Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Khoảnh khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng, kết thúc Thế Chiến II

Ngôi trường xây bằng gạch đỏ ở thị trấn Reims, Pháp, là trụ sở của bộ chỉ huy liên quân Đồng minh, đồng thời là nơi phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng, kết thúc Thế chiến II.
Bộ chỉ huy tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh (SHAEF) trong hai năm cuối của Thế Chiến II đặt ở thị trấn Reims, cách Paris khoảng 150 km về phía đông bắc.
Đây vốn là một trường học dành cho nam sinh, xây bằng gạch đỏ, nên còn được gọi là "ngôi trường nhỏ màu đỏ".
 
Tham mưu trưởng quân đội Đức Jodl (giữa), cùng phụ tá Oxenius (phải) được dẫn vào một căn phòng bên trong SHAEF 17h ngày chủ nhật, 6/5/1945.
 
Căn phòng bên trong "ngôi trường nhỏ màu đỏ" tại Reims, nơi phát xít Đức ký Văn kiện Đầu hàng lịch sử, kết thúc Chiến tranh thế giới II.
 
Một sĩ quan đang đo độ chính xác của hàng đặt văn kiện.
Theo DW, 65 triệu người đã thiệt mạng trong Thế Chiến II. Liên Xô là nước bị tổn thất nặng nề nhất, với 14 triệu dân thường và 13 triệu binh sĩ hy sinh.
 
Căn phòng này được gọi là Phòng Chiến tranh của SHAEF. Quanh tường dán bản đồ chiến dịch, bảng thương vong, vật tư, tổng lực lượng đồng minh, số lượng tù nhân.
Trên bàn để giấy tờ, bút và bảng tên từng người.
 
Từ trái qua: đại diện phát xít Đức, thiếu tá Oxenius, Tham mưu trưởng - Đại tá Jodl và Đô đốc Von Friedeberg, lúc 2h39 ngày thứ hai, 7/5/1945.
 
Jodl, ngực trái đeo huân chương Thập tự Sắt, ngồi giữa thiếu tá và đô đốc. Được Quốc trưởng Đức Donitz ủy quyền, ông ký văn kiện đầu hàng.
Thập tự Sắt là huân chương hình chữ thập, nền đen, viền trắng, phác họa trên huy hiệu của các hiệp sĩ Teuton thế kỷ 14, được quân đội Đức sử dụng từ năm 1871.
 
Toàn cảnh buổi lễ ký văn kiện phát xít Đức đầu hàng ngày 7/5/1945.
 
Đô đốc người Anh Harold Martin Burrough (ngoài cùng bên trái), chỉ huy lực lượng hải quân đồng minh, ngồi cạnh Trung tướng Bedell Smith quân đội Mỹ (giữa) và Cherniaeff, phiên dịch viên tiếng Nga (phải).
 
Trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô, Thiếu tướng Ivan Susloparov là người tiếp theo ký vào văn kiện. Bên phải là tướng quân đội Mỹ Spaatz.
 
Sau khi văn kiện được ký kết, Thống chế Eisenhower (phải), Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh tại châu Âu trong Thế Chiến II, bắt tay ông Susloparov và nói, " Đây là khoảnh khắc tuyệt vời đối với tất cả chúng ta."
Tuy văn kiện này được ký ngày 7/5, nhưng phải đến 23h01 ngày 8/5 tính theo giờ Trung Âu, văn bản mới có hiệu lực. Lúc đó ở Moscow, vì khác biệt múi giờ, đã sang ngày 9/5.
Do đó Liên Xô, nay là Liên bang Nga và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đều lấy 9/5 làm ngày chiến thắng phát xít Đức. Các nước Tây Âu và Hoa kỳ lấy ngày 8/5 làm ngày chính thức.

 
Tất cả mọi người có mặt ở đó đều vui mừng. Ông Eisenhower, người sau này trở thành tổng thống Mỹ thứ 34 (1953-1961), giơ hai cây bút ký văn kiện đầu hàng lên thành hình chữ V, biểu tượng cho chữ Victory (Chiến thắng).
 
Hồng Hạnh (Ảnh: LIFE)

Hài cốt hòa thượng Thích Minh Đức còn nguyên sau 26 năm

Chiếc kim quan lúc an táng ngài giờ đã biến thành đất nhưng hình hài của người vẫn còn nguyên nằm im bất động như thuở nào.

Vào lúc 20h ngày 11/1/2011 (nhằm ngày 08 tháng chạp năm Canh Dần) tại chùa Long Bửu, thôn Xuân Vinh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, môn đồ pháp quyến cùng Phật tử địa phương đã tổ chức buổi lễ khai quật và di dời hài cốt của cố Đại lão Hòa Thượng thượng Minh hạ Đức qua tháp mới. Nhưng khi được đào phần đất lên thì có một điều quá ngạc nhiên là di hài của ngài vẫn còn nguyên vẹn sau 26 năm chôn cất.
Khai quật di cốt hòa thượng Thích Minh Đức.
Khai quật di cốt hòa thượng Thích Minh Đức.
Cố Hoà Thượng Thượng Minh Hạ Đức (1901-1985), thế danh Nguyễn Khắc Dần sinh năm 1901 tại làng Hiệp Phổ, xã Đức Hạnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nho phong gia giáo. Năm lên 17 tuổi Ngài quyết chí xin song thân xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang, thuộc xã Phú Thọ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 
Năm 1957, Tổng hội Phật giáo Trung phần bổ nhiệm Ngài trụ trì chùa Linh Phước, Đà Lạt thuộc chi hội Phật giáo Trại Mát, không quản ngại khó khăn Hoà thượng cũng cố các khuôn giáo hội trực thuộc. Cuối năm 1984, linh cảm của Ngài dường như biết trước sự ra đi cho nên Ngài rời chùa Linh Phước về lại tổ đình Long Bửu Quảng Ngãi để cùng Tăng ni Phật tử chốn tổ đón một mùa xuân miên viễn nơi quê hương chốn tổ.
Sau Tết năm Ất Sửu 1985 vào đêm 18 tháng Giêng Ngài kêu gọi các hàng đệ tử xuất gia và tại gia của tổ đình Long Bửu qui tụ về để dặn dò lần cuối, di chúc lại cho chùa Linh Phước TP Đà Lạt. Hòa thượng nhắn nhủ 13 điều khuyên người niệm Phật, có ghi lại bằng băng cassette. Sau đó Tăng Ni Phật tử tụng kinh A Di Đà niệm Phật để tiễn biệt ngài ra đi.
Sau 26 năm, di cốt của ngài hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Sau 26 năm, di cốt của Ngài hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Vào lúc 3h ngày 8/2/1985, chư Tăng ni Phật tử đứng xung quanh bên giường Ngài để niệm Phật, ánh mắt không rời hình Phật A Di Đà treo trên tường trước mặt Ngài, miệng vẫn niệm Phật theo đại chúng. Trong lúc đại chúng niệm Phật, Ngài bảo vị trưởng tử đem bức ảnh Phật A Di Đà đến cho Ngài, hai tay nâng hình Phật và nhẹ nhàng úp ảnh Phật A Di Đà lên mặt rồi buông hơi thở cuối cùng, xả bỏ báo thân thâu thần tịch diệt. Trong 84 năm cuộc đời hòa thượng có 51 năm xuất gia tu hành. Nhục thân ngài được tôn trí trong bảo tháp phụng lập tại khuôn viên già lam tổ đình Long Bửu, tỉnh Quảng Ngãi.
Đến tháng 2/2010 chư Tăng và Phật tử tại hai chùa: chùa Linh Phước - tỉnh Lâm Đồng và tổ đình Long Bửu, tỉnh Quảng Ngãi xây dựng lại bảo tháp mới 7 tầng cao 20m bằng đá được chở từ Thanh Hóa vào.
Trong lễ di dời hài cốt nhập tháp mới, khi khai quật phần mộ thì nhục thân của Hoà Thượng vẫn còn nguyên vẹn sau 26 năm nằm trong lòng đất. Chiếc kim quan lúc an táng ngài bây giờ đã biến thành đất, không còn thấy dấu vết. Nhưng hình hài của người vẫn còn nguyên nằm im bất động như tự thuở nào khiến rất nhiều tăng ni phật tử vô cùng xúc động.
Theo Đạo Phật Ngày Nay