Bên trong biệt phủ có diện tích hàng ngàn m2 được cho là của một vị giám đốc sở có nhiều hạng mục xây dựng trái phép tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế).
Gần đây, dư luận địa phương xôn xao về độ “chịu chơi” của vị giám đốc sở.
Cổng vào khu biệt phủ được xây dựng trái phép của vị giám đốc sở
Nhiều người dân cho rằng, vì “sở thích trồng cây cảnh và chăn nuôi”, ông S. đã thu mua hàng ngàn m2 đất tại số nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) để xây biệt phủ.
Bỏ ra 5 phút làm nước súc miệng không những tiết kiệm tiền bạc mà còn giúp răng trắng sáng và hơi thở thơm tho, hạn chế hóa chất vào cơ thể.
Răng bị xỉn màu do thiếu canxi, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, sinh hoạt cũng làm hàm răng ố vàng theo thời gian. Việc này khiến bạn tự ti mỗi khi giao tiếp và mất nhiều thời gian, tiền bạc điều trị để hàm răng trở nên trắng sáng như ban đầu.
Có nhiều cách giúp răng trắng lên như dùng kem tẩy răng, miếng dán trắng răng hay đi lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, để làm trắng răng tự nhiên không hóa chất độc hại được nhiều người sử dụng đó là dùng nước soda kết hợp với axit trong trái cây. Cách này sẽ giúp bạn có được hàm răng trắng sáng như ý muốn chỉ trong vài phút.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 lon soda.
– 1 quả chanh.
– 1 thìa cafe muối.
– 1 miếng dứa.
Cách làm:
– Mua 1 lon soda loại không đường có bán tại các siêu thị.
– Dứa thì gọt bỏ vỏ và các mắt, cắt lấy một miếng đem xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy khoảng 20ml nước ép.
– Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
– Đổ nước soda ra 1 cái ly khoảng 250ml, thêm nước ép dứa, nước cốt chanh cùng 1 thìa muối, khuấy đều hỗn hợp để muối tan và các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
– Đổ hỗn hợp vào chai, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách sử dụng:
Dùng hỗn hợp trên để súc miệng, mỗi lần sử dụng thì ngậm khoảng 1 ngụm trong vòng 2-3 phút. Đá lưỡi và súc miệng để hỗn hợp chạm đến mọi kẽ răng rồi nhổ đi. Sau đó đánh răng như bình thường.
Thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để hỗn hợp phát huy tối đa tẩy trắng răng. Sau khoảng 1 tuần áp dụng, hàm răng trở nên trắng bóng và hơi thở thơm tho.
Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh lãnh án 30 năm tù
Triệu Vân
Là người chịu trách nhiệm chính trong việc gây thất thoát 9.000 tỉ đồng tại VNCB, nguyên chủ tịch VNCB - Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù và buộc phải khắc phục hậu quả của vụ án. Ngày 9.9, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 35 bị cáo khác về hành vi phạm tội gây thất thoát 9.000 tỉ đồng tại ngân hàng Xây dựng (VNCB). Sau hơn 50 ngày xét xử, các bị cáo trong vụ án này đã bị tuyên án về những hành vi sai phạm của mình. Với những sai phạm trong quá trình tái cơ cấu VNCB, Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) bị tuyên phạt 30 năm tù, các bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 22 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 19 năm tù cùng về các tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại VNCB. Với 32 bị cáo còn lại nhận mức án từ án treo đến 9 năm tù giam. Về phần dân sự, HĐXX buộc tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh bồi thường toàn bộ số tiền mà những công ty do Danh lập ra để rút tiền ra khỏi VNCB. Thậm chí cả Danh và vợ bị cáo (Quách Kim Chi) phải dùng tài sản cá nhân để thi hành án. Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù vì những sai phạm tại VNCB, buộc bị cáo phải khắc phục hậu quả của vụ án. Khu đất được cho là có giá trị 250 triệu USD ở khu phức hợp Chi Lăng, TP.Đà Nẵng hiện đang thế chấp sẽ được bỏ lệnh kê biên, giao cho ngân hàng xử lý theo quy định. Nếu có dư sẽ nộp lại cho cục thi hành án. Phần tài sản giữa bà Chi và Danh sẽ tiếp tục kê biên để phục vụ thi hành án. Đối với 124 sổ tiết kiệm mà nhóm Trần Ngọc Bích đang bị kê biên tại tại ngân hàng VNCB, cần giải tỏa lệnh lê kiên giao cho ngân hàng VNCB giải quyết. Để ông Thanh và bà Bích hoàn thành các nghĩa vụ giải quyết khoản nợ 5.190 tỷ đồng. Về số tiền 5.190 tỷ trong tài khoản bà Bích mà ông Danh chỉ đạo chuyển qua tài khoản ông Trần Quý Thanh là tang vật vụ án, sẽ được thu hồi. Các giám đốc "bù nhìn" do Phạm Công Danh lập nên không hưởng lợi trong vụ án này nên không phải liên đới, bồi thường. Phần tiền gần 1.000 tỉ mà Phạm Công Danh chuyển cho bà Hứa Thị Phấn là phạm tội mà có, buộc phải trả lại để thi hành án. HĐXX cũng đề nghị khởi tố nhóm Phú Mỹ tại tòa vì những sai phạm trong quá trình điều hành ngân hàng Đại Tín. Trang "phố núi" cũng bị đề nghị khởi tố vì có liên quan đến vụ án. Theo nội dung vụ án, trung tuần tháng 11.2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại VNCB, do Phạm Công Danh chủ mưu. Bị cáo Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút hơn 5.000 tỉ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay, rút 903 tỉ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNBC lên đến 7.000 tỉ đồng. Ngoài những vi phạm nói trên, Phạm Công Danh còn gây thiệt hại 2.000 tỉ đồng khi cùng 33 bị can cho 14 công ty vay 14.000 tỉ đồng. Số tài sản đảm bảo để vay tiền được nâng khống về giá trị lên nhiều lần. Theo bản cáo trạng hơn 120 trang của Viện KSND TP.HCM, Phạm Công Danh là chủ mưu chính, phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền trên 9.000 tỉ đồng mà VNCB bị thiệt hại. Giai đoạn 2 của vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ. Triệu Vân
Anh Phong (áo đỏ) bị kẹt trong xe cùng tài xế Toàn khá lâu mới được tài xế Bắc điều khiển xe tải tách rời 2 xe ra. (ảnh Trí thức trẻ)
Trong những ngày qua, thông tin về vụ xe tải cứu xe khách mất phanh trên đèo Bảo Lộc có nhiều điểm khác nhau, PV Báo điện tử Một Thế Giới đã trò chuyện với anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách. Anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Trước tiên, cần khẳng định rằng tài xế xe tải Phan Văn Bắc - người điều khiển xe tải biển số 49C-098.51 đã giữ vững tay lái sau cú va chạm với chiếc xe khách biển số 53N-2824 của Công ty TNHH Thương mai dịch vụ Tấn Hà chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất phanh. Anh Bắc vững tay lái đã cứu mạng hơn 30 hành khách trên chiếc xe khách được an toàn đang được xã hội khen ngợi.
Trước những thông tin trên báo chí phản ánh có sự vênh nhau, để có thông tin đa chiều về vụ việc, PV Báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc được với anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách trong vụ việc.
Qua số điện thoại 09336666xx, anh Nguyễn Thanh Phong đã cung cấp những thông tin ngược lại so với những gì báo chí vừa đăng tải.
Trước tiên, anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng tôi vẫn ghi công anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Theo lời anh Phong, thì đây là chuyến xe đường dài nên phải cần 2 tài xế. Ngoài anh Phong ra còn có tài xế nữa tên Toàn. “Lúc xe lên đèo Bảo Lộc, tôi không điều khiển mà ngồi ngay bên tài xế Toàn để quan sát. Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.
Phát hiện xe gặp sự cố, xe chạy mỗi lúc một nhanh hơn, lái xe Toàn xin ý kiến anh Phong cho xe lao vào vách núi nhưng anh Phong yêu cầu lái xe điều khiển xe chạy thẳng, vì nếu đâm vào vách núi thì xe sẽ bật ra ngoài, rơi xuống vực, đồng thời hô to: “Xe bị gặp sự cố bà con dồn hết ra phía sau ngồi” đồng thời kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.
Thông tin báo chí đăng tải rằng “xe tải của anh Bắc chạy phía sau xe khách bị mất phanh rồi vượt lên trước, rồi cứu xe tôi, rồi này kia hoàn toàn là không đúng sự thật. Khi đó xe đang xuống dốc là dốc bằng, đã hết đèo vực. Tuy nhiên, xe tôi đang lao xuống dốc với tốc độ trên 120km/giờ thì anh nghĩ chiếc xe tải đang chở hàng đó có chạy nhanh hơn được xe tôi để mà vượt xe tôi?”.
Anh Phong cũng bác bỏ thông tin báo chí nói rằng “trước khi hai xe va chạm vào nhau, hành khách trên xe la ó, thò đầu ra ngoài kêu cứu, là hoàn toàn sai sự thật". Anh Phong cho hay xe của anh là xe kính liền, “một ngón tay còn không đưa ra được làm sao thò được cái đầu ra? Khi xe dừng lại thì hành khách mới đập kiếng để đưa trẻ em và mọi người xuống".
Qua điện thoại, anh Phong cho biết thêm đoạn đường này xe rất thoáng và đã hết đèo, vực. “Đến khi xuống gần tới đường bằng, tôi mới vượt tiếp qua được 3 chiếc xe du lịch và tôi tính cho xe vượt qua xe tải của anh Bắc luôn chứ không có ý định va vô xe của anh Bắc. Tuy nhiên, khi đang cho xe vượt qua xe tải thì có một chiếc xe Fotuner 7 chỗ (biển số 49A-108.92) ngược chiều lại với tôi. Xe của tôi đã va chạm với chiếc xe Fotuner, khiến chiếc xe này bể kiếng chiếu hậu và kiếng cửa ngang tài. Tôi sau đó đã phải đền chiếc xe đó 10 triệu đồng”.
Sau khi va chạm với chiếc Foruner, xe khách lao tới sát chiếc xe tải, lái xe Toàn đã chủ động ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, rồi hai xe chạy chậm dần và dừng hẳn sau chừng 500m.
Về thông tin nói anh Bắc ra dấu cho xe anh Phong ghé đầu xe khách vào đuôi xe tải, anh Phong khẳng định tài xế xe tải không thể biết xe của anh bị mất thắng mà ra dấu. Anh Bắc chỉ biết giữ thăng bằng khi xe khách đâm vào và dừng lại. “Tôi khẳng định và nhấn mạnh rằng xe tải đã cứu hành khách trên xe tôi và anh Bắc là người giữ thăng bằng chiếc xe tải để cả 2 xe dừng lại".
Anh Phong nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: “Thật sự tôi cảm ơn tài xế Bắc nhưng tôi muốn nói ra sự thật là chúng tôi chủ động va vào xe tải chứ không có chuyện cả hai xe nói chuyện nhau được”.
Anh Phong kể, sau khi đâm vào xe tải, 2 xe dừng lại thì anh Bắc xuống xe, đòi giữ nguyên hiện trường. “Khi đó tôi bị kẹt chân trong buồng lái, không ra được, tôi bị dính trong chiếc xe. Nhưng mà anh ta không cứu tôi, mà anh ta muốn giữ lại hiện trường cũng như là tôi là người gây tai nạn là phải đền bù cho anh ta. Khi xe tôi bị chập điện, bốc khói lên, dân chúng la quá thì anh ta mới lên xe tải điều khiển cho 2 xe rời nhau để người ta cứu tôi ra. Sau khi tôi được mọi người cứu ra khỏi xe thì tôi được đưa lên Bệnh viện Bảo Lộc để điều trị”, anh Phong nói.
PV cũng đã liên lạc với lái xe Phan Văn Bắc để có thông tin từ chính anh Bắc. Tuy nhiên, anh Bắc từ chối trả lời tất cả các câu hỏi của phóng viên về sự việc. Anh Bắc nói rằng bản thân anh đang rất hoang mang và không tỉnh táo nên không muốn trả lời. Nam Phong