Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Vụ ông Thăng: Nói lời sau cùng

Vụ ông Thăng: Nói lời sau cùng, nhiều bị cáo khóc nghẹn

Vụ ông Thăng: Nói lời sau cùng, nhiều bị cáo khóc nghẹn
(PLO)- Sáng 17-1, trong phần nói lời sau cùng của các bị cáo trong vụ cố ý làm trái và tham ô xảy ra tại PVN, PVC, nhiều bị cáo đã không cầm được nước mắt, có bị cáo còn khóc nghẹn ngào hàng phút...
Sáng nay (17-1), các bị cáo trong vụ ông Đinh La Thăng nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án. Dự kiến tòa sẽ tuyên án vào 8 giờ sáng 22-1.
Nói lời sau cùng đầu tiên là bị cáo Đinh La Thăng. Ông Thăng nói: "Cho đến nay mọi ước mơ, khát vọng của bị cáo đã bị khép lại. Bác Hồ nói nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Vào tù rồi bị cáo mới cảm nhận được giá trị lớn lao của hai chữ tự do...
Nhưng dù ở bất kỳ thời điểm nào, bị cáo cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng ở sự xử lý công tâm, công bằng, khách quan của HĐXX".
Vụ ông Thăng: Nói lời sau cùng, nhiều bị cáo khóc nghẹn - ảnh 1
Các bị cáo từ trái qua: Ninh Văn Quỳnh, Vũ Đức Thuận, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Anh Minh...
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC) - bị VKS đề nghị 13-14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tham ô tài sản. Hình phạt chung là tù chung thân.
Bị cáo Thanh nói: Bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái và tham ô, với hình phạt rất nặng. VKS luận tội và truy tố bị cáo, đề xuất mức hình phạt chung thân cho tội tham ô. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo những chứng cứ vật chất, những chứng cứ rõ ràng chứ không phải suy đoán. Không thể suy đoán lấy tiền bao nhiêu... Bị cáo rất lo lắng bị kết tội từ những suy luận...
Mong HĐXX thận trọng xem xét. Về tội cố ý làm trái, luật sư Quynh đã phân tích rõ là hậu quả không có.
Về tội tham ô, các luật sư đã nói rất rõ, với những chứng cứ mờ nhạt, mâu thuẫn như vậy, đặc biệt bị cáo có chứng cứ ngoại phạm, mong HĐXX công tâm xem xét.
Trong thời gian khoảng hai năm vừa rồi, bị cáo đã vướng vào những việc gây ra những dư luận không tốt trong xã hội. Bị cáo đã viết thư gửi Bộ Chính trị, bị cáo rất ân hận, hối hận. Tại phiên tòa này kính mong HĐXX chuyển lời xin lỗi, ân hận, hối hận của bị cáo đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bị cáo đã có nhiều đêm không ngủ...
Bị cáo muốn xin lỗi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xin lỗi nhân dân cả nước.
Có những thời kỳ bị cáo mới vào trại T14, năm ngày liền bị cáo không ngủ, từ 70 kg xuống 59 kg. Nhưng bị cáo được các anh ở T14 cho bị cáo được ăn uống đầy đủ, bị cáo đã lên được 65 kg. Xin cám ơn các anh ở T14.
Nhân đây, bị cáo muốn tỏ lòng biết ơn bố bị cáo và rất ân hận vì không còn cơ hội chăm sóc bố mẹ nữa. Bị cáo rất an ủi vì người con trai của bị cáo trong suốt thời gian xét xử luôn có mặt từ sáng tới tối, tới tận khi bị cáo rời tòa (ông Thanh khóc).
Được nói lời sau cùng, bị cáo đề nghị HĐXX, vợ bị cáo cùng 3 con (con nhỏ 6 tuổi, con thứ ba 8 tuổi, con thứ hai 11 tuổi đang sống ở Đức, tiếng tăm không biết, sống ở bên đó nuôi các cháu ăn học rất vất vả. Bị cáo đề nghị HĐXX sau khi kết thúc vụ án cho phép bị cáo có nguyện vọng được xin sang đó để có điều kiện gần vợ con, chăm sóc vợ con.
Bị cáo rất ân hận, hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu như người con trong gia đình....
Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN) bị VKS đề nghị 12-13 năm tù về tội cố ý làm trái:
Cám ơn HĐXX tổ chức phiên tòa công khai, tạo điều kiện cho bị cáo được khai báo, cung cấp chứng cứ mới, được tự bào chữa. Được phát biểu lời sau cùng, bị cáo xin trình bày ba vấn đề:
Bị cáo luôn giải quyết công việc công khai minh bạch, không lợi ích nhóm, không ưu ái cho ai, không chỉ đạo riêng tư cho cấp dưới...
Các chứng cứ tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa đủ để chứng minh bị cáo không cố ý làm trái, trong ý thức bị cáo luôn tâm niệm không bao giờ biết sai vẫn làm. Bị cáo nhận thấy mình có sơ suất, không kiểm tra, giám sát kịp thời khi triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2...
Bị cáo xin cảm ơn các thế hệ ngành dầu khí những ngày qua đã chia sẻ, tin tưởng bị cáo...
Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC), bị VKS đề nghị 8-9 năm tù về tội cố ý làm trái, 18-19 năm tù về tội tham ô tài sản. Tổng hợp 26-28 năm tù.
Ông Thuận đã khóc hơn một phút đồng hồ và không nói được lời nào. Ông Thuận nhận trách nhiệm về những sai phạm xảy ra tại PVC khi ông làm TGĐ và nói ông rất "ăn năn, hối lỗi".
Bị cáo Thuận tiếp tục khóc nhẹn ngào, xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới của bị cáo là đồng phạm trong vụ án này. Ông Thuận nói mình đã phối hợp tích cực với cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ án, mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Nguyên phó TGĐ Nguyễn Mạnh Tiến cũng nhiều lần khóc khi nói lời sau cùng, đặc biệt là khi nhắc tới vợ con. Ông nói sức khỏe của vợ ông không tốt, hai lần phải lên bàn mổ, con ông cũng mắc bệnh hiểm nghèo. Ông Tiến mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Nguyên Kế toán trưởng PVC Phạm Tiến Đạt nghẹn ngào nói ông đã không đủ dũng cảm để từ chối việc làm sai trái để đến hôm nay phải đứng trước tòa và đánh mất sự tự do của mình. "Bị cáo rất ăn năn, hối hận. Kính mong HĐXX hiểu cho bị cáo, bị cáo chỉ là người lao động, mong muốn có thu nhập để giúp đỡ gia đình" - ông Đạt khóc nói.
Ông Đạt cũng nhắc tới hoàn cảnh gia đình, bố mất sớm, mẹ suy giảm sức lao động, bị suy thận, mắt kém (thị lực chỉ còn 3/10 và 5/10), vợ hai lần mổ, sức khỏe yếu.
Bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh (giám đốc Kỹ thuật công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng) cho biết ông là lao động chính trong gia đình. Ra tòa được gặp vợ mới biết vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo. "Vợ bị cáo đã nói một câu mà bị cáo không cầm được nước mắt: "Không biết em có chờ được anh về hay không?""- ông Quỳnh nói.
Vợ ông Quỳnh, bị cáo Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa) tại tòa chỉ xin HĐXX cho chồng bà được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
ĐỨC MINH

Vụ PVN: Sáng nay, các bị cáo nói lời sau cùng

Vụ PVN: Sáng nay, các bị cáo nói lời sau cùng

Vụ PVN: Sáng nay, các bị cáo nói lời sau cùng
(PL)- Ngày 16-1, phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm gây chú ý với phần bào chữa bổ sung của ông Đinh La Thăng.
Trình bày lời bào chữa bổ sung, ông Đinh La Thăng nói: “Bị cáo lắng nghe và tôn trọng bản luận tội của đại diện VKS tại phiên tòa”. Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng mình đã đề nghị những nội dung nào không nằm trong quá trình điều tra, truy tố và diễn ra tại phiên tòa thì không đưa vào bản luận tội nhưng VKS vẫn đưa và quy kết ông có lợi ích nhóm.
Ông Thăng xin tại ngoại
“Mong VKS xem xét lại, ở doanh nghiệp người đi người đến là chuyện bình thường, việc thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ là bình thường, không thể quy trách nhiệm việc ký bổ nhiệm là lợi ích nhóm. Những người ngồi ở đây, từ anh Thực (nguyên phó tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực) trở xuống đều là bị cáo bổ nhiệm. Bản thân bị cáo cũng được cấp trên bổ nhiệm” - ông Thăng nói.
“Mong VKS xem xét lại, ở đây không thuần túy là lời buộc tội, mà sau đó là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của bị cáo và của cả một tập thể lớn PVN” - ông Thăng đề nghị.
Ông Thăng cũng nhắc lời vị đại diện VKS hôm 15-1 nói rằng “kiểm sát viên buồn vì trong vụ án này, cấp trên không nhận trách nhiệm mà đổ cho cấp dưới”. Ông Thăng cho rằng suốt quá trình tố tụng, ông đã nhận trách nhiệm của người đứng đầu, nhận trách nhiệm chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐTV PVN...
“Bị cáo luôn đề nghị các luật sư là các anh bào chữa gì thì bào chữa, tuyệt đối không được đổ lỗi cho Đảng, Chính phủ, không được đổ lỗi cho cấp dưới của bị cáo. Để nói đỡ cho bị cáo mà người khác bị tội thì bị cáo tuyệt đối không làm vậy” - ông Thăng nói thêm.
Vụ PVN: Sáng nay, các bị cáo nói lời sau cùng - ảnh 1
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: TTX
Đáng chú ý, ông Thăng cho rằng chủ trương chỉ định thầu có từ năm 2006, khi ông chưa về PVN. Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương PVN được chỉ định các đơn vị thành viên tập đoàn. Ông cũng giải thích Kết luận 41 của Bộ Chính trị nêu nhiều vấn đề, trong đó có phát triển PVN trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu của cả nước, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Trong kết luận nêu rất rõ ràng, do sản lượng dầu khí của Việt Nam hạn chế nên phải tăng nhanh doanh thu từ hoạt động dịch vụ, 10%-15% tăng lên 30%-35%. “Kết luận 41 không thể nêu cụ thể về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 hay Dung Quất, Cà Mau 1, Cà Mau 2...” - ông Thăng nhấn mạnh.
Đầu giờ chiều, khi được tiếp tục trình bày, ông Thăng đề nghị HĐXX và VKS xem xét cho mình và các bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái… được thay đổi hình thức ngăn chặn vì một số bị cáo khác đã được tại ngoại rồi. “Bị cáo và một số bị cáo khác chắc không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội” - ông Thăng nói.
VKS: Đã xem xét toàn diện
Đối đáp lại các luật sư và bị cáo, đại diện VKS khẳng định hiểu rất rõ tinh thần của BLTTHS 2015 nên “không chỉ nhăm nhăm vào các chứng cứ buộc tội”. “Ngay trong cáo trạng, hồ sơ, lời khai tại tòa của các bị cáo cũng thừa nhận việc PVN chỉ định PVC làm tổng thầu là không đúng nghị quyết của HĐTV PVN (nghị quyết chỉ định liên doanh tổng thầu)” - đại diện VKS nhấn mạnh.
Theo đại diện VKS, chính các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVC đều thừa nhận ở thời điểm ký hợp đồng PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đại diện VKS sau đó dẫn lại báo cáo của PVC gửi HĐXX và VKS, thừa nhận PVC chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn như Thái Bình 2 nên chưa lường hết khó khăn khiến dự án bị kéo dài... “Lạ là bản thân người trong cuộc thừa nhận không đủ, người ngoài lại cứ bảo đủ rồi” - đại diện VKS bình luận.
“Phát triển phải có lộ trình, không chỉ là nguồn vốn mà còn là công nghệ, nguồn nhân lực. Đưa một dự án quá sức của họ thì sẽ để lại hậu quả và thực tế hậu quả đã xảy ra. Luật sư dẫn chứng về cầu Chương Dương, thủy điện Sơn La... nhưng nếu các vị luật sư nêu dẫn chứng về dự án Ethanol Phú Thọ thì sẽ thấy xót xa thế nào” - đại diện VKS nói.
Đại diện VKS khẳng định trong vụ án này, vai trò chủ mưu xuyên suốt là ông Đinh La Thăng. Vai trò của các bị cáo ở PVN là biết nhưng vẫn thực hiện, đó là hành vi cố ý làm trái. VKS đã xem xét, đánh giá hành vi sai phạm của vụ án, xâu chuỗi một loạt hành vi và xem xét đến trách nhiệm của từng bị cáo.
Đại diện VKS cũng cho hay VKS đã xem xét rất kỹ tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo. “Luật sư nêu tình tiết giảm nhẹ với các bị cáo như có chú và ông là liệt sĩ. Trường hợp băn khoăn nhất, có bị cáo cha vợ là liệt sĩ. Chúng tôi rất băn khoăn không biết nên đưa vào hay không. Tính đi tính lại, chúng tôi đưa vào khoản 2 Điều 91 là những tình tiết giảm nhẹ khác” - đại diện VKS nói.
“VKS thấy có đủ cơ sở buộc tội các bị cáo, đây là quan điểm của VKS. Trên cơ sở buộc tội của VKS, HĐXX sẽ cân nhắc, xem xét để ra bản án có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật” - đại diện VKS khẳng định.
16 giờ 30 chiều, HĐXX thông báo thấy việc tranh luận đã đủ, việc đánh giá, xem xét thế nào thuộc về trách nhiệm của HĐXX. HĐXX tuyên bố chấm dứt phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án. Trước khi nghị án, các bị cáo được phép nói lời sau cùng vào 8 giờ sáng 17-1.
Ông Thanh nói chứng cứ buộc tội mơ hồ
Về phần mình, ông Trịnh Xuân Thanh trình bày: “VKS nói quan điểm của luật sư và VKS là hai quan điểm khác nhau, VKS giữ nguyên quan điểm. Đối với tội tham ô không thể là quan điểm được mà phải là chứng cứ được xem xét khách quan”.
HĐXX giải thích ông Thanh cần hiểu đúng vấn đề. VKS nêu quan điểm đánh giá chứng cứ chứ không phải quan điểm về đánh giá tội danh.
Ông Thanh trình bày tiếp: “Chứng cứ VKS đưa ra để cáo buộc bị cáo tham ô rất mơ hồ. Cứ cho là ông Toàn (lái xe của ông Thanh) cầm gói tiền đi thì nó không thể là 1 tỉ, 2 tỉ, 3 tỉ hay 4 tỉ đồng, vì cứ chênh một cái là bị cáo đối diện với án tử hình. Cần phải hết sức thận trọng”…
ĐỨC MINH 

Một nén hương lòng gửi tới Hoàng Sa

Một nén hương lòng gửi tới Hoàng Sa

 Hải quân Việt Nam Cộng hòa hạ quyết tâm bằng mọi giá phải giành lại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo.Muốn có COC đúng nghĩa ở Biển Đông, ASEAN cần thống nhất lập trường
Hàng năm, cứ vào thời điểm khởi đầu của một năm mới, có rất nhiều việc để làm, để nhớ, để chiêm nghiệm trong cuộc sống thường nhật, vốn quá bề bộn của mỗi một chúng ta. Trong số đó, có những sự kiện không thể nào quên đối với mỗi một người con đất Việt.
Những ngày này, ký ức nhóm đảo Lưỡi Liềm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị quân Trung Quốc cưỡng chiếm từ trong tay lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa đang làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở đây lại ùa về. 
Từ đó đên nay, mặc dù 44 năm đã trôi qua, dư luận người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn đang tồn tại những thông tin về diễn biến cụ thể, cũng như những ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. 
Phối cảnh khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa.
Để góp phần làm sáng tỏ hơn về trận hải chiến bi hùng này, chúng tôi xin được hệ thống và cung cấp thêm một số thông tin mà chúng tôi đã thu thập được từ hồ sơ lưu của lực lượng Hải quân Việt Nam Công hòa trước năm 1975.
Chúng tôi xin ôn lại sự kiện bi tráng này như nén tâm hương tưởng niệm tất cả những người con Đất Việt đã vị quốc vong thân để cho chúng tôi có cuộc sống hôm nay trên dải đất hình chữ S, đồng thời nhắc nhau nhớ rằng, vẫn còn một phần lãnh thổ thiêng liêng chưa trở về với Tổ quốc!
Trung Quốc dã tâm ngầm chiếm đảo
Ngày 11/1/1974, theo nguồn tin của Thông tấn xã AFP, Việt Nam Cộng hòa biết được tin Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “quần đảo Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hoà chiếm cứ bất hợp pháp quần đảo này. 
Trước tình hình đó, ngày 16/1/1974, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo Trung Quốc huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.   
Phán đoán được âm mưu của Trung Quốc trong việc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nên ngày 14 tháng 1 năm 1974, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển của Việt Nam Cộng hoà ra chỉ thị, lệnh cho một chiến hạm đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ đưa viên trưởng Ty khí tượng bị bệnh nặng về Đà Nẵng và quan sát tình hình. 
Lực lượng cùng đi có 3 sỹ quan và 2 nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Quân khu 1 và một nhân viên Toà lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng (tên là Cetald E.Kóh) đang công tác trên đảo Hoàng Sa (Pattle). 
Theo đó, lúc 6 giờ tối 14/1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) được lệnh rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Sáng ngày 15/1/1974, tuần dương hạm HQ16 đến Hoàng Sa, phát hiện  trên đảo Hữu Nhật (Robert) có cắm cờ Trung Quốc và gần đó có 1 “tàu đánh cá” Trung Quốc, mang tên Nam Ngư, số 402. 
Đây là loại “tàu đánh cá” có vũ trang, đài chỉ huy ở giữa, 2 bên gắn ăng ten cần loại PRC 25, vỏ tàu bằng sắt, mũi hình chữ V, trọng tải 130 tấn, trên boong trước có 3 xuồng cấp cứu nhỏ và 1 xuồng bằng sắt, vũ trang đại bác 25 ly. 
Lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa. Ảnh: Báo Tin tức /TTXVN.
Nhân viên đài khí tượng đảo Hoàng Sa (Pattle) cho biết, “tàu đánh cá” nói trên của Trung Quốc đến từ 10/1/1974 và trước đó khoảng 1 tháng cũng có 1 chiếc như vậy, nhưng đã rời khỏi đảo. 
Tàu HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi đảo Hoàng Sa (Pattle), nhưng tàu này không đáp ứng. Tuy nhiên sau đó, vào buổi chiều, tàu Trung Quốc nói trên đã tự động rời khỏi đảo. 
Tàu HQ16 trở lại neo đậu tại đông nam đảo Hoàng Sa (Pattle) cách khoảng 1 hải lý. 
Tiếp đó, sáng 16/1, tàu HQ16 rời đảo Hoàng Sa (Pattle) đi quan sát các đảo khác và nhận thấy đảo Quang Hoà đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung Quốc. 
Một chiếc tàu vũ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Quang Hoà theo hướng tây bắc vào giữa buổi sáng. 
Đảo Duy Mộng không có người, nhưng có 2 tàu nhỏ, nên tàu HQ16  không thể quan sát được. Tàu HQ16 rời Quang Hoà và Duy Mộng đến đảo Quang Ảnh và nhận thấy trên đảo có cắm cờ Trung Quốc. 
Nhân viên tàu HQ16 đổ bộ 16 nhân viên thám sát, phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ, 4 cũ và 2 còn mới, trước mỗi mấn mộ đều có gắn bia đá và chữ Trung Quốc. 
Ngoài  ra còn phát hiện thấy 1 vỏ lựu đạn Trung Quốc, 1 chai rượu Suntory còn ít rượu, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Nhân viên tàu HQ16 đã gắn 2 lá cờ Việt Nam Cộng hoà trước khi rời đảo về tàu. 
Tàu HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Hữu Nhật phát hiện thấy ở tây nam đảo khoảng 1,5 hải lý có 2 “tàu đánh cá” vũ trang Trung Quốc neo cách nhau khoảng 20m mang số 402 và 407. 
Từ chiếc 407, quân Trung Quốc đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội sang chiếc 402.
Tàu HQ4 Việt Nam Cộng hòa tham gia cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, ảnh tư liệu: Báo Thanh Niên.
Biết được thực trạng trên, chiều ngày 16, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ thị cho Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tăng cường tàu HQ4 ra Hoàng Sa, chở theo một trung đội biệt hải, đồng thời chỉ thị cho tàu HQ16 sử dụng 1 tiểu đội chiếm giữ đảo Quang Ảnh.
Mặt khác, Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã báo cáo tình hình về Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 - Quân khu 1 (QĐ1- QK1). 
Chuẩn bị chiến đấu giành lại chủ quyền
Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ thị cho khối hành quân và Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển báo cáo sự kiện lên Bộ Tổng Tham mưu;
Đồng thời chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải trình bày trực tiếp với Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, nhân khi ông đến thăm Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải, ngày 16/1/1974. 
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà chỉ thị cho Tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên hải, Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. 
Đồng thời, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa chỉ thị cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hoà triệu tập Hội đồng Nội các họp bàn về việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. 
Cũng trong buổi chiều hôm đó (16/1), Tư lệnh Hải quân tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các. 
Sau khi Tham mưu phó cuộc hành quân thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu kế hoạch tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng. 
Theo đó, ngày 17/1/1974 Bộ Tư lệnh Hải quân ban hành Lệnh hành quân số 42 cho Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải thi hành. 
Phối hợp hành quân, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cùng Bộ Tham mưu luôn làm việc bên cạnh Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, đồng thời Bộ tư lệnh Quân đoàn 1- Quân khu 1 cử một Trung tá tham dự. 
Kế hoạch hành quân tái chiếm các đảo bị Trung Quốc chiếm đong được triển khai làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: chiếm lại các đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm đã bị quân Trung Quốc chiếm trái phép và cắm cờ. 
Các cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
Các đảo này theo thứ tự từ trái sang phải gồm: Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond).
Giai đoạn thứ hai: sau khi giai đoạn 1 kết thúc, sẽ tuần tiễu và rải quân bảo vệ các đảo còn lại, trên mỗi đảo sẽ có một nửa tiểu đội chiếm giữ.
Lực lượng của Việt Nam Cộng hòa tham dự cuộc hành quân này gồm: 1 khu trục hạm HQ4 (Trần Khánh Dư), 2 tuần dương hạm là HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ16 (Lý Thường Kiệt), 1 hộ tống hạm HQ10 (Nhật Tảo), 2 toán biệt hải gồm 31 người do Sở phòng vệ Duyên hải tăng cường, 4 toán Hải kích gồm 60 người do Liên đội người nhái tăng cường. 
Thành phần yểm trợ và dự bị gồm 1 đại đội địa phương quân và 4 máy bay trực thăng do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1- Quân khu 1 tăng cường, hai yểm trợ hạm (HQ800 và HQ801), 1 hộ tống hạm HQ11 và 3 tuần duyên đĩnh (VPB) HQ709, HQ711, HQ723. 
Tư lệnh Hải quân chỉ huy tổng quát. Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ huy trực tiếp.
Triển khai kế hoạch hành quân, 9 giờ tối ngày 16/1, tàu HQ4 chở theo 27 biệt hải thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải và một số phóng viên rời Đà Nẵng tiến ra Hoàng Sa. 
Tàu HQ800 đến Đà Nẵng ngày 17/1 chở theo 43 nhân viên Hải kích của Liên đội người nhái.
Tàu HQ5 chở theo 43 Hải kích cùng HQ10 rời Đà Nẵng lúc nửa đêm 17/1, dự trù chở theo 1 đại đội địa phương quân để tăng cường cho lực lượng đổ bộ, nhưng vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu, mặc dầu đã có lệnh của Bộ Tổng Tham mưu. 
Phá hủy ngụy bằng chứng ngụy tạo của quân Trung Quốc, bảo vệ chứng cứ chủ quyền
Lúc gần 8 giờ sáng ngày 17/1, tàu HQ16 tái đổ bộ lên đảo Quang Ảnh 15 nhân viên, do Trung uý Liêm làm trưởng toán.
Lực lượng này mang theo vũ khí và vật dụng gồm 2 súng M79, 3 súng M16, 1 súng Carbine, 1 máy thông tin PRC 25, 1 poignard, 15 áo phao, mấy xẻng, 1 búa phòng tai, 6 lựu đạn MK.3, 1 súng hoả pháo với 5 viên đạn cùng một số loại đạn dược khác, 1 xuồng cao su cỡ 1,5 x 2m.
Nhiệm vụ của toán này là triệt hạ 6 mộ bia mà Trung Quốc đã nguỵ tạo, chiếm đóng và tổ chức phòng thủ trên đảo.
Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ5) của Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa năm 1974, ảnh tư liệu: Báo Thanh Niên.
Sau khi lấy 6 tấm bia mộ đá giả của Trung Quốc về tàu, HQ16 rời đảo Quang Ảnh đến đảo Hữu Nhật lúc 11 giờ cùng ngày (17.1) và án ngữ tại phía đông nam đảo để hỗ trợ cho tàu HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên từ phía tây đảo Hữu Nhật. 
Trong khi đó, 2 tàu đánh cá có vũ trang của Trung Quốc số 407 và 402 ở lại phía nam đảo Hữu Nhật và cách bờ gần 1.000m. Khi thấy tàu HQ4 hạ xuồng đổ bộ, 2 tàu của Trung Quốc cũng hạ nhưng vì không kịp nên lại kéo lên. 
Trên mỗi tàu cá vũ trang này có khoảng 30-35 thuỷ thủ mặc đồng phục màu xanh. Tàu trang bị súng 25 ly phòng không, một khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng. 
Tàu này di chuyển quanh đảo Hữu Nhật đồng thời có 1 tàu ở phía nam đảo tiếp ứng khi cần.
Toán biệt hải lên đảo Hữu Nhật tìm thấy 1 lá cờ Trung Quốc đã cũ và mục, 1 tấm bảng gỗ thông sơn đỏ còn mới (cỡ 1,2m x 0,2 có ghi 17 chữ Trung Quốc: “Trung Hoa Nhân dân Cộng hoà quốc thần thánh lãnh thổ, tuyệt bất dung hử xâm phạm”. 
Cờ và bảng gỗ đã bị tàu HQ4 tịch thu. 
Đồng thời còn phát hiện thấy các vết tích của Việt Nam Cộng hoà từ năm 1963, gồm miếu nhỏ có khắc ghi rõ ngày 24/11/1963; 
Một tấm bia xây theo kiểu Đài chiến sĩ mỗi bề 3 mét, cao hơn mặt đất 0,4m có ghi hàng chữ Việt “Đệ nhất Trung đoàn đổ bộ LĐ/TQLC” và vẽ một ngôi sao trắng lồng trong vòng tròn đen, dưới ngôi sao có ghi LĐ.42. 
Tất cả được đóng khung trong một hình chữ nhật, 2 bể nước bằng xi măng ghi “nước uống” và một hàng chữ đã mờ nhưng còn đọc được “Ngô Tổng thống”, 1 tấm bia ghi TĐ.3/TQLC ngày 5 tháng 12 năm 1963. 
Sau đó toán biệt hải đã dựng cờ Việt Nam Cộng hoà trên đảo.
Tàu HQ16 phát hiện thấy 2 tàu loại Hộ tống hạm (Kronstadt) mang số 271 và 274 trang bị đại bác 100 ly và 37 ly từ đảo Quang Hoà đang tiến về đảo Hữu Nhật;
Tàu HQ4 tiếp cận các tàu này, thả xuồng cao su chở nhân viên biết tiếng Trung Quốc sang tiếp xúc, nhưng các tàu này chạy máy không cho cập vào. 
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) của Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa năm 1974, ảnh tư liệu.
Chiến hạm HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đó nhưng không có kết quả.
Ngược lại, các tàu Trung Quốc còn chạy quanh tàu HQ4 và chặn đầu bất chấp luật hàng hải quốc tế, đồng thời trả lời bằng quang hiệu rằng các đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu chiến hạm HQ4 của Việt Nam Cộng hòa tránh ra.
Tàu HQ16 được lệnh rời đảo Hữu Nhật đến tiếp tế lương thực và phương tiện cho toán đổ bộ trên đảo Quang Anh.
Cũng trong ngày 17/1, 43 nhân viên Hải kích thuộc Liên đội người nhái đến Vùng 1 Duyên hải bằng tàu HQ800. 
Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho Đại tá Tham mưu trưởng hành quân lưu động biển truyền khẩu lệnh đến Vùng 1 Duyên hải rằng: 
Dùng phương pháp phô trương lực lượng để làm áp lực ôn hoà buộc tàu Trung Quốc rời khỏi đảo và ra khỏi hải phận Việt Nam Cộng hoà, tuyệt đối tránh hành động khiêu khích và chỉ khai hoả khi bị tấn công trước; 
Lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa hạ quyết tâm bằng mọi giá phải giành lại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo và trương cờ Việt Nam Cộng hoà trên các đảo. 
Nếu Trung Quốc dùng vũ lực, Hải quân được toàn quyền hành động.
23 giờ ngày 17/1/1974, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho tàu HQ4 rút 14 biệt hải trên đảo Hữu Nhật để đổ lên đảo Duy Mộng trong đêm trước khi trời sáng, dùng áp lực ôn hoà buộc toán người lạ rời khỏi đảo, tránh mọi hành động khiêu khích, chỉ sử dụng vũ khí khi bị tấn công trước. 
Hạm trưởng HQ4 lo ngại rằng, hiện ở Duy Mộng có tàu đối phương, nếu tàu HQ4 đổ bộ thì sẽ có đụng chạm, trong khi đó số nhân viên của HQ4 lại ít.
Đồng thời, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển chỉ thị: Tăng cường ngay 2 chiếm hạm chở theo người nhái đến Hoàng Sa; liên lạc với Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 để xin địa phương quân nếu chưa có; 
Sáng sớm 18/1 chiếm lại Duy Mộng như đã định; sử dụng biệt hải được rút từ đảo Hữu Nhật, lấy 1 tiểu đội địa phương quân ở đảo Hoàng Sa (Pattle) sang giữ đảo Hữu Nhật. 
Khoảng nửa đêm 17/1, tuần dương hạm HQ5 chở 43 nhân viên Hải kích và cùng hộ tống hạm HQ10 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa. 
Hải đội trưởng Hải đoàn 3 là Đại tá Hà Văn Ngạc, được Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Chỉ định làm SQ/CHCT. 
Trước đó, Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã dự tính và cho tăng cường đi theo tàu HQ5 và tàu HQ10 một đại đội địa phương quân để tăng cường cho lực lượng đổ bộ. Tuy nhiên vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu.
GDVN
Còn tiếp

Tiến sĩ Trần Công Trục