Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014



                 

Khô tử bất thường hệ thống giếng cổ trên 5 nghìn năm tuổi

Hiện tượng khô tử bất thường ở đây đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Trong đó không loại trừ nguyên nhân các tầng địa chất đã bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên và con người.
XÃ HỘI
 

Truyền thuyết 'giếng sữa' ở đất hai vua Đường Lâm

Người tới xin sữa chỉ cần thành tâm nói rõ tên tuổi, địa chỉ bố mẹ và cháu bé, sau đó làm lễ xin nước ở “giếng sữa” về cho sản phụ uống hoặc nấu cháo ăn thì sữa sẽ về.
Theo các bậc cao niên và nhà Khảo cổ, nghiên cứu Địa chất, Lịch sử tỉnh Quảng Trị, nhiều thế kỷ qua, hệ thống giếng cổ ở Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) chưa từng bị khô cạn. Hiện tượng khô tử bất thường ở đây đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Trong đó không loại trừ nguyên nhân các tầng địa chất đã bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên và con người.
Độc đáo hệ thống 14 giếng cổ
Độc đáo bởi lẽ, hiếm nơi nào trên cả nước có được. Nằm trên một vùng đất tương đối hẹp nhưng đã hình thành nên hệ thống 14 giếng cổ, gồm: giếng Côi, Dưới, Búng, Trạng, Đào (thôn An Nha); giếng Gái 1, 2, Nậy (thôn An Hướng); giếng Tép, Ông, Bà, Gai (thôn Hảo Sơn); giếng Máng (thôn Long Sơn); giếng Pheo (thôn Tân Văn). Các giếng đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan để khai thác các mạch nước ngầm chảy ra từ trong những quả đồi này.
Theo quan sát, mỗi giếng có những hình dạng khác nhau và không mang hình ảnh những chiếc giếng thường thấy ở các làng xã nông nghiệp. Về mặt cấu tạo, giếng có hai dạng. Dạng giếng có bể lắng và máng dẫn, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép và kè bằng đá tự nhiên.
Giếng dạng này có 3 bậc, việc xây dựng nó đòi hỏi sự tính toán kỹ thuật cao. Theo đó, bậc cao nhất là bãi hứng nước (bãi thường rất rộng, có giếng có bãi lớn hàng trăm mét vuông, được xếp bằng cuội lớn rất cứng). Từ bãi này, nước chảy qua các máng được đẽo gọt công phu bằng đá tổ ong màu đen.
Giếng Đào khi chưa bị khô tử.
Giếng Đào khi chưa bị khô tử.
Từ các máng, nước chảy xuống giếng (bậc thứ 2, nằm thấp hơn so với bãi hứng chừng 1 mét) cũng được ghép bằng cuội lớn. Nước sau khi xuống giếng sẽ theo các mương dẫn nước (xếp bằng cuội) chảy vào các ruộng đồng bên dưới.
Dạng thứ 2 là những giếng được xây dựng ít công phu hơn song cũng rất hoàn hảo về mặt kỹ thuật và phù hợp với phương thức canh tác ruộng bậc thang. Giếng là những bể chứa được đào sâu rồi cũng được lắp ghép và kè bằng cuội lớn ở ngay cửa những mạch nước ngầm chảy ra thường xuyên từ trong lòng những quả đồi.
Theo thạc sĩ Lê Đức Thọ (chuyên ngành Khảo cổ), Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị, thì hệ thống 14 giếng cổ ở Gio An là do người Chăm xưa xây dựng. Đây là những công trình dẫn thủy cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân thời đó và sau này được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay.
Bên cạnh công năng của giếng mà người xưa nhằm đến, hệ thống 14 giếng cổ này còn mang giá trị văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Đồng thời có giá trị rất lớn về mặt khảo cổ, nghiên cứu lịch sử văn hóa, văn minh của loài người.
Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, các nhà Khảo cổ, nghiên cứu Địa chất, Lịch sử đã khẳng định: hệ thống 14 giếng cổ ở Gio An đã có trên 5.000 năm tuổi. Ngày 13/3/2001, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng di tích hệ thống 14 giếng cổ ở Gio An thuộc di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT.
Địa chỉ đỏ của du lịch
Du khách khắp mọi miền đất nước và thế giới khi đến Quảng Trị đều được các hướng dẫn viên du lịch tự hào giới thiệu, thu hút đến tham quan hệ thống di tích 14 giếng cổ ở Gio An. Bởi đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng, thích thú trước những vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo của thuở hồng hoang. Người dân sau khi tiếp thu gìn giữ các giếng cổ, đã đặt cho chúng những cái tên rất ấn tượng, vừa mang âm ngữ, ý nghĩa của người địa phương, vừa đi kèm với những quy định của nét đẹp văn hóa làng xã.
Giếng Đào hiện nay.
Giếng Đào hiện nay.
Chẳng hạn, giếng Côi (trên) không phải là vì nó mồ côi mà để phân biệt với giếng Dưới (dưới); giếng Son không chỉ vì giếng đẹp mà ở đây chỉ cho phép những người con gái chưa chồng mới được đến tắm! Khu vực xung quanh mỗi giếng đều có những cây xanh cổ thụ hàng nghìn năm tuổi.
Về mùa hạ, cùng với nguồn nước cực kỳ trong và ngọt mát là bóng râm của cây cối, làn gió nhẹ thổi về từ dãy Trường Sơn, tất cả vờn vỗ lên da thịt làm cho con người cảm giác đê mê. Mùa đông thì nguồn nước ở tất cả các giếng trở nên ấm lại, điều mà đến nay những nhà khoa học vẫn chưa giải thích được, đã trở thành "cái cớ" để người dân Gio An yêu quý, giữ gìn chúng hơn tất cả những tài sản khác (ngoại trừ con người!)
Du khách thập phương đến Gio An, bên cạnh thưởng thức các giá trị văn hóa tinh thần, vật chất từ giếng cổ, còn là dịp để đắm mình vào màu xanh trùng điệp, mơn man của loài rau hiếm có cả nước và thế giới. Rau chỉ sống được trên đá ngập nước vài cen-ti-mét với điều kiện nước phải chảy êm thường xuyên, ở những thửa ruộng ngay dưới chân các giếng cổ.
Người địa phương gọi đó là rau liệt, còn người nơi khác thường gọi rau xà lách xoong. Bởi vậy, rau được nhiều người ưa thích không chỉ bởi mùi thơm và ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn là loại rau sạch nhất!
Cần sự vào cuộc
Bắt đầu từ tháng 10/2014, hầu hết các giếng cổ ở Gio An đều đã trở nên khô tử bất ngờ. Hai từ "khô tử" được người dân địa phương đau đớn sử dụng, bởi lẽ từ trước đến nay, chưa một chiếc giếng nào trong hệ thống 14 giếng cổ ở đây trở nên khô cạn đến độ cây cối không còn giọt nước nào để sống. Ngược lại, trước đây bao giờ cũng vậy, nước giếng luôn chảy đầy ắp quanh năm. Năm nào nắng hạn nhất, mực nước cũng chỉ thấp hơn so với thường niên 10 đến 15 cen-ti-mét.
Các giếng Bà, Ông, Tép và một số giếng khác khi chưa bị khô tử.
Các giếng Bà, Ông, Tép và một số giếng khác khi chưa bị khô tử.
Vũ, một cán bộ phụ trách nông nghiệp năng nổ của xã Gio An, dẫn chúng tôi một vòng quanh các giếng cổ và vùng đồng ruộng ở đó. Tất cả đều khô tử không một giọt nước bén đất. Cả 8 sào ruộng chuyên canh rau liệt của bà con, nay chỉ còn những cọng rau muống dại mọc lèo tèo. Vũ suy đoán: chắc phải có sự tác động nào đó của thiên nhiên trong lòng đất, làm cho các mạch nước ngầm ở những quả đồi này bị tắc lại?
Chúng tôi cũng nghĩ như Vũ nhưng đó chỉ là sự suy đoán của những người không có chuyên môn! Theo Th.s Lê Đức Thọ, sự khô tử bất thường trên rất cần sự vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu nguyên nhân của các nhà khoa học, cho dù việc làm này khó tới mức nào.
Bởi theo nhận định bước đầu của các nhà khảo cổ, nghiên cứu Địa chất, Lịch sử ở tỉnh Quảng Trị và Trường học Khoa học Huế, việc tìm ra nguyên nhân khô tử hệ thống 14 giếng cổ này, không tránh khỏi những cuộc khai quật, đào sâu quy mô lớn những quả đồi lừng lững ở đây.
Những thửa ruộng nằm ở chân các giếng cổ đã bị cạn kiệt nước phải bỏ hoang.
Những thửa ruộng nằm ở chân các giếng cổ đã bị cạn kiệt nước phải bỏ hoang.
Song nếu công việc không sớm được thực hiện, các giếng cổ tiếp tục bị khô tử và xóa sổ chỉ trong nay mai, thì không chỉ địa phương Quảng Trị mà quốc gia sẽ mất đi một di tích có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hóa, văn minh của nhân loại. Ông Nguyễn Ký, một nhà nghiên cứu Địa chất nổi tiếng ở miền Trung nhận định: Hiện tượng các giếng cổ ở Gio An bị khô tử bất thường, có thể không chỉ liên quan tới sự tác động của con người và thiên nhiên khu vực cục bộ ở Gio An.
Thậm chí trên toàn vùng đất phía Tây của huyện Gio Linh, mà liên quan tới những mạch nước ngầm, đất đá trên toàn dãy Trường Sơn phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, về tác động chủ quan có các công trình thủy điện như thủy điện Rào Quán, việc chặt phá rừng ồ ạt và nổ mìn, phá núi để đào đãi vàng trái phép…
Theo tìm hiểu và ghi nhận thực tế của phóng viên, ngay trên địa bàn xã Gio An, những khu vực rất gần với các giếng cổ đã bị các đối tượng khai thác, đào vào lòng đất lấy đi rất nhiều đá tự nhiên. Điều đáng buồn, đây không phải là lần đầu hệ thống 14 giếng cổ ở đây bị xâm hại. 
Những năm qua, công tác bảo vệ di tích này đã không được thực hiện nghiêm túc. Những mong muốn như của ông Thọ, "Giếng cổ ở Gio An rất đặc biệt bởi vì nó mang tầm vóc về chiều sâu văn hóa. Để nó được công nhận là di sản của thế giới, trước hết các cơ quan chức năng cần quan tâm và bảo vệ tốt", có lẽ là của chỉ riêng ông!? 

Cận cảnh đàn tế nghìn năm dưới Nhà Quốc hội

Sau khi scan 3D, chụp ảnh, đo đạc... toàn bộ để xây dựng hồ sơ khoa học, di tích đàn tế nghìn năm đã được lấp cát tạm thời nhằm bảo vệ nguyên trạng.
Theo Thanh Bình/CAND
(Quốc tế) - Không loại trừ khả năng chính phủ của Thủ tướng Dmitry Medvedev bị Tổng thống Vladimir Putin cách chức trong thời gian sắp tới.

Đó là phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Sáng kiến Công dân Alexei Kudrin bên lề Diễn đàn Công dân Toàn Nga ngày 22/11. Theo ông Kudrin, nguyên nhân của sự kiện Tổng thống Putin cách chức Thủ tướng Medvedev có thể là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga.
Cựu bộ trưởng tài chính Nga nhấn mạnh: “Trong thời gian sắp tới, chính phủ của Thủ tướng Medvedev có thể bị sa thải. Cơ sở để loại bỏ chính phủ đã có đủ. Trước hết, đó là các chỉ số kinh tế yếu kém”.
Cặp bài trùng Putin-Medvedev sẽ chia tay?
Cặp bài trùng Putin-Medvedev sẽ chia tay?
Ông Kudrin nhận định, số phận nước Nga hoàn toàn không phụ thuộc vào chiến tranh và những gì xảy ra trong các chiến hào, mà lệ thuộc trước hết vào các chỉ số kinh tế.
Ông quả quyết rằng cuộc khủng hoảng ở Nga nảy sinh do tình hình ở Ukraine và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong nhiều năm qua, Putin và Medvedev luôn phối hợp ăn ý và đầy hiệu quả trên chính trường Nga, giúp nước Nga vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức. Sau khi lên làm tổng thống Nga năm 2008, nhờ có sự hậu thuẫn của ông Putin, Medvedev đã dẫn dắt nước Nga phát triển và ổn định, vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Không chỉ thế, cặp đôi quyền lực có cùng chung lý tưởng và mục đích này cũng giúp Nga củng cố được vị thế trên trường quốc tế. Sau đó đến năm 2012, Putin và Medvedev lại đổi vị trí cho nhau, ông Putin trở lại làm tổng thống và bổ nhiệm Medvedev vào vị trí thủ tướng.
Ông Dmitry Medvedev đã nhiều lần khẳng định, mối quan hệ giữa ông và ông Putin luôn tốt đẹp.
Trong cuộc đối đầu với phương Tây do liên quan đến vấn đề Ukraine suốt thời gian qua, Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev đã cho thấy sự ăn ý cả trong phát ngôn và hành động.
Lần hiếm hoi khiển trách
Tuy nhiên, khó có thể nói trước được điều gì. Tháng 9/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có lần hiếm hoi khiển trách chính phủ của Thủ tướng Dmitry Medvedev, trong đó chỉ trích các kế hoạch tài chính của chính phủ và việc các bộ trưởng nội các đã không thực thi những sắc lệnh do tổng thống ban hành sau khi ông quay lại Điện Kremlin hồi tháng 5/2012.
Putin cho biết ông đã đề nghị Thủ tướng Medvedev cảnh cáo Bộ trưởng Phát triển khu vực Oleg Govorun và Bộ trưởng Lao động Maksim Topilin vì không hoàn thành sắc lệnh do ông ký.
Ông Putin khẳng định mọi bộ trưởng đều phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện chức năng và trọng trách của mình. Ông cảnh báo tất cả các thành viên Chính phủ Nga rằng bản thân ông sẽ trực tiếp theo dõi sát sao công việc của họ sau khi đã trực tiếp nói chuyện riêng với từng người, đồng thời cho biết ông không hài lòng trước tình trạng một loạt bộ trưởng không hoàn thành các sắc lệnh của ông.
Vào thời điểm đó, ông Alexay Mukhin – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị, cho rằng ông Medvedev là nhân tố quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ vừa ủng hộ, vừa đối trọng với ông Putin. Vì vậy, nếu ông Putin dẹp bỏ đối trọng thì chỉ còn lại những người ủng hộ, khi đó hệ thống quyền lực hiện nay sẽ mất cân bằng và có thể sụp đổ một cách tự nhiên.
Còn Ủy viên Hội đồng khoa học trung tâm Carnegie Moscow – ông Nikolai Petrov khi đó khẳng định việc thay thế thủ tướng Medvedev chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần vì ông Medvedev không phải là một chuyên gia giỏi có khả năng xây dựng một đội hình mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế.
(Theo Đất Việt)

Hai người chết trong trận động đất Trung Quốc

Đình công cường độ 5,9 trận động đất nhẹ dân cư khu vực phía tây Trung Quốc, làm ít nhất hai người và làm bị thương 54
  • theguardian.com , 
Người dân đứng trên một đường phố để tránh xa các tòa nhà sau khi trận động đất hit quận Kangding, tỉnh Tứ Xuyên.
Người dân đứng trên một đường phố để tránh xa các tòa nhà sau khi trận động đất hit quận Kangding, Tứ Xuyên tỉnh. Ảnh: CHINA STRINGER NETWORK / REUTERS
Một trận động đất mạnh xảy ra một dân nhẹ, khu vực miền núi phía tây Trung Quốc, làm ít nhất hai người, bị thương 54 người khác và bị sụp đổ nhà cửa, các quan chức cho biết vào ngày chủ nhật.
Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết cường độ của trận động đất 5,9 hit thứ bảy khoảng 20 dặm từ thị trấn Kangding ở tỉnh Tứ Xuyên. Cơ quan địa chấn của Trung Quốc đặt tầm quan trọng vào 6.3.
Các thông tin văn phòng chính phủ tỉnh Tứ Xuyên cho biết trên microblog của mình hôm Chủ nhật rằng số người chết đã tăng lên hai với 54 người bị thương.
Những người chết có một người phụ nữ 70 tuổi người bị ấn tượng bởi một khung cửa sổ rơi xuống, Tân Hoa Xã chính thức và đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết, trích dẫn Chen Yunbing, một bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Ganzi của khu vực.
Một nhân viên làm nhiệm vụ tại các chính quyền quận Kangding, người đã cho họ của ông là Xia, cho biết trận động đất kéo dài chỉ một vài giây, và rằng đã có một số báo cáo của các vết nứt trong các tòa nhà và lật đổ bức tường. Khu vực này thường xuyên xảy ra động đất, và Xia cho biết các tòa nhà mới được xây dựng tại thị trấn Kangding phải có khả năng chịu được những người lên đến 8 độ lớn, mặc dù yêu cầu là ít nghiêm ngặt hơn ở khu vực nông thôn xung quanh.
Cùng với hai ngôi nhà bị sập, sân bay khu vực của Kangding duy trì một số thiệt hại, mặc dù chuyến bay bị không bị gián đoạn, Tân Hoa xã cho biết.
Wang Dan, một phát ngôn viên của chính phủ của quận Ganzi, trong đó bao gồm quận Kangding, cho biết các đội cứu hộ đã được cử đến tâm chấn.
Tân Hoa Xã cho biết công nhân đã khôi phục lại việc cung cấp điện cho Tagong, thị trấn gần tâm chấn, nơi một bức tượng của Đức Phật trong một ngôi đền địa phương cũng bị hư hại. Khoảng 100 chiếc xe đã bị mắc kẹt bởi một vụ lở đất trên một đường cao tốc kết nối Tứ Xuyên và Tây Tạng, và dịch vụ đường sắt cũng đã bị chững lại trong khu vực trong khi công nhân kiểm tra về thiệt hại cho các dòng, Tân Hoa xã cho biết.
Không có thiệt hại lớn đã được báo cáo trong các thị trấn của Kangding, nơi CCTV video cho thấy người dân đi dạo trên đường phố của thị trấn, nhìn lên sườn đồi dốc đứng xung quanh và nói chuyện trên điện thoại di động của họ.
Kangding và các quận xung quanh có dân số 129.320 người, khoảng 70 phần trăm trong số họ Tây Tạng.
Tây Trung Quốc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi trận động đất, và các báo cáo cho biết trận động đất hôm thứ Bảy có thể được cảm nhận ở thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Thành Đô trên những cánh đồng dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Tứ Xuyên đã bị tấn công bởi một trận động đất cường độ 7,9 độ tháng năm 2008 khiến gần 90.000 người thiệt mạng, nhiều người trong số họ trong các trường học và các tòa nhà bị sập xây dựng kém khác.
Tiêu chuẩn xây dựng đã được thắt chặt đáng kể kể từ đó, và năng lực ứng phó thiên tai của đất nước đã được cải thiện với thiết bị tốt hơn và các đội cứu hộ được đào tạo.