Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Cấm dạy thêm cần lường trước 9 điều

Cấm dạy thêm cần lường trước 9 điều

20/06/2016 21:44

Không thể phủ nhận hiện trạng dạy thêm đang bị lạm dụng. Ngăn chặn việc lạm dụng của dạy thêm, học thêm là việc đáng làm nhưng làm như thế nào?

Thực tế, việc dạy thêm hiện nay như trăm hoa đua nở. Có những thầy cô dạy thêm chỉ vài triệu đồng/tháng nhưng có những thầy cô thu nhập 50-60 triệu đồng/tháng, cá biệt lên tới nửa tỉ đồng/tháng. Rõ ràng bên cạnh các thầy cô dạy thêm để phụ thêm vào đồng lương ít ỏi cũng có những người làm giàu nhờ dạy thêm. Công bằng mà nói, nếu lương nhà giáo được xếp vào hạng “hot” thì chẳng thầy cô nào dạy thêm làm gì khi hình ảnh của mình bị giảm sút.
Dạy thêm kéo theo rất nhiều hệ lụy như nhiều người đã nói. Tuy nhiên, xin hãy lường hết tất cả tình huống có thể xảy ra để giải quyết một cách triệt để và có hiệu quả vấn đề rất đáng quan tâm của giáo dục, đó là dạy thêm - học thêm.
1. Cấm dạy thêm nhưng có cấm được các hình thức dạy thêm trá hình? Những thầy cô trung thực sẽ không dạy. Nhưng vẫn có thầy cô sẽ tìm cách lách dạy thêm bằng hình thức thuê phòng của một trung tâm hay một trường nào đó đưa học sinh (HS) đến học - mượn danh nghĩa trung tâm. Hoặc hình thức nhờ người quen làm nghề tự do đứng tên mở trung tâm còn mọi việc vẫn do thầy cô dạy và quản lý bình thường, vậy làm sao cấm triệt để?
Học sinh tan học ở một trung tâm dạy thêm tại TP HCMẢnh: TẤN THẠNH
Học sinh tan học ở một trung tâm dạy thêm tại TP HCMẢnh: TẤN THẠNH
2. Cấm dạy thêm, các trung tâm luyện thi và bồi dưỡng văn hóa sẽ mọc lên như nấm và sẽ bội thu. Khi giáo viên (GV) không dạy thêm, HS sẽ dồn vào đấy. Mà ở đó tiền thu về sau khi đã trừ đi mọi khoản chi phí, lợi nhuận thu về từ vài trăm triệu đến 5-6 tỉ đồng/tháng nhưng lại không phải đóng thuế như những ngành kinh doanh khác. Cấm dạy thêm tạo điều kiện cho các trung tâm bóc lột sức lao động của thầy cô bởi vì có nhiều trung tâm trả lương cho thầy cô rất thấp còn lợi nhuận của họ rất cao. Khi thầy cô không còn được dạy thêm sẽ rơi vào thế yếu. Vậy giải pháp nào để quản lý các trung tâm dạy thêm và bồi dưỡng văn hóa?
3. Cấm dạy thêm liệu có đồng đều ở tất cả các nơi hay vẫn có chỗ siết, chỗ buông, “trước căng, sau nới”, nơi vẫn dạy vô tư, nơi thì lùng bắt thầy cô dạy thêm như tội phạm? Và cả sự không công bằng giữa thầy cô có lòng tự trọng và những người cố tìm mọi cách để lách? Người biết lấy lòng phường xã, cấp trên vẫn cứ đều đều mở lớp, người thì nghiêm chỉnh chấp hành không dạy thêm bất cứ HS nào?
4. Cấm dạy thêm có cấm được hình thức dạy kiểu gia sư? Trước đây, con em nhà nghèo vẫn có thể học thêm còn bây giờ chỉ có con nhà giàu mới được học. Bởi dạy theo kiểu gia sư, cha mẹ phải trả học phí cao. Hoặc có cấm được hình thức chia lớp ra từng nhóm nhỏ theo kiểu gia sư nhóm để hợp thức hóa chuyện dạy?
5. Cấm dạy thêm thì những HS yếu được phụ đạo bằng cách nào? Số HS cần phụ đạo sẽ tăng đột biến bởi bị ép phụ đạo kể cả tình nguyện được phụ đạo?
6. Cấm dạy thêm nhưng rất nhiều cha mẹ đi làm cả ngày mà con chỉ học một buổi xưa nay vẫn quen nhờ thầy cô quản, nay không ai quản liệu có yên tâm? Cách nào để nhà trường quản lý HS mà hình thức dạy thêm không bị núp bóng?
Cấm dạy thêm, các tiệm game, tiệm net sẽ làm ăn phát đạt hơn, HS sẽ nghiện máy tính hơn và kèm theo đó là các tệ nạn xã hội. Tương lai của thế hệ bàn phím sẽ đi về đâu?
7. Cấm dạy thêm thì những GV thật sự chỉ sống bằng lương và chỉ có lương sẽ sống như thế nào? Có phải mở quán bán tạp hóa hay chạy xe ôm để kiếm thêm tiền như những năm 80 của thế kỷ trước? Sẽ có ý kiến những thầy cô ở vùng sâu, vùng xa hoặc những thầy cô không dạy môn chính vẫn sống được đấy thôi. Đúng vậy, sống được theo nghĩa nào? Sống khổ, sống mòn cũng là sống. Ông cha ta ngày xưa đã khẳng định “lương sư hưng quốc”. Thầy cô mà phải buôn thúng bán mẹt, chạy xe ôm thì trong mắt trò không còn sự tôn kính mà chỉ có sự thương hại.
8. Cấm dạy thêm trong khi chương trình sách giáo khoa, thi cử vẫn như cũ chắc chắn cuối năm, tỉ lệ HS có học lực yếu và trung bình tăng, tỉ lệ HS đậu đại học giảm. Hiện trạng ấy có chấp nhận được không?
9. Khi cấm dạy thêm mà những GV vi phạm sẽ xử lý thế nào để giữ tính kỷ cương, nền nếp và vẫn bảo đảm tính nhân văn?
Cần có chế tài minh bạch
Cần có nhiều giải pháp chấn chỉnh nếu việc dạy thêm vẫn diễn ra. GV không được dạy thêm HS mình đã dạy trên lớp đối với cấp II, III. Cần có biện pháp chế tài hữu hiệu nếu GV vi phạm điều này. GV phải công khai, minh bạch danh sách HS học thêm. Để dạy thêm, GV phải đóng thuế thu nhập theo quy định, vừa là sự san sẻ vừa là sự công bằng đối với xã hội. Để dạy thêm cũng cần phải quy định sĩ số HS trong mỗi lớp không được quá 30 em. Như vậy, việc học thêm mới có hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần nghiêm ngặt về thời gian: Không được mở lớp vào giữa trưa và buổi tối không được quá 21 giờ để bảo đảm giờ giấc một cách khoa học. Đã học là phải có phòng riêng biệt đủ ánh sáng, thoáng mát, chỗ ngồi - bàn ghế phải đúng chuẩn, tạo không gian sư phạm cần thiết.
HOÀNG THỊ THU HIỀN

Nhà báo mà thế này thì... vô đạo đức!



Nhà báo mà thế này thì... vô đạo đức!

Trong lúc cả nước đang đau buồn và lo lắng cho số phận của những cán bộ, chiến sĩ trong vụ rơi máy bay Su 30 và CASA thì một nhà báo có thẻ, từng đứng rao giảng về đạo đức báo chí lại viết bằng một giọng hả hê, độc ác đến chưa từng thấy…

Sự hi sinh của các quân nhân và những nhân viên cứu nạn đang khơi dậy tình cảm cao nhất trong lòng những người dân Việt Nam. Cảm xúc về những người lính ra đi vì nhiệm v ngay giữa thời bình, hơn lúc nào hết như một nỗi đau cắt cứa.
Trên các mạng xã hội, vốn là nơi tự do nhất, mỗi người một quan điểm (có không ít những quan điểm cực đoan), thì trong những ngày này không ai là không thể hiện sự tiếc thương, thành kính. Tuyệt nhiên, chúng tôi tuyệt nhiên chưa đọc được lời nào xúc xiểm, độc địa.
Sự hi sinh của các anh khiến cho mọi con người, mọi quan điểm trên đất nước này đều nghiêng mình. 
nha bao ma the nay thi vo dao duc
Người lính phi công không về sẽ 'hoá sếu trắng bay cao'.
Với những người làm báo, đặc biệt là những  phóng viên ngày đêm có mặt ở các điểm nóng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, dường như cũng đã tự giác hơn, tự ý thức hơn trong việc tuyên truyền: Đưa thông tin chính xác, không suy đoán vô căn cứ gây nhiễu loạn thông tin, không khai thác sâu vào nỗi đau gia đình của những người đã khuất theo kiểu “giật tít, câu view”…
Nhà báo Ngô Văn Hải - TBT Báo điện tử VTC News cũng có bài viết đang tạo nên làn sóng trên mạng xã hội Facebook “Người lính phi công không về sẽ 'hoá sếu trắng bay cao'.
Ngoài những dòng viết thổn thức còn có cả những chiêm nghiệm mang đầy ý nghĩa xã hội: “Trước hy sinh cao cả của anh mới thấy những chuyện kéo dài mãi không dứt về âm mưu, thủ đoạn tranh quyền đoạt chức hòng vinh thân phì gia trở nên thật tầm thường, nhỏ mọn. Tôi cứ ước, giá như họ biết được anh đã sống, đã chiến đấu và đã hy sinh anh dũng như thế nào cho Tổ quốc, chắc họ sẽ trở nên bớt tầm thường, nhỏ mọn hơn...”
Trong trường hợp này, chúng tôi xin không gọi Mai Phan Lợi là “nhà báo” để tránh ảnh hưởng đến những nhà báo chân chính khác, ngay trước thềm ngày báo chí cách mạng 21/6. Và chắc chắn cá nhân này không thể phát ngôn bằng tư cách là cán bộ của Báo Pháp luật TP HCM bằng một quan điểm độc ác như vậy.
nha bao ma the nay thi vo dao duc
Phần Status của Mai Phan Lợi đăng trên Diễn đàn Nhà báo trẻ dùng từ ác nghiệt nhất là "tan xác".
nha bao ma the nay thi vo dao duc
Phần Bình chọn cố tình đưa ra nhiều gợi ý tạo sự hoài nghi.
Trên Diễn đàn Nhà báo trẻ (do Mai Phan Lợi làm admin), người này đã đăng status có tựa đề “Vì sao Casa tan xác?”
Chúng ta chỉ nghe đến từ “tan xác” khi nói về việc bắn rơi máy bay quân thù. Một từ ngữ hàm chỉ thái độ như vậy được dùng trong ngữ cảnh những đồng đội, chiến sỹ của mình đang mất mát hi sinh, thì rõ ràng, đầu óc của người viết đang “có vấn đề” hoặc là quá tàn nhẫn.
Hơn nữa, trong Poll (bình chọn), Mai Phan Lợi còn đưa ra các giả thuyết để lựa chọn (vote) như:
- Bị bắn
- Không loại trừ bị bắn vỡ
- Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật.
Những “gợi ý” này vô tình tạo ra nhiều hoài nghi giữa một không gian tưởng niệm thành kính. Có lẽ người vốn mang danh nhà báo này không vô tình, mà rõ ràng có toan tính.
Đã đến lúc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo, Cơ quan An ninh thông tin và truyền thông, cần vào cuộc xử lý những phát ngôn của Mai Phan Lợi để tránh ảnh hưởng đến tình cảm của cộng đồng và tránh ảnh hưởng uy tín của những người làm báo ngay trước ngày 21/6.
Một kẻ toan tính giữa đám tang của dân tộc, thì tốt nhất phải đuổi cổ ra ngoài!
nha bao ma the nay thi vo dao duc
Một buổi tọa đàm của quỹ CFD. (Mai Phan Lợi ngồi giữa, đang phát biểu). Ảnh: cdfund.org.vn.







Hoan hô: Công bố có chất tẩy rửa cực độc trong cá biển

Hoan hô: Công bố có chất tẩy rửa cực độc trong cá biển


Bác sĩ Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị - đã cho thấy một tinh thần quả cảm và vì cộng đồng rất lớn khi công bố thông tin kết quả kiểm nghiệm của cơ quan chuyên môn thuộc ngành an toàn thực phẩm về việc vừa phát hiện có chất tẩy rửa cực độc trong lô hàng 30 tấn cá nục tại một kho đông lạnh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

    Loại chất cực độc có trong lô hải sản 30 tấn cá nục mà Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế Quảng Trị phát hiện là phenol - một loại chất độc không có trong tự nhiên, mà là nhân tạo. Đây là loại chất độc nghiêm cấm không được có trong thực phẩm, ngay cả trong bao bì. Vì vậy, bác sĩ Hồ Sĩ Biên - Chi Cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh Quảng Trị nói rằng, đã loại chất độc cấm không được có trong thực phẩm thì còn bàn ngưỡng nào mới gây chết người làm gì. Có thể nó không gây chết người ngay, nhưng chết từ từ là chắc chắn. Với lập luận đó, ông Biên yêu cầu phải tiêu hủy lô hải sản 30 tấn cá nục này, đồng thời với đó là phải liên tục kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát toàn bộ hải sản tồn kho, mới khai thác.
    Thông tin tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở Quảng Trị ngay lập tức khiến cho cơ quan chức năng và ngư dân địa phương có những phản ứng tích cực, đầy trách nhiệm với cộng đồng. Đã có cơ sở kết luận đây là số cá do cơ sở thu mua hải sản hộ gia đình mua của ngư dân Quảng Trị, Quảng Bình đánh bắt từ ngoài 30 hải lý sau 15 ngày xảy ra hiện tượng cá chết ở biển bắc miền Trung. Chủ lô hàng cũng đã khai báo thêm, trong cùng lô có độc chất phenol này đã bán ra thị trường 5 tấn, nhưng người mua nói chỉ để phục vụ nuôi cá lóc. May mắn thay!
    Và nhiều chủ thu mua hải sản khác cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng mau chóng kiểm tra, kiểm nghiệm để có kết luận về độ an toàn của hải sản mà họ thu mua sau thời kỳ cá biển chết hàng loạt ở bắc miền Trung. Tất cả các cơ sở thu mua hải sản đang có hàng tồn kho từ sau ngày cá biển chết ở Quảng Trị đều nói với cơ quan chức năng rằng không thể vì đồng tiền mà cam tâm bán ra thị trường những thực phẩm hải sản chưa được kiểm nghiệm, chưa được kết luận là không có chất độc như phenol.
    Trước câu hỏi của phóng viên Lao Động về việc xuất hiện những thông tin cho rằng hàm lượng phenol trong cá như hiện tại thì phải ăn hàng chục tấn cá mới bị nhiễm độc, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Trị kiên định quan điểm, đây là loại chất cực độc không được phép có trong thực phẩm, do vậy vì con người, vì sức khỏe con người cần ra lệnh ngay cấm tiêu thụ, tiến hành tiêu huỷ. Bác sĩ - Giám đốc Trần Văn Thành - người đứng đầu ngành y tế Quảng Trị tuyên bố sẽ tiếp tục kiểm nghiệm toàn diện, kỹ lưỡng các lô hàng hải sản tồn kho và công bố sớm kết quả để tạo điều kiện cho các chủ hàng tiêu thụ, thu mua hải sản cho ngư dân hoặc để được Nhà nước hỗ trợ theo quy định những lô hải sản có nhiễm độc phải tiêu hủy.
    Hy vọng rằng thông tin có chất độc cực độc dùng cho công nghiệp tẩy rửa có trong cá nục ở Quảng Trị sẽ góp phần đáng kể giúp các nhà khoa học sớm giải mã một cách toàn diện, khoa học nguyên nhân cá chết ở biển bắc miền Trung thời gian gần đây.

    Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’

    Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’

    • 20 tháng 6 2015
    Image captionLãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng bí thư Đảng CSVN tại Bắc Kinh đầu năm nay.
    Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.
    Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ 'thiếu dũng khí' trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
    Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?
    Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.

    Không chịu tin

    Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.
    Rằng nhờ bài viết của ông, ta mới thấy ‘tiếc làm sao’ cho cái thời xa xưa, bởi vì giá như Ngô Quyền đừng làm khổ dân, đánh trận Bạch Đằng chống nhà Hán. Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đừng đánh bại nhà Tống, Trần Hưng Đạo đừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Lê Lợi đừng khởi nghĩa chống lại nhà Minh… thì bây giờ đất nước chúng ta đã chẳng trải dài 'từ mũi Cà mau lên đến Hắc Long Giang' giáp giới với nước Nga? Ta sẽ sánh vai cùng Tây tạng, Tân cương, Đài Loan... chung một mái nhà?
    Hay nhờ quan điểm của ông Trọng mà ta ‘vỡ ra rằng’ ôi ‘giá như ông cha ta đừng cứng đầu’ thì 'hay' biết bao? Rồi giá gì ‘đừng có’ một Trần Quốc Tuấn với câu “Bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu tôi trước đã ", hoặc ‘đừng có’ một Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc” thì nay có lẽ dân tộc ta cùng đứng chung hàng với quốc gia “tàu lạ” thứ hai thế giới, đang ganh đua với Mỹ?
    Song ai nói gì thì nói, chứ có thể ‘tôi nhất quyết’ bưng mắt, bịt tai không nghe theo những dư luận khi họ nói rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh đã để lại một di sản, đã sản sinh ra một giai cấp thống trị thiếu dũng khí trước kẻ cường quyền Bắc Triều, một sự ‘hèn yếu, sợ sệt’ đến độ không tả nổi.
    “Rằng khi người anh em cùng trứng cùng bọc trước đây (Việt Nam Cộng Hòa) bị kẻ thù ấy cướp mất Hoàng Sa trong tay, thì chế độ ấy lại viết văn tự như thể muốn bàn giao, hợp thức hoá cho kẻ cướp. Rồi thì hiện nay, khi ngư dân liên tiếp bị đánh đắm, đâm thủng tàu, cầm tù… thì nhà nước ấy, đảng ấy, quân đội ấy, truyền thông nhà nước xứ ấy lại không dám gọi mặt chỉ tên, chỉ thỏ thẻ “tàu lạ”.
    Image captionBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh nhận 'bình gốm' từ tay đồng nhiệm, tướng Thường Vạn Toàn bên phía Trung Quốc.
    “Rằng khi nước “lạ” đưa giàn khoan vào nhà mình, thay vì hưởng ứng cái tinh thần Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng của người dân để chống lại, để tạo thái độ với kẻ xâm lấn, chế độ này lại bắt bớ, đánh đập, tù đày chính người dân mình, ra sức bịt miệng họ.”

    Đại tướng quân

    Không! Tôi cũng sẽ ‘nhất quyết chưa nghe’ những lời phê phán ấy trong quần chúng, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước đâu, nhất là khi có những luồng quan điểm trên dư luận tiếp tục chỉ ra như sau rằng:
    "Ông Trọng đã thiếu dũng khí, khi vào những lúc đất nước gặp nguy nan, kẻ thù kéo dàn khoan vào lãnh hải, dương đông, kích tây, chiếm đảo, xây căn cứ, chèn ép ngư dân Việt Nam, thì chính ông Tổng bí thư, người đại diện cao nhất của ‘thời đại rực rỡ, hoàng kim’ nhất của dân tộc lại khăn gói sang nước “bạn” để tiếp tục nâng niu 16 chữ vàng, "duy trì đại cục".
    “Hay khi ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh năm nay ôm bình quý từ người đồng nhiệm Trung Quốc, kẻ đang cử các lực lượng hung hăng, lấn lướt hiếp đáp dân ta trên Biển.
    "Phải chăng nhận cái bình ấy vì chính ông từ lâu đã nhất trí rằng sẽ không ném ‘chuột’ vì sợ vỡ bình?
    "Mà hình như cái bình ấy có cả vị thế quyền lực, chức quyền, kinh tài của chính những nhóm lợi ích nào đó đang theo đóm (Trung Quốc) ăn tàn?”
    "Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với 'dã tâm không suy suyển' như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và 'môi hở răng lạnh' được? Mà 'đại cục vẫn tốt' như ông Thanh tuyên bố ở Shangri-La năm ngoái tại Singpore là đại cục nào, vẫn những dòng dư luận đặt câu hỏi."
    Thế nhưng ai nói gì, chê bai ông Phùng Quang Thanh tới đâu, tôi cũng 'nhất mực không tin đâu nhé'.

    Tể tướng đầu triều

    Khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Bồ Đào Nha mới đây, ông cũng ‘ra lời kêu gọi’ cộng đồng quốc tế chống lại (ai đó) trên biển Đông? Đọc toàn văn bài báo tường thuật lời kêu gọi của ông, ta không tìm thấy tên của Trung quốc dù chỉ một lần:
    Như ông nói: “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp… (ba chấm lửng)” Ta đặt câu hỏi ở đây “yêu cầu là yêu cầu ai chấm dứt? Yêu cầu... (lại ba chấm lửng nữa) biển Đông là thế nào?
    Sao Tể tướng đầu Triều mà lại không dám gọi thẳng tên kẻ thù mà người dân thường, từ phụ lão đầu bạc, tới trẻ lên ba ở trong nước cũng biết rõ mồn một ra?
    Và ta có thể liên hệ lập trường này để nhìn sang Phi-luật-tân, sang Mã Lai xem họ ứng xử, nói năng thế nào? Hóa ra họ rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Họ không chỉ chỉ mặt, gọi tên kẻ thù, mà còn dám kiện chúng nữa.
    Mà họ có vẻ cũng là ‘những nước nhỏ’, thậm chí, nếu không nhầm, thì chưa hề một lần đánh thắng Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử, làm sao như cha ông chúng ta (Việt Nam).
    Image captionDư luận đặt nhiều dấu hỏi về thái độ, ứng xử của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trước các hành vi của Trung Quốc trên Biển đông, theo tác giả.
    Và dư luận đặt vấn đề vậy mà họ (Philippines) dám đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế bất chấp mọi phản đối, đe dọa từ Bắc Kinh. Họ không ngần ngại chỉ thẳng tên cường quốc bá quyền này mỗi khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hay đe dọa biển đảo của họ.
    Nhưng kể cả khi ấy, khi dư luận có chê trách ông Thủ tướng như thế đi nữa, thì tôi cũng 'chưa chắc đã thông', làm sao mà một Thủ tướng quyền cao, chức trọng, đường đường là một trong các lãnh đạo hàng đầu quốc gia lại vừa 'sợ giặc’, mà lại vẫn có thể được ‘toàn đảng, toàn dân’ ủng hộ, tín nhiệm cho ngồi trên ghế Tể tướng lâu đến thế được?

    Giao lưu, kinh nghiệm?

    Lại nữa, khi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đi sứ ở Bắc Kinh trong tháng Sáu này, cũng vẫn diễn ra cái màn 'đấu dịu':
    “Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015”.
    Sao ông Minh không gợi ý với Trung Quốc là nên chăng có cuộc 'giao hữu' về 'bóng đá nước hay đua thuyền' giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng hải giám Trung quốc cho nó thêm phần đặc sắc?
    Rồi khi lãnh đạo bộ Công an Việt Nam họp với đại diện Ban An Ninh Trung quốc tại Việt Nam cũng trong tháng này, báo chí Việt Nam loan tin nói:
    “Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Trung Quốc cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được; tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hợp tác an ninh, chia sẻ kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên lĩnh vực an ninh quốc gia như phòng, chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh tôn giáo, dân tộc”.
    ‘Kinh nghiệm gì’ nếu không là trao đổi kinh nghiệm ‘đàn áp và khống chế’ sự ‘phản kháng’ của người dân? Hay là để báo cáo với người anh cả về chiến thuật mới dùng ‘công an giả dạng côn đồ’ tấn công thường dân để dập tắt những người đối lập, mà lâu nay ‘đảng em’ đã học được từ ‘đảng anh’?
    Và khi ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tuyên Giáo tuần này đi Thượng Hải dự “Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng CSVN và Đảng CS Trung Quốc với chủ đề “Quản lý, phát triển xã hội - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" và "giao lưu giữa hai ban Tuyên giáo và Tuyên truyền Trung ương hai Đảng”, dư luận đặt thêm dấu hỏi.
    Họ hỏi rằng hai đảng này bàn bạc cái gì nếu không phải là hợp tác tuyên truyền ‘kinh nghiệm của dư luận viên’, của ‘trói tay báo chí, truyền thông’, của ‘đàn áp, bắt bớ, cầm tù’ những ngòi bút, tiếng nói vì dân, vì nước và phản kháng chống lại ‘cường hào, ác bá, gian tế’?

    ‘Trách cứ Tổ tiên’

    Image captionHình ảnh từ truyền thông quốc tế phản ánh việc Trung Quốc mở rộng, bê tông hóa và kiên cố hóa các khu vực lấn chiếm được tại biển Đông.
    Dư luận tháng này cũng theo dõi kỹ khi Quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp của một nước, dù có người bảo là Quốc hội ‘bù nhìn’, muốn thảo luận, chất vấn chính phủ về tình hình Biển Đông thì người ta đã phải họp kín, không dám công khai cho toàn dân hay.
    Thực thế, khi Đại biểu Quốc hội Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?
    Thì ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này.”
    Rồi vừa đây, tỉnh như Vĩnh Phúc đã dựa vào ‘tiền cứu đói’ của chính phủ vì 'tỉnh còn nhiều hộ dân nghèo', lại không ngần ngại bỏ hàng trăm tỷ xây đền thờ Khổng tử, quảng bá văn hóa Trung hoa trong lúc nhiều trường học, bệnh viện, mọi dịch vụ công cộng đều thiếu, trẻ em có nơi phải đu dây qua suối... như chính truyền thông trong nước nói.
    Rồi khi sự tồn vong của cả một dân tộc được đem ra đánh đổi cho sự tồn vong của một chế độ, của một đảng phái, khi sự 'hèn nhát, luồn cúi' đã được thể hiện từ ngay những cấp cao nhất, từ những người đứng đầu guồng máy cai trị, thì chúng ta, những hậu sinh của cha ông, tổ tiên Lạc Hồng, không chịu khuất phục ngoại bang xưa kia trong suốt hơn ngàn năm chống đối kẻ xâm lâm phương Bắc, phải đặt câu hỏi "sự hy sinh của các người có ý nghĩa gì?”
    Trở lại với bài phát biểu bốn nghìn từ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc ông muốn người dân đọc xong, nghe xong thì sẽ ‘quay mặt lại với tiền nhân’ để chê trách tổ tiên anh hùng của chúng ta rằng: “Nếu không có các vị, chúng tôi bây giờ hẳn đã hãnh diện làm công dân TQ và sẽ tự hào ra sao về những mẫu hạm Liêu Ninh, về tên lửa Đông Phong, về bác Mao, bác Đặng, bác Tập bất diệt?"
    “Ôi dào, giá như ông cha ta đừng cứng đầu!”
    Nhưng, lại nhưng, dù ai, dù dư luận có những bình phẩm như thế nào đi chăng nữa về các vị lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thì tôi vẫn sẽ 'một mực, nhất quyết' không nghe, không tin' đâu nhé!
    Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả đang sinh sống và làm việc tại Anh.

    Tin liên quan