Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Đường cao tốc bỗng nhiên đứt rời, nhiều xe lộn nhào xuống đất

Đang lưu thông trên đường thì tuyến đường cao tốc bỗng nhiên bị sập khiến 4 chiếc xe đều bị lộn nhào xuống đất. Sự việc khiến 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương.

Vào lúc 3h sáng ngày 19/6, đường cao tốc Việt Cống, tuyến đường đi từ Quảng Châu (Trung Quốc) cho tới Hà Nguyên đã bỗng nhiên bị sập mất một đoạn. Sự việc khiến những chiếc xe đang lưu thông trên đoạn đường đều bị lộn nhào xuống đất.



Hình ảnh đoạn đường bị đứt gãy.
Khi xảy ra sự việc, có 4 chiếc xe tải đang lưu thông trên đoạn đường, trong đó có 3 chiếc chở bùn đất với biển số đăng ký của tỉnh Giang Tây, và 1 chiếc thuộc Hà Nguyên. Nơi xảy ra sự việc là một đoạn đường bắc qua khu vực đất sình lầy. Sự cố đã khiến 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương.


Sự việc đã khiến 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ và xử lý hậu sự cố. Hiện, các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu, các công tác phân luồng giao thông đã được gấp rút tiến hành.


Sự việc đã khiến cả 4 chiếc xe đều bị lộn nhào xuống đất.
Ngay sau khi được đăng tải, sự việc nhanh chóng nhận được sự quan tâm đông đảo của dư luận Trung Quốc. Đa số mọi người đều bày tỏ sự quan ngại về chất lượng công trình. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được làm rõ.





(Nguồn: Sina)



RÙNG MÌNH VỚI NHỮNG THỰC PHẨM “GIẾT NGƯỜI” CỦA TRUNG QUỐC
.Vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở ở Trung Quốc không ngại sản xuất thực phẩm giả, kém chất lượng hoặc cho chất cấm vào thực phẩm. Điều này đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng

Gạo giả, gạo nhiễm độc
Theo thông tin từ tuần báo Weekly Hong Kong vào năm 2011, gạo giả được bán tràn lan trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây).
Gạo giả được làm từ hỗn hợp gồm khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp resin. Loại nhựa resin này vô cùng độc hại với cơ thể con người. Được biết, ăn ba bát gạo nhựa tương đương với việc ăn cả một túi nilon vào bụng.
Ngoài gạo giả, người tiêu dùng Trung Quốc còn phải đối mặt với những loại gạo thật có chứa chất độc. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho thấy 10% gạo được bán tại đất nước này có lượng cadmi vượt ngưỡng cho phép. Đây là chất có thể gây ung thư, suy thận, suy hô hấp và bệnh về xương. Khi được hấp thụ vào cơ thể con người, chất này có thể tồn tại đến 30 năm.
Nguyên nhân gạo bị nhiễm độc là vì được trồng trên những vùng đất ô nhiễm do tình trạng khai thác khoáng sản, đồng thời do ảnh hưởng của các hoá chất thải ra môi trường.
Thịt, cá giả
Năm 2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện trên thị trường đang có bán tai lợn giả. Loại tai lợn này được làm từ gelatin và natri oleate. Natri oleate là loại hoá chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Tiếp đó, người ta lại phát hiện thịt bò giả được làm từ thịt lợn tẩm ướp “hương liệu thịt bò”. Chỉ cần ướp thịt lợn với hoá chất này trong khoảng 1 giờ là tạo ra được loại thịt giống hệt thịt bò, mắt thường rất khó phân biệt. Người ta cũng sử dụng cách này để biến thịt lợn thành thịt cừu.
Đầu năm 2013, một người dân ở thành phố Nam Kinh mua phải một loại cá ngân giả. Ông này cho biết con cá có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, phải kéo mạnh mới đứt, thậm chí ngửi không thấy mùi tanh của cá. Khi được hơ trên lửa, đuôi cá nhanh chóng bị teo lại trong khi thân cá hầu như không biến đổi.
Được biết, những loại hoá chất và phụ gia dùng để làm giả thịt động vật đều chứa nhiều chất độc hại nguy hiểm đến sức khoẻ của con người.
Sữa chứa chất gây ung thư
Trong những năm qua, cơ quan chức năng Trung Quốc nhiều lần phát hiện các loại sữa nội địa chứa chất cấm.
Cụ thể, năm 2008, sữa nhiễm melamine làm 6 trẻ em thiệt mạng và khoảng 300.000 em khác mắc bệnh. Melamine là chất thường được sử dụng để sản xuất nhựa tổng hợp, keo dán và phân bón hoá học. Melamine có thành phần khá giống protein nên người ta cho chất này vào sữa để tăng hàm lượng proteine trong sữa, qua đó giảm giá thành sản xuất.
Năm 2012, một loại sữa bột cho trẻ sơ sinh bị phát hiện có hàm lượng thuỷ ngân cao bất thường. Thuỷ ngân trong sữa sẽ gây nguy hại đến thận, gan và não của người uống. Chỉ 0,1 gam thuỷ ngân có thể giết chết 1 đứa trẻ.
Ngoài melamine và thuỷ ngân, độc tố aflatoxin cũng được phát hiện trong một nhãn sữa ở Trung Quốc. Đây là loại độc tố được sinh ra trong quá trình nấm mốc tấn công, có khả năng gây ra bệnh ung thư gan, thận và bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục chất gây ung thư hạng A.
Trái cây chứa virus viêm gan A, hạt dưa, hạt hướng dương chứa chất làm teo não
Khoảng 450.000 người Australia đứng trước nguy cơ bị nhiễm viêm gan siêu vi A sau khi ăn các sản phẩm trái cây đóng gói có xuất xứ từ Trung Quốc. Đã có 18 người được chẩn đoán mắc bệnh.
Những gói trái cây từ Trung Quốc được cho là chứa virus gây bệnh. Tuy viêm gan A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể trở nặng ở người lớn tuổi, người bệnh gan mãn tính và người có hệ miễn dịch kém.
Nhôm và bột talc là những chất được phát hiện trong hạt dưa và hạt hướng dương ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất cho hai chất này vào sản phẩm để bảo quản được lâu, giúp hạt giòn, bóng đẹp và thơm ngon.
Được biết, lượng nhôm được hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ khó đào thải ra ngoài, ảnh hưởng tới tế bào não, gây giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn là làm teo não, đãng trí, ung thư…
Vỏ thuốc, thạch, trân châu làm từ da phế thải
Năm 2012, cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện một số cơ sở sản xuất vỏ thuốc con nhộng và các loại thạch hoa quả, hạt trân châu từ da giày và da vụn.
Được biết, người ta sẽ nấu chảy các loại da phế thải nói trên để thu được collagen công nghiệp. Đây là thành phần chính để chế biến vỏ thuốc con nhộng và các loại thạch hoa quả, hạt trân châu được trẻ em ưa thích.
Những thành phẩm này chứa một hàm lượng crom vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Đó là chưa kể đến các loại chất tẩy trắng công nghiệp và nhiều loại phụ gia khác được sử dụng trong quá trình chế biến.
Trên đây chỉ là một vài trường hợp điển hình trong vấn nạn thực phẩm “bẩn” của Trung Quốc. Người tiêu dùng ở nước sở tại và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn đang từng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật do tiêu thụ thực phẩm độc hại có xuất xứ từ quốc gia này.
HanhTTN (Thế giới trẻ)


 Trung Quốc định giả Mỹ dọa Việt Nam

- Bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Chinhphu.vn.
Đa Chiều ngày 19/6 bình luận, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc từ 17 đến 19/6 cùng ông Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung lần thứ 8. Về nguyên tắc, hội nghị này tổ chức luân lưu mỗi năm một lần ở 2 nước, từ năm 2006 đến nay đã được 8 kỳ và chỉ 2 năm không tổ chức là 2007, 2012.
Đáng chú ý là thời gian diễn ra hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung không cố định. Kỳ họp lần thứ 8 năm nay diễn ra ngay sau khi Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Biển Đông chắc chắn là nội dung đàm phán chủ yếu của 2 nước Trung Mỹ, nhưng kết quả ra sao nay vẫn kín như bưng. Bắc Kinh chọn thời điểm này để hội đàm với Việt Nam khiến người ta phải suy nghĩ, Đa Chiều nhấn mạnh.
Trước đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho khu vực ngày càng căng thẳng. Tổng thống Philippines hôm 3/6 còn so sánh hành động này của Bắc Kinh ở Biển Đông không khác gì phát xít Đức Hitler, nhưng Việt Nam lại khá "bình tĩnh". Người Việt bày tỏ thái độ thông qua việc phát triển sức mạnh quân sự.
Ngoài các vũ khí hiện đại Nga cung cấp cho Việt Nam để nâng cao khả năng phòng thủ ở Biển Đông như chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636MV, tàu hộ vệ mang tên lửa thì Việt Nam còn không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Theo Đa Chiều, Trung Quốc lo rằng vì chuyện Biển Đông, Việt Nam rất có thể "hoàn toàn ngả theo Mỹ". Trong khi đó Hoa Kỳ cũng đang ủng hộ nhất định đối với Việt Nam ở Biển Đông, về lâu dài Mỹ mong muốn Việt Nam trở thành đối tác quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á, Đa Chiều bình luận.
Hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ vốn dĩ hết sức bình thường, nhưng trong thời điểm Biển Đông căng thẳng (vì chính hành vi leo thang, bất chấp luật pháp của Bắc Kinh) hai nước Việt - Mỹ xích lại gần nhau khiến Trung Nam Hải lo lắng. "Ổn định quan hệ Việt - Trung" là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh, cũng là nhiệm vụ bức thiết của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, tư duy thông thường của Trung Quốc không thể "phá giải được chính sách cứng rắn của Việt Nam", Đa Chiều bình luận.
Một Việt Nam như thế nào thì phù hợp với lợi ích của Trung Quốc? Đa Chiều đặt câu hỏi và trả lời, đương nhiên chí ít là Việt Nam trung lập trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học". Ảnh: SCMP.
Trung Quốc cũng mong làm sao để Việt Nam "không lên tiếng" trước các hành động (phạm pháp) của họ ở Biển Đông để cô lập Philippines. Do đó Bắc Kinh thường truyền đạt thông điệp, chủ trương của họ về Biển Đông thông qua các kỳ họp của Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc.
Hội nghị lần thứ 8 tổ chức ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ đặt ra dấu hỏi lớn. Chắc chắn Biển Đông là nội dung chủ yếu trên bàn đàm phán Trung - Mỹ, nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn "giấu nhẹm" kết quả đã bàn những gì, thậm chí khiến dư luận phải đặt câu hỏi Bắc Kinh đã đổi chác những gì với người Mỹ trong chuyện Biển Đông?
Đa Chiều đặt vấn đề, nếu như không có sự ủng hộ của Mỹ, Việt Nam sẽ bảo vệ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông như thế nào? Tờ báo này cho rằng, do đó trong bối cảnh nghi vấn bao trùm này nếu Bắc Kinh tổ chức hội đàm với Việt Nam dễ "nắm chắc phần thắng"?!
Theo tờ báo của người Hoa hải ngoại này, thủ đoạn ngoại giao tương tự đã được Bắc Kinh sử dụng rất thành công không chỉ 1 lần trong lịch sử. Năm 1958, Mao Trạch Đông đã hạ lệnh pháo kích Kim Môn, Mã Tổ do chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan kiểm soát chỉ 3 tuần sau khi Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev thăm Bắc Kinh.
Động thái này khiến dư luận quốc tế, đặc biệt là "bên thứ 3" tức Hoa Kỳ phải nghĩ rằng hành động phiêu lưu trên của Mao đã được Moscow đồng tình ủng hộ nên "không dám manh động". Trong khi thực tế Khrushchev chẳng biết gì về kế hoạch này của Mao.
Đặng Tiểu Bình cũng lặp lại thủ đoạn này trong cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Trước khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng thăm Mỹ và thông báo cho Washington về cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học", nhưng người Mỹ đã không thể hiện sự ủng hộ một cách rõ ràng.
Tác dụng của Hoa Kỳ trong quyết định này chỉ là chia sẻ tình báo và hợp tác ngoại giao nhưng lại làm cho Liên Xô phải do dự, không biết Đặng có thỏa thuận gì với Mỹ làm tổn hại lợi ích của Liên Xô hay không.
Cả 2 lần Mao và Đặng đều không yêu cầu đối tác giúp mình tiến hành hoạt động quân sự (xâm lược), nhưng đã rất thành công trong việc "lèo lái" dư luận hiểu rằng Bắc Kinh được 1 siêu cường hậu thuẫn, dọa "siêu cường kia" không dám can thiệp, dù là đồng minh của mình đang bị Bắc Kinh đe dọa, bắt nạt. Do đó theo Đa Chiều, việc bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam?!
     HỒNG THỦY     (GDVN)  
      TIN KHÁC