Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Vì sao Đại biểu Dương Trung Quốc tự thấy… “xấu hổ”?

Vì sao Đại biểu Dương Trung Quốc tự thấy… “xấu hổ”?

(Dân trí) - Phải chăng cái “dây thần kinh xấu hổ” của ông quá nhạy cảm để còn biết “xấu hổ”? Và chẳng biết có ai cũng tự “xấu hổ” như ĐB Dương Trung Quốc nữa không nhỉ? Những đại biểu “chẳng phát biểu gì" rồi cả những đại biểu có những ngôn từ “xúc phạm dân” ví như nói rằng nước ta “dân trí thấp” hay những người đã từng bị bãi miễn, thậm chí bị truy tố trước pháp luật… không biết họ có “xấu hổ” không nhỉ? Chịu!
 >> Ông Dương Trung Quốc: Có lúc tôi xấu hổ khi gặp cử tri

Trải qua 3 nhiệm kỳ tham gia Quốc hội, ĐB Dương Trung Quốc được coi như một “lão thần” của nghị trường. Nhưng sau 14 năm (nhiệm kỳ Quốc hội XII chỉ có 4 năm) với vai trò người đại diện của cử tri, ĐB Dương Trung Quốc đã thảng thốt nói lời “tự thú”: “Có lúc tôi xấu hổ khi gặp cử tri” khi ông trả lời phỏng vấn báo Vietnam Net.
Không thể nói khác, Nhà nghiên cứu Lịch sử Dương Trung Quốc là một trong những typ đại biểu không nhiều trong nghị trường Quốc hội bởi những phát biểu thẳng thắn, hùng biện và khúc triết của mình.
Ngay từ những ngày đầu tiên tham gia Quốc hội, ông đã được đi vào văn học dân gian qua câu “thành ngữ”: “Nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”. Trong đó, “nhất Thước” là chỉ Đại biểu Nguyễn Quốc Thước, Trung tướng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. “Nhì Trân” là chỉ GS Nguyễn Văn Trân, một nhà kinh tế học. “Tam Lân” là chỉ GS Nguyễn Lân Dũng và “tứ Quốc” chính là ĐB Dương Trung Quốc. Đây là 4 “lò thuốc súng” thường làm bùng nổ nghị trường bởi những lời phát biểu thẳng thắn và nhiều khi quyết liệt.
Đối với ĐB Dương Trung Quốc, suốt 14 năm qua, tại các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, cử tri đều hồi hộp theo dõi những lời phát biểu của ông trong nhiều lĩnh vực. Với cách nói thuyết phục cùng với những lập luận sắc sảo và bằng chứng chân thực, ông đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng cử tri.
Có thể nói, hầu như không có lĩnh vực nào ĐB Dương Trung Quốc không tham gia đóng góp và những ý kiến của ông thường đều được cử tri đón nhận và đồng tình.
Ví như đối với việc phòng chống tham nhũng, ông từng nói “Nhìn lại 7 năm qua ta thấy việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh. Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả”.
Về Biển Đông, ông bày tỏ: “Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt…”.
Trong lĩnh vực ngoại giao và cả… “nội giao”, ông đề nghị: “Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết”.
Bình luận nhân việc ông Tập Cận Bình sang thăm nước ta và những bất ổn ở Biển Đông, ĐB Quốc nói: “Ông Tập nói về dân tộc Trung Hoa, mình lắng nghe thôi và tự kiểm chứng bằng chính những trải nghiệm của mình. Còn những lời nói, thông điệp mang tính chất ngoại giao thì đương nhiên phải tích cực, ôn hòa, nhất là trong bối cảnh hiện nay”.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Dương Trung Quốc còn chất vấn Thủ tướng. Đó là, “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân”.
Thậm chí, trong bài trả lời phỏng vấn Vietnam Net gần đây nhất, ông còn đặt những vấn đề không phải ai cũng đủ dũng khí để đề cập đến. Ông nói: “Điều trăn trở nhất đối với tôi là cơ chế và cao hơn là thể chế. Chúng ta kiên định một định hướng phát triển đất nước nhưng sự kiên định cần dựa trên tinh thần thực tiễn chứ không rơi vào ảo tưởng”.
Là một trong những đại biểu có tầm hiểu biết khá sâu rộng cùng với cách nói thuyết phục, giàu hình ảnh, trong 3 nhiệm kỳ của mình, ĐB Dương Trung Quốc đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ góp ý cho Hiến pháp, đề nghị tuyên thệ khi nhậm chức, công khai việc bấm nút, hát Quốc ca hay bảo vệ voi rừng ở Tây Nguyên…
Trong việc tiếp xúc cử tri, ông không chỉ lăn lộn ở địa bàn mình ứng cử mà nhiều tập thể và cá nhân còn đến tận nhà riêng để gặp gỡ ông.
Chính vì thế, ông chiếm được cảm tình của đông đảo cử tri và ý kiến của ông được đánh giá cao trong các phiên họp của Quốc hội. Đặc biệt với báo chí, ông luôn là cầu thông tin tin cậy, được nhiều cơ quan báo chí gặp gỡ phỏng vấn.
Thế nhưng không hiểu sao, tại cuộc trả lời phỏng vấn báo Vietnam Net ngày 16/3 mới đây, ông lại tự thấy mình “xấu hổ” nhỉ?.
Phải chăng cái “dây thần kinh xấu hổ” của ông quá nhạy cảm để còn biết “xấu hổ”? Và chẳng biết có ai cũng tự “xấu hổ” như ĐB Dương Trung Quốc nữa không nhỉ? Những đại biểu “chẳng phát biểu gì" rồi cả những đại biểu có những ngôn từ “xúc phạm dân” ví như nói rằng nước ta “dân trí thấp” hay những người đã từng bị bãi miễn, thậm chí bị truy tố trước pháp luật… không biết họ có “xấu hổ” không nhỉ? Chịu!
Bùi Hoàng Tám

Cá chết hàng loạt: Chúng ta đừng đánh đổi sức khoẻ của đời này, nhiều đời sau 27/04/16 06:48

Cá chết hàng loạt: Chúng ta đừng đánh đổi sức khoẻ của đời này, nhiều đời sau

27/04/16 06:48
Theo Giáo sư Phạm Gia Khải, chúng ta không thể chậm trễ hơn được nữa. Vụ cá chết ở Hà Tĩnh thực sự nguy hiểm, nếu không tìm rõ nguyên nhân thì thế hệ con cháu sẽ oán trách chúng ta.
Giáo sư Phạm Gia Khải trao đổi với phóng viên Infonet.vn
Dư luận đang hết sức bức xúc về tình trạng cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên Huế có thể gây ra đại dịch cho sức khoẻ người Việt. Là chuyên gia tim mạch hàng đầu, một người đã có hơn 50 năm gắn với nền y học nước nhà, Giáo sư Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam đã có những chia sẻ với báo Infonet.vn.

Thưa Giáo sư, thời gian vừa qua ông có theo dõi về vụ việc cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh không? Quan điểm của ông như thế nào?

Giáo sư Phạm Gia Khải: Tôi có theo dõi và tôi nghĩ đây thực sự là vụ việc lớn, không chỉ là đơn thuần vài con cá chết. Tôi đồng ý rằng cái ống dẫn nước đạt chuẩn, tuy nhiên tôi nghĩ rằng cái quan trọng là người ta thải ra cái gì?

Các chuyên gia hoá học đã phân tích, nếu đúng là các chất đó thì đây toàn chất độc. Nếu anh dùng chất độc thì anh phải khử đi nhưng đằng này, chúng ta không có ai kiểm nghiệm xem đã khử chưa.

Tôi nghĩ vụ việc này sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người Việt Nam về mặt kinh tế. Không chỉ là không có cá để đánh bắt mà cả miền Bắc Trung Bộ cũng không có khách du lịch. Ai dám tắm nước biển nhiễm độc đến con cua cũng chết?
Chúng ta không thể nghèo mà làm giàu bằng mọi cách được. Tôi cho rằng mình không thể biện minh vì nghèo mà phải làm thế được. 
Hiện nay người dân khu vực cá chết rất hoang mang vì họ không dám ăn cá, bán cá không có người mua và thực sự đã có người bị ngộ độc vì ăn cá biển chết. Theo giáo sư đã đến lúc chúng ta cần cảnh báo về sức khoẻ để người dân không ăn cá chết?
Giáo sư Phạm Gia Khải: Tôi nghĩ chúng ta nên cảnh báo, các cơ quan liên quan nên cảnh báo để người dân không ăn cá, cua, tôm chết ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Có điều lạ, tôi thấy có ông lãnh đạo ở Hà Tĩnh bảo người dân cứ ăn cua, cá đi, không sao đâu. Đây là thiếu trách nhiệm, ông chưa ăn mà lại bảo người dân ăn. Có lẽ, người ta muốn xoa dịu dư luận chăng?

Một sự kiện tương tự như hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam từng xảy ra ở vịnh Minamata, Nhật Bản gây ngộ độc thủy ngân cho các cư dân địa phương và gây ra căn bệnh được gọi là bệnh Minamata sau khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng. Giáo sư có “chẩn đoán” về những nguy cơ sức khoẻ cho người dân ở vùng biển có cá chết và ăn hải sản chết như thế này không?
Giáo sư Phạm Gia Khải: Câu chuyện ở vịnh Minamata xảy ra cách đây hơn 50 năm ở Nhật Bản, tôi nghĩ nếu chúng ta không tìm hiểu rõ nguyên nhân vụ việc thì câu chuyện ở nước ta còn nguy hiểm hơn rất nhiều. 
Hiện nay, tôi được biết chúng ta đang cho thuê đất ở Vũng Áng là 70 năm và nếu không tìm rõ nguyên nhân thì con cháu chúng ta không biết sẽ ra sao. Chúng ta sẽ bị chết ngạt bởi chất độc. Những hoá chất đó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân, nhất là hiện nay tình trạng bệnh tật không lây nhiễm như ung thư, tim mạch rất phức tạp. 

Trước vụ việc tôm cá chết vì nghi án từ nước thải khu Formosa Hà Tĩnh, đại diện của đơn vị này đã cho rằng chúng ta chỉ có thể lựa chọn một là gang thép, hai là tôm cá. Chúng ta nên chọn gì đây thưa giáo sư ?
Giáo sư Phạm Gia Khải: Với cương vị người làm y tế, tôi thấy sức khoẻ của người dân đang bị đe doạ. Tôi nghĩ nhà cầm quyền chúng ta phải làm gì ngay đi, đừng đánh đổi sức khoẻ của đời này và nhiều đời sau.
Tôi thấy người ta vẫn chưa dám kết luận điều gì bởi tất cả mới chỉ là dự đoán. Các chuyên gia hoá học đã vào cuộc phân tích cảnh báo nhưng không thể dồn hết lên họ.
Câu chuyện ở Hà Tĩnh tôi thấy thực sự rất buồn, tôi không thể nào chấp nhận được người ta có thể đánh đổi sức khoẻ hàng triệu con người nhưng rồi vẫn im lặng như thế.
Vâng xin cảm ơn Giáo sư!
Phương Thúy

Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế


Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế

16:50     27-5-2015
(ĐSPL) - Làng Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) cách TP Huế khoảng 40km, nơi đây nổi bật bởi dải rừng lộc vừng xanh mướt, hàng trăm năm tuổi.
Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh làng là ba bậc cao niên nằm trong Hội đồng làng Siêu Quần. Kể về lịch sử của rừng lộc vừng, các cụ cho biết, làng Siêu Quần khi xưa thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, vốn là điểm cuối của vùng đất mà vua Chăm dâng Đại Việt, được lập ra vào năm 1306.
Những bậc tiền hiền của làng đã trồng cây lộc vừng tổ trên đất chùa của làng. Sau khi đắp đê ngăn mặn, nhận thấy cây lộc vừng có những đặc tính hợp với thổ nhưỡng, họ đã quyết định chọn giống cây này trồng đại trà trên những con đê để giữ đất, chắn sóng.
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 1
SkipAd
Ad finishes in 15 seconds
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 2
Rừng lộc vừng 500 năm tuổi trải dài bao bọc chở che ngôi làng
Để khuyến khích người dân trồng lộc vừng, "Ngài Khai Canh" (Người lập làng - PV) lúc bấy giờ đã đưa ra quy ước, ai trồng càng nhiều lộc vừng sẽ được thưởng càng nhiều gạo và áo. Người dân sau khi trồng lộc vừng được thưởng gạo nhưng không thấy thưởng áo đã đem lòng thắc mắc. Tuy nhiên, khi lộc vừng tốt tươi, trải qua bao trận bão lũ thiên tai, làng Siêu Quần vẫn bình yên vô sự nhờ sự chở che của những dải lộc vừng trồng trên bờ đê, họ mới ngộ ra tấm áo mà Ngài Khai Canh nói đến chính là những cây lộc vừng do chính mình trồng.
Trong ký ức của các cụ cao niên, hình ảnh những cây lộc vừng đã gắn bó với tuổi thơ của bao thế hệ với những trưa hè chăn trâu cắt cỏ nằm ngủ, chơi đùa dưới tán cây. Trong kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ cứu nước, rừng lộc vừng đã như “tấm áo giáp” chở che cho các đơn vị bộ đội, dân quân du kích.
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 3
Trước ngõ mỗi nhà dân ở làng Siêu Quần đều trồng cây lộc vừng
Không chỉ vậy, rừng lộc vừng còn cứu đói cho cả dân làng trong những ngày đói kém, không thể sản xuất. Nhớ về những ngày đó, một cụ ông trong làng chia sẻ: "Ngày ấy, chiến tranh loạn lạc, người dân trồng trọt luôn bị mất mùa, không có gạo, sắn ăn. Để sống qua ngày, cha mẹ chúng tôi thường hái ngọn lộc vừng ăn. Thứ nấu canh, thứ ăn sống kẹp với con rạm nấu. Món đó, vừa có sẵn, vừa ngon mà cũng rất bổ dưỡng".
Đến nay, rừng lộc vừng không ngừng phát triển với diện tích khoảng 20ha, chiếm 1/5 diện tích làng.
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 4
Những cây lộc vừng lâu năm bị phủ bởi rêu phong và những giò lan rừng
Để giữ được rừng lộc vừng cho đến ngày hôm nay là nhờ hương ước của làng. Trong đó, hương ước làng có quy định, ai chặt hoặc đào bán lộc vừng trong làng sẽ bị phạt 500.000 đồng, nêu tên trên loa phát thanh xã, đồng thời phải có mâm trau cầu, rượu đưa ra đình làng tạ lỗi với dân làng.
"Những năm trước, cây lộc vừng được giá. Nhiều kẻ xấu về đào trộm lộc vừng. Dân làng chúng tôi phải thành lập một đội bảo vệ canh gác thường xuyên để giữ áo cho làng", một bô lão khác cho hay.
Đến làng Siêu Quần, hàng cây lộc vừng có lẽ là hình ảnh được bắt gặp nhiều nhất. Nhà nhà ai cũng có cây lộc vừng trước ngõ. Những ngày này, những nhánh hoa lộc vừng bắt đầu chớm nụ, có những dải hoa đã bắt đầu trổ hoa, tạo thành dải màu đỏ rực nổi bật trên nền lá màu xanh trông rất đẹp mắt.
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 5
Cây lộc vừng tổ trồng trên đất của chùa làng
Làng hiện nay có 5 hàng lộc vừng được đặt theo những tên gọi từ xưa do cha ông đặt: bàu Rộng, bàu Tranh, duồng (hàng) Na, duồng Nọ, duồng Bạn. Về số lượng cây lộc vừng, theo thống kê thì lên đến hàng ngàn. Trong đó, có khoảng 1000 cây có tuổi đời trên 500 năm tuổi. Những cây nhỏ vài chục năm tuổi thì nhiều vô kể.
Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 6

Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 7

Thăm rừng lộc vừng 500 năm tuổi ở xứ Huế - Ảnh 8
Những dải hoa lộc vừng nở rộ đỏ rực khoe sắc
Nổi bật và tự hào nhất vẫn là cây lộc vừng tổ được trồng trên đất chùa của làng. Cây này được trồng từ thời vua Trần Anh Tông ( khoảng năm 1306) khi lập làng. Được biết, hiện nay làng Siêu Quần đang lập hồ sơ gửi VACNE (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) đề nghị vinh danh cây lộc vừng tổ này và một số cổ thụ khác của làng là cây Di sản Việt nam.
LÊ KÔNG

Báo Lao Động dịch lươn lẹo phát biểu của Tổng thống Obama

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Năm, ngày 26 tháng 5 năm 2016 | 26.5.16

Lại dịch lươn lẹo...

Ngày 24/5/2016 TT Obama đã phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 người Việt. Bản tiếng Anh của diễn văn được công bố trên trang chính thức của TT Mỹ. Báo Lao Động đã công bố bản dịch mà họ gọi là “Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam” . Tôi xin so sánh những chỗ sai sót đáng kể (bỏ qua những chỗ kém chính xác có thể vì người dịch yếu tiếng Anh). Để ý những lời ông Obama nói về nhân quyền, nhân phẩm, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, tự do biểu tình, đã bị bỏ hoàn toàn. Nói về thầy Thích Nhất Hạnh bị cắt bỏ. “Human dignity” (phẩm giá con người) trở thành “sự ổn định”! Ngay cả những lời Obama trích dẫn từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cũng bị lược bỏ, cắt xén khi đụng tới nhân quyền!

http://congly.com.vn/data/news/2016/5/25/78/ongobamaphatbieu.jpg
Tổng thống Obama phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 cử tọa
Obama: So I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperity, security and human dignity that we can advance together

Báo Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và SỰ ỔN ĐỊNH để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.

Dịch đúng: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng hướng về tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI để chúng ta có thể cùng tiến.

Obama: Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”

LĐ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.

Dịch đúng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. TẠO HÓA CHO HỌ NHỮNG QUYỀN KHÔNG AI CÓ THỂ XÂM PHẠM ĐƯỢC; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Obama: You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.

: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].

Dịch đúng: Các bạn cũng đang nâng cao tiếng nói cho các vấn đề mà các bạn quan tâm, như cứu sống những cây cổ thụ của Hà Nội.

Obama: We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”

LĐ: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].

Dịch đúng: [hai nước] chúng ta đã học được một bài học được giảng dạy bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã nói, "Khi đối thoại thực sự, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi."

Obama: Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.

LĐ: Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh.

Dịch đúng: Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến.

Obama: We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.

LĐ: Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột

Dịch đúng: Chúng ta dã cho thấy rằng sự tiến bộ và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI được thúc đẩy tốt nhất bằng sự hợp tác chứ không phải bằng xung đột.

Obama: . In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.

LĐ: Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục

Dịch đúng: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại chảy vào bất cứ nơi nào có chế độ pháp trị, vì KHÔNG AI MUỐN TRẢ TIỀN HỐI LỘ ĐỂ KHỞi LẬP MỘT DOANH NGHIỆP. Không ai muốn bán được hàng, đi học NẾU HỌ KHÔNG BIẾT HỌ SẼ ĐƯỢC ĐỐI XỬ RA SAO. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công ăn việc làm sẽ đi đến những nơi mà NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO TỰ SUY NGHĨ VÀ TRAO ĐỔI Ý KIẾN VÀ ĐỔI MỚI.

Obama: This fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.

LĐ: mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Dịch đúng: mùa thu năm nay Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM – ĐH ĐỘC LẬP, phi lợi nhuận đầu tiên của VN - NƠI SẼ CÓ TỰ DO HỌC THUẬT HOÀN TOÀN và học bổng cho những người cần.

Obama: [nói về TPP] For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions and prohibitions against forced labor and child labor.

LĐ: Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

Dịch đúng: [nói về TPP] Lần đầu tiên tại Việt Nam, QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP và cấm đối với lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

Obama: They're written into the vietnamese constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese Constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we -- those of us in government -- are being true to these ideals.

LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]

Dịch đúng: NHỮNG [QUYỀN] NÀY ĐÃ GHI VÀO HIẾN PHÁP VIỆT NAM, TRONG ĐÓ NÓI RẰNG "CÔNG DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO BÁO CHÍ, VÀ CÓ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN HỘI HỌP, QUYỀN LẬP HỘI VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH." HIẾN PHÁP VIỆT NAM NÓI VẬY ĐÓ. (vỗ tay.) Vì vậy, thực sự, đây là một vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi nước, cố gắng để luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này, ĐẢM BẢO RẰNG CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI CHÍNH PHỦ - THỰC TÂM VỚI NHỮNG LÝ TƯỞNG ẤY.

Obama: In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international norms. Under recently passed laws, the government will disclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps.

LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]

Dịch đúng: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. việt nam đã cam kết sửa đổi luật pháp của mình cho phù hợp với hiến pháp mới của mình và với tiêu chuẩn quốc tế. theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ tiết lộ nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Đây là những bước tích cực.

Obama: When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began -- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it. When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse -- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works. When candidates can run for office and campaign freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.

When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable. And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholding these rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.

LĐ: [bỏ hẳn đoạn này]

Dịch đúng: KHI CÓ TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN, VÀ KHI MỌI NGƯỜI CÓ THỂ CHIA SẺ Ý TƯỞNG VÀ TRUY CẬP INTERNET VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI KHÔNG BỊ HẠN CHẾ, những cái đó sẽ là nhiên liệu mà nền kinh tế sáng tạo cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới xảy ra. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi đã bắt đầu - vì ai đó đã có một ý tưởng mới. Nó khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó. Khi có tự do báo chí - khi các nhà báo và blogger có thể chiếu sáng những bất công và lạm dụng quyền lực – cái đó sẽ bắt các quan chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin của công chúng rằng guồng máy chạy tốt. Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm cho nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và sự thay đổi hòa bình là có thể. Và nó đem những người mới vào guồng máy [chính quyền].

Khi có tự do tôn giáo, không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi cốt yếu của tất cả các tôn giáo lớn, nhưng còn là CHO PHÉP CÁC NHÓM TÔN GIÁO PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG CỦA MÌNH QUA CÁC TRƯỜNG HỌC VÀ BỆNH VIỆN, VÀ CHĂM SÓC CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI YẾU THẾ. VÀ KHI CÓ TỰ DO HỘI HỌP - KHI NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TỰ DO TỔ CHỨC TRONG XÃ HỘI DÂN SỰ - THÌ QUỐC GIA SẼ CÓ THỂ ĐỐI PHÓ TỐT HƠN NHỮNG THÁCH THỨC MÀ ĐÔI KHI CHÍNH QUYỀN KHÔNG THỂ TỰ MÌNH GIẢI QUYẾT. Vì vậy, quan điểm của tôi là bảo vệ, khuyến khích các quyền này không đe dọa sự ổn định, mà lại thực sự củng cố sự ổn định và là nền tảng của sự tiến bộ.

Phạm Quang Tuấn

(FB Phạm Quang Tuấn)

Ai chỉ đạo sửa tin ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ 68,32% thành 86,32%?


Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Ba, ngày 31 tháng 5 năm 2016 | 31.5.16


BÁO TIỀN PHONG CÓ ĐÁNH MÁY NHẦM KHI ĐƯA TỶ LỆ ĐẮC CỬ CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ 68,32%

Báo giấy Tiền phong ngày 28/5/2016 và được sửa lại ngày 29/5/2016
Ngày 28/5 báo giấy Tiền Phong đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ chỉ 68,32%. Qua ngày 29/5, báo Tiền Phong online và các báo khác đồng loạt đưa tin ông Trọng đắc cử với tỉ lệ 86,32%. Có vẻ như báo TP đã đánh máy nhầm con số từ 86,32% thành con số 68,32% và nghe nói báo ấy phải họp kiểm điểm và sẽ bị xử lý đích đáng vì cái sự nhầm lẫn cực kỳ chết người nầy.

Nhưng liệu báo TP có đưa lộn con số hay không?

Bản tin ấy có đoạn nguyên văn như sau:

"Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đắc cử với tỷ lệ cao nhất 87,16%, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch HĐND TP Hà Nội trúng cử với tỷ lệ 72,5%, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ 68,32%"

Nếu thật sự ông Trọng đắc cử 86,32% thì ông đứng thứ nhì sau ông Hoàng Trung Hải, nên trong bản tin phải xếp ông vào vị trí thứ hai sau ông Hải và trước bà Bích Ngọc dù con số có bị đánh nhầm thành 68,32%.

Nhưng báo TP vẫn xếp chắc nụi ông Trọng vào vị trí thứ ba khi đưa tin. Báo chỉ có thể đánh máy nhầm con số chứ không thể nào đánh máy nhầm cả một đoạn văn xếp thứ tự như trên được.

Mà bản tin quan trọng loại nầy thì ai đã từng làm báo đều biết ngay là phải bê nguyên xi và chính xác đến từng dấu chấm phẩy của cơ quan thẩm quyền gởi qua. Báo TP có được ông trời chống lưng cũng không dám tự ý thay đổi vị trí ông Trọng từ thứ hai xuống thứ ba được khi lỡ gõ nhấm con số 68,32%.

Báo TP không thể nào nhầm lẫn.

Vậy thì sự nhầm lẫn nầy là từ ban bầu cử Hà Nội? Không thể nào có chuyện nầy vì sau khi có kết quả bầu cử và trước khi công bố ra báo chí, bản thông báo kết quả ấy phải được duyệt qua cấp cao nhất của địa phương là bí thư thành uỷ Hà Nội. 

Ban bầu cử Hà Nội có thể đánh máy nhầm chứ liệu thành uỷ Hà Nội có dám để nhầm một chuyện cực kỳ quan trọng như thế này không? Nhắc lại ở đây không chỉ nhầm con số mà nhầm cả vị trí trong bản thông báo.

Một người quan trọng như tổng bí thư thì dù kết quả kiểm phiếu có thấp thì cấp uỷ địa phương cũng phải tự động nâng lên con số cho đẹp trước khi thông báo ra ngoài mới phải đạo.

Tuy nhiên báo TP vẫn nhận được bản tin đã qua duyệt và đưa nguyên xi lên. Tại sao như vậy? Rất là vấn đề.

Vấn đề là thành uỷ Hà Nội đang vút râu hùm.