Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

kinh ngạc của UBND Tỉnh Ninh Thuận trong Dự án Thép của Tập đoàn Hoa Sen!


Quyết tâm đáng kinh ngạc của UBND Tỉnh Ninh Thuận trong Dự án Thép của Tập đoàn Hoa Sen!

Nếu như người cương quyết đưa Formosa về Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự, thì dự án thép tại Cà Ná (Ninh Thuận) của Tập đoàn Hoa Sen được sự hỗ trợ đến mức đáng kinh ngạc của ông Chủ tịch UBND Tỉnh này - ông Lưu Xuân Vĩnh, ông ấy đảm nhiệm vị trí này từ tháng 5-2014.

Trong biên bản với Tập đoàn Hoa Sen, người đại diện cho UBND Tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh đã có những kiến nghị hết sức kỳ lạ.

1. “ Thực hiện hành động cần thiết để đạt được sự chấp thuận hoặc cho phép của Chính phủ hoặc các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”.

Nghĩa là, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ bất chấp mọi thứ, miễn sao nhận được sự đồng ý của Chính phủ cho Dự án của Tập đoàn Hoa Sen.

2. “Cho phép chủ đầu tư Dự án hạ tầng Khu Công nghiệp Hoa Sen – Cà Ná toàn quyến ấn định giá thuê đất trong suốt thời hạn dự án đối với toàn bộ diện tích thuê cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất để hoạt động đầu tư, kinh doanh…”.

Nghĩa là, tỉnh Ninh Thuận cho Tập đoàn Hoa Sen miễn phí thuê đất trong vòng 70 năm. Và Tập đoàn này được toàn quyền định giá thuê đất cho các công ty, xí nghiệp khác khi muốn đầu tư nơi đây. Nói trắng ra, phần diện tích này thật sự thuộc về Tập đoàn Hoa Sen, chứ không thuộc quyền quản lý của chính quyền tỉnh Ninh Thuận nữa.

3. “Ủng hộ và thực hiện các hành động cần thiết để Tập đoàn Hoa Sen nhận được các chấp thuận, ưu đãi…”.

Nghĩa là, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh này đã được ông Chủ tịch UBND Tỉnh đặt dưới chân của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen, ông này nhận được sự ủng hộ tuyệt đối.

Ngoài ra, mặc dù là tỉnh khô hạn nhất nước, thường xuyên nhận gạo cứu đói từ Trung ương nhưng UBND Tỉnh này lại đảm bảo cung cấp 180.000 m3 nước/ngày đêm cho Tập đoàn Hoa Sen đảm bảo sản xuất từ 16 triệu tấn thép.

UBND Tỉnh Ninh Thuận cũng đang làm hết sức mình để Bộ Công thương đồng ý cấp phép cho dự án này.

Điều cực kỳ khó hiểu hơn nữa là, mặc dù Chính phủ đã có ý kiến tạm dừng cấp giấy phép đầu tư các dự án thép, nhưng Bộ Công thương đã kịp bổ sung dự án của Tập đoàn Hoa Sen vào quy hoạch duyệt giai đoạn 2020-2025 vào ngày 28-8-2016.

Hiện, đang có nhiều tin đồn về mối quan hệ mật thiết giữa ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương đương nhiệm và ông Lê Phước Vũ.

Hình ảnh trước Lễ Phong Thánh cho Mẹ Teresa Calcutta


Hình ảnh trước Lễ Phong Thánh cho Mẹ Teresa Calcutta

Tin thế giới

Hôm nay, Mẹ Teresa, người cả cuộc đời phục vụ những mảnh đời bất hạnh tại các vùng nghèo túng nhất thế giới được phong Thánh tại Vatican.

Hôm nay, Giáo hội Công giáo tổ chức Lễ Phong Thánh cho Mẹ Teresa Calcutta, khôi nguyên Noel Hoà Bình năm 1979. Hãng thông tấn Reuters cho hay, hơn 100.000 tín hữu tham dự buổi lễ trang trọng ở Quảng trường Thánh Peter tại Vatican dưới sự dẫn dắt của Giáo hoàng Phanxicô.
Ngoài ra theo dự kiến, ít nhất 500.000 người sẽ cùng tập trung lấp đầy những tuyến đường xung quanh để chứng kiến giây phút quan trọng của vị nữ tu quá cố được Giáo hoàng Phanxicô tuyên thánh.
Hình ảnh Mẹ Teresa tại Thánh đường trước ngày Lễ Phong Thánh tại Vatican.
Sự kiện này thể hiện lòng tôn kính của cộng đồng Công giáo đối với Mẹ Teresa, người nữ tu đã cống hiến cả cuộc đời mình để phục vụ những mảnh đời bất hạnh trên nhiều vùng đất nghèo túng nhất thế giới tại Ấn Độ.

Mẹ Teresa khi còn sống có câu nói nổi tiếng: “Nếu có người nghèo trên mặt trăng, chúng tôi cũng sẽ đến đó”.
Các nữ tu Dòng Thừa sai Bác Ái tại Ấn Độ trước ngày lễ phong thánh cho Mẹ Teresa. Ảnh: Reuters
Hình ảnh Mẹ Teresa xuất hiện tại các cửa hàng mua bán đồ lưu niệm.
Mẹ Teresa (1910 - 1997) là người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái, một công trình bác ái hiện có khoảng 4.000 nữ tu hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Di sản sau khi qua đời của bà chỉ còn vỏn vẹn đơn sơ 2 bộ tu phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, một xâu chuỗi, một túi xách bằng vải, một cái ô, một đôi xăng đan và một áo len cho mùa lạnh.
Ngay sau khi mẹ Teresa qua đời năm 1997, người ta đã bắt đầu hồ sơ phong chân phước cho mẹ, điều mà lẽ ra chỉ được tiến hành 5 năm sau ngày qua đời. Theo BBC, quy trình phong thánh thường gồm 3 giai đoạn và bắt đầu sau ít nhất 5 năm kể từ khi người được xét qua đời và phải qua nhiều quy trình. Ứng viên phải được giám mục địa phương xác nhận là người đức độ, thật sự là tấm gương cho những giáo dân khác. Nếu hồ sơ được Tòa thánh chấp thuận và xác nhận có 1 phép lạ, ứng viên sẽ được tuyên chân phước. Sau cùng, người này sẽ được Bộ Phong thánh của Tòa thánh tiếp nhận hồ sơ, thu thập thêm thông tin, xác nhận về phẩm cách và công nhận đã thực hiện phép lạ thứ 2 trước khi chính thức tuyên thánh.
Ngoài công trình bác ái đồ sộ, Mẹ Teresa được công nhận 2 phép lạ. Một phụ nữ Ấn Độ đột ngột khỏi bệnh ung thư sau khi cầu nguyện với vị nữ tu này vào năm 1998 và một bệnh nhân người Brazil tên Marcilio Haddad Andrino đã mất hẳn khối u ở não vào năm 2008.
Phương Hà

Cụm công trình tượng đài 1.500 tỷ xây 7 năm chưa xong


Cụm công trình tượng đài 1.500 tỷ xây 7 năm chưa xong

08:41 05/09/2016

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình) được xây dựng từ năm 2009 để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Cụm công trình tượng đài 1.500 tỷ xây 7 năm chưa xong
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình).
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế được khởi công xây dựng năm 2009, tọa lạc tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động khác. Trước đây, dự án do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư nhưng hiện đã bàn giao cho UBND TP Ninh Bình quản lý. Theo thiết kế, công trình gồm tổ hợp Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế được xây dựng trên diện tích 34,23 ha. Dự án này được xây dựng nhằm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời là khu trung tâm văn hóa sinh hoạt cộng đồng của thành phố Ninh Bình.
Điểm nhấn của công trình là pho tượng Đinh Tiên Hoàng Đế (tức Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc) có khối lượng 100 tấn, phần thân cao 9,9 m, phần bệ cao 10 m (do một số tổ chức và cá nhân cung tiến).
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều hạng mục của dự án vẫn còn thi công dang dở. Lối đi xung quanh tượng đài nhếch nhác bởi đồ đạc, vật liệu xây dựng.
Các khối đá nằm ngổn ngang phơi nắng, phơi mưa khu vực cạnh tượng đài và mặt sân khánh tiết.
Do không được bảo dưỡng, tu sửa thường xuyên, nhiều điểm mặt sân lát đá quảng trường có dấu hiệu bong tróc, hư hỏng nặng.
Vườn cây xanh khu vực quanh tượng đài in hằn các vết bánh ôtô, lầy lội.
Ghế đá cho người dân ngồi nghỉ mát bị lật đổ, ngổn ngang dưới nền sân. Nhiều người dân TP Ninh Bình cho biết, dù biết khu quảng trường và tượng đài là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh nhưng dường như rất ít người đến đây. Công trình nghìn tỷ xây nhiều năm chưa hoàn thành dường như đã bị lãng quên.
Bà Đinh Thị Mỹ Hạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Ninh Bình cho biết, công trình mới chỉ thi công cơ bản một số hạng mục như quảng trường, tượng đài và một số hạng mục khác. Hiện, khu tượng đài đang được thi công. Tuy nhiên, dự án còn một số vấn đề giải phóng mặt bằng, nguồn vốn… vẫn chưa được tháo gỡ.
Theo bà Hạnh, nguồn vốn ngân sách Trung ương cơ bản chỉ đủ để thực hiện một số hạng mục đã thi công. Vấn đề giải phóng mặt bằng do nguồn vốn của thành phố, vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn do còn vướng một số hộ ở ngay phía sau tượng đài. "Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các công trình đang thi công" - bà Hạnh nói. Về vấn đề mặt sân khánh tiết bong tróc, hư hỏng, đại diện Ban quản lý dự án cho rằng nguyên nhân ban đầu do thời tiết.
Theo Zing news