và tràn đầy năng lượng" .
Dòng người háo hức xếp hàng dài trong ngày khai trương cửa hàng McDonald đầu tiên ở Sài Gòn vào ngày 14/02/2014 (Ảnh Paula Bronstein)
Nhìn về Phương Nam
Một phần của sự năng động đó bắt nguồn từ quá khứ của thành phố. Theo Martin Stuart-Fox, một giáo sư lịch sử danh dự tại Đại học Queensland ở Brisbane, Australia cho biết: nguồn gốc của thương mại miền Nam Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ trước,. Lịch sử của Hà Nội gắn liền với sự hiện diện của nước láng giềng Trung Quốc, cách đó chỉ khoảng 100 dặm, trong khi ở Sài Gòn, bên cạnh là đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu và cách 700 dặm về phía nam gần với Thái Lan, Malaysia và Singapore hơn là với biên giới Trung Quốc.
"Miền Nam Việt Nam không tiếp giáp gần gũi với Trung Quốc và không nhìn về phía bắc như Hà Nội, người dân ở phía nam thay vào đó nhìn ra bên ngoài và hoan nghênh thương mại hơn" Stuart-Fox nói. "Sau đó, khi người Pháp di chuyển vào Nam, họ xây dựng hệ thống kênh thoát nước để tăng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và thúc đẩy hiệp thương với Pháp, và nói chung tập trung vào khai thác kinh tế ở phía Nam.".
Sau công cuộc Đổi Mới kinh tế đất nước vào năm 1986, Sài Gòn tiếp tục đóng vai trò như là một trung tâm thương mại, các doanh nhân dần lấy lại khí thế và nhanh chóng phục hồi lại doanh nghiệp của mình.
Ảnh hưởng của Phương Tây
Tăng trưởng được thúc đẩy mạnh mẽ vào năm 2000 với việc ký kết một hiệp định thương mại song phương với Mỹ
"Miền Nam luôn có nhiều ảnh hưởng của Mỹ về văn hóa kinh doanh của mình,"Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư tập trung công nghệ DFJ VinaCapital LP tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. "Kinh doanh ở đây đơn giản hơn, trong khi kinh doanh ở phía bắc liên quan nhiều đến Chính phủ và một mê cung phức tạp của các mối quan hệ.".
Ông Sesto Vecchi, đối tác quản lý của Văn phòng Công ty Luật Hoa Kỳ Russin & Vecchi tại TPHCM, người đã từng có mặt ở Miền Nam Việt nam vào năm 1965 trong đội ngũ Hải Quân Hoa Kỳ và cũng có mặt trong ngày Sài Gòn sụp đổ bộc bạch, nền kinh tế của Sài Gòn thậm chí còn được hưởng lợi từ phía kẻ bại trận trong cuộc chiến bởi vì nó đã loại bỏ hoàn toàn một Chính Phủ cũ đã tồn tại

Sân bay trong nội thành
Lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất tại sân bay, nó ở ngay trong thành phố, chỉ cách 20 phút lái xe từ Dinh Thống Nhất. Với mã chuyến bay SGN cho Sài Gòn, nó gần như luôn ở trong tình trạng bùng nổ, với gần gấp đôi số lượng hành khách bay trong và ngoài Hà Nội.
Về kế hoạch xây dựng sân bay mới ở tỉnh Đồng Nai lân cận, dự kiến ​​sẽ đón tiếp 100 triệu hành khách một năm, so với khoảng 20 triệu tại Tân Sơn Nhất. Dự án đang chờ chấp thuận của Quốc hội, và trong giai đoạn đầu tiên, chi phí khoảng $ 7,8 tỷ USD, sẽ không được hoạt động ít nhất cho đến năm 2020.
Trong khi đó, số lượng du khách đến Việt Nam tiếp tục tăng, tăng 11 % so với năm ngoái lên tới 7,6 triệu. Khách du lịch tới Hà Nội với mục đích thăm quan các đảo đá vôi tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long; còn ở phía Nam, đó là những khu nghỉ mát bãi biển ở Mũi Né và đảo Phú Quốc hoặc cung điện mùa hè của cựu hoàng đế Bảo Đại trên các ngọn đồi ở Đà Lạt.

Mới nhất là một khu nghỉ mát và sòng bạc tại bãi biển Hồ Tràm, với xe buýt di chuyển khoảng 2 tiếng rưỡi từ Sài Gòn.
"Những bãi biển ở phía bắc chỉ có thể được khai thác trong nửa năm; trong khi đó những bãi biển Phía Nam tuyệt đẹp, và có thể khai thác quanh năm”, ông Paul Stoll, người đã giúp thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam và là Giám đốc quản lý điều hành của khách sạn quốc tế - Công ty cổ phần Celadon nói".“Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Việt Nam."
      ( tầm nhìn )

Biên Hòa mưa to là ngập

Sông, suối bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích, các tuyến đường chính đa phần được bê tông hóa trong khi hệ thống thoát nước lại thiếu đồng bộ, cũ kỹ... được cho là nguyên nhân khiến hễ mưa lớn là cả TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bị chìm trong nước


Biên Hòa mưa to là ngập - ảnh 1
Biên Hòa mưa to là ngập - ảnh 2Nhiều tuyến đường chính ở TP.Biên Hòa ngập nặng sau trận mưa to chiều 21.6 - Ảnh: Bạch Long
Cơn mưa lớn chiều 21.6 đã gây ngập toàn bộ các điểm giao thông trọng yếu của TP.Biên Hòa khiến giao thông ở thành phố này gần như tê liệt, nước tràn cả vào nhà dân, hàng trăm xe máy bị chết máy, việc đi lại của người dân hết sức khó khăn.
23 “điểm đen”
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn TP.Biên Hòa có tới 23 “điểm đen” giao thông thường xuyên bị ngập khi mưa lớn. Ngoài ra, còn có một số khu vực dân cư nằm gần các con suối Săn Máu, Linh, Bà Chùa, Bà Lúa (trung tâm TP.Biên Hòa) cũng chìm trong nước.
Các điểm đen giao thông thường xuyên xảy ra ngập lụt nặng khi trời mưa to có thể kể tới là vòng xoay ngã năm Biên Hùng, đường Nguyễn Ái Quốc (đoạn gần Bệnh viện Tâm thần và chợ Phúc Hải), vòng xoay Tân Phong, ngã tư Võ Thị Sáu - Phạm Văn Thuận, đường Đồng Khởi đoạn trước Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đường Huỳnh Văn Nghệ đoạn gần Trường ĐH Lạc Hồng... Đặc biệt điểm ngập nặng nhất là khu vực cầu Săn Máu (P.Trảng Dài) và cầu Đen thuộc P.Long Bình Tân.
Ông Trần Như Vũ, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa cho rằng TP.Biên Hòa chỉ ngập khi mưa to, còn mưa bình thường thì hệ thống thoát nước hoạt động tốt. Theo ông Vũ, nguyên nhân ngập là do tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa quá nhanh khiến mất đi các diện tích thoát nước bề mặt. Các suối bị lấn chiếm, rác thải gây tắc nghẽn dòng chảy. Ngoài ra do nước thoát địa hình và nước thải đều dồn hết vào hệ thống thoát nước của đường gây quá tải. “Hệ thống thoát nước của đường chỉ phục vụ thoát nước cho hệ thống giao thông, nước mưa rơi xuống trên mặt đường, chứ không phục vụ thoát nước địa hình và nước thải. Đây là bất cập của thành phố khi không có hệ thống thoát nước địa hình và nước thải riêng biệt”, ông Vũ giải thích.
Chờ “rót vốn ODA” ?
Năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt “Dự án thoát nước và xử lý nước thải” cho TP.Biên Hòa với kinh phí lên đến 600 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Dự án này có khả năng xử lý, tiêu thoát trên 52.000 m3 nước/ngày, đêm. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa khởi động vì phía Nhật Bản vẫn chưa “chuyển tiền”. Nguyên nhân là do hai bên chưa thống nhất việc lựa chọn phương án lắp đặt hệ thống cống thoát nước về nhà máy xử lý.
Trả lời Thanh Niên ngày 24.6, ông Đỗ Bảo Nam, Phó giám đốc Trung tâm thoát nước Đồng Nai - đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án (thuộc Sở Xây dựng Đồng Nai), cho biết đến nay dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Phía Nhật Bản vẫn bảo lưu quan điểm là lắp cống ngầm dưới lòng đường bằng phương pháp kích ngầm. Trong khi tỉnh Đồng Nai lại chọn phương án lắp cống dọc theo sông Cái theo phương pháp thường. Ông Nam giải thích: “Phương án này vừa giảm được chi phí gấp ba lần so với phương án kích ngầm mà còn tạo được cảnh quan đẹp dọc bờ sông. Phía Nhật Bản lo ngại chậm giải phóng mặt bằng nên không đồng ý với phương án của Đồng Nai đề xuất”.
“Trong khi chờ đợi “đại dự án” của tỉnh, để tránh tình trạng ngập lụt tồi tệ thêm khi mùa mưa tới, hiện TP.Biên Hòa chữa cháy tạm thời bằng cách cho lắp máy bơm nước ở những điểm ngập”, một cán bộ Phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa nói.
17 năm chưa xong một dự án
Trong khi đó, dự án nạo vét suối Săn Máu lại đang rất ì ạch. Đây là một trong những dòng suối lớn chảy qua TP.Biên Hòa nên việc nạo vét nhằm tiêu thoát nước mưa và nước sinh hoạt, chống ngập cho 4 phường lớn của TP.Biên Hòa (Trảng Dài, Tân Phong, Tân Tiến, Thống Nhất). Giai đoạn đầu được UBND tỉnh Đồng Nai giao cho UBND TP.Biên Hòa làm chủ đầu tư cách nay 17 năm (1998). Sau 1 năm thực hiện, TP Biên Hòa cho rằng dự án này khá phức tạp nên đã đề nghị UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành NN-PTNT (thuộc Sở NN-PTNT Đồng Nai) làm chủ đầu tư.
Tổng chiều dài của dự án nạo vét này là 6.052 m, được chia làm 3 đoạn. Đoạn 1 từ cầu Săn Máu đến cầu bê tông vào cư xá Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (đường Nguyễn Văn Hoài) dài 3.100 m. Đoạn 2 từ đường Nguyễn Văn Hoài đến hạ lưu cầu Mương Sao có chiều dài 1.532 m và đoạn 3 từ hạ lưu cầu Mương Sao đến cuối nguồn thoát ra sông Đồng Nai dài 1.420 m. Tổng diện tích toàn dự án là 26,55 ha. Tổng mức đầu tư ban đầu là 409 tỉ đồng, sau đó chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh vốn lên 554 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Theo kế hoạch, dự án khởi công tháng 12.2011 và hoàn thành cuối năm 2015 nhưng đến nay mới hoàn thành được khoảng hơn 60% hạng mục.
Ngày 24.6, trả lời Thanh Niên, ông Phan Văn Kỉnh, Giám đốc BQLDA chuyên ngành NN-PTNT (thuộc Sở NN-PTNT Đồng Nai), biện minh do vướng bồi thường, giải tỏa mặt bằng (hiện còn 22 hộ tái định cư chưa được giao đất, 3 hộ phải thẩm định chi phí bồi thường theo luật Đất đai mới) nên sẽ mất nhiều thủ tục và thời gian. “Hiện còn lại 400 m Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Biên Hòa chưa bàn giao cho chủ đầu tư do các hộ dân trên đoạn này chưa được bố trí tái định cư hoặc chưa chịu nhận tiền đền bù, do vậy chúng tôi chưa có mặt bằng để thi công dự án” - ông Kỉnh nói.
Trong chuyến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án nạo vét suối Săn Máu vào ngày 2.6 mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Minh Phúc yêu cầu TP.Biên Hòa nhanh chóng giải quyết những vướng mắc về đất đai để sớm giao đất sạch cho chủ đầu tư thi công dự án. Đối với những đoạn suối xây dựng xong và đã đưa vào sử dụng, ông Phúc đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở NN-PTNT (chủ dự án) phối hợp với TP.Biên Hòa vận động, tuyên truyền người dân giữ vệ sinh chung, những người dân cố tình xả rác gây ô nhiễm, làm tắc nghẽn lòng suối, phải kiên quyết xử phạt hành chính.
Đức Nguyễn 
Lê Lâm

Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo

 Trước năm 1933, ông Hảo mua miếng đất ở đường Trần Hưng Đạo - Ký Con - Yersin - Lê Thị Hồng Gấm (ngày nay) để xây cất nhà. Ban đầu ông chỉ mua nửa miếng ở phía đầu đường Trần Hưng Đạo, nhưng sau do chủ đất nài nỉ nên ông mua luôn cả miếng. Việc xây nhà kéo dài từ năm 1933 đến 1937 thì hoàn tất, song từ năm 1935 cả nhà ông đã chuyển về đây sinh sống.

Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 1
Hai bên hông nhà có khắc chữ NG.V.HAO
Tòa nhà có diện tích gần 800 m2, được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp thịnh hành thời đó như Nhà hát Thành phố, khách sạn Continental, khách sạn Grand Palace, khách sạn Majestic… Gạch bông của tòa nhà được đưa từ Pháp qua. Do lúc đó chưa có xi măng nên thợ phải lấy mủ cây trộn với vôi cát, nước để xây.
Tòa nhà tuy có hai lầu nhưng sau này có gắn thang máy để “ông Hảo đi lên sân thượng ngắm chim cho đỡ mỏi chân”, như lời con cháu kể lại. Năm 1966, khi ông Hảo về quê ở ẩn, do không có nhu cầu sử dụng thang máy, con cháu ông đã tháo ra đem bán.

Clip về ngôi nhà bốn mặt tiền
Tòa nhà sau khi hoàn tất, phía trước đường Trần Hưng Đạo ông Hảo kết hợp với Hãng Caltex mở cây xăng dầu. Căn kế tiếp bán đồ phụ tùng xe hơi, rồi tới nhà kho. Phòng bên phải là văn phòng làm việc của ông. Phía sau là garage xe hơi. Dãy lầu trên garage có thêm 6 căn được cho thuê. Còn phía trên của dãy trước để toàn bộ đại gia đình ông ở.
Ngoài tòa nhà vừa làm nhà vừa là chỗ kinh doanh trên, ông Hảo còn mua miếng đất ở bốn mặt tiền đường Bùi Viện - Trần Hưng Đạo - Đề Thám - Nguyễn Thái Học (ngày nay) để xây cất hai dãy phố nhà lầu cho thuê.
Theo những người từng thuê nhà thì công ty ông Hảo hoạt động theo nhu cầu thị trường, tức là có cầu có cung. Điều khiến các dãy nhà thuê hút khách là giá thuê mà ông đưa ra rất dễ chịu và không tăng giá đột ngột, dù đó là người thuê ngắn hay dài.
Một số hình ảnh về tòa nhà hơn 80 năm tuổi nằm ở trung tâm Sài Gòn:
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 2
Ảnh ngôi nhà chụp trước năm 1975 nhìn từ phía đường Trần Hưng Đạo. Phía trước là bảng hiệu hãng vỏ xe Michelin và cây xăng Caltex - Ảnh: Tư liệu gia đình ông Hảo
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 3
Mặt tiền tòa nhà hiện tại
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 4
Phía sau tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 5
Gạch lót nền mua từ Pháp
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 6
Do không được tu bổ nên hiện tòa nhà đã xuống cấp
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 7
Vật dụng bên trong đều đã cũ kỹ
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 8
Bàn thờ tổ tiên
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 9
Sân sinh hoạt chung của tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 10
Một góc của tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 11
Từ cửa sổ tòa nhà nhìn ra là con đường trung tâm Sài Gòn. Từ đây đi bộ ra chợ Bến Thành mất chừng 2-3 phút
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 12
Một góc của sân trời
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 13
Hành lang lên sân thượng 
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 14
Nhìn trên cao, tòa nhà giống như con tàu mà mũi tàu chĩa ra hướng đường Trần Hưng Đạo, đuôi tàu ở phía đường Lê Thị Hồng Gấm. Ngôi nhà nhỏ trong ảnh là nơi gắn thang máy để ông Hảo lên sân thượng ngắm cây cảnh, chim muông
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 15
Còn khá nhiều tiểu cảnh trên sân thượng
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 16
Từ trên sân thượng nhìn xuống một góc căn nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 17
Lỗ thông gió của tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 18
Đường nối giữa hai phần tòa nhà trên sân thượng
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 19
Đương thời, ông Hảo là người yêu chim muông, cây cảnh nên khi xây dựng tòa nhà đã được thiết kế phần sân thượng rất rộng. Ông Hảo đã dùng một phần sân thượng đặt tên là 'Lầu huê viên N.V.HAO'
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 20
Một góc của huê viên
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 21
Nhà thờ lúc ông Hảo còn sống. Năm 1966 ông Hảo về quê Trà Vinh ở ẩn
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 22
Hồ cá trong huê viên
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 23Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 24
Hồ bơi trên sân thượng. Hồ rộng hơn 2 m, dài hơn 5 m, sâu gần 2 m
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 25
Bàn đá rộng 1,5 m, dài chừng 3 m trên sân thượng để ông Hảo uống trà, ngắm trăng
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 26
Tuy ông Hảo là người nổi tiếng giàu có ở Sài Gòn trước 1975 nhưng con cháu của ông sống nghèo khổ. Đa phần con cháu hiện sống ở phía trên tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 27
Một góc bếp
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 28
Từ bếp nhìn ra đường Yersin
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 29
Di chúc thừa kế của ông Hảo giao cho con trai mình là ông Nguyễn Tâm Thạnh quản lý ngôi nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 30
Ông Nguyễn Tâm Thạnh năm nay 86 tuổi đang hồi ức về tòa nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 31
Ông Thạnh được nhận huy chương kháng chiến hạng Nhất và bằng khen của Thủ tướng
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 32Hiện nhà nước quản lý tầng trệt của tòa nhà, các con ông Hảo được sử dụng phần trên của ngôi nhà
Cận cảnh ngôi nhà bốn mặt tiền hàng triệu USD của đại gia Nguyễn Văn Hảo - ảnh 33
Một hộ dân sinh sống trên 6 căn phòng phía sau tòa nhà treo biển cho thuê nhà
theo TNO --   Trung Hiếu thực hiện