Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Thừa Thiên-Huế,mưa lũ

Thừa Thiên-Huế,cập nhật tình hình mưa lũ toàn tỉnh 

TTH.VN - Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu cơn bão số 12 và nhiều động trong đới gió đông trên cao hoạt động mạnh nên từ ngày 3-8/11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn, lượng mưa phổ biến từ 200-630mm, xuất hiện lũ lớn trên các sông.
  • 21h 30
  • Dự kiến đêm nay và sáng ngày mai (6/11) lũ trên các con sông sẽ đạt đỉnh. Ảnh: A. Túc
    Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, mực nước lúc 21h ngày 5/11 trên các sông cụ thể như sau:
    - Sông Hương tại Kim Long 4,03 m; trên báo động 3 là 0,53m;
    - Sông Bồ tại Phú Ốc 4,85 m; trên báo động 3 là 0,35m;
    - Sông Tả Trạch tại Thượng Nhật 60,57m;
    - Sông Ô Lâu tại Phong Bình 2,47m;
    - Sông Truồi tại Cầu Truồi 3,08m;
    Dự báo đêm nay và sáng ngày mai (6/11) lũ trên các sông Hương, sông Ô Lâu đạt đỉnh, sau xuống chậm. Sông Bồ, Truồi xuống chậm. Cụ thể như sau:
    - Sông Hương tại Kim Long dao động ở mức 4,0m; trên mức báo động 3 là 0,5m;
    - Sông Bồ tại Phú Ốc dao động ở mức 4,7m; trên mức báo động 3 là 0,2m;
    - Sông Tả Trạch tại Thượng Nhật ở mức 60,0m;
    - Sông Ô Lâu tại Phong Bình đạt đỉnh ở mức 2,6m;
    - Sông Truồi tại Cầu Truồi xuống mức 2,8m;
    Cảnh báo Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi của các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và ngập lụt sâu, thời gian kéo dài nhiều ngày ở các vùng thấp trũng của huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, TP Huế. Nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài ở các vùng thấp của huyện Quảng Điền, Phong Điền và thị xã Hương Trà.
    Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
    Tình hình mưa lũ diến biến rất phức tạp, cần theo dõi các bản tin tiếp theo.
  • 20h 55
  • * Phú Vang: Di dời 173 hộ với 638 nhân khẩu
    Nước ngập ở thôn Chiết Bi xã Phú Thượng. Ảnh: Q. Anh
    Thông tin từ UBND huyện Phú Vang cho biết, 20h giờ ngày 5/11, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, có 3.124 nhà dân bị ngập từ 0,1-0,4 mét. (Phú Dương: 650 nhà, Phú Mậu 750 nhà, Phú Thanh 800 nhà, Phú Thượng 600 nhà, Phú Mỹ 250 nhà, Phú Đa 74 nhà).
    10 ha hoa tết ở xã Phú Mậu bị ngập sâu có khả năng hư hỏng hoàn toàn; 16 lồng cá ở xã Vinh Thái bị trôi; rau màu bị ngập, hư hỏng 32 ha (Vinh Phú 2 ha, Phú Mậu 30 ha). Diện tích hạ triều ở các xã bị ngập 786 ha. Xã Vinh An bị đổ ngã 125 cây, 2 trụ điện hạ thế.
    UBND huyện và các xã đã triển khai một số biện pháp cấp bách đối phó mưa lũ, di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn; Hiện đã di dời 173 hộ với 638 nhân khẩu. (Phú Dương 15 hộ/ 70 khẩu, Phú Mậu 53 hộ/ 160 khẩu, Vinh Phú 4 hộ/ 18 khẩu, Phú Mỹ 10 hộ/ 30 khẩu, Phú Thượng 17 hộ/ 73 khẩu, Phú Thanh 44 hộ/ 142 khẩu, Phú Đa 15 hộ/ 53 khẩu, Thuận An 15 hộ/ 92 khẩu).
    Lãnh đạo huyện chỉ đạo cho các địa bàn thấp trũng phải thường xuyên kiểm tra tình hình mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng người dân, nghiêm cấm người dân đi lại trong vùng nước chảy xiết, ngập sâu, tổ chức trực 24/24h để theo dõi, ứng phó tình hình, diễn biến phức tạp của thời tiết.






  • 20h45
  • Thuyền neo đậu trên một nhánh sông Hương khi khi mực nước dâng chiều 5/11. Ảnh: L.Tuệ
    Tin từ UBND TP. Huế, tính đến 19h hôm nay (5/11), thành phố đã di dời 668 hộ dân, 2.022 khẩu.
    Trên địa bàn thành phố có một người bị chết và một người mất tích. Người chết là ông Nguyễn Văn Kim (sinh năm 1963 trú tại 62 Trần Nhật Duật, phường Thuận Lộc) do bị lật thuyền; người mất tích là em Hồ Lê Mạnh Tường (14 tuổi, trú tại 94/47 Dương Văn An, phường Xuân Phú) do lội nước.
    Như vậy, đến nay toàn tỉnh có 2 người chết, 1 người bị thương, 3 người mất tích do mưa lũ.
    BCH PCTT & TKCN tỉnh cảnh báo, mưa lớn sẽ tiếp tục kéo dài đên ngày 7/11. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi và ngập lụt tại các vùng trũng. Đối với Thủy điện Hương Điền sẽ còn tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn.
  • 19h15
  • * Toàn cảnh diễn biến mưa lũ tính đến 18h tối 5/11.
    Toàn cảnh tình hình mưa lũ tại Thừa Thiên Huế. Đồ họa: Thượng Hiển
  • 19h
  • Nước ngập bên dưới chân cầu Dã Viên
    Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, lũ trên các sông đang lên. Mực nước lúc 18h giờ ngày 5/11 trên các sông đang ở mức rất cao. Cụ thể như sau:
    - Sông Hương tại Kim Long 4,07 m; trên báo động 3 là 0,57m;
    - Sông Bồ tại Phú Ốc 5,03 m; trên báo động 3 là 0,53 m; thấp hơn lũ lịch sử
    năm 1999 là 0,15m.
    - Sông Tả Trạch tại Thượng Nhật 60,94 m;
    - Sông Ô Lâu tại Phong Bình 2,44 m;
    - Sông Truồi tại Cầu Truồi 3,19 m;
  • 19h
  • * Chợ truyền thống ngưng bán, siêu thị hút khách
    Một số chợ truyền thống trên địa bàn TP. Huế và những vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà… gần như ngưng hoạt động.
    Sáng ngày 5/11, các chợ trung tâm như Bến Ngự, An Cựu, Ngô Đức Kế, Cống… gần như phải “di tản” lên những đoạn đường cao, không bị ngập để mua bán. Ngoại trừ những tiểu thương dự trữ sẵn hàng thực phẩm tươi sống, khô trước đó và một số gánh hàng cá “vượt lũ” từ các kênh đầu mối phục vụ cho người dân, còn lại, hầu như các mặt hàng tiêu dùng khác đều nghỉ bán. Do lượng hàng hóa ít, trong khi nhu cầu người dân mua dự trữ, tiêu dùng trong các ngày lũ tăng lên nên giá một số mặt hàng tươi sống như rau củ, thịt, cá, tôm có nhích lên so với ngày thường.
    Đến 17 giờ ngày 5/11, hầu như các chợ trên địa bàn TP. Huế đều đóng cửa. Một số tạm họp chợ ở các tuyến đường không ngập lụt cũng đã hết hàng thực phẩm, tươi sống
    Do bị cô lập, Siêu thị Big C dù nằm ở vị trí trung tâm thành phố nhưng trong ngày 5/11, lượng khách đến siêu thị cũng đã giảm. Chỉ có một số khách du lịch bị mắc kẹt lại siêu thị và một số người dân, sinh viên sinh sống gần siêu thị là vẫn tiếp tục đến mua sắm. Hoạt động giao hàng tận nhà của siêu thị cũng không thể phục vụ.
    Bà Nguyễn Thị Nhã Uyên, Thư ký Giám đốc Siêu thị Big C Huế thông tin, từ sáng đến 15h30, siêu thị đón 1.005 khách chủ yếu đến mua các mặt hàng như mì gói, rau chủ quả, thịt, lương thực khô. Trong khi đó, cũng đến thời điểm hiện tại của ngày 4/11, siêu thị đón 1.551 khách.
    Ngoài mặt hàng rau quả tươi sống nhập về hằng ngày, siêu thị Big C Huế dự trữ kho hàng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ cung cấp từ 3 đến 4 ngày nếu với số lượng khách như thường nhật.
    Người dân mua hàng ở siêu thị ngày 5/11. Ảnh: Hoài Thương
    Trong ngày 5/11, siêu thị Co.Opmart Huế đón lượng khách đến mua các mặt hàng tươi sống, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu tăng từ 10- 20% so với ngày thường.
    Ông Lê Thanh Tú, Giám đốc Siêu thị Co.Opmart Huế cho biết, siêu thị sẽ phục vụ cho đến khi hết khách hàng mới đóng cửa, cho dù sau 22 giờ như thường ngày. Trong những ngày tiếp theo, dù tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, siêu thị vẫn đảm bảo đủ lượng hàng hóa để phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng rau củ quả, mì gói, dầu ăn, nước mắm… Giá cả các mặt hàng vẫn duy trì ổn định.
    Theo Sở Công thương, để đảm bảo lương thực thực phẩm phục vụ người dân mùa lụt bão, Sở đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp trên địa bàn dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền. Các địa phương cũng đã chủ động hợp đồng với các cửa hàng, doanh nghiệp dự trữ hàng hóa tại địa phương, đảm bảo phương châm 4 tại chỗ. Đối với các vùng thấp trũng, dễ bị cô lập, chính quyền địa phương cũng đã vận động người dân tích trữ lương thực, thực phẩm từ 5- 7 ngày, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu đói, rét trong những ngày mưa lụt xảy ra.
  • 18h
  • Phú Lộc: Chưa có thiệt hại về người
    Nước ở các sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu... dâng cao do nước nguồn đổ về quá lớn, mực nước ở Hồ Truồi cao trình 42m, vượt tràn xả lũ. Hầu hết các khu vực thấp trũng ở các xã, thị trấn trên địa bàn đều bị ngập. Điện bị cúp toàn huyện từ 21 giờ ngày 4/11, đến hơn 17 giờ ngày 5/11, một số khu vực như thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì đã có điện trở lại. Còn các xã khu I, Khu II, khu III vẫn chưa có điện.
    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà kiểm tra tình hình mưa lũ tại xã Vinh Hải
    Clip Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà kiểm tra tình hình mưa lũ tại xã Vinh Hải
    Xã Lộc Bổn trên 70% nhà dân bị ngập. Tại xã Lộc Hòa có khoảng 100 hộ bị ngập. Tại Lộc Thủy các thôn Thủy Yên Thượng, Thủy Cam, Thủy Yên Hạ có 37 hộ có nguy cơ sạt lở; có 550 hộ bị ngập trên dưới 1m. Tại Lộc Tiến có 569 hộ bị ngập; trong đó, 144 hộ ngập trên 1 m. Tại Lộc Trì, các thôn Đông Hải, Lê Thái thiện, Hòa Mậu, Cao Đôi xã, Trung Phước Tượng ngập sâu trên 01m. Tại xã Lộc An có 11/13 thôn bị ngập từ 0,5 đến 1,5m. Tại thị trấn Phú Lộc các Tổ dân phố 4,5,6,7 nước ngập trên dưới 1m. …
    Các tuyến đường giao thông nông thôn ở các xã như: Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc An, Lộc Thủy, Lộc Trì, Lộc Tiến, thị trấn Lăng Cô (Hói Dừa, Hói Mít) bị ngập sâu từ 0,3 – 1m, gây chia cắt.
    Toàn huyện đã di dời 235 hộ dân ở các vùng bị ngập sâu và vùng có nguy cơ sạt lở cao (Lộc Bổn 110 hộ; Lộc Bình 32 hộ với 152 khẩu; Lộc Tiến 09 hộ với 30 khẩu; Lộc Thủy 04 hộ; Lộc Điền 71 hộ với 215 khẩu; Xuân Lộc 09 hộ với 34 khẩu).
    Về xâm thực biển, tại thị trấn Lăng Cô, biển xâm thực, sạt lở cửa biển Lăng Cô 120 m (tại Khu vực trạm Biên phòng Lăng Cô). Tại Vinh Hải, nước biển tiếp tục tràn qua tuyến đường giao thông Tỉnh lộ 21, xâm thực toàn tuyến bờ biển dài gần 3km, có đoạn chỉ còn 0,5 m chiều rộng đê. Cửa biển Vinh Hiền bị xâm thực về phía xã Lộc Bình (đoạn đường về thôn Hải Bình).
    Chiều 5/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Bùi Thanh Hà cùng ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về kiểm tra tình hình mưa lũ tại Phú Lộc, đặc biệt là kiểm tra tình hình sạt lở do biểm xâm thực ở Vinh Hải. Phó Bí thư Thường trực yêu cầu lãnh đạo huyện Phú Lộc tăng cường cảnh báo cho người dân biết về tình hình, các địa phương phải túc trực, tuyeeth đối không chủ quan, chủ động các phương án tránh những thiệt hại đáng tiếc, nhất là về con người. Sau lũ huyện nhanh chóng tổng hợp và đề xuất phương án xử lý sạt lở bờ biển Vinh Hải, nếu không sẽ ảnh hưởng đến 170ha diện tích trồng lúa. Trước mắt, có phương án hàn tạm thời những điểm sạt lở.
  • 17h 30
  • Trường mầm non Hoa Hồng (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) bị ngập trong ngày 5/11. Ảnh: Hữu Phúc
    Chiều 5/11, ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, theo yêu cầu của UBND tỉnh, để đảm bảo an toàn cho học sinh và cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh, tất cả trường học, cơ sở giáo dục thuộc các cấp học sinh trong tỉnh được nghỉ học vào ngày 6/11 do ảnh hưởng của bão số 12. Sở GD&ĐT đề nghị phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và TP. Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão lũ; thông tin kịp thời, đầy đủ đến lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh; nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh.
    Sở GD&ĐT tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành giáo dục ngừng ngay việc tổ chức các cuộc họp, các hoạt động không cấp thiết để tập trung nhân lực rà soát kế hoạch, các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn cho cơ sở vật chất nhà trường, bảo quản tốt hồ sơ, thiết bị giảng dạy, chủ động ứng phó khi mưa bão xảy ra.
    * Cũng trong chiều 5/11, văn phòng Đại học (ĐH) Huế cho biết vừa gửi thông báo đến các trường thành viên, khoa trực thuộc theo dõi kỹ tình hình mưa lũ và chủ động cho sinh viên nghỉ học vào ngày 6/11.
    Ngày 5/11 là chủ nhật nên sinh viên các trường được nghỉ học. Tuy nhiên, các đơn vị đều đã chủ động trực và theo dõi diễn biến mưa lũ. Lãnh đạo ĐH Huế cũng đến các đơn vị để kiểm tra tình hình thực tế. Hiện, vẫn chưa có vấn đề gì xảy ra.

  • 17h15
  • Tính đến chiều nay ( 5/11), toàn tỉnh đã có 3 người chết. Cụ thể, lúc 10h, cháu Hồ Phi Ấn (4 tuổi, thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền bị nước lũ cuốn trôi  khi gia đình đang dọn nhà, không chú ý để cháu chạy ra sân và bị nước lũ cuốn trôi. Đến chiều nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu ấn tại một bụi tre cách nhà 50m.
    Cũng trong sáng nay hai cha con ông Phan Văn Quốc (57 tuổi) và Phan Thị Thúy (25 tuổi), trú tại thôn Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, TX Hương Thủy khi đang chở nhau đi làm qua cầu gần trung tâm xã bị nước lũ cuốn trôi. Đến chiều nay, dù lực lượng chức năng đã được huy động tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy.
  • 17h
  • Đến 16h ngày 5/11, TP. Huế có 389 hộ với 1.509 khẩu được chuyển đến các nơi an toàn, trong đó phường Thủy Biều có 81 hộ với 351 khẩu, Vỹ Dạ 90 hộ với 270 khẩu, Phú Hòa 50 hộ với 172 khẩu… Cùng với công tác di dân, UBND các phường đã tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm cho bà con nhằm đảm bảo không để người dân bị đói, thiếu lương thực khi tránh lũ. 
    Nhiều xe ô tô của người dân bị chết máy do mực nước dâng cao khi lưu thông trên địa bàn TP Huế. Ảnh: Thanh Hương
    Phó trưởng Ban chỉ huy PCLB TP. Huế - Đồng Sỹ Toàn cho biết, nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của người dân, UBND TP. Huế đã chỉ đạo các phường tổ chức di dân từ các vùng thấp trũng, các khu vạn đò đến các địa điểm an toàn. 
    Theo đánh giá của Ban chỉ huy PCLB TP. Huế, đến thời điểm này trên địa bàn chưa có thiệt hại về người, tuy nhiên về nông nghiệp và tài sản của dân thì khá nhiều, trong đó nhiều diện tích đất hoa màu bị ngập nước, hàng trăm xe ô tô chết máy khi lưu thông trong lũ…   

  • 16h00
  • Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra sạt lở ở Vinh Hải, Phú Lộc 
  • 15h 15
  • *Tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, anh Hoàng Dũng (sinh năm1975, ở Hạ Lang) bị nước lũ cuốn theo bè cá. Nhận được tin, Công an huyện Quảng Điền phối hợp chính quyền địa phương và Nhân dân tìm kiếm cứu hộ. Đến 11h10, anh Dũng đã được tìm thấy và sơ cứu tại địa bàn xã Quảng Thọ.
    Clip: Anna
    Anh Dũng được băng bó vết thương. Ảnh: Hồ Quang Nam 
  • 15h
  • *Quảng Điền: 639 nhà bị ngập sâu
    Hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu từ 0,3 – 0,8m; trong đó: Quảng Thọ: 150 nhà, Quảng Phước: 60 nhà, Quảng Phú: 160 nhà, Quảng Thành 149 nhà, Quảng An 120 nhà.
    Một số lồng cá của người dân bị cuốn trôi . Ảnh: Thanh Phượng
    Mưa lũ gây ngập úng 100 ha hoa màu vụ Đông (Quảng Thành: 50 ha, Quảng Thọ: 30 ha, các xã còn lại: 20 ha); trên 5.000 cây chuối bị đổ ngã (Quảng An, Quảng Phú). Thống kê sơ bộ có 13 lồng nuôi cá trên sông Bồ bị nước lũ cuốn trôi (Quảng Phú 10 lồng, Quảng Thọ 03 lồng). Ảnh hưởng của mưa lũ đã làm sạt lở nghiêm trọng một số tuyến đê bao, kênh mương nội đồng trên địa bàn các xã: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thành. Hiện nay, do mực nước còn đang ngập sâu nên chưa thống kê được thiệt hại cụ thể. Các tuyến đường chính bị ngập, có đoạn ngập sâu 0.5-1m. Các trục đường trục thôn, trục xã đã bị ngập hoàn toàn, giao thông đã bị chia cắt ở các xã vùng thấp trũng Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành.
    Nước ngập ở Quảng Phú. Ảnh: Thanh Phượng
    Huyện đang chỉ đạo các xã, thôn tiến hành sơ tán người dân ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Hiện đã sơ tán 129 hộ với trên 255 khẩu; trong đó: Quảng Phú: 28 hộ/99 khẩu; Quảng Thọ: 02 hộ/2 khẩu; Quảng Thành: 42 hộ/57 khẩu; Quảng Phước: 57 hộ/97 khẩu. Hiện nay, nước đang dâng lên mạnh, các xã, thị trấn đang tiếp tục vận động, di dời dân ở các vùng thấp trũngđến nơi an toàn. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân không được chủ quan kể cả trong và sau mưa lũ. Phân công lực lượng tổ chức trực 24/24 giờ tại các đoạn tràn nước chảy xiết, các điểm xung yếu, tuyệt đối không cho người, phương tiện lưu thông qua các đoạn bị ngập sâu, có nguy cơ sạt lở đất. Đồng thời, tổ chức tuần tra và triển khai phương án bảo vệ các hồ chứa nước trên địa bàn.
         
     
  • 14h 25
  • Phong Điền: Hơn 400 hộ dân phải di dời

    Nhiều ngôi nhà tại thôn Phổ Lại, xã Phong Sơn bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Hải Huế
    Theo thống kê, toàn huyện Phong Điền tuy không có thiệt hại về người, nhưng nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đã có trên 300 ha đất nông nghiệp bị ngập trong nước, chủ yếu là cây sắn và rau các loại, tập trung ở các xã Phong Sơn, Phong An, Phong Xuân, Phong Thu, Điền Lộc… Nhiều tấn lúa và lạc bị ướt chưa thống kê được. 10 lồng cá ở xã Phong Sơn bị cuốn trôi. 1.328 nhà bị ngập trong nước, trong đó các xã đã tổ chức di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là 404 hộ (1.578 khẩu). Cụ thể: Xã Phong Sơn (ngập 300 nhà, di dời 120 nhà); xã Phong An (ngập 120 nhà, di dời 30 nhà); xã Phong Hiền (ngập 200 nhà, di dời 16 nhà), xã Phong Hòa (ngập 160 nhà, di dời 17 nhà); xã Phong Chương (ngập 37 nhà, di dời 3 nhà), xã Phong Bình (ngập 15 nhà), xã Phong Mỹ (ngập 200 nhà, di dời 70 nhà), xã Phong Thu (ngập 200 nhà, di dời 132 nhà), thị trấn Phong Điền (ngập 96 nhà, di dời 16 nhà).
    Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, đến chiều tối và ngày mai (6/11), mực nước tại sông Bồ và sông Ô Lâu tiếp tục lên. UBND huyện đã tăng cường công tác thông tin truyền thông để các cấp chính quyền địa phương và Nhân dân biết để chủ động phòng tránh. UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện cùng các phòng ban chuyên môn cấp huyện tiếp tục tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường để nắm bắt thông tin và chỉ đạo, xử lý kịp thời. Ngoài ra, đôn đốc các địa phương huy động nhân lực, vật tư để kịp thời ứng phó với thiên tai và có mặt kịp thời để chỉ đạo điều hành, hướng dẫn nhân dân kích kê tài sản, di dời dân đến nơi an toàn để giảm thiểu thiệt hại...
    Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện (trừ Quốc lộ 1A) đều bị ngập và chia cắt nhiều đoạn. Trong đó, Quốc lộ 49 B đoạn qua địa phận xã Phong Hòa ngập 0,7m, dài khoảng 700m. Đoạn đường WB từ xã Phong An đến xã Phong Xuân qua đoạn thôn Vĩnh Hương, thôn Bến Củi ngập 1,2m, dài khoảng 200m. Đoạn đường Tỉnh lộ 17 từ thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ qua đoạn thôn Vĩnh Nguyên nhiều đoạn bị ngập 0,5m đến 1m dài khoảng 500m. Đoạn đường Tỉnh lộ 11A qua xã Phong Hiền ngập sâu gần 1m. Đoạn đường Tỉnh lộ 11B từ xã Phong An đến xã Phong Sơn qua đoạn tràn Kim Cang ngập 1,8m, dài khoảng 100m, đoạn qua cầu Ông Vàng xã Phong Sơn ngập 1,5m dài 200m. Đoạn đường Tỉnh lộ 6 từ thị trấn đi Phong Chương qua đoạn thôn Khúc Lý bị ngập 1m, dài khoảng 200m. Đoạn đường liên thôn từ Tứ Chánh qua Phổ Lại thuộc địa phận xã Phong Sơn ngập sâu từ 1,5m đến 2,0m, dài 1500m.
    Nhiều vùng trên địa bàn huyện Phong Điền trở thành biển nước

  • 13h 35
  • *Phú Lộc: 6.637 căn nhà bị ngập sâu
    Hoạt động buôn bán ở chợ bị đình trệ vì ngập lụt. Ảnh: Đức Quang
    Tính đến 12h, huyện Phú Lộc đã di dời 234 hộ, với khoảng 1.082 nhân khẩu tại các địa bàn xung yếu, bị ngập sâu và có nguy cơ sạt lở cao. Cụ thể, Lộc Bổn 114 hộ, Lộc Điền 71 hộ, Lộc Thủy 3 hộ, Lộc Tiến 14 hộ và Lộc Bình 32 hộ. Về hạ tầng, các công trình, hoa màu, nuôi trồng thủy sản...chưa thống kê được. Bờ biển xã Vinh Hải tiếp tục sạt lở, đặc biệt 100m mới sạt lở thêm tại thôn 4. Cửa biển Lăng Cô sạt lở 120m.
    Lực lượng CSGT điều tiết giao thông. Ảnh: Đức Quang
    Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc cho biết, đến hiện tại có khoảng 6.637 căn nhà bị ngập sâu từ 0,6-0,8m. Cụ thể Lộc Bổn 3.028 nhà; Lộc An 800; Lộc Tiến 559; Lộc Trì 1.700 và Lộc Thủy 550 căn.
    Nhiều người dân Lộc Điền phải lội bộ. Ảnh: Đức Quang
    Tối ngày 4 đến sáng 5/11 giao thông tê liệt. Đến 12h trưa, xe ô tô gầm thấp vẫn chưa qua được
  • 13h 30
  • * Hương Trà: Trên 120 ha màu bị ngập
    Ông Trần Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết, tại Hương Vinh, khu vực Bao Vinh và thôn Thủy Phú ngập sâu nhất 1,2m, các khu vực khác đều ngập từ 0,3- 0,6m. Trước đó, xã đã cho di đời 36 hộ, 115 khẩu lên các khu nhà cao tầng, đồng thời yêu cầu xóm vạn chài Thủy Phú neo thuyền vào bờ an toàn từ chiều 4/11. Tỉnh lộ 8A qua Hương Xuân, tỉnh lộ 4 qua Hương Vinh, tỉnh lộ 8B qua Hương Toàn bị ngập sâu từ 0,5- 1,2m, vùng Lim ( Hương Hồ) bị chia cắt hoàn toàn.
     
     Đoạn qua xã Hương Vinh bị ngập sâu. Ảnh:  Liên Minh
    Số liệu thống kê từ Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà, hiện có trên 120ha màu của người dân bị ngập, 10 lồng cá của người dân ở các phường Hương Xuân, Tứ Hạ, Hương Vân bị trôi, 1.500 nhà bị ngập từ 0,3-0,7m. Thị xã cũng đã cho di đời 192 hộ với 668 khẩu thuộc các xã, phường Hải Dương, Hương Vinh, Hương Hồ, Hương Phòng... đến nơi an toàn.
                                            
  • 12h30
  • Các đơn vị lữ hành thay đổi kế hoạch đón khách du lịch vì mưa lũ. Ảnh: Lê Thọ
    Công trình Nghinh Lương Đình đang trùng tu bị nước bao vây. Ảnh: Bảo Minh 
    Do mực nước mỗi lúc càng lên cao, nên sáng 5/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có thông báo về việc các lăng Đồng Khánh, Thiệu Trị và Gia Long đã ngập phía trước và đường vào. Vì vậy, các đơn vị lữ hành, hay hướng dẫn viên du lịch có đoàn khách định đến các điểm này trong ngày hôm nay, thì thay đổi kế hoạch.
  • Phong Điền: Ngập lụt, nhiều vùng bị chia cắt
    Do ảnh hưởng của mưa lớn cộng việc việc xả lũ của các hồ thủy điện, nước sông Bồ lên cao gây ngập úng và chia cắt nhiều vùng thuộc xã Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, Phong Hiền.
    Nước trên Tỉnh lộ 11A, từ chợ An Lỗ đi Thủ Lễ ngập sâu, gây khó khăn trong việc đi lại
    Tại Tỉnh lộ 11 A từ chợ An Lỗ đi Thủ Lễ và nhiều đoạn trên Tỉnh lộ 11B ngập sâu, gây khó khăn đi lại của người dân. Tại địa bàn xã Phong Xuân, một số thôn Bến Củi, Hiền An, Cổ Xuân bị chia cắt. Tại các xã Phong Sơn, Phong An, Phong Hiền nhiều diện tích sắn, lạc, lúa, hoa màu của bà con nông dân bị ngập sâu trong nước. Cán bộ các xã đang nỗ lực di dời người dân ở các vùng thấp trũng lên vùng cao, nhằm đảm bảo an toàn. Hiện, chưa có số liệu thống kê thiệt hại. Tình hình nước tại sông Bồ đang có khả năng lên cao nữa. Riêng nước sông Ô Lâu vẫn bình thường, không có khả năng gây ngập úng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thong tin về tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện Phong Điền trong những bản tin tiếp theo.
  • 11h30
  • ​ *Tại huyện miền núi A Lưới đã xảy ra ảnh hưởng bão gây sạt lở nghiêm trọng.
    Đến thời điểm này, ảnh hưởng cơn bão số 12 đã gây chia cắt trên tuyến QL 49A tại km 55 thuộc địa phận xã Hồng Hạ của huyện A Lưới, do sạt lở ta luy dương với khối lượng lớn. Cũng trên tuyến Quốc lộ này, tại vị trí km 76 thuộc địa bàn 2 xã Sơn Thủy và Phú Vinh xảy ra sạt lở đất đá với khối lượng ước tính 300m3, đất tràn mặt đường. Cùng đó, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ xã Hương Phong đi Hương Lâm cũng bị sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt.
    Một số tuyến đường bị ngập. Ảnh: Ngọc Công
    Hạt trưởng Hạt Quản lý đường bộ A Lưới Lê Gia Định cho biết: Trên tuyến đường Hồ Chí Minh còn bị sạt lở nhiều điểm khác. Cụ thể như đoạn từ xã A Roàng đến Đồn Biên phòng Hương Nguyên. Trước đó, để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão, đơn vị đã tăng cường nhân lực, vật lực bố trí ứng trực tại các vị trí xung yếu. Do đó, hiện tại một số vị trí sạt lở gây chia cắt đã được thông xe máy. Đơn vị tích cực khắc phục các điểm sạt lở còn lại nhằm đảm bảo lưu thông trong chiều ngày hôm nay.
    Cầu vào xã Đông Sơn bị chia cắt vì gãy. Ảnh: Ngọc Công
    Sạt lở tỉnh lộ 12. Ảnh: Ngọc Công
    Ngoài bị sạt lở gây chia cắt, A Lưới còn xảy ra ngập cục bộ tại một số thôn, bản trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới - Nguyễn Quốc Cường thông tin: Do mưa lớn, kèm theo đó hồ chứa thủy điện A Lưới đã xả lũ 3 cửa nên mực nước lên nhanh gây ngập cục bộ tại các thôn 6, xã Hồng Quảng và thôn A Đên, xã Hồng Thái.
    Nhân viên Hạt QLĐB A Lưới thông tuyến điểm sạt lở ở xã Sơn Thủy. Ảnh: Bá Trí
    Để chủ động ứng phó với cơn bão số 12, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, UBND huyện A Lưới đã chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện tiến hành kiểm tra, chỉ đạo tại cơ sở để triển khai các phương án phòng tránh bão tại các địa phương. Các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra các hồ chứa, các công trình xung yếu, công trình đang thi công dở dang, đồng thời duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có yêu cầu.
    Sạt lở gây chia cắt trên tuyến QL 49 A thuộc địa bàn A Lưới. Ảnh: Bá Trí
    Nhằm đề phòng tình trạng bị chia cắt, huyện A Lưới đã dự trữ tại trung tâm huyện 25 tấn gạo, 10 tấn muối; các xã thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu như Hồng Thủy, A Roàng, Đông Sơn, Hồng Hạ và Hương Nguyên đều dự trữ tại mỗi địa phương 1 tấn gạo và 1.000 gói mỳ tôm. Các địa phương cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh lụt bão nên không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản trong mưa bão.
    * Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Giám đốc Công ty CP đường bộ I cho biết, khu vực đèo La Hy tai Km 17+ 100 bị sạt lỡ, giao thông trên tuyến Tỉnh lộ 14B - tuyến đường độc đạo dẫn lên huyện Nam Đông bị chia cắt. Các phương tiện giao thông không thể qua khu vực này. Hiện lực lượng CSGT đang khẩn trường điều tiết giao thông. Phía công ty đang khắc phục và điều xe cơ giới đến giải phóng.
    Sạt lở tại khu vực đèo La Hy. Ảnh: Hà Nguyên
  • 11h30
  • *Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (BCHPCLB) TP. Huế đã chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương lắp đặt các biển cảnh báo tại các khu vực ngập sâu và thi công dở dang.
    Do ảnh hưởng của cơn bão số 12, từ chiều 4 và sáng 5/11, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Huế nhập sâu, đặc biệt là các điểm thi công dự án cải thiện môi trường nước (DACTMTN) và dự án hạ tầng toàn thành phố. Giám đốc DACTMTN- ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh thông tin, ngay từ chiều 4/11, trên 50 điểm thi công tại các phường thuộc địa bàn TP Huế đã được lắp đặt các điểm cảnh báo, điểm báo để người dân dễ dàng nhận biết khi lưu thông nhằm tránh các trường hợp gây tai nạn đáng tiếc. “Hiện, chúng tôi đang huy động toàn bộ lực lượng đi kiểm tra các công trình, công trình nào bị sói lở, hư hỏng thì khắc phục ngay nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân”, ông Anh khẳng định.
    Công nhân thi công DACTMTN đang khẩn trương lắp đặt và dựng lại các biển cảnh báo tại các đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Thanh Hương
    Do diện tích thi công DACTMTN lớn nên gây ảnh hưởng cho các phương tiện lưu thông khi các tuyến đường bị ngập nước. Ảnh: Thanh Hương
    Tại các phường thấp trũng như: Phú Hậu, Phú Hiệp, Hương Long, Hương Sơ…, hiện BCHPCLB TP. Huế đã chỉ đạo theo dõi tình hình, lên phương án di dời khi nước dâng cao. “Ban đã cho chốt chặn điểm nguy hiểm như Đập Đá, đồng thời tiến hành kiểm tra toàn bộ các điểm xung yếu trên địa bàn, nếu phường nào ngập sâu, không an toàn cho dân thì tiến hành di dời đến các điểm an toàn và đề phòng gió lốc gây tốc mái”, Phó BCHPCLB TP. Huế- ông Đồng Sỹ Toàn khẳng định.
    BCHPCLB TP. Huế đã rào chắn các tuyến đường ngập sâu nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông. Ảnh: Thanh Hương
  • 11h15
  • * Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy thủy điện Hương Điền thông tin, theo chỉ đạo và quy định của cấp trên, những ngày qua nhà máy luôn tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
    Tính đến 9 giờ, ngày 5/11, mực nước tại hồ thủy điện Hương Điền +54,8m, so với mực nước dâng bình thường (MNDBT) là +58m. Lưu lượng nước đến hồ (LLNĐH) 5.125m3/s, lúc cao điểm đến 7.600m3/s, lưu lượng xả về hạ du (LLXVHD) 500m3/s.
    Thông tin từ chủ hồ thủy điện Bình Điền, mực nước tại hồ lúc 9 giờ đạt +84,15m, so với MNDBT là +85m. LLNĐH 5.180m3/s, LLXVHD 4.000m3/s.
    Cùng thời điểm, tại hồ thủy điện A Lưới, mực nước đạt +552,5m, so với MNDBT +553m. LLNĐH 1.553m3/s, LLNXVHD 1.557m3/s...
    Thủy điện Hương Điền xả lũ. Ảnh: Hoàng Triều
    Theo Văn phòng Thường tực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, mưa lớn cộng với các hồ thủy điện xả lũ khiến mực nước trên các sông, đầm phá dâng cao, gây ngập lụt tại các vùng nuôi trồng thủy sản. Theo phản ánh từ các huyện, thị xã, đến nay chưa thống kê cụ thể số lượng ao hồ, lồng nuôi bị ngập và con số thiệt hại; nhưng ước tính có khoảng 2.000 lồng cá nuôi phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp tết sắp đến và hàng trăm ha nuôi tôm sú, nuôi thủy sản xen ghép bị ngập.
  • 11h 15
  • * Ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam đông cho biết, do ảnh hưởng của bão số 12, trên địa bàn huyện đã có mưa liên tục từ 19h ngày 3/11. Hiện nay mưa vẫn con tiếp tục, tổng lượng mưa của đợt tính đến 7h ngày 5/11 tại trạm Thủy văn Thượng Nhật là 561mm, trạm Khe Tre 671mm.
    Lũ trên Khe Tre, Nam Đông đang lên nhanh. Ảnh: Nguyên Anh
    Đường thị trấn Khe Tre ngập sâu. Ảnh: Nguyên Anh
    Do mưa lớn nên trên địa bàn Nam Đông đã xuất hiện trận lũ lớn làm nước và đất đá tràn vào hơn 100 hộ dân; trong đó, có 31 nhà ở thị trấn Khe Tre và Hương Lộc bị thiệt hại nặng. Nguyên nhân do làm đường Hồ Chí Minh, mức độ thiệt hại nhẹ.
    Nhiều nhà dân bị nước và đất đá cuốn vào nhà và vườn tược ở Khe Tre. Ảnh: Nguyên Anh
    Đã xuất hiện sạt lở ở đường 14B đoạn đèo La Hi tại 4 điểm với chiều dài 130m làm ách tắc đi lại; hiện trời mưa to, các điểm tiếp tục sạt lở, chưa khắc phục được. Ngoài ra, xuất hiện sạt lở bờ sông, bờ suối với chiều dài 600m ở Hương Sơn, Thượng Long; sạt lở đường trục thuộc xã Hương Lộc với chiều dài 30m.
    Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Khe Tre cho biết, sở dĩ cứ mỗi đợt mưa to ở thị trấn có hàng chục nhà dân bị nước và đất đá tràn vào nhà cửa, vườn tược là do các đơn vị thi công tuyến đường La Sơn - Nam Đông và Nam Đông - Túy Loan chưa chú trọng đến việc làm ống thoát nước.  
    Chủ tịch UBND thị trấn Khe Tre Nguyễn Anh cho rằng hệ thống thoát nước ở đây thi công chậm làm ngập lụt nhà dân. Ảnh: Nguyên Anh
    Để ứng phó với tình hình mưa lũ, đặc biệt là lũ quét, ngập úng, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai huyện đã về xã chỉ đạo các nội dung phòng thiên tai theo thông báo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện.
    Nhà cửa của người dân ở Nam Đông bị ngập. Ảnh: Nguyên Anh
    Đến sáng nay, Công tác di dời hộ dân ảnh hưởng thiên tai đã được thực hiện. Cụ thể, xã Hương Sơn di dời 9 hộ/36 khẩu; xã Hương Lộc di dời 3 hộ/13 khẩu.
    Nhiều hệ thống thoát nước ở Nam Đông vẫn đang còn thi công làm ảnh hưởng đến việc điều tiết nước. Ảnh: Nguyên Anh
    Thiệt hại về tài sản chưa được thống kê; thiệt hại về người chưa có. Đáng chú ý, thống kê toàn huyện hiện có 29 người đi rừng chưa về.
    Hiện, lực lượng Quân sự huyện, Công an huyện được bố trí để thực hiện nhiệm vụ ứng cứu và phối hợp với cơ sở khi có các xự cố thiên tai.
  • 10h55
  • * Chánh văn phòng huyện Phú Vang cho biết: Tình hình mưa lớn trên diện rộng xảy ra từ chiều 04/11 đến nay, trên địa bàn huyện Phú Vang, nhiều đường giao thông nông thôn tại các xã Phú Hồ, Phú Lương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh Phú Mỹ, Phú Xuân bị ngập. Có nơi ngập sâu từ 0,5- 0,7m.
    UBND huyện đã tiến hành triển khai một số biện pháp cấp bách để đối phó với mưa lũ: Triển khai phương án di dời dân, bố trí các địa điểm dự kiến sơ tán, tập trung ở các nhà cao tầng trong dân, các trụ sở UBND xã, trường học kiên cố, các cơ quan công sở Nhà nước, các nhà thờ, đền chùa kiên cố...; Đã di dời 68 hộ/230 khẩu (Phú Dương 15 hộ/ 70 khẩu, Phú Mậu 53 hộ/ 160 khẩu). UBND huyện, các xã đã chỉ Nhân dân có phương án bảo vệ diện tích hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản chưa thu hoạch.
    Hiện, không có thiệt hại về người, 16 lồng cá ở thôn Kênh Tắc xã Vinh Thái bị trôi. Các xã Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Mỹ, Thuận An đang huy động nhân lực để đẩy bèo trên các sông Như Ý, Chợ Nọ, hói Mậu Tài và các sông hói khác.
    Nước ngập đường thôn ở xã Phú Hồ. Ảnh: Quỳnh Anh
    Ngập đường thôn ở xã phú thượng. Ảnh: Quỳnh Anh
  • 10h40
  • * Ở Hương Trà, một số vùng thấp trũng đã ngập nặng. Tại đoạn đường vào chợ Văn Xá,  Hương Văn, áng nay người dân vẫn buôn bán bình thường. Nước về bất ngờ và lên nhanh bà con trở tay không kịp. Hiện bà con đang cố gắng di chuyển hàng ra khỏi chợ.
    Nước ngập các đường nội thị của phường Tứ Hạ, một phường cao của thị xã Hương Trà
    Người dân đang cố gắng neo những lồng cá còn sót lại đoạn qua sông Bồ phường Tứ Hạ. Theo thông tin người dân cho biết, nhiều lồng cá bị cuốn trôi, một số ghe bị chìm. Ảnh: Hồ Linh
    Clip: Hồ Linh
    Một đám cưới ở xã Hương Xuân tan tiệc sớm hơn dự định do mưa lũ. Ảnh: Ng. Thắng
    Tại thôn Quê Chữ, phường Hương Chữ, nhiều diện tích hoa màu bị ngập, mất trắng. Ông Hoàng Tùng (thôn Quê Chữ) cho biết: "Tui trồng 2 sào hành ngò. Riêng ngò nếu hôm nay và ngày mai nếu mưa to như vậy, sợ là nông dân sẽ mất trắng".
    Người dân tranh thủ vớt vát chút rau màu giữa trời mưa. Ảnh: Nguyên Thọ
    Ảnh, clip: Nguyên Thọ
  • 10h15
  • * PV Đức Quang gửi về một số hình ảnh ở Phú Lộc:
    Nước chảy tràn đường Lộc Bổn. Ảnh: Đức Quang
    Người dân tiến hành dọn dẹp các cây gãy đổ. Ảnh: Đức Quang
    Người dân Lộc Tiến thịt trâu góp chia nhau ngày mưa lũ. Ảnh: Th. Ngọc
    Cảnh sát giao thônh và cơ quan chức năng giải phóng con lươn để nước tràn qua Quốc lộ 1 đoạn xã Lộc Bổn. Ảnh: Đức Quang
  • 9h30
  • *Sáng 5/11, nhiều tuyến đường chính ở xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) đã bị ngập sâu trong nước, cô lập và người dân địa phương tích cực triển khai các phương án đối phó với mưa bão theo tinh thần 4 tại chỗ. Do tình hình nước trên các sông sẽ còn dâng cao nên sáng 5/11, UBND thị xã Hương Thủy đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình mưa bão tại các địa phương dễ bị ngập úng dọc sông Đại Giang để có phương án xử lý kịp thời.
     
    Xe bị tắt máy qua đoạn xã Thủy Vân, Hương Thủy. Ảnh: H. Phúc
    * Tại xã Thủy Vân, lũ đã cuốn trôi 4 lồng cá nuôi trên sông Như Ý (đoạn dưới cầu Xuân Hoà, thôn Xuân Hoà, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thuỷ) của anh Huỳnh Quốc Bảo. Theo anh Bảo, 4 lồng cá này khoảng 16 tạ, gồm các loại rô đồng, rô phi, cá trê.
    Các lồng cá bị cuốn trôi. Ảnh: Hữu Phúc
    Hoạt động buôn bán của người dân gặp khó khăn. Clip: Hữu Phúc
    *Sáng nay, do nước sông Hương dâng cao nên điện Hòn Chén (thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế) đã bị chia cắt; đường vào lăng Thiệu Trị bị ngập sâu và nước trên sông Hương cũng đã vào đến nền của Nghinh Lương Đình. Hiện công trình này đã được trùng tu sửa chữa nên các cấu kiện hạ giải cũng đã được chuyển đến nơi an toàn.

  • 9h00
  • * Một số hình ảnh ở Quảng Điền: Giao thông huyện Quảng Điền như Quảng An, Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng Phước bị chia cắt hoàn toàn.
    Các tuyến đường tại xã Quảng Thọ bị ngập sâu. Ảnh: Hoàng Loan
    Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành thông tin, hiện mực nước tại các tuyến đường giao thông chính đang dâng lên ở mức 80cm, nước đã ngập khoảng hơn 115 nhà dân. Ngoài ra, 32 ha diện tích rau vụ đông đang trong thời điểm thu hoạch bị ngập, thiệt hại hoàn toàn. Xã đang tập trung di dời các hộ người già neo đơn đến những vị trí an toàn. Nhờ chủ động neo chặt các lồng cá trên sông, phá nên các lồng nuôi vẫn an toàn.
    Nước đã ngập vào nhà dân xã Quảng Thọ. Ảnh: Hoàng Loan
    Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Quảng Điền hiện có trên 50 ha hoa màu của người dân thiệt hại hoàn toàn, nhiều lồng cá của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Phú bị trôi…
    Nhiều tuyến đường bị xói lở. Ảnh: Hoàng Loan
    Trong sáng nay, ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã trực tiếp chỉ đạo huyện Quảng Điền cần khẩn cấp sơ tán người dân ở những khu vực xung yếu, khu vực có khả năng ngập sâu, nhất là các hộ người già neo đơn. Lắp đặt các biển cảnh báo, cắt cử người túc trực tại các vị trí xung yếu nhằm cảnh báo người dân. Đồng thời tổ chức trực ban 24/24 nắm vững tình hình mưa bão để có giải pháp ứng phó kịp thời.
    Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh dẫn về Quảng Điền. Ảnh, clip: L. Thọ - Hà Nguyên
    Nhiều phương tiện phải quay đầu. Ảnh, clip: L. Thọ - Hà Nguyên
    Hình ảnh nước ngập và di chuyển bằng thuyền ở thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú. Ảnh: T.Hiệp 
    Nước dâng cao, người đi đường di chuyển về tỉnh lộ 4 một cách khó khăn
    Một người làm nghề cá ở Quảng Thành vẫn liều lĩnh thả rớ
    Trong khi đó, nước tiếp tục dâng, mưa to, gió rít , ở thôn An Thành, người dân ít ra đường
    Rau màu tuy được che chắn nhưng nếu ngập kéo dài sẽ bị hư hỏng
    Người dân phải chèo thuyền ra đường ở thôn Xuân Tùy, Quảng Phú
  • 8h55
  • * Một số hình ảnh tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Hương Thủy được PV Thừa Thiên Huế Online cập nhật: 
    Người dân di chuyển chậm rãi đoạn qua cầu vượt Thủy Dương. Ảnh: Đức Quang
Đến rạng sáng nay, mực nước trên các con sông trên địa bàn tỉnh đã đạt mức trên dưới báo động III.
Tuyến Tố Hữu ngập nặng
Mưa lớn từ 14 h ngày 4 - 5/11, với tổng lượng mưa trong 12 tiếng từ 100-400mm, trong đó các trạm mưa lớn như Khe Tre 394mm, Bạch Mã 684mm…
Khu vực cầu Vân Dương ngập sâu
Một đám cưới ở phường An Đông (TP. Huế) rước dâu bằng thuyền. Ảnh: Ng. Thắng
Sáng 5/11, mưa lớn khiến các tuyến phố khu vực nội thị TP Huế như Bà Triệu, Lê Quy Đôn,, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Hồng Phong, Hùng Vương… bị ngập từ 0,5-0,7m. Đặc biệt, đường Tố Hữu, đoạn qua khu vực gần cầu Phát Lát, ngập sâu chừng 1,2m, nhiều phương tiện, người dân khi lưu thông qua khu vực này đều quay đầu xe lại. Hiện các cống trong khu vực này nước đang chảy rất xiết. Người dân khi lưu thông qua đây cần thận trọng. Các tuyến đường liên xã dọc theo sông Ô Lâu, sông Bồ của các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà cũng đang ngập sâu do các con sông này xấp xỉ báo động II và báo động III trong sáng nay, 5/11.
Điểm giao với đường Bà Triệu - Tố Hữu từ trên cao
Clip: Phước Nguyễn
Mưa lớn từ đêm đến sáng nay cũng làm tuyến Quốc lộ 1A qua đoạn xã Lộc Trì ngập sâu khoảng gần 1m. Các phương tiện xe khách đã ùn tắc hai đầu điểm tràn tại xã này do không lưu thông qua được. Hiện lực lượng CSGT đang điều tiết giao thông, cảnh báo các phương tiện qua lại khu vực này.
Người đi bộ di chuyển cẩn trọng qua các tuyến ngập 
Hiện nay, tình hình các hồ chứa vẫn đảm bảo an toàn. Các hồ chưa đã mở toàn bộ cửa van, mưa lớn sẽ tràn tự do. Riêng các hồ thủy điện, trong chiều 4 và sáng 5/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có lệnh vận hành các hồ thủy điện nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du. Theo đó, các hồ thủy điện A Lưới, Bình Điền, Hương Điền, Tẩ Trạch được lênh vận hành, điều tiết lũ theo lưu lượng tăng dần, không đột biến về vung hạ du.
Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế đang thi công ở đường Tố Hữu - Bà Triệu tràn trong màn nước 
Dự kiến, hôm nay (5/11), tình hình ngập úng sẽ còn diễn biến phức tạp bởi các hồ thủy điện sẽ tiếp tục điều tiết lũ xuống hạ du, cụ thể hồ thủy điện A Lưới BCH PCTT&TKCN đã có lệnh vận hành điều tiết về vùng hạ dụ tỉnh Sê Kông (Lào) với lưu lượng tăng dần từ 200-1500 m3/s; thủy điện Bình Điền 120-300 m3/s; thủy điện Hương Điền vận hành điều tiết qua tràn và tua bin với lưu lượng tránh đột biến khoảng 500-1000 m3/s và tăng dần theo diễn biến của lưu lượng điện. Đối với hồ Tả Trạch, yêu cầu Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 vận hành điều tiết qua cống tháo sâu và tua bin với lưu lượng 300-500 m3/s, ưu tiên phát tối đa qua các tổ máy.
Đến nay, gần 700 tàu cá đã neo đậu, tránh trú an toàn, tuy nhiên chiều tối 4/11 tại cảng Chân Mây tàu Chiến Công 07 bị đứt neo, tấp vào bờ khu vực bến số 2 cảng Chân Mây, được các lực lượn hỗ trợ cùng thuyền viên buộc neo vào bờ kè để tránh bị trôi dạt, tất cả các thuyền viên trên tàu đều an toàn.
Đi thuyền về Thanh Phước, Hương Phong, Hương Trà
Thừa Thiên Huế Online sẽ tiếp tục cập nhật tình hình mưa lũ đến bạn đọc
Tin, ảnh, clip: Nhóm PV