Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Sự cố chưa từng có ở Tân Sơn Nhất: Thiết kế có vấn đề?

(VTC News) - Thiết kế hệ thống nguồn cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh có vấn đề nên mới để xảy ra sự số hy hữu ngành hàng không?
Ngày 20/11 vừa qua Hàng không Việt Nam xảy ra sự cố nghiêm trọng. Quan chức ngành giao thông vận tải đánh giá đây là sự cố uy hiếp an toàn hàng không, mất uy tín ngành giao thông vận tải và hình ảnh của đất nước.

Cụ thể, 11h5 phút ngày 20/11, xảy ra sự cố mất điện cung cấp cho hệ thống thiết bị điều hành bay tại Trung tâm kiểm soát đường dài TP.HCM và Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC/HCM). Sự cố này gây ra việc ACC/HCM mất năng lực cung cấp dịch vụ điều hành bay.

Liên quan đến sự cố này, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nhận định nguyên nhân ban đầu do kíp trực thao tác kỹ thuật sai. Tuy nhiên, một số chuyên gia về lĩnh vực điện, kỹ thuật hàng không... có những luồng ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự cố này.

Sự cố chưa từng có ở Tân Sơn Nhất: Thiết kế có vấn đề?
Ảnh minh họa 

Gửi đến Báo Điện tử VTC News, anh Nguyễn Trường Sơn - Kỹ sư hệ thống vô tuyến điện trường Đại học Hàng Hải, hiện là Phó trưởng ban Cảng biển Vinalines đóng góp những ý kiến về sự cố tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 20/11 vừa qua.

Trong bài viết của mình, kỹ sư Nguyễn Trường Sơn đã đặt giả thiết về việc thiết kế hệ thống nguồn cung cấp cho ACC/HCM đã có vấn đề, từ đó việc vận hành và bảo dưỡng mới có cơ hội cho sự cố phát sinh.

Chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bài viết của kỹ sư Nguyễn Trường Sơn:

"Trước hết, đây là câu chuyện kỹ thuật đơn thuần của giới Kỹ thuật viên Điện - Điện tử. Nó đơn giản vô cùng, mà bất kỳ một kỹ thuật viên nào cũng thuộc lòng khi thiết bị bị sập nguồn, " thứ nhất là hỏng cầu chì, thứ hai là hỏng cái gì bên trong" . 

Thiết bị bị sập nguồn, thì trước hết phải nghĩ ngay đến "hỏng cầu chì", tức là nguồn điện không được cung cấp đến phụ tải do có một điểm hở mạch ở đâu đó.

Điện lưới được xác định là vẫn còn, điện máy nổ sau đó cũng được bật, thế mà thiết bị vẫn mất điện, tức là nguồn điện xoay chiều không thể trực tiếp đến được thiết bị như bình thường. Nguồn từ UPS, cả 3 UPS, cũng không tới được thiết bị.

Trung tâm điều hành bay có những thiết bị gồm: 
1. Radar và thiết bị thông tin tầm xa ( VHF, HF,Vệ tinh); 
2. Các hệ thống thời tiết và dẫn đường kèm theo; 
3. Hệ thống truyền dẫn (link) tín hiệu của (1,2) về Trung tâm ; 
4. Radar và thiết bị thông tin tiếp cận tại sân bay (thường là VHF); 
5. Các hệ thống phụ trợ khác
6. Trung tâm điều khiển (ACC) .

Tại ACC, các tín hiệu Radar và thông tin tầm xa được nén, code và truyền về theo link (cáp, hoặc không dây) để hiển thị trên màn hình (screen) của Console điều khiển (để phục vụ bay bằng), còn các tín hiệu Radar và thông tin tiếp cận sân bay có thể được điều khiển trực tiếp từ Console điều khiển (để phục vụ cất hạ cánh). Như thế, tại ACC có các thiết bị chủ yếu sau cần được cung cấp nguồn điện: Màn hình, Radar và VHF tiếp cận.

Cách cung cấp nguồn điện cho các thiết bị ở ACC thế nào: Do điều khiển bay dân dụng là nghiệp vụ yêu cầu độ tin cậy cao nhất thế giới hiện nay, không thể gián đoạn bất cứ lúc nào nên hệ thống thiết bị và Console điều khiển ở các ACC được thiết kế "không tiếc tiền", gồm 3 hệ thống độc lập: 1. Làm việc/ working; 2. Dự phòng nóng / hot-standby (bật điện để sẵn); 3. Dự phòng lạnh / standby. 

Ba hệ thống này phải được thiết kế để có thể hoạt động độc lập, tức là mỗi hệ thống có thể làm việc mà không cần bất cứ sự liên hệ nào từ 02 hệ thống còn lại, tất nhiên là bao gồm cả phần nguồn cung cấp.

Việc cung cấp nguồn cho một hệ thống Console điều khiển, có 3 cách, 1. Nguồn điện lưới; 2. Máy nổ; 3. UPS. 

Thực chất, điện lưới và điện Máy nổ đều là nguồn xoay chiều (AC), nên về bản chất có thể coi là một, còn nguồn từ UPS là nguồn từ Accu, một chiều (DC), có thể tính gồm cả nắn, lọc, và rung. 

Thông thường, Console ăn điện trực tiếp từ nguồn điện lưới AC, nhưng được đấu qua một cơ cấu chuyển mạch với UPS , theo nguyên tắc ngay khi mất điện lưới thì chuyển mạch sẽ tự động đóng sang lấy điện từ Accu (một thành phần cảm kháng L của chuyển mạch được nuôi bằng nguồn AC để giữ vị trí contact luôn đóng vào nguồn điện lưới AC, khi mất nguồn AC này thì contact nhả, nối sang nguồn DC của UPS, cũng tương tự như vậy để khởi động máy nổ khi mất nguồn điện lưới AC). 

Như thế, khi mất nguồn điện lưới AC thì Console điều khiển sẽ lập tức được nuôi bằng UPS, và gần như cung lúc thì máy nổ được khởi động và chuyển mạch lại ngắt UPS để nối sang nguồn AC từ máy nổ (mặc dù dung lượng UPS có thể chịu tải được vài chục phút). 

Thực tế, ACC Tân Sơn Nhất được cung cấp bởi ít nhất 2 nguồn điện lưới, nhiều máy nổ, và 3 hệ UPS , xác xuất mất điện là "coi như bằng KHÔNG".

Sự cố ở Tân Sơn Nhất vừa rồi, điện lưới không mất, có nghĩa là cơ cấu cuộn cảm L không bị ngắt điện AC, tức là chuyển mạch không được đóng về phía UPS, có nghĩa là nguồn xoay chiều AC từ lưới quốc gia hay từ Máy nổ và cả nguồn một chiều dự phòng DC từ UPS đều không đến được Console điều khiển.

Có một điểm hở mạch nằm sau cơ cấu chuyển mạch bằng cảm kháng L nói trên, và nếu kỹ thuật viên hiểu được nguyên lý này (điện lưới vẫn còn thì hoay hoay ở UPS làm gì) và nhớ ra bài học vỡ lòng (thứ nhất là hỏng cầu chí, tức hở mạch) thì họ đã câu điện AC trực tiếp vào Console, chứ không phải mãi gần 1 tiếng sau mới làm như vậy.

Chưa hết, sự cố xảy ra còn do sơ đồ đấu nối nguồn cung cấp khó hiểu của ACC Tân Sơn Nhất: nếu mỗi một hệ thống Console điều khiển được đấu với một bảng mạch điện lưới AC-Máy nổ-UPS riêng thì không thể có chuyện điện lưới còn, Máy nổ tốt, UPS không hỏng hết mà cả 3 Console điều khiển đều mất điện được. 

Ở đây có thể hiểu là, nhân viên kỹ thuật đã đấu nối đầu ra các nguồn điện lưới, các máy nổ, các UPS vào chung một bảng điện trước khi cung cấp đến Console (Hiểu đơn giản là, có 3 nguồn điện vào nhà, nhưng được nối chung đến một cầu dao 3 điểm, rồi mới đấu đến một ổ cắm, rồi lại chia ra cho 3 bóng đèn, nên khi ổ cắm chung này hỏng thì cả 3 bóng đèn đều không sáng, trong khi cả 3 nguồn điện đầu vào vẫn tốt).

Cụ thể hơn, từ những thông tin trên báo chí, có thể thấy dường như việc thiết kế hệ thống nguồn cung cấp cho ACC Tân Sơn Nhất đã có vấn đề, từ đó việc vận hành và bảo dưỡng mới có cơ hội cho sự cố phát sinh:

Nếu mỗi tuần cần 1-2 buổi chạy máy phát điện, thì không có nghĩa là cả 03 Console làm việc phải chạy bằng máy nổ, mà vẫn phải duy trì ít nhất một Console làm việc bằng điện lưới.

Nếu mỗi UPS là đã đủ dung lượng cho cả hệ thống làm việc, thì tại sao lại nối song song cả 03 UPS với nhau để tạo thành một UPS mới có dung lượng gấp 3 để làm gì. Ở đây có thể hiểu là, không phải là mắc song song, mà những người thiết kế muốn toàn hệ thống tải có thể tiếp cận lần lượt cả 3 UPS để tăng khả năng tránh mất điện (điểm ra 3 UPS được nối tới cơ cấu chuyển mạch tự động chung, trước khi được nối với tải).

Tại sao lại thiết kế có một nút ấn (contact) có thể ngắt toàn bộ nguồn đến tải, để có thể thao tác nhầm gây sập nguồn toàn hệ thống.

Cho nên, từ đầu mới nói đây là câu chuyện "đơn giản nhất của mọi chuyện đơn giản", thế nhưng đã xảy ra ở Trung tâm kiểm soát đường dài tại TP.HCM, tạo thành một " kỷ lục thể giới mới" trong lịch sử Kỹ thuật Hàng không".
Nguyễn Trường Sơn

Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

SBC xoá sổ băng sát thủ bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga

Vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cươngvà sát hại vợ chồng tài tử cải lương Thanh Nga chưa có kết quả, đội SBC gánh thêm trọng trách điều tra vụ bắt cóc con một bác sĩ nổi tiếng. Từ đây, Đội trưởng Hai Thành đã xóa sổ được băng tội phạm khét tiếng. 
1_1416897701.jpg
Những ngày đầu tháng 2/1979, đội SBC Sài Gòn đang phân tán lực lượng ráo riết truy tìm băng nhóm bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và hạ sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga thì nhận được trình báo về vụ bắt cóc con bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ. Ngày 6/2/1979, sau khi nghiên cứu gia đình vị bác sĩ nổi tiếng, Nguyễn Thanh Tân cùng đồng bọn đã đến trường cấp 1, cấp 2 Tân Nhì (TP HCM) để thực hiện kế hoạch bắt cóc bé Nguyễn Phương. Chúng vào trong lừa bé trai ra cổng nhận thư của mẹ rồi đưa đi.
2_1416897701.jpg
Để cắt dấu vết, trên đường đi, chúng chuyển bé trai sang xe đồng bọn để đưa về Sóc Trăng nhốt. Tân sau đó gọi điện cho gia đình vị bác sĩ yêu cầu đưa 100 lượng vàng. Tiếp nhận vụ án, lãnh đạo Công an TP HCM chỉ đạo Đội trưởng Võ Tấn Thành (Hai Thành) cùng toàn bộ lực lượng SBC khẩn trương điều tra. Hồ sơ vụ án thể hiện, chiều hôm đó, một cuộc gọi đến cho vợ bác sĩ Hỷ. Sau khi thương lượng, chúng chấp thuận giảm tiền chuộc. "Tổ chức chúng tôi đã đồng ý nhận 20 lượng vàng. Bà đi bằng xe đạp, mặc quần đen, áo nâu đến số nhà 95 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh giao vàng cho người cầm mảnh vải áo của con bà", đầu dây bên kia nói rồi cúp máy.    
3_1416897701.jpg
Đến giờ hẹn, Tân giao quả lựu đạn cho đàn em Nguyễn Văn Hóa bảo ra nhận vàng của gia đình vị bác sĩ. Lúc này, nhiều trinh sát được lệnh bám sát, theo dõi mọi di biến của cuộc trao đổi. Đội trưởng Hai Thành không rời bộ đàm, chỉ huy các trinh sát quyết bắt bằng được nhóm bắt cóc này bởi thủ đoạn và hành vi của chúng rất giống với những tên đã bắt bé TaRo con nghệ sĩ Kim Cương 2 năm trước.
4_1416897701.jpg
Tân đón đầu, theo dõi vợ bác sĩ Hỷ chạy xe đạp trên đường Phan Đăng Lưu. Các trinh sát trong vai xe ôm, xích lô đạp chầm chậm theo người phụ nữ. Gần đến điểm hẹn, cảnh sát phát hiện người đàn ông khả nghi chạy xe 67 đứng bên kia đường.
5_1416897701.jpg
Theo yêu cầu của chúng, người phụ nữ mặc quần đen, áo nâu đứng chờ ở điểm hẹn. Tại ngã ba gần đó, Hóa vung áo của bé Nguyễn Phương ra hiệu rồi tiến đến lấy vàng. Sau cuộc trao đổi chớp nhoáng, tên này nhanh chóng phóng lên chiếc 67 vừa lướt tới của Tân, nhanh chóng bỏ chạy.
6_1416897702.jpg
Ngay lập tức, trinh sát hình sự nổ súng vào bánh xe nhằm bắt sống chúng nhưng viên đạn trúng pô xe, tóe lửa. Tên cầm lái tăng ga đột ngột, nhấc bổng đầu chiếc xe máy rồi lao đi vun vút. Quyết không cho nhóm này tẩu thoát, trinh sát nổ thêm phát súng nữa. Lần này viên đạn găm thẳng vào lưng Hóa, kẻ ngồi sau.
7_1416897702.jpg
Dù bị thương nặng, Hóa cố gắng ghì sát vào lưng Tân, quay người ném quả lựu đạn về nhóm trinh sát. Nhiều thành viên đội SBC nằm rạp xuống đường tránh thương vong nhưng may mắn quả lựu đạn không nổ, chiếc 67 phóng mất dạng. Xác định nghi phạm bị thương nghiêm trọng, Đại úy Hai Thành và nhiều trinh sát giỏi ém mình tại khắp các bệnh viện trong thành phố, đón đầu kẻ bị thương.
9_1416897702.jpg
Sau khi trốn thoát, Tân chở Hóa về và chia lại phần vàng cho đồng phạm. Do Hóa bị thương, số vàng này anh ta đưa mẹ giữ hộ. 
10_1416897702.jpg
Sau khi về tiệm sửa xe của đồng phạm tại quận 5, Tân thay quần áo và cùng đàn em quay lại thuê xích lô đưa Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy rồi bỏ đi. Tại phòng cấp cứu, Hóa biến sắc mặt khi nhận ra nhiều cảnh sát đang đón lõng mình nên thật thà khai: "Tôi là Hóa, người đi chung là Tân. Cháu Phương không biết ở đâu nhưng Tân nhà ở Ngan Rô, Sóc Trăng".
11_1416897702.jpg
Nhiều trinh sát tức tốc phóng về miền Tây. Qua rà soát, cảnh sát phát hiện bé Phương đang ở nhà Tân. Một điều khiến Hai Thành phải "giật mình" là ở đây có nhiều đặc điểm trùng hợp với nơi bé TaRo (con trai nghệ sĩ Kim Cương) bị bọn bắt cóc nhốt gần 2 năm trước. Đó là phía trước căn nhà có ống khói lớn và xung quanh nhiều rơm rạ, mẹ Tân là một cụ già và các bé "Đức Mập", "Bé Sáu" đều có mặt ở đây. Tuy nhiên, Tân không có mặt. 
13_1416897702.jpg
Qua nhiều đầu mối, Hai Thành phát hiện có dấu vết của Tân tại tiệm sửa xe trên đường Nguyễn Biểu (quận 5). Sau thời gian dài theo dõi, các trinh sát lần ra chỗ ẩn núp của Tân là nhà của người quen chủ tiệm sửa xe, trong con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Đúng 0h ngày 9/4/1979, Đội trưởng SBC cùng nhiều trinh sát "cày" nát con hẻm thì phát hiện căn nhà Tân tá túc. Ông Thành xộc lên gác, vung báng súng hạ gục Tân khi hắn định chống cự. 
14_1416897702.jpg
Khám xét chỗ hắn ngủ, các trinh sát thu được số vàng là tang vật của các vụ bắt cóc tống tiền trước đó. Tuy nhiên, Tân chỉ thừa nhận đã bắt cóc con của Kim Cương và bác sĩ Hỷ. Thêm một thời gian điều tra, Đại úy Hai Thành đã khiến hắn phải thừa nhận là hung thủ sát hại nghệ sĩ Thanh Nga gây chấn động dư luận khi tìm được khẩu súng gây án mà hắn nhờ vợ chồng người em chôn giấu dưới đường ống nước. Tuy nhiên, trước đó, 2 chiến sĩ Công an TP HCM đã phải thiệt mạng trong quá trình truy tìm khẩu súng gây án của Tân.
Tên tuổi ông Võ Tấn Thành (Hai Thành) - Đội trưởng SBC đầu tiên của Sài Gòn - còn gắn liền với nhiều vụ án chấn động khác như vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa; giải cứu 11 em bé bị bắt cóc bán lên vùng rừng núi Lâm Đồng; phá nhiều băng cướp có súng như Võ Tùng Hội, Phú “Salem”; truy bắt tên cướp khét tiếng Điềm Khắc  Kim…
Sau này, ông Thành về làm Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an quận Tân Bình rồi chuyển sang làm Chánh án TAND quận Tân Bình trước khi về hưu. Do mắc căn bệnh ung thư máu, người thầy của các cảnh sát hình sự Công an TP HCM vừa qua đời ngày 23/11.
Quốc Thắng
Pháp luậtThứ năm, 27/11/2014 | 00:00 GMT +7