Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Nhiễm độc biển Việt Nam : Im lặng ‘‘khó hiểu’’ của ngành y

Nhiễm độc biển Việt Nam : Im lặng ‘‘khó hiểu’’ của ngành y

Nhiễm độc biển Việt Nam : Im lặng ‘‘khó hiểu’’ của ngành y
 
Nạn cá chết miền Trung để lại nhiều chấn thương tâm lý. Trong ảnh, một cuộc biểu tình tại Hà Nội tháng 5/2016 phản đối tình trạng biển miền Trung nhiễm độc. Reuters.

    Đã hai tháng kể từ khi cá chết hàng loạt được phát hiện tại Hà Tĩnh, đầu tháng 4/2016, hơn một tháng sau khi chính quyền hứa hẹn sẽ công bố nguyên nhân gây ra một thảm họa sinh thái, được coi là chưa từng có tại 4 tỉnh miền Trung, và có thể đối với toàn Việt Nam. Trong lúc chính quyền kêu gọi dân chúng trở lại du lịch vui chơi, tắm biển Quảng Bình và nhiều nơi khác, thì tại tỉnh láng giềng Hà Tĩnh – trung tâm của thảm họa cá chết -, nỗi lo nhiễm độc tiếp tục ám ảnh người dân. Ngành y tế Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tình trạng lo sợ nhiễm độc kéo dài tại khu vực biển miền Trung ?

    Một thực tế rất tương phản đang diễn ra. Trong lúc trên các phương tiện truyền thông chính thống, vắng vẻ tin bài về nhiễm độc biển miền Trung (1), thì trên các mạng xã hội, thỉnh thoảng lại xuất hiện các tin, và cả clip về nhiễm độc hải sản gây tử vong tại khu vực này. Cùng lúc với việc tại một số tỉnh miền Trung, cụ thể là Hà Tĩnh, chính quyền cho mở rộng mạng lưới bán hải sản « an toàn », thì cũng có nhiều trường hợp hải sản người dân đánh bắt về không bán được. Nỗi lo nhiễm độc bao trùm đời sống cư dân nhiều vùng quê biển, càng làm tăng thêm tình cảm bế tắc hiện nay, khi rất nhiều ngư dân phải chấp nhận cảnh gác lưới, buông chèo. Trong tình trạng chính quyền không đưa ra thời hạn công bố thông tin chính thức về nguyên nhân cá chết, và nhiều nhân chứng tại chỗ ghi nhận việc dân cư mắc các chứng bệnh giống như ngộ độc do tiếp xúc với hải sản, thì câu hỏi về độ an toàn của nước biển và hải sản tại khu vực ven bờ tiếp tục ám ảnh không chỉ người dân tại khu vực này.
    Vừa nhớ, vừa sợ biển
    Về vấn đề này, Tạp chí Xã hội của RFI xin chuyển tới quý vị những chia sẻ của các nhân chứng tại chỗ và phần nhận định của bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Sydney, Úc) và bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ ngành dịch tễ học (Hà Nội). Bác sĩ Trần Tuấn cũng là người phụ trách Liên minh Y tế Vì dân (EBHPD).
    Trước hết, mời quý vị đến với khu vực thôn Đông Yên, cách khu vực nhà máy Formosa chừng một cây số về phía nam, qua tiếng nói của ông Mai Cường Quang (một cư dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) :
    Ông Mai Cường Quang (Hà Tĩnh)05/06/2016Nghe
    « Bây giờ, nếu người ta có đi biển, thì thứ nhất là tâm lý lo sợ : Lo sợ bị nhiễm độc, cơ thể bị tiếp xúc với nước cũng gây lo sợ. Cách đây hai ngày, có hai người đi đánh mực về, họ đi cho vui. Đánh được con mực về, rất là thèm, con mực rất tươi. Hai anh em xẻ thịt ra, luộc lên rồi chuẩn bị nhắm. Nhưng ruột của nó đem cho gà ăn, gà chết ngay tại chỗ. Một người khác đi đánh bắt được một con cá mú, cỡ dăm ba lạng. Thấy thèm, kho định ăn, nhưng kho lên con cá đổi màu, sợ không dám ăn. Đem ra bỏ cho gà ăn, gà cũng chết. Người trong làng ở đây, người ta kể như thế. Tâm lý người ta rất sợ chuyện đó (…) ».
    Thầy giáo Lê Quốc Châu, người chủ trương quỹ từ thiện Áo Tơi, chia sẻ cảm nghĩ của ông về vấn đề này với một góc nhìn khác :
    Thầy giáo Lê Quốc Châu (Hà Tĩnh)05/06/2016Nghe
    « Hiện nay, tôi cũng chưa thấy một người nào bị nhiễm độc, thấy mọi người cũng bình an thôi. Nhưng yếu tố tâm lý, tác động tâm lý thì rất lớn. Tức là người ta sợ bị nhiễm độc này nọ nhiều hơn là thực tế bị nhiễm độc. Hôm vào trong Mỹ Lợi, bà con cũng đánh cá về, nhưng không thấy bất cứ một ai mua cả. Còn thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi họ vẫn đánh cua ghẹ về, và một số nhà họ vẫn ăn (…) ».
    Nhiều triệu chứng giống như ngộ độc
    Sơ Hoài, làm việc tại một trạm xá của Cộng đoàn Mến Thánh giá Hướng Phương, tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cho biết tình trạng sức khỏe rất đáng ngại của nhiều người dân trong vùng, đến điều trị hàng ngày tại đây :
    Sơ Anna Hoài (Hà Tĩnh)05/06/2016Nghe
    « Từ một tháng nay, trong làng họ đến chỗ chúng tôi rất đông. Mỗi ngày khoảng 50 người đến truyền dịch (nước muối sinh lý). Các triệu chứng phổ biến là : tức ngực, khó thở, đau bụng, đi ngoài, đau đầu, rồi tay chân mệt mỏi. Nói chung họ không có cảm giác là vui vẻ gì cả. Tội nghiệp lắm ! 
    Trong thời gian qua, khi thấy họ như vậy, tôi khuyên họ đi khám bệnh viện đi. Đi khám về họ bảo bệnh viện xét nghiệm rồi nói không có chuyện chi cả. 
    Ở đây có trường hợp rất nặng nữa là có một người khi đang đi lễ tại nhà thờ, thì bị xỉu. Một người đàn ông trai tráng. Đưa đến bệnh viện cấp cứu, thấy yếu quá nên chuyển vào Sài Gòn. Hiện tại đã gần một tháng rồi. Ba trường hợp nữa cũng đi khám (bệnh viện Sài Gòn). Đây là những người có điều kiện. Bệnh viện cho xét nghiệm, nói những người này ăn cá bị nhiễm độc(…) » (cũng theo sơ Hoài, hầu như gia đình nào tại khu vực này cũng có người mắc các triệu chứng nói trên).
    Về phản ứng của ngành y tế trong vụ biển miền Trung nhiễm độc, bác sĩ Trần Tuấn nhận xét :
    « Hiện nay, trên phương tiện thông tin đại chúng, về mặt chính thức của nhà nước, chưa có thông điệp rõ ràng về việc : Liệu có hay không tình trạng cá biển nhiễm độc tại khu vực này. Và nếu có thì căn nguyên ở đâu. Chúng tôi thấy rằng, chưa cần bàn tới căn nguyên, thì ít nhất phải khẳng định được là có bị nhiễm độc hay không. Bởi vì, thực sự nếu trả lời có bị nhiễm độc, thì có thể toàn bộ khu vực có nguy cơ nhiễm độc cá như vậy thì phải coi là khu vực có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy thì, về mặt y tế, các biện pháp dự phòng phải được thực hiện, phải khoanh vùng nguy cơ bị dịch, và thực hiện các biện pháp giúp cho tránh tiếp xúc với các nguồn độc chất
    Cho đến nay, chúng ta thấy rõ ràng là chưa có những biện pháp như thế. Tiếng nói của các cơ quan y tế, kể cả các hội. Sự im lặng này chúng tôi thấy là tương đối khó hiểu. 
    Quả thực là chúng tôi là những người làm ngành y, cũng làm y tế dự phòng. Cho đến nay cũng không thể hiểu nổi, tại sao có một tình trạng im lặng mà chúng tôi cho rằng bất thường như thế này. Bởi vì ngành y là ngành lấy chăm sóc sức khỏe của người dân làm trọng. Mục tiêu chính là làm sao có thể để đảm bảo cho người dân tránh được nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể tại một khu vực đã có hiện tượng cá chết nhiều như vậy, diễn ra trong một thời gian dài như vậy ».
    Không thể đợi công bố căn nguyên cá chết !
    Xử lý cuộc khủng hoảng môi sinh tại miền Trung về phương diện y tế có nhất thiết phải chờ đến khi có kết quả điều tra chính thức về nguyên nhân cá chết hay không, bác sĩ Trần Tuấn giải thích :
    « Tôi nghĩ rằng nếu có tâm lý chờ đợi, cho đến khi tìm ra căn nguyên ngộ độc rồi mới bắt tay vào hành động, thì đây là một tâm lý không đúng với tinh thần khoa học dự phòng. Khi đã có hiện tượng cá chết và cá là một nguồn thực phẩm trực tiếp với người dân tại khu vực đó, cũng như nó có thể lan rộng ra, mà phải đợi đến khi tìm ra căn nguyên thì đã quá muộn. 
    Ít nhất chúng ta phải theo dõi tình trạng sức khỏe của cư dân trong vùng, để xem xét xem liệu có tình trạng sức khỏe bất thường xảy ra hay không. Những trường hợp có khả năng liên quan đến tình trạng cá chết hay không. Như vậy, riêng về mặt lâm sàng, điều này hoàn toàn cho phép chúng ta có thể theo dõi các đối tượng trong khu vực, để từ đó có các chỉ định mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân ».
    Bác sĩ Trần Tuấn đặc biệt nhấn mạnh đến những gì mà ngành y có thể làm được trước một cuộc khủng hoảng môi sinh như tại khu vực ven biển miền Trung hiện nay :
    Bác sĩ Trần Tuấn (Hà Nội)05/06/2016Nghe
    « Tôi nghĩ là sự im lặng này là một sự im lặng rất khó hiểu. Sự im lặng của Bộ Y Tế, cũng như hệ thống y tế đối với người dân đã là khó hiểu rồi. Điều thứ hai là lương tâm của người thầy thuốc, bác sĩ, thể hiện thông qua các nghiệp đoàn của mình, như Tổng hội Y học, Hội Y tế Công cộng, rồi Hội Y tế Dự phòng, Hội Y học Dự phòng… Đấy là những hội mà tôi cho rằng trực tiếp liên quan. 
    Cá nhân tôi, tôi thấy, có thể là về mặt chính quyền, về mặt chính trị, có những vấn đề mà họ phải xem xét, phải nhìn nhận thế này thế kia, nhưng ít nhất, về mặt khoa học, về mặt chăm sóc sức khỏe, thì tôi chắc rằng không ai có thể ngăn cấm họ vào làm việc với người dân, để rồi khoanh khu vực lại, xác định vùng có nguy cơ, rồi tổ chức thiết lập việc theo dõi sức khỏe để giám sát xem có tình trạng bất thường gì xảy ra không, để nhanh chóng có các biện pháp dự phòng, ngăn ngừa các nguy cơ tiếp xúc, đánh giá các hiện tượng bất thường xảy ra với người dân vùng đó, kể từ vấn đề thực phẩm, cho đến nước uống, và các nguy cơ khác. Trong lúc tình trạng nguyên nhân chưa rõ ràng, thì mình phải xem một cách rộng rãi. Ngoài từ biển ra, còn vấn đề đất, không khí. Về mặt trách nhiệm, chúng ta không thể làm ngơ ở một khu vực xảy ra một thảm họa môi sinh như vậy, mà căn nguyên chưa được làm rõ ».
    Về tình hình tại Kỳ Anh, chúng tôi đã gặp bác sĩ Phan Thị Xuân Liễu, giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện, qua điện thoại, nhưng không được hồi đáp. Về tình hình nhiễm độc do ăn cá biển, bác sĩ Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, đề nghị chúng tôi liên lạc với cơ quan quản lý an toàn thực phẩm (xem thêm phần giải thích của bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên bên dưới). Về phần mình, giáo sư Lê Vũ Anh, chủ tịch Hội Y tế Công cộng, giải thích hội của ông hiện đã quá tải, vì nhiều việc trầm trọng hơn, nên không thể quan tâm đến vấn đề này.
    ***
    Bộ Y Tế đã im lặng, im lặng trước tình trạng môi sinh ven biển, cũng như im lặng trước cảnh ngộ nhiều ngư dân có các triệu chứng giống như nhiễm độc. Im lặng, bất chấp nỗi lo ngại rất lớn của nhiều người. Nỗi lo ngại không được làm sáng tỏ, không được giải tỏa, có thể trở nên trầm trọng hơn, và tiếp tục lan rộng trong xã hội. Những lo âu thái quá có thể biến thành chấn thương tâm lý, một thứ ngộ độc tinh thần, gây tác hại nặng nề đến sức khỏe.
    Thực ra, xét trên một phương diện khác, Bộ Y Tế đã không hề im lặng. Kể từ đầu tháng 5/2016 đến nay, Bộ bắt đầu lên tiếng theo đúng chủ trương : Biển về cơ bản là sạch…, bất chấp nhiều hiểm họa tiềm tàng ở khu vực ven bờ (2). Sau khi chính quyền thừa nhận thảm họa vào cuối tháng 4, và chỉ ít ngày sau khi báo chí ngừng đưa tin rộng rãi, đến ngày 10/05, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia của Bộ Y Tế đã nhanh chóng xác nhận 139 mẫu hải sản « an toàn » của bốn tỉnh miền Trung (3). Vấn đề xét nghiệm độ nhiễm độc của hải sản « gần bờ » như vậy dường như đã bị bỏ lơ, trong khi các mẫu cá chết đã được thu thập trước thời điểm lấy các mẫu hải sản sống.
    Thảm họa cá chết chưa từng có và nguy cơ nhiễm độc đối với người dân ven biển miền Trung – đang có xu hướng bị dìm vào quên lãng - rõ ràng đặt ra trước công luận, vấn đề trách nhiệm của những người làm chuyên môn, những người làm nghề y tại Việt Nam. Trách nhiệm của giới cầm quyền cấp cao đã bị nhiều chỉ trích hay lên án trong công luận. Bác sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến trách nhiệm của ngành y tế nói chung, của Bộ Y Tế, cũng như phía các hiệp hội nhà nước. Nhưng mặt khác, riêng về phía địa phương, nhiều nhân chứng ngay tại tỉnh Hà Tĩnh - tâm điểm của thảm họa cá chết - cho thấy, chính quyền các cấp cũng đã có nhiều áp lực không chính thức để buộc những người làm việc trong hệ thống phải im tiếng trước nỗi lo, nỗi khổ, nỗi đau của các ngư dân đồng hương. 
    Thảm họa môi sinh chưa từng có đối với Việt Nam này cũng đặt các mạng lưới xã hội dân sự non trẻ, đang khát khao khẳng định tính độc lập của mình, trước một thách thức : Trong những điều kiện ít thuận lợi hơn rất nhiều, nhưng ở một vị thế tự do hơn nhiều về tinh thần, liệu họ có thể làm gì để giúp đỡ có hiệu quả cho rất nhiều người dân biển đang không chỉ đau khổ vì bệnh tật, mà còn đang rất cô đơn, bối rối, hoang mang về mặt tinh thần ?
    RFI xin chân thành cảm ơn sơ Hoài, các ông Mai Cường Quang, Lê Quốc Châu cùng các bác sĩ Trần Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên đã dành thời gian cho chương trình Tạp chí Xã hội tuần này về cuộc khủng hoảng nhiễm độc biển miền Trung.
    ----
    (1) Dư luận đặc biệt chú ý đến hiện tượng một số bài viết liên quan đến thảm nạn tại miền Trung bị gỡ bỏ, ví dụ như bài "Lời than thở của các loài cá", đăng trên ấn phẩm Thế giới tiếp thị (ấn phẩm đồng thời bị đình bản), hay bài "Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó" trên Tuổi Trẻ. Hay thông tin về việc báo Tuổi trẻ Cười buộc phải thay trang bìa đả kích Formosa, với lời thoại của rùa vàng : "Giặc ở sau lưng nhà vua đó".
    (2) Một số nhân chứng địa phương cho biết, nhiều hoạt động phổ biến kiến thức trong cộng đồng về phòng, chống độc từ biển đã bị đình hoãn, trong khi chờ đợi kết quả chính thức về nguyên nhân cá chết.
    (3) Đa số các hải sản được thông báo an toàn là đánh bắt ngoài khơi, xa hơn 20 hải lý. Như vậy, một số nhỏ đánh bắt ven bờ vẫn được coi là an toàn. Hải sản ven bờ an toàn hay không an toàn ? Thông tin chính thống nhiều mâu thuẫn, và không rõ ràng, xung quanh vấn đề này cũng có thể làm tăng thêm hoài nghi.
    Bệnh nghi do ngộ độc tại Hà Tĩnh : Y tế cộng đồng hay vấn đề cá nhân ?
    (Phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên)
    Một bệnh như thế nào có thể được coi là vấn đề của y tế cộng đồng ?
    Hiện tượng thứ nhất, trong một vùng, nếu chỉ có một vài người mắc thì không phải là vấn đề cộng đồng. Hiện tượng thứ hai, nếu có cả một làng bị cúm, nhưng là bệnh tái đi tái lại hàng năm, thì cũng không phải là vấn đề của một cộng đồng lớn.
    Để được coi là một vấn đề cộng đồng, thứ nhất là phải là bệnh mới phát, hoặc là trong dạng cảnh báo có thể là một dịch, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Một số bệnh khác, như nhiễm trùng dạng không phổ biến, chỉ cần ba người thuộc một quần thể khép kín bị mắc, là có thể coi là vấn đề cộng đồng. Có thể cuối cùng, đây cũng chỉ là một bệnh bình thường, nhưng thoạt tiên phải đặt vấn đề này trong lĩnh vực y tế cộng đồng, chứ không phải chỉ là vấn đề của một cá nhân hay của một gia đình.
    Trong lĩnh vực y tế công cộng, tồn nghi về nhiễm độc do ăn cá tại Vũng Áng thuộc trách nhiệm của ngành an toàn thực phẩm hay y tế dự phòng ?
    Thực phẩm không an toàn gây tác hại trên phạm vi rộng thì bên an toàn thực phẩm phải chịu trách nhiệm, bởi vì đây là thực phẩm đã được cho lưu hành trên thị trường. Trong khi đó, trường hợp cá chết Vũng Áng (hay cá đánh bắt tại Vũng Áng, trực tiếp tiêu thụ sau đó) chưa phải là cá đưa vào thị trường. Nếu xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt là yếu tố tự nhiên, người sử dụng ăn con cá chết (hoặc nghi vấn bị nhiễm độc tố) tại Vũng Áng, thì việc này không thuộc ngành an toàn thực phẩm, mà là thuộc về lĩnh vực sức khỏe - môi trường. Kể cả việc người dân không nghe khuyến cáo mà ăn cá, ngành y tế vẫn phải có trách nhiệm.
    Kinh nghiệm của Úc hay một số nước khác xử lý ra sao một khủng hoảng có ảnh hưởng tâm lý nặng nề như trường hợp nghi vấn nhiễm độc tại Vũng Áng ?
    Nếu đây là một vấn nạn xảy ra tại Úc, và mang tính cộng đồng, thì cần phải tính đến mấy yếu tố sau. Thứ nhất là với con người, thứ hai là tới môi trường. Trên con người, cũng như cộng đồng đều có ba vấn đề. Thứ nhất là sức khỏe hiện tại, thứ hai là sức khỏe tâm thần, tâm lý và thứ ba là xã hội. Về bệnh, mình phải quan tâm điều trị bệnh người ta mắc phải.
    Về mặt tâm lý, phải xem xem, nếu bệnh lý, bệnh dịch đó đủ gây sang chấn tâm lý, thì lập tức họ có các đội, gọi là « đường dây nóng ». Ngành y tế cộng đồng, dịch tễ học sẽ làm việc với các đội chuyên viên tâm lý, hoặc các bác sĩ tâm thần, để làm công việc úy lạo cho người bệnh, hoặc những nạn nhân gián tiếp, hoặc trực tiếp.
    Thứ ba là về sức khỏe xã hội, ví dụ như khi cả một cộng đồng bị ảnh hưởng do dịch, tức là nếu phải đóng cửa một nhà máy, một vùng du lịch,… thì đồng thời phải có biện pháp để nhanh chóng ổn định tình hình đời sống cho cả một xã hội. (…)
    Trong trường hợp như tại Vũng Áng, trước mắt khi hệ thống y tế nhà nước để mặc người dân tự lo, thì người dân nên làm như thế nào ?
    Đây là một vấn đề nan giải với tình hình Việt Nam. Vì tôi biết người dân ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, không khá giả gì, chưa kể vấn đề bây giờ không có đánh bắt, thu nhập gì.
    Bên cạnh đó, khó khăn thứ nhất là họ không có hướng dẫn phải đi làm cụ thể những gì, làm như thế nào, làm ở đâu. Phải có người biết chuyên môn đứng ra xem xét. Không phải mình muốn làm gì là được. Đầu tiên phải đặt ra giả thuyết. Căn cứ trên các triệu chứng, đặt giả thuyết xem nghi bệnh nhân bị gì. (…) Ví dụ, nếu tôi là người làm y tế, tôi phải chọn ra năm nghi vấn, ưu tiên xếp thứ tự từ một đến năm. Lúc đó, có điều kiện ít thì làm ít, điều kiện nhiều thì làm nhiều.
    Tại trạm xá Vũng Áng, được nghe nói có một vài bệnh nhân, đi tới Sài Gòn để xét nghiệm, và được biết là nhiễm độc chì. Bác sĩ nghĩ gì về chuyện này ?
    Đây là một thông tin rất thú vị. Nguồn nhiễm độc chì ở đâu nhiều nhất. Tôi nghĩ là từ công nghiệp. Mình không có kết luận từ trước, nhưng rõ ràng có một mối liên quan giữa việc nhiễm độc chì và nguồn chất thải công nghiệp. Giả định là từ đây cho đến khi đưa ra được câu trả lời "không", (thì vẫn) phải đặt vấn đề nghi ngờ và phải đi điều tra.
    Vào tháng 2/2015, tôi được đọc báo trong nước, ở vùng Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Hà Tĩnh, cũng có hiện tượng cá chết vào dịp Tết. Vào thời điểm đó, những người làm tài nguyên môi trường, theo tôi nhớ, đã phát hiện được lượng chì trong nước cao gấp 10 lần so với hàm lượng cho phép. Sau đó, chuyện này bị lãng quên. Như vậy phải xem xét vấn đề chất thải công nghiệp.

    Trung Quốc chính thức tuyên chiến ở Biển Đông?

    Trung Quốc chính thức tuyên chiến ở Biển Đông?

    16:25, Thứ Hai, 06/06/2016 (GMT+7)
    (VnMedia) - Trung Quốc đã thể hiện một thái độ thách thức cao độ với Mỹ trong vấn đề Biển Đông đồng thời chỉ trích gay gắt Philippines về việc đưa toà án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa hai nước.
    Đô đốc Sun Jianguo
    Đô đốc Sun Jianguo
    “Chúng tôi không gây rắc rối nhưng chúng tôi không sợ rắc rối”, Đô đốc Sun Jianguo - Phó Tham mưu trưởng của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, đã tuyên bố thẳng thừng như vậy tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi ở Singapore.
    Vị quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cho hay, nước này “không sợ” những cuộc tranh chấp hàng hải với các chính phủ khác trong khu vực.
    Trong bài phát biểu tại cuộc đối thoại ngày hôm qua (5/6), Đô đốc Sun Jianguo tiếp tục nhắc lại lập trường của Bắc Kinh về việc không công nhận thẩm quyền của một toà án của Liên Hợp Quốc đang chịu trách nhiệm xử lý vụ kiện của Philippines.
    “Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ sự xâm phạm nào đến chủ quyền và lợi ích an ninh của mình. Chúng tôi cũng không quan tâm đến những hành vi vô trách nhiệm của một số nước đang gây hỗn loạn ở Biển Đông”, ông Sun đã nói như vậy.
    Những phát biểu trên được đưa ra một ngày trước thềm cuộc hội đàm về nhiều chủ đề dự kiến diễn ra ngày hôm nay (6/6) ở thủ đô Bắc Kinh giữa giới chức Trung Quốc và một phái đoàn của Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu.
    Trung Quốc khăng khăng đòi Mỹ tránh xa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa họ với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
    Tuy nhiên, Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới không chấp nhận được việc Bắc Kinh có tham vọng biến Biển Đông chiến lược thành “ao nhà” của họ. Trung Quốc đang gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế khi gần đây có nhiều hành động hung hăng, hiếu chiến nhằm đạt được mục đích độc chiếm Biển Đông.
    Kiệt Linh (tổng hợp)

    Straits Times: “Việt Nam sẽ “xoay trục” liên minh với Mỹ nếu mất thêm đảo ở Biển Đông“

    Straits Times: “Việt Nam sẽ “xoay trục” liên minh với Mỹ nếu mất thêm đảo ở Biển Đông“

    VietTimes -- Chuyến thăm thành công của Tổng thống Obama tới Việt Nam đã làm gia tăng khả năng Việt Nam xoay trục hướng về Mỹ và nếu Việt Nam mất thêm đảo trên Biển Đông sẽ có thể dẫn tới việc thiết lập một liên minh Việt - Mỹ, The Straits Times (Singapore) nhận định.
    Phú Lộc - /
    Tổng thống Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt NamTổng thống Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam
    Theo tác giả David Kok, chuyến thăm của ông Obama cho thấy cả hai bên đều muốn có quan hệ gần gũi hơn, có thể khiến cho Trung Quốc lo lắng. Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vậnvũ khí không nhằm vào Trung Quốc mà là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. Ông Obama cũng tuyên bố rằng "không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí cho bạn và quyết định thay cho số phận của bạn" và khẳng định Mỹ không có ý định áp đặt vào việc xây dựng thể chế.
    Mỹ cũng tranh thủ Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với các thỏa thuận kinh doanh và hỗ trợ song phương trên các lĩnh vực như công nghệ cao, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và giáo dục, đáng chú ý là thỏa thuận mua 100 máy bay Boeing của VietJet Air hay các thỏa thuận Chương trình hòa bình dạy tiếng Anh và mở các cơ sở, chi nhánh của các Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam.
    Nhưng thỏa thuận lớn nhất chính là việc Mỹ cam kết cùng Việt Nam tham gia TPP. Trong khi TPP được coi là biện pháp để Mỹ chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam muốn sử dụng việc tiếp cận rộng lớn hơn vào thị trường Mỹ và nhận được nhiều khoản đầu tư từ Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế của mình. Theo đó, Việt Nam mong muốn rằng những thành tựu kinh tế sẽ nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia tại Biển Đông, nơi có các tranh chấp với các nước láng giềng, đặc biệt với Trung Quốc.
    Người dân Việt Nam nồng nhiệt chào đón ông Obama
    The Straits Times đánh giá với việc ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có thể thấy Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyến thăm này đều nằm trong nhiệm kỳ thứ hai của các vị Tổng thống này, cũng cho thấy Việt Nam chưa phải là ưu tiên cao nhất. Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, không có một phát biểu hay ẩn ý nào cho thấy Mỹ cam kết bảo vệ Việt Nam.
    Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố lập trường không thay đổi là không đứng về phía bên nào trong vấn đề Biển Đông. Về nguyên tắc, lệnh cấm bán vũ khí đã bị dỡ bỏ, nhưng những đề nghị bán vũ khí sát thương vẫn phải đáp ứng những tiêu chí nhân đạo.
    Theo The Straits Times, quan hệ Mỹ - Việt sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ngoài khía cạnh hợp tác kinh tế hay không ở một chừng mực sẽ phụ thuộc vào những hành động của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tiếp tục theo hai hướng: cứng rắn về vấn đề Biển Đông và thông qua thuyết phục chiến lược để ngăn chặn việc Việt Nam xoay trục. Việt Nam vẫn là thách thức mạnh mẽ đối với các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, với một số lượng lớn các đảo mà Việt Nam đang nắm giữ cũng như với việc Việt Nam có khả năng đẩy mạnh hợp tác với Mỹ, Nhật và Philippines trong lĩnh vực bảo đảm an ninh biển.

    Về mặt chiến lược, rõ ràng Trung Quốc đang lôi kéo Việt Nam với những thuyết phục về tương đồng chính trị và tình đồng chí trong lịch sử, đặc biệt nêu rõ rằng sự tồn tại của chế độ chính trị như nhau ở hai nước một phần phụ thuộc vào quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đoàn kết chống lại âm mưu lật đổ của thế lực tư bản. Một thực tế là giờ đây người láng giềng khổng lồ đã có tiềm lực quân sự ngày càng mạnh mẽ hơn và có thể trở mặt một lần nữa như đã từng làm trong cuộc chiến năm 1979.
    The Straits Times cho rằng sức mạnh mềm của Trung Quốc có vẻ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để được như sức mạnh mềm của Mỹ đối với Việt Nam. Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng 150% trong thập kỷ vừa qua, trong khi Việt Nam tiếp tục thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc. Mỹ là địa điểm di cư và giáo dục hàng đầu đối với người dân Việt Nam, trong khi rất ít người muốn học tập hoặc sinh sống tại Trung Quốc.
    Sức mạnh mềm của Mỹ cũng đã cho thấy nhiều người dân xếp hàng dọc các tuyến phố ở Hà Nội và TPHCM để chào đón Tổng thống Mỹ, trong khi các chuyến thăm của các Chủ tịch Trung Quốc thì không được như vậy. Chuyến thăm của Tổng thống Obama đã củng cố thêm nhận định về khả năng Việt Nam xoay trục về phía Mỹ. Những lợi ích kinh tế sâu rộng và to lớn sẽ góp phần khiến hai quốc gia cam kết bảo đảm an ninh cho nhau.
    The Straits Times nhận định, trên thực tế sự xoay trục sẽ chỉ có hiệu quả cho Việt Nam nếu như những giả thuyết chiến lược có sự thay đổi nhanh chóng và cơ bản. Những giả thuyết này có thể bao gồm sự thay đổi lớn trong quan hệ Việt Nam - Trung và việc Việt Nam mất thêm đảo chẳng hạn. Một cuộc tấn công trên bộ của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam là không thể và không dự đoán được, nhưng một cuộc tấn công bất ngờ hay một cuộc xung đột trên Biển Đông không thể bị loại trừ hoàn toàn.
    The Straits Times kết luận, hiện nay chỉ có những tổn thất của Việt Nam trên Biển Đông mới có thể dẫn đến việc hình thành liên minh Việt Nam - Mỹ. Nếu như Trung Quốc có những hành động khiến cho Việt Nam tiến gần hơn với Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ tạo ra những liên minh khác của Mỹ, ngoài những liên minh hiện có như Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn, và Mỹ - Philippines. Lúc đó, giả thuyết về một sự bao vây chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc tại Đông Á sẽ được hoàn tất.

    Tin liên quan

    Hình ảnh cuối của máy bay CASA 212 trước khi lao xuống biển


    Hình ảnh cuối của máy bay CASA 212 trước khi lao xuống biển


    Một cán bộ trên thủy phi cơ bay cùng thời điểm với Casa 212 ghi lại những hình ảnh cuối cùng của tuần thám.
    Việt Hòa - /
    Tuần thám Casa 212 đang bay trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) - Đây là hình ảnh cuối cùng của máy bay này trước khi rơi xuống biển.Tuần thám Casa 212 đang bay trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) - Đây là hình ảnh cuối cùng của máy bay này trước khi rơi xuống biển.
    Để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 mất tích, ngày 16/6, các máy bay tuần thám Casa của Bộ Tư lệnh phòng không không quân và Thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng không quân (Bộ Tư lệnh Hải quân) cùng nhận lệnh đến vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) tìm kiếm. Các máy bay đã bay nhiều vòng trên một bán kính rộng được đánh dấu trên bản đồ để tìm kiếm.
    Quá trình tìm kiếm, các máy bay phát hiện một vật nghi là phao nổi trên mặt biển, nhưng khi máy bay quay lại thì dòng thủy triều đã cuốn vật nghi là phao nổi đi. Quá trình tìm kiếm, phi công của DHC-6 và Casa 212 vẫn thường xuyên trao đổi thông tin với nhau qua hệ thống thông tin.
    Do trần bay của máy bay Casa 212 thấp hơn DHC-6 nên những phi công trên DHC-6 dễ dàng nhìn thấy Casa 212 bay phía dưới. Một thành viên trong tổ bay DHC-6 đã dùng máy ảnh chụp lại một số hình ảnh của Casa 212. Không ngờ đây chính lànhững bức ảnh cuối cùng của Casa 212 bởi chỉ khoảng 30 phút sau, máy bay Casa mất hoàn toàn liên lạc với Sở chỉ huy.

    Trước đó, tuần thám Casa 212 và Thủy phi cơ DHC-6 phát hiện một vật nghi là phao nên quay lại tìm kiếm

    Ngay sau khi nhận được thông tin Casa 212 mất liên lạc, Thủy phi cơ DHC-6 đã lập tức quay lại tìm kiếm nhưng không có kết quả. Tới khi lượng nhiên liệu cạn, DHC-6 đành quay về Sở chỉ huy. 
    Như Báo Giao thông đã đưa tin, máy bay Casa 212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân gặp nạn trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc vào trưa 16/6.

    Quá trình tìm kiếm, 2 máy bay thường xuyên liên lạc với nhau nhưng chẳng bao lâu sau Casa 212 mất liên lạc

    Máy bay được xác định xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9h10 sáng 16/6 và mất liên lạc vào khoảng 12h30 cùng ngày. Vị trí máy bay mất liên lạc tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý).
    Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
    Theo Giao Thông

    Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân (phần 1)

    Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định xã hội Trung Quốc (Phần 1)

    Bài viết này là phần 1 trong loạt bài gồm 3 phần, tựa "Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc"
    Đất nước và nhân dân Trung Quốc cần sự ổn định, xã hội Trung Quốc đang đứng trước sự thay đổi lớn, công khai bắt giữ Giang Trạch Dân trở thành điểm mấu chốt cho sự ổn định xã hội Trung Quốc (Ảnh Đại Kỷ Nguyên)
    Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền kể từ sau kỳ đại hội lần thứ 18 đã bắt đầu triển khai công cuộc “đả hổ” trong toàn đảng, mục tiêu chủ yếu là tập đoàn Giang Trạch Dân. Hơn hai năm trở lại đây, các thành viên trong hệ thống Giang phái như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh đã lần lượt rớt đài. Từ hệ thống quân đội đến tỉnh thành địa phương, từ hệ thống An toàn Quốc gia đến hệ thống Chính pháp ủy, thế lực Giang phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị thanh trừ không ngớt, truyền thông chính phủ nước này cũng đã bắt đầu nói bóng gió Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân, quyền lực của Tập Cận Bình đã dần dần được củng cố. Nhưng, hiện trạng thực tại của xã hội Trung Quốc lại không mấy lạc quan.
    “Quan binh” trong hệ thống Giang phái không hề trói tay đợi chết, những phần tử ngoan cố vẫn một mực sử dụng toàn bộ nguồn lực, đồng thời thực hiện thủ đoạn “siêu hạn chiến” để đối kháng với ông Tập Cận Bình. Từ mùa xuân và mùa hạ năm 2014, khắp nơi trên cõi Trung Quốc đều phát sinh các vụ tấn công khủng bố, đến tháng 9 năm 2014, họ đã lợi dụng Sách trắng để thao túng nguy cơ Hồng Kông, vụ khủng hoảng ở thị trường cổ phiếu Trung Quốc vào tháng 6 đến vụ nổ Thiên Tân phát sinh vào ngày 12 tháng 8 năm nay, tất cả đều có dính dấu vết của thế lực Giang phái. Tập đoàn Giang Trạch Dân vì muốn tránh phải trả giá cho tội ác của mình, đã bất kể đến an nguy của nền kinh tế cũng như sinh mạng của dân chúng. Xã hội hiện đang sôi sục, dân chúng đang sống trong sợ hãi, xã hội Trung Quốc khó mà ổn định.
    Tạp chí “Tranh minh” của Hồng Kông đưa tin, trong vòng nửa đầu năm nay Trung Quốc đã phát sinh 8.435 cuộc biểu tình, kháng nghị, trên khắp 128 khu vực, với sự tham gia của hơn 1.426.700 lượt người. Tập Cận Bình đã chỉ trích các cán bộ lãnh đạo cơ quan chính đảng ở địa phương “có động cơ chính trị riêng” đã đứng đằng sau hô ứng, ủng hộ nhân công, các thành phần nhân sĩ xã hội tiến hành các hoạt động xuống đường, đem mâu thuẫn, yếu hại đẩy sang Trung ương, gây áp lực, hỗn loạn cho Trung ương.
    Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đang ở nơi sáng, còn hệ thống Giang phái lại núp trong bóng tối, bọn họ đã được cài cắm khắp các cơ cấu đảng – chính – quân trong toàn quốc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến thế lực Giang phái không ngừng gây khó dễ cho các cơ quan của ông Tập là bởi vì người đại biểu, tổng hậu đài cho tập đoàn Giang Trạch Dân vẫn chưa đổ. “Ông trùm Giang Trạch Dân” vẫn chưa đổ, điều này đã cấp thêm động lực và hi vọng cho những thế lực tàn dư trong Giang phái tiếp tục chèo chống bất kể tội ác
    Trung Quốc cần sự ổn định, dân chúng cần sự ổn định, xã hội Trung Quốc đang đứng trước một thời khắc quan trọng, công khai bắt giữ Giang Trạch Dân đã trở thành điểm mấu chốt trong cho sự ổn định xã hội Trung Quốc.

    Tám lý do “bắt giặc phải bắt tướng”

    Đỗ Phủ có câu thơ: “Xạ nhận tiên xạ mã, cầm tặc tiên cầm vương”. (Tạm dịch là: Bắn người thì trước phải bắn ngựa, bắt giặc thì phải bắt kẻ cầm đầu) Thành ngữ “cầm tặc cầm vương” cũng là kế thứ 18 trong 36 kế sách của binh pháp xưa. Ý nói rằng trong lúc hai quân đang đối chiến, nếu như có thể bắt được hoặc giết chết chủ soái của phe địch thì số binh mã còn lại sẽ bất chiến tự bại. Trong chiến tranh hiện đại, quân đội Mỹ cũng thường sử dụng những cuộc đột kích “chặt đầu”, đầu tiên tiêu diệt cơ quan đầu não và thành phần lãnh đạo của đối phương, triệt để đánh gục ý chí chí phản kháng của đối phương. Tương tự như thế Trung Quốc cũng có câu danh ngôn: “Xá thắng như bất thôi kiên cầm vương, thị túng hổ quy sơn dã” (chỉ thắng mà không áp đảo bắt kẻ cầm đầu, tức là thả hổ về núi vậy). Đến nay, việc công khai bắt giữ Giang Trạch Dân đã lâm vào tình huống như trên, hơn nữa các điều kiện công khai bắt giữ Giang Trạch Dân đã hoàn toàn chín muồi.
    “Cầm tặc tiên cầm vương”, công khai thanh trừ kẻ cầm đầu chính trong quân đoàn tham nhũng, có thể giúp Tập Cận Bình đánh thắng trận chiến chống tham nhũng kinh hồn động phách này. Có tám lý do như sau:
    1. Trong lịch sử của nhân loại từ trong và cả ngoài Trung Quốc, có rất ít vua chúa hoặc nguyên thủ quốc gia nào lại giống như Giang Trạch Dân, vẫn chưa chịu xuống đài. Đành rằng cái tiếng xấu dâm loạn bán nước của ông ta đã truyền đi khắp thiên hạ, bản thân ông ta đã trở thành đối tượng để dân chúng chửi rủa và trào lộng, đó là một “dân tặc” có một không hai. Công khai bắt giữ một kẻ bị người trong thiên hạ chửi là “dân tặc”, thật là một việc khiến cho nhân tâm vui mừng, nhất định sẽ được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số nhân dân. Lần trước khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, dân chúng cả nước đã ăn mừng vì sự kiện này, đây là một minh chứng.
    2. Sự “hai gian – hai dối” của Giang Trạch Dân không chỉ có giới lãnh đạo cấp cao trong ĐCSTQ mới biết, mà cũng đã được dân gian Trung Quốc truyền tụng rộng rãi. “Điều gian thứ nhất” là bản thân họ Giang cùng với phụ thân của ông ta đều là Hán gian; “Điều gian thứ hai” là Giang Trạch Dân vì nghe lời dụ dỗ của tình báo Nga, bán rẻ một diện tích lớn lãnh thổ Trung Quốc. “Điều giả thứ nhất” là họ Giang đã xưng láo rằng mình gia nhập đảng Cộng sản và trở thành đảng viên bí mật vào năm 1949; “Điều giả thứ hai” là việc mạo xưng là “con của liệt sĩ” Giang Thượng Thanh. Bắt giữ một kẻ lừa gạt dân chúng trong toàn quốc, bán rẻ lãnh thổ, làm gián điệp là điều mà một nhà lãnh đạo chính quyền nên làm.
    3. Giang Trạch Dân vô năng vô đức, không có năng lực trị lý quốc gia, khả năng làm chính sự không bằng được một trưởng phòng cơ quan địa phương, nhưng một mực lại mượn thủ đoạn tiểu nhân a dua nịnh bợ, thừa gió bẻ măng, nắm cán cân quyền lực quốc gia trong mười mấy năm. Tiểu nhân đắc thế, phá hoại quốc gia, tàn hại dân chúng để khoe khang, đem con mắt hẹp hòi, đố kỵ, tàn bạo, dâm tà để thi chính, bộ mặt ấy đã bị phơi bày trên xã hội quốc tế, làm mất thể diện quốc gia và người dân Trung Quốc. Công khai bắt giữ một  kẻ lừa bịp mạo danh như thế, dân chúng trong thiên hạ đều giơ tay hưởng ứng.
    1. Giang Trạch Dân vì vô đức vô năng, lúc tại vị đã phóng tay tham nhũng, dùng tham ô mà trị quốc, dùng lợi ích bạc tiền để mua chuộc quan viên, tụ tập “binh mã”, khiến cho các quan chức cùng sa vào tội lỗi. Giang Trạch Dân là tổng đại biểu cho mô hình gia tộc tham nhũng của ĐCSTQ, gia tộc nhà Giang Trạch Dân là gia tộc tham nhũng lớn nhất trong nội bộ ĐCSTQ. Đại bộ phận những người nằm trong hệ thống tập đoàn Giang Trạch Dân đều là những người tham ô, hoàn toàn vì lợi ích mà đầu quân cho họ Giang. Một khi họ Giang bị bắt, thì những lâu la của ông ta cũng sẽ tự tan đàn xẻ nghé, xưa có câu cây đổ thì khỉ phải chạy, dư đảng của Giang Trạch Dân căn bản sẽ không thể uy hiếp được Tập Cận Bình.
    2. Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, thực thi chính sách mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, thương thiên hại lý, phạm phải tội ác tày trời. Giang Trạch Dân đẩy hàng trăm triệu người về phía đối địch, là kẻ địch của các lực lượng chính nghĩa trên toàn thế giới. Do đó, trong tương lai, bất cứ ai tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới đều ủng hộ việc bắt giữ Giang Trạch Dân.
    1. Từ tháng 5 năm 2015 đến nay, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục đã phát động làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân. Cuộc bức hại mang tính chất diệt chủng do Giang Trạch Dân phát động và duy trì đã tạo nên những tai ương khủng khiếp cho các học viên Pháp Luân Công cùng gia đình của họ. Từ cuối tháng 5 đến ngày 13 tháng 9, mạng Minh Huệ đã thu được 177.688 (149.618 vụ án) bản sao các đơn kiện do các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ gửi đến cơ quan Kiểm sát và Tòa án Tối cao của ĐCSTQ. Riêng ngày 13 tháng 9, đã có hơn 586 người (541 vụ án) đưa đơn kiện Giang Trạch Dân. Do mạng thông tin bị phong tỏa đã gây ra nhiều hạn chế, trên thực tế con số còn lớn hơn rất nhiều. Trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 4 tháng, đã có hơn 170.000 người đưa đơn kiện Giang Trạch Dân. Dân ý đã được thể hiện một cách chân thực, đây chính là cơ sở để có thể công khai bắt giữ Giang Trạch Dân.
    1. Giang Trạch Dân là tổng đại biểu cho mô hình gia tộc tham nhũng của ĐCTSQ, cả nhà Giang Trạch Dân cũng là gia tộc tham nhũng lớn nhất tại Trung Quốc, họ Giang lúc ăn lúc ngủ cũng đều lo lắng tài sản tham ô của dòng họ nhà ông ta bị phanh phui. Họ Giang cũng là hậu đài lớn đằng sau cuộc đối kháng và phản đối ông Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng, công khai bắt giữ Giang Trạch Dân có thể khiến cho âm mưu chính biến của hệ thống Giang phái đang nhắm vào Tập Cận Bình phải kết thúc triệt để.
    1. Chiến dịch do ông Tập Cận Bình nhắm thẳng vào tập đoàn Giang Trạch Dân là một cuộc đấu tranh một mất một còn. Kể từ sau khi bắt giữ Bạc Hy Lai, cuộc chiến này đã rơi vào trạng thái “mũi tên bắn ra không còn quay lại”. Nếu lập tức công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình có thể tốc chiến tốc thắng như thế chẻ tre, đây là mấu chốt của thắng lợi.
    Trong thời khắc quan trọng như thế này, thế lực của Giang Trạch Dân dẫu đã suy kiệt nhưng vẫn chưa bị triệt hạ, khiến cho rất nhiều người trong nội bộ thể chế vẫn đang trông đợi, chần chừ không đưa ra được lựa chọn chính xác. Một khi công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, nội bộ ĐCSTQ và các giới bên ngoài có thể nhìn thấy được quyết tâm của Tập Cận Bình, lòng quân ý dân có thể phấn chấn trở lại. Giải quyết triệt để đại lão hổ Giang Trạch Dân, Trung Quốc mới có thể bước vào một thời kỳ mới.

    Kết thúc bức hại nhân quyền, ổn đinh xã hội Trung Quốc

    Chỉ có công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, mới có thể kết thúc cuộc bức hại lên các học viên Pháp Luân Công, mới có thể khiến xã hội Trung Quốc trở lại quỹ đạo bình thường. Các giới đều nhìn thấy, Giang Trạch Dân chính là người phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, sự kiện này đã kéo dài 16 năm rồi, hung thủ tham gia vào cuộc bức hại Bạc Hy Lai đã bị kết án, Chu Vĩnh Khang đã ngã ngựa, một lượng lớn các quan chức từng tham gia vào cuộc bức hại đã bị bắt giữ, nhưng cuộc bức hại vẫn chưa kết thúc. Nguyên nhân chủ yếu là hung thủ lớn nhất của vụ việc – Giang Trạch Dân, vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, thế nên cỗ máy giết người này của ĐCSTQ vẫn chưa bị giải thể.
    Cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã tạo thành một chuỗi các hậu quả khủng khiếp đã thể hiện lên bề mặt xã hội Trung Quốc hiện nay. Nền pháp trị là điều kiện cơ bản để duy trì kinh tế xã hội, nếu cuộc bức hại này không ngừng lại, Trung Quốc không thể thực thi pháp trị, nền kinh tế và các phương diện còn lại của xã hội Trung Quốc đều không thể vận hành một cách bình thường. Đồng thời, bức hại Pháp Luân Công cũng là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất thế giới hiện nay, các lực lượng chính nghĩa trên toàn thế giới đều lên án và kêu gọi chấm dứt hành vi này, các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đang phải chịu một sức ép ngày càng lớn từ phía cộng đồng quốc tế. Nếu Giang Trạch Dân vẫn chưa bị bắt, các cơ quan này sẽ phải tiếp tục “vác đáy nồi” thay cho ông ta, đường lui sẽ càng lúc càng hẹp. Công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, chấm dứt bức hại Pháp Luân Công là điểm mấu chốt để các cơ quan này thoát khỏi khốn cảnh.
    “Cầm tặc tiên cầm vương”, nhanh chóng công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, là hành động tiên quyết để ổn định xã hội Trung Quốc, các vấn đề về chính trị và kinh tế của Trung Quốc sẽ dần dần được giải quyết. Tập Cận Bình thắng được trận chiến này với Giang Trạch Dân không chỉ là đại biểu cho ý chí của đội quân chống tham nhũng, mà còn khiến cho xã hội Trung Quốc đi đến sự thay đổi lớn, bắt đầu bước sang một tương lai quang minh tươi sáng.

    Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân (phần 2)


    Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 2)

    Bài viết này là phần 2 trong loạt bài gồm 3 phần, tựa "Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc"

    Cầm tặc tiên cầm vương, bắt giữ Giang Trạch Dân. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
    Bên ngoài từng lưu truyền một cách nói như thế này, vào ngày 10 tháng 4 năm 2012, sau khi Bạc Hy Lai bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và bị tiến hành “song quy” trong nhà ngục tại trấn Yến Giao, huyện Tam Hà, thành phố Lang Phường tỉnh Hà Bắc, người ta lại không nói đó là phòng giam, mà chỉ công bố là “nơi chiêu đãi cao cấp”. Nhà tù Yến Thành được tu bổ lại trong mấy năm gần đây, đẳng cấp hoàn toàn khác biệt so với nhà tù Tần Thành, được nội bộ ĐCSTQ xưng là “Tần Thành kỳ thứ 2”. Theo nguồn tin được biết, các cơ sở y tế ở đây vượt xa cả Tần Thành.
    Có một quan chức cấp cao ĐCSTQ đã về hưu nói đùa rằng: “cơ sở cao cấp như thế chắc là được tổng chuẩn bị để đón tiếp Giang, có vào đó hay không cũng không cách nào nói chắc được, nhưng ít nhất cũng có cái chuẩn bị vậy.”
    Tuy rằng đây chỉ là câu nói đùa, nhưng kể từ lúc giữa Giang và nội bộ ĐCSTQ có sự lợi dụng qua lại để phát động một cuộc bức hại vô tiền khoáng hậu trong suốt 16 năm thì cái ngày rớt đài của Giang và đồng đảng đã được quyết định.
    Nhờ sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ mà nội tình của cuộc bức hại bấy lâu nay của ĐCSTQ đã bị bại lộ ra bên ngoài, sự thực này xoay quanh vấn đề hạt nhân là Pháp Luân Công. Cũng giống như những cuộc bức hại tín ngưỡng khác trong lịch sử, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã cấu kết với nhau để bức hại đoàn thể Pháp Luân Công, kéo quốc gia lao vào những tai ương trầm trọng, đồng thời để lại món nợ lớn cho người cầm quyền kế nhiệm. Các nhà phân tích nhận định rằng, chỉ có bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, như thế mới có thể gỡ bỏ được gông cùm của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đại lục trong mười mấy năm qua. Chí ít, trước nhất phải bắt Giang Trạch Dân mới có thể phá bỏ được thế cục nhiễu nhương loạn lạc.

    Vì để chuyển đổi mâu thuẫn, hai họ Giang – Tăng đã xem Pháp Luân Công là “kẻ địch giả tưởng trong nước”

    Giang Trạch Dân – con người có được quyền lực tối cao nhờ đạp lên vết máu đổ từ phong trào “Lục Tứ” ngay từ lúc mới lên ngôi đã “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Hai năm cuối trong thập niên 90 của thế kỷ trước, đất nước Trung Quốc bước vào “mùa thu nhiều sự kiện”. Năm 1998, thị trường tài chính Châu Á có nhiều diễn biến phức tạp. Tâm phúc của Giang là Cổ Khánh Lâm bị tố cáo, Thủ tướng đương thời là ông Chu Dung Cơ thề thốt là phải tra rõ ngọn ngành. Năm 1999, phong trào “Lục Tứ” vừa tròn 10 năm, quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi; làn sóng chủ nghĩa dân tộc trong nước dâng cao…, tất cả những điều này đã đẩy Giang vào một hoàn cảnh tứ bề bất an. Nhà cầm quyền đương thời khi đó – Giang Trạch Dân – luôn luôn lo lắng đến một ngày nguy cơ sẽ bùng phát, e rằng cái ghế của mình cũng khó mà giữ cho được.
    Vì để chuyển hóa mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, “quân sư” của Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng đã hiến kế “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, mục tiêu khóa chặt vào đoàn thể Pháp Luân Công – một đoàn thể tu luyện lương thiện và hòa bình hiện đang thu hút ngày càng nhiều quần chúng tham gia. Tiếp đó, hai họ Giang – Tăng đã lợi dụng sự kiện “Ngũ Bát”, tức sự kiện ngày 8 tháng 5 khi Đại sứ quán ĐCSTQ tại Nam Tư bị oanh tạc, để khống chế toàn bộ Bộ Chính trị, chuẩn bị cho cuộc trấn áp toàn diện lên Pháp Luân Công vào tháng 7 cùng năm.
    Pháp Luân Công được ngài Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, ngay sau đó đã được đông đảo quần chúng Trung Quốc đại lục hoan nghênh và đón nhận. Trước năm 1999, thành phần lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ cũng đều có tìm hiểu qua.
    Sau khi Pháp Luân Công được truyền đi, số người tu luyện đã tăng nhanh, lúc đó tại Tử Trúc Viện ở Bắc Kinh đã có một điểm luyện công rất lớn. Xung quanh Tử Trúc Viện có rất nhiều cán bộ lão thành ĐCSTQ đã về hưu, có người là tướng lĩnh quân đội phục viên, cũng có người là cán bộ hưu trí cấp cao của Quốc vụ viện và các cơ quan Trung ương. Mức độ thâm niên của những người này trong nội bộ ĐCSTQ đều hơn cả những người như Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, La Cán, Lý Phong Thanh, rất nhiều Ủy viên thường trực của “Thập ngũ đại” là cấp dưới của họ.
    Vì tác dụng cải thiện to lớn đối với sức khỏe cũng như đạo đức con người của Pháp Luân Công, người truyền người, tâm truyền tâm, mức độ ảnh hưởng của bộ môn tu luyện này vượt xa những gì mà người ta tưởng tượng. Bởi vì số người tu học càng ngày càng nhiều, tâm tư đố kỵ của Giang Trạch Dân cứ phập phồng như lửa đốt.
    Năm 1999, Hà Tộ Hưu – một người bị ngoại giới gọi là “nhà khoa học du côn” đã liên thủ với Phó Bí thư Chính Pháp Ủy đương thời là La Cán, hai người họ đã bày vẽ cho sự kiện “25 tháng 4”, châm ngòi cho cuộc bức hại Pháp Luân Công.
    Trong loạt bài viết “Con người Giang Trạch Dân” đã vạch trần ra một vài tình tiết phát sinh trong ngày 25 tháng 4. Ngày hôm ấy, họ Giang đã trốn trong chiếc xe hơi có trang bị kính chống đạn, tiến hành “thị sát” qua cửa kính tối màu. Trước mặt các học viên Pháp Luân Công là hàng rào cảnh sát vũ trang bảo vệ cho cuộc “thị sát” của Giang.
    Bản thân Giang Trạch Dân vốn ôm tâm đố kỵ với ngài Lý Hồng Chí – một người nhận được sự yêu mến của quần chúng, Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng được nhiều người tán dương vì ông có thái độ ôn hòa, lý trí khi xử lý vụ việc này. Điều đó lại khiến cho Giang Trạch Dân – kẻ tự xưng là “lão đại” của ĐCSTQ trong suốt 10 năm càng thêm đay nghiến.
    Tác giả Kuhn trong cuốn sách “Chuyện về Giang Trạch Dân” đã tiết lộ, trong đêm ngày 25 tháng 4 năm 1999, Giang đã viết một bức thư với ngôn từ đầy “nghiêm khắc” gửi cho tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ. Trong thư, ông ta nói “Pháp Luân Công” là “Tà giáo” (nguyên văn là “X giáo”). “Tôi không tin chủ nghĩa Marxist không chiến thắng nổi ‘Pháp Luân Công’ “, ông ta viết.
    Chương 22 của cuốn “Truyện về Giang Trạch Dân” còn viết “sao lại như thế này?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn Thẩm Vĩnh Ngôn: “ ‘Pháp Luân Công’ làm thế nào mà trong một đêm lại dám đứng ra như thế? Chẳng lẽ chúng từ dưới đất chui lên? Cơ quan Công an của chúng ta ở đâu? Cơ quan An ninh của chúng ta ở đâu?”
    Ngày thứ hai trong buổi họp của Thường ủy, Giang Trạch Dân bạo phát lôi đình. Trước đó có nguồn tin nói rằng, lúc đó Giang Trạch Dân lập tức “đứng dậy”, chỉ vào mũi ông Chu Dung Cơ mà hét “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là đau lòng!”, đồng thời còn chỉ trích ông Chu Dung Cơ “độ nhạy cảm chính trị sao mà thấp thế. Vấn đề Pháp Luân Công không giải quyết chặt chẽ thì sẽ phạm phải sai lầm lịch sử!”
    Trong mắt Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công có nhân số đông là vì muốn tranh đoạt quần chúng với Đảng, phương thức hòa bình là do có tổ chức tinh vi, đến được Trung Nam Hải là muốn công khai tính sổ với ông ta. Điều làm cho ông ta tức điên hơn cả là sự xuất hiện của mấy mươi người vai mang quân hàm, đám người này còn đi theo Pháp Luân Công chứ không phải là đi theo Chủ tịch Quân ủy.
    Sau đó, Quân đội ĐCSTQ cũng bắt đầu âm mưu bí mật bức hại Pháp Luân Công, người đóng vai trò chủ đạo đương thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Vạn Niên.
    Căn cứ theo cuốn sách “Chuyện về Trương Vạn Niên” do Nhà xuất bản Giải phóng Quân ĐCSTQ ấn hành, vào ngày 25 tháng 5 năm 1999 sau sự kiện các học viên Pháp Luân Công kiến nghị hòa bình, Trương Vạn Niên đã nhiều lần bắt tay với Giang Trạch Dân, tiến hành bức hại Pháp Luân Công từ trong quân đội. Ông Trương nhiều lần nói trực tiếp hoặc gọi điện cho Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Vu Vĩnh Ba rằng, yêu cầu các cơ quan sử dụng “biện pháp dứt khoát, triệt để thanh trừ thành phần ‘Pháp Luân Công’ trong quân đội”, “hạn chế ‘Pháp Luân Công’”.
    Năm 1999, thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm phong trào “Lục Tứ” vừa qua được mấy ngày, cuộc trấn áp của Giang Trạch Dân nhắm vào Pháp Luân Công đã được triển khai toàn diện. Ngày 10 tháng 6, dưới uy thế của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một “tiểu tổ Văn Cách Trung ương” một tổ chức tương tự với Gestapo của Đức Quốc xã nhằm chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công mang tên “Tổ 610”, bộ phận trực thuộc của cơ cấu này là “Văn phòng 610“.

    Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cuộc bức hại được triển khai toàn diện

    Trong thời gian đầu, chính sách bức hại của Giang Trạch Dân đã bị đa số Ủy viên Thường vụ phản đối.
    Trong lúc ĐCSTQ chuẩn bị quyết định trấn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã bị cô lập, 7 Ủy viên Thường trực đương thời của Bộ Chính trị, bao gồm cả gia quyến của họ, mỗi nhà đều có người tu luyện Pháp Luân Công. Theo báo cáo điều tra của Thường Ủy Hội đồng Nhân dân, tác dụng của Pháp Luân Công đối với bất cứ đoàn thể, bất cứ cá nhân nào cũng là “trăm phần lợi mà không có một phần hại”.
    Sau sự kiện 25 tháng 4, Giang Trạch Dân đã triệu tập hội nghị Thường ủy nhằm đả kích Pháp Luân Công, nhưng Thường ủy Bộ Chính trị đương thời là các ông Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Phong Thanh đều bỏ phiếu phản đối, chỉ có ông Lý Bằng là bỏ phiếu trắng, kế hoạch của Giang Trạch Dân đã bị Bộ Chính trị làm cho phá sản.
    Ông Hồ Cẩm Đào ban đầu không muốn bức hại Pháp Luân Công, lập tức bị Giang Trạch Dân đe nẹt. Một người dưới quyền ông Lưu Kinh (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, chủ nhiệm Văn phòng 610 chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công) tiết lộ, vào năm 2002, chính miệng ông Lưu Kinh nói rằng, thái độ của ông Hồ Cẩm Đào đối với việc bức hại Pháp Luân Công không giống với Giang Trạch Dân.
    Vị quan chức của Phòng 610 này tiết lộ, ông Lưu Kinh từng nhiều lần tiến hành “đốc chiến” tại mảnh đất khởi nguyên của Pháp Luân Công là thành phố Trường Xuân. Trong một lần yến ẩm “khao quân”, ông Lưu Kinh cao hứng nói với những người bạn nhậu ở Cục Công an tỉnh Cát Lâm và thành phố Trường Xuân rằng, việc khuếch trương quy mô và biên chế của 610 đã khiến cho nội bộ ĐCSTQ phát sinh chia rẽ.
    Lúc đó ông Lưu Kinh còn nói, vào năm 2001, trong một buổi họp bố trí lực lượng trấn áp Pháp Luân Công, nguyên các Văn phòng 610 tại địa phương đều do chính quyền các cấp sở tại thành lập, nhưng trong quá trình chấp hành nhiệm vụ, vì lợi ích và đặc điểm nghiệp vụ của các cơ quan như Sở Công an, cơ quan An ninh Quốc gia, cục Công An, Cục Tư pháp vốn bất đồng, họ vẫn luôn không phục tùng sự chỉ huy của 610, toàn là kiếm cớ thoái thác, đùn đẩy, đối phó không phục tùng mệnh lệnh. Tất cả những động thái đối đãi tiêu cực đã ảnh hưởng đến hiệu quả trấn áp Pháp Luân Công, “Các sự kiện liên quan đến Pháp Luân Công ở các nơi vẫn không giảm xu thế, mà ngược lại càng diễn biến quyết liệt”.
    Do đó trong bàn hội nghị, họ Giang bày tỏ rằng nên tăng cường thành lập các hệ thống 610 tương ứng tại các cơ quan như sở An ninh, sở Công an, cục Công an ở các địa phương, lúc này Hồ Cẩm Đào mới nói lên câu này: “Tăng cường cơ cấu 610 phải tăng biên chế nhân viên, kinh phí không nhỏ”. Giang lập tức đại nộ, xông đến trước mặt ông Hồ Cẩm Đào mà gào lên: “Đều là muốn cướp quyền của ông đấy, cái gì mà biên với chả chế, kinh với chả phí!” Hồ Cẩm Đào nghe xong không dám hé một lời, gương mặt không chút biểu lộ rồi viết vời gì đó lên cuốn sổ.

    Giang Trạch Dân cấu kết qua lại với ĐCSTQ, bản chất tà ác lộ rõ qua cuộc nói chuyện với Bạc Hy Lai

    Trước cuộc đàn áp năm 1999 diễn ra, tai Trung Quốc có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Đối với việc trấn áp một đoàn thể tu luyện có nhân số lớn đến mức ấy, ngay từ ban đầu Giang đã gặp phải khó khăn. Chính vì Giang bắt đầu cấu kết với ĐCSTQ, bên hô bên ứng, lợi dụng qua lại, cùng bày mưu vạch kế mới có thể từng bước thực hiện được cuộc bức hại vô cùng tàn ác này.
    Loại bài xã luận mang tên “Cửu bình Cộng sản Đảng” của thời báo Đại Kỷ Nguyên có chỉ rõ: “Tâm lý Giang Trạch Dân vốn đầy âm mưu đen tối, độc tài tham quyền, nhân cách tàn bạo, sự sợ hãi của Giang đối với ‘Chân–Thiện–Nhẫn’ đã trở thành nguyên nhân để Giang dấy lên cuộc bức hại vô duyên vô cớ đối với đoàn thể tu luyện Pháp Luân Công. Điều này có sự nhất trí với ĐCSTQ.”
    Vì để có thể xúc tiến chính sách bức hại, Giang Trạch Dân đã tuyển trúng Bạc Hy Lai, một con người hừng hực dã tâm, luôn muốn một mạch leo cao lên chấp chính. Bạc Hy Lai lúc đó vốn là một người không được lòng mấy ai, lại giữ quyền lâu như thế ở Đại Liên, cuối cùng họ Bạc cũng đã tìm được cơ hội để leo cao.
    Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Giang Trạch Dân đã dắt cả nhà già có trẻ có đi đến Đại Liên để gặp Thị trưởng Bạc Hy Lai.
    Ngày 17 tháng 8 là sinh nhật của Giang Trạch Dân, trước đó đã có bản tin nói rằng, Giang Trạch Dân mừng sinh nhật ở Đại Liên, cả nhà ba người của Bạc Hy Lai đã cùng Giang “tay bắt mặt mừng, cùng nhau hát karaoke”, Giang còn có một bản “song ca nồng thắm” cùng với Cốc Khai Lai. Theo nguồn tin được biết, bài hát ấy là một bài dân ca của Ý được Giang yêu thích mang tên “Mặt trời của tôi”. Trên mạng vẫn còn lưu truyền một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc “lịch sử” này. Trong ảnh, Giang Trạch Dân một tay cầm micro, một tay vỗ bụng, bên cạnh còn có Cốc Khai Lai cầm micro đứng bên hầu nhạc.
    Lúc trước nhà báo Khương Duy Bình của tờ “Văn Hối báo” đã tiết lộ, năm 1999, lúc Giang Trạch Dân hạ lệnh công kích Pháp Luân Công, thị trưởng thành phố Đại Liên là người cần mẫn nhất. Ông ta không những tự mình đi đến cửa phía Bắc của cơ quan chính quyền địa phương, đứng tại hiện trường chỉ huy cảnh sát truy đuổi hơn 1000 học viên Pháp Luân Công tập trung tại đây, Bạc Hy Lai còn chỉ thị cho những nhân viên của Cục Công an và Cục An ninh rằng: “Đối với Pháp Luân Công cứ mạnh tay ‘chỉnh’ đến chết cho tôi!”
    Vương Mỗ Mỗ, tài xế mà Bạc Hy Lai tín nhiệm nhất cho biết, Giang Trạch Dân biểu thị rất rõ với Bạc Hy Lai rằng: “đối với Pháp Luân Công anh phải có biểu hiện cứng rắn, như thế mới có thể có cơ sở để lên cao”.
    Bạc Hy Lai trong vấn đề Pháp Luân Công luôn tận trung với Giang Trạch Dân, Giang mát lòng đẹp dạ vô cùng. Tháng 10 năm 1999, Bạc Hy Lai được thăng chức Bí thư Thành ủy Đại Liên. Năm 2000 đến 2001, Bạc Hy Lai trở thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, tỉnh trưởng đại diện, đến năm 2002 thì trở thành tỉnh trưởng chính thức.
    Sau khi Bạc Hy Lai lên chức tỉnh trưởng đại diện tỉnh Liêu Ninh, đã cho mở rộng và xây dựng thêm trại lao giáo Mã Tam Gia, viện giáo dưỡng Long Sơn…  rất nhiều trại lao giáo mới xây là nơi giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Lúc đó khắp nơi trên đất Trung Quốc, những học viên Pháp Luân Công không tra được thân thế đều bị Bạc Hy Lai tiếp nhận, giam giữ bí mật trong các nhà tù dưới tay ông ta. Sau đó, vợ chồng nhà họ Bạc còn bắt đầu hành vi mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lời mà ai ai cũng đều biết.
    Theo từng bước trong chính sách “Bôi nhọ danh dự, phá hoại kinh tế, tiêu hủy thân thể” của Giang Trạch Dân, họ Bạc trong cuộc bức hại đã ra sức gia tăng những nhục hình đối với các học viên Pháp Luân Công, tàn nhẫn đến cực độ, khó mà kể hết. Như: châm diện, châm bằng bàn ủi, trói treo, ngồi ghế cọp, đổ nước ớt, đâm que trúc vào móng tay, cưỡng hiếp, tiêm thuốc độc, thậm chí là mổ lấy nội tạng sống, vân vân. Các loại nhục hình lên đến mấy chục loại, là một bộ đại toàn những thứ tà ác nhất từ xưa đến nay.

    Nguyên do âm mưu chính biến và “trưởng lão chấp chính”

    Giang Trạch Dân luôn sợ rằng, sau khi mất đi hạt nhân quyền lực thì không thể nào tiếp tục duy trì bức hại Pháp Luân Công và phải trả giá cho hành động đó. Do vậy, trước khi “thập lục đại” của ĐCSTQ về hưu, Giang đã lục đục sắp xếp nhân sự về sau, vọng tưởng rằng mình có thể tránh được sự trả giá cho tội ác này. Đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng “trưởng lão chấp chính” tồn tại bấy lâu nay trong nội bộ ĐCSTQ

    Sự chia rẽ giữa Giang và Hồ bắt đầu vào năm 2006

    Đầu năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã bị phơi bày tại cộng đồng quốc tế. Tháng 5 cùng năm, Hồ Cẩm Đào đến Hoàng Hải để thị sát hạm đội Bắc Hải. Trong lúc ông Hồ đang ngồi trên chiếc tàu khu trục tiên tiến nhất để đi tuần thị, hai chiếc quân hạm khác đột nhiên khai hỏa, cố ý bắn chết 5 sĩ quan hải quân trên chiếc tàu khu trục. Chiếc tàu chở ông Hồ Cẩm Đào kinh hồn bạt vía, lập túc xoay mũi phóng điên cuồng ra khỏi hải vực diễn tập hải quân, thẳng đến khu vực an toàn. Vì để tránh bị ám sát một lần nữa, ông Hồ đã lên máy bay trực thăng bay thẳng về căn cứ Thanh Đảo, không dừng lại, cũng không về Bắc Kinh, mà là bay thẳng đến Vân Nam, đến một tuần sau, ông ta mới trở về Bắc Kinh mà lộ diện.
    Sau khi sự việc phát sinh, theo lời các sĩ quan bị bắt giữ trên chiến hạm, mệnh lệnh là do Giang Trạch Dân  truyền xuống, Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát – một tâm phúc của Giang Trạch Dân trong quân đội đã chỉ huy binh mã thực hiện việc này. Mấy tháng sau, Trương Định Phát đã chết tại Bắc Kinh.
    Kể từ đó, cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ gia tăng kịch liệt.
    Trong cuốn sách “Sự thật về Giang Trạch Dân” có nhắc đến chi tiết, Giang vẫn luôn không yên tâm đối với Hồ Cẩm Đào. Một trong những nguyên nhân đó là bản thân ông Hồ không muốn “vác đáy nồi” thay cho Giang Trạch Dân, khiến cho Giang lúc nào cũng phải kiếm người thay thế ông Hồ.
    Thái tử đảng Bạc Hy Lai vì tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công ở địa phương mà được nhắm trúng, nhưng năm 2007 Giang lại phải vội vàng cản trở Lý Khắc Cường – người lọt vào mắt xanh của ông Hồ Cẩm Đào – lên đài. Bởi vì trong hệ thống bang phái của Giang vẫn chưa có ứng viên nào có thể khởi được tác dụng cản trở, nhằm mục đích hoãn binh, cả hai phía Giang – Hồ đã tiếp nhận ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình đối với Giang mà nói, vấn đề lớn nhất là trong tay ông Tập không hề dính máu từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công nên không có cách nào giành được sự tín nhiệm của Giang.
    Cuốn sách còn nói, việc ông Tập Cận Bình lên đài cũng chỉ là cái kế quyền biến của hai họ Giang–Tăng. Mưu toan của hai họ Giang–Tăng là trong năm 2007 phải cản trở người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào lên đài, trong năm 2007 đến 2012 đào luyện thành thục cho Bạc Hy Lai – người kế nhiệm chính thức của hệ thống bang phái Giang–Tăng, giành giật uy vọng và quyền thế, ít nhất vào thời kỳ của “thập bát đại” trong năm 2012 cũng phải giành được ghế Bí thư Chính Pháp Ủy và ghế Ủy viên Thường trực.
    Giang–Tăng dự đoán rằng trong vòng khoảng 2 năm sau thời kỳ của “thập bát đại” sẽ lợi dụng vị trí Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đương nhiệm của Bạc Hy Lai thông qua vận động “xướng hồng, đả hắc” (hát nhạc đỏ, đánh quân đen – tức hát nhạc, đọc kinh điển, kể chuyện về ĐCSTQ; đánh dẹp các thành phần bất lương) để thao khống và kiềm kẹp cả nước, đem “mô hình Trùng Khánh” mở rộng ra cả nước. Đồng thời còn lợi dụng các cơ cấu Chính Pháp Ủy, bộ đội võ cảnh, cùng với vô vàn nguồn nhân lực quân đội khác do một tay Bạc Hy Lai nắm giữ, lúc đó cõi Trung Quốc sẽ là thiên hạ của hai họ Giang–Tăng.
    Có bản tin nói rằng, kế hoạch đảo chính này được thực thi chủ yếu dựa vào Bí thư Chính Pháp Ủy Chu Vĩnh Khang và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
    Âm mưu chính biến của hai họ Bạc–Chu sớm đã bị ngoại giới biết rõ. Điểm này đã được Tuần báo Phượng Hoàng – một tờ báo có sự chống lưng của chính phủ chứng thực.
    Ngày 13 tháng 1 năm nay, tờ Tuần báo Phượng Hoàng của Hồng Kông đưa tin “Phân tích sáu tội trạng lớn của Chu Vĩnh Khang”, đã mổ xẻ về “sáu tội trạng lớn” của họ Chu.
    Bài viết nói, Chu Vĩnh Khang cùng với Bạc Hy Lai cấu kết và có mưu đồ riêng. Theo nguồn tin được biết, Chu Vĩnh Khang từng có cuộc hội kiến bí mật với Nguyên Ủy viên Chính trị Trung ương Bộ phận Thi hành án nhà tù Tần Thành, Bí thư Thành ủy Thành phố Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Lập trường chính trị cũng như quan niệm giá trị của hai người “đến hẹn lại lên”, biểu thị sẽ cùng nhau “làm lớn một trận”.
    Chu Vĩnh Khang sau khi về kinh đã nói với những “binh đồng tướng thép” của mình rằng: “Chúng ta nếu muốn thành ‘đại sự’ thì nên lợi dụng những người như Bạc Hy Lai, hắn ta có thể giúp chúng ta xông pha một trận”.
    Trong thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào còn nắm quyền, Giang Trạch Dân đã ra sức khống chế ông Hồ, tiếp tục dựa vào những thủ hạ như Chu Vĩnh Khang để duy trì, đẩy mạnh cuộc bức hại Pháp Luân Công.
    Ngày 3 tháng 9 năm nay, mạng Phượng Hoàng đưa tin, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Quân sự và Xây dựng Quân đội Dương Xuân Trường đã công khai tiết lộ việc Từ Tài Hậu “bọn họ khống chế người lãnh đạo quân ủy”. Tin tức này được cho là Trung Nam Hải đang bán công khai tình tiết thời kỳ Hồ Cẩm Đào còn nắm quyền và việc Giang Trạch Dân dùng quân đội can thiệp chính trị.

    Giang phái quấy rối Pháp Luân Công ở Hồng Kông, thúc ép người đương quyền

    Bài viết “Rốt cuộc là ai muốn lật đổ Bạc Hy Lai” của nhà bình luận thời sự Trần Phá Không nói: “Giang Trạch Dân trong thời còn đương chức đã ra tay trấn áp Pháp Luân Công, để lại một vết nhơ lớn. Sau đó Giang Trạch Dân phát hiện, không chỉ có đồng lưu của ông ta là Chu Dung Cơ, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đều có thái độ tiêu cực với việc trấn áp Pháp Luân Công mà đến cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo cũng luôn luôn thấp giọng đối với vấn đề Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân biết rõ rằng vấn đề này rất nghiêm trọng…”
    Truyền thông Hồng Kông có đưa tin về một tình tiết của Giang Trạch Dân, chứng thực rằng Giang đã hoảng sợ sau khi thi hành bức hại. Chiếu theo quy định nội bộ của ĐCSTQ, Ủy viên thường trực về hưu mỗi ngày có quyền nhận từ Văn phòng Bí thư một bảng tư liệu tuyệt mật “Phản ánh tình hình”. Thông thường thì Giang chẳng để mắt đến, nhưng Giang chỉ chú mục đến hai tin tức: Một là, bảng “Động thái phía địch” do Ủy ban Tổng quản của Chính Pháp ủy phát ra, bản tài liệu này phản ánh tình hình hoạt động của “thế lực thù địch” do Chính Pháp ủy xác định; hai là những “công kích” của các kênh truyền thông Pháp Luân Công dành cho ông ta. Những chi tiết nào cần có hồi ứng, Giang đều tự mình sắp xếp. Truyền thông Hồng Kông còn châm biếm rằng, Giang đã là đạo diễn lại có thể đảm đương luôn chức biên kịch.
    Có bản tin nói rằng, sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 diễn ra vào tháng 10 năm 2005, ông Hồ và ông Ôn cơ bản không nhắc tới vấn đề đả kích Pháp Luân Công, những văn kiện chính thức tuyệt đối không nhắc đến ba chữ “Pháp Luân Công”.
    Nhưng, tập đoàn của Giang Trạch Dân vẫn liều mạng kiềm kẹp người nắm quyền đương thời của ĐCSTQ, bất kể là ông Hồ Cẩm Đào, hay đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng đều phải đối mặt với khốn cảnh này.
    Trước ngày 1 tháng 7 năm 2012, lúc ông Hồ Cẩm Đào đến thăm Hồng  Kông, 3 giờ sáng Chủ nhật ngày 10 tháng 6, một “Hiệp hội quan ái Thanh niên Hồng Kông” vừa mới đăng ký thành lập được 2 ngày (gọi tắt là “Quan Thanh hội”) đột nhiên điều phái mấy mươi người đứng ở cửa thông xe ga Hồng Kham giơ ra một đống biểu ngữ và poster, đồng thời sử dụng những thủ đoạn và ngôn từ học được từ ĐCSTQ để bôi nhọ Pháp Luân Công, giơ cao những biểu ngữ bôi bác Pháp Luân Công.
    Thời báo Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông lúc đó đưa tin, Tăng Khánh Hồng đã truyền chỉ dụ Lương Chấn Anh chống lưng cho tổ chức “Quan Thanh Hội” nhằm tiến hành vây ráp, công kích các học viên Pháp Luân Công ở nhiều khu vực tại Hồng Kông, ý muốn tạo sự kiện khiêu khích nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, rồi đi đến mục đích tróc rễ các điểm giảng chân tướng tại Hồng Kông. Đồng thời, tiến hành kiềm kẹp toàn bộ tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ, biến họ trở thành đồng lõa, cùng “vác đáy nồi” chịu trận để tránh sự trả giá.
    Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013, trên khắp các con phố Hồng Kông, người ta đều bắt gặp cảnh ẩu đả của đám giang hồ xã hội đen thân cộng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, ở các sân bay của Hồng Kông, ga tàu, khu thương mại và những khu vực phồn hoa khác, những băng rôn, biểu ngữ dậy trời rợp đất, những lời lẽ thóa mạ, trù ếm không ngớt văng vẳng bên tai.
    Những hành vi tà ác của “Quan Thanh Hội” cực kỳ quá đáng, khiến cho dân chúng Hồng Kông phẫn nộ. Một số lượng lớn thị dân, quan chức, các giới ở Hồng Kông đều tố cáo, lên án những hoạt động gây rối xã hội, thổi bùng thù hận theo cách thức bạo lực thời Cách mạng Văn hóa của “Quan Thanh Hội”.
    Dưới ý chí mạnh mẽ của dân chúng, vở diễn “thù hận – phong ba thời Văn Cách” đã thất bại, sức ảnh hưởng mà Giang phái ra sức xây dựng bấy lâu nay tại Hồng Kông – Ma Cao đã đi sang tuyệt lộ.

    Cho đến nay ĐCSTQ vẫn đang bức hại Pháp Luân Công

    Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã lấy danh nghĩa chống tham nhũng truy bắt quan tham. Cho đến nay đã có hơn 100 quan chức cấp Quân khu, cấp Bộ bị sa lưới, trong đó đa số đều có lý lịch bức hại Pháp Luân Công.
    Điều đặc biệt là trong số quan chức cấp cao nhất bị sa lưới, như Nguyên Chính pháp ủy Chu Vĩnh Khang, Nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, Nguyên Phó chủ tịch Chính hiệp Tô Vinh, Nguyên thứ trưởng Bộ Công an, chủ nhiệm Văn phòng 610 Lý Đông Sinh…, tất cả đều dính máu từ cuộc bức hại Pháp Luân Công.
    Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình cũng đang trong quá trình dỡ bỏ các trại lao giáo, nhưng vì đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến Pháp Luân Công, nội bộ ĐCSTQ cũng phải chịu nhiều sự khống chế từ phía tập đoàn Giang Trạch Dân.
    Gần đây, thời báo Đại Kỷ Nguyên lại nhận được một văn kiện “cơ mật” chứng tỏ vụ bức hại phi pháp Pháp Luân Công vẫn còn tiếp tục.
    Ngày 14 tháng 5, Văn phòng Thành ủy Thành phố Phúc Châu đã phát đi văn kiện số (2015) 23, nội dung văn kiện là: Thông báo của Văn phòng Thành ủy Phúc Châu về việc chuyển phát “Trọng điểm công tác năm 2015 của tổ Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo của Thành ủy Phúc Châu”. Trên văn kiện có đóng dấu mộc hai chữ “cơ mật”.
    Theo nguồn tin được biết, nội dung văn kiện trên nhiều lần nhắc đến vấn đền đàn áp Pháp Luân Công. Như việc xuất hiện các poster biểu ngữ về Pháp Luân Công, chuỗi hoạt động truyền phát chân tướng vào ngày 13 tháng 5, các cơ quan này còn nói phải “đào sâu đánh hiểm”. Căn cứ theo mạng tin Minh Huệ, các cơ quan này còn nói rằng phải “tra rõ và cắt đứt” đường dây “Pháp Luân Công hải ngoại” và “Pháp Luân Công trong nội thành”, ngoài ra còn thiết lập hạng mục hành động 310.
    Bình luận viên Thời sự Thạch Cửu Thiên nói, dù các quan chức bức hại Pháp Luân Công đã bị sa lưới một lượng lớn, nhưng bộ máy bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn không dừng, các cơ cấu ở trung tầng, cơ tầng vẫn hoạt động bình thường, rất nhiều quan chức là đang trông chờ diễn tiến chính trị, cho nên cuộc bức hại vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.

    Phân tích: Bắt giữ Giang Trạch Dân sẽ kết thúc đấu đá nội bộ

    Ông Thạch Cửu Thiên bày tỏ, chính trường Trung Quốc qua cuộc bức hại Pháp Luân Công đã để lại hậu họa trầm trọng. Tập đoàn Giang Trạch Dân đã thực thi chính sách hủy diệt “Bôi nhọ danh dự, phá hoại kinh tế, tiêu hủy thân thể” thậm chí là còn mổ cướp nội tạng sống, đem đến bao tai ương khổ nạn cho hàng vạn học viên Pháp Luân Công cùng gia đình của họ. Nếu trận doanh của ông Tập Cận Bình muốn trị quốc, thì không thể né tránh vấn đề của hàng triệu học viên Pháp Luân Công, mà tập đoàn Giang Trạch Dân thì sẽ không và không bao giờ nhượng bộ đối với vấn đề này.
    Ông Thạch Cửu Thiên còn nói, chỉ có bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, đồng thời khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Trung Quốc mới có thể trở lại trạng thái bình thường của một quốc gia, những cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt trên trường chính trị sẽ trở thành quá khứ, “nếu không, con đường thoái lui của các cơ quan này sẽ ngày càng hẹp, cuộc đấu đá với tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ càng kịch liệt”.