Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Lý Quang Diệu nói về Sài Gòn trước năm 1975

 Một chút hơi khó tưởng tượng khi có 1 thành phố như thế này cách Sài Gòn chưa tới 2h bay
Một điều khá thú vị nữa là những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước,Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore – đã từng nói hi vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn.
Tuy nhiên, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã đi quá xa và tạo ra những bước ngoặt lớn, tất nhiên phần còn lại đã trở thành lịch sử. Lý Quang Diệu đã quá nhạy bén và sáng suốt tận dụng được cơ hội ngàn năm có một để đưa Singapore trở thành 1 nước như ngày nay, vì chắc chắn rằng phương Tây sẽ tìm mọi cách kìm kẹp cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam bằng cách tạo dựng ảnh hưởng lên những đồng minh bao gồm Nhật, Hàn, Singapore, Đài Loan, Thái lan, Malaysia, Philipines…
Cảng trung chuyển hàng không lớn nhất khu vực ở Sài Gòn được chuyển sang Thái Lan, còn Singapore tận dung cơ hội để xây dựng cảng trung chuyển đường biển lớn nhất khu vực. Những vị thế mà đúng ra là của Việt Nam .
(Sài gòn những năm 1960)
(Sân bay Tân Sơn Nhất 50 năm trước)
đường phố sài gòn 1975
(Đường phố sài gòn trước năm 1975 – ít ai có thể thấy 1 chiếc xe gắn máy nào và đây là thế kỷ 20?)
Lý Quang Diệu cũng thừa nhận cuộc chiến ở Việt Nam là “Lợi ích không ngờ”
Tại sao dân chủ kiểu Mỹ và phương Tây không hiệu quả ở châu Á
Câu hỏi đặt ra là tại sao Singapore mà không phải nước nào khác ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẻ như vậy?
Câu trả lời hợp lý nhất là yếu tố lãnh đạo kiệt xuất của những nhà lãnh đạo Singapore đã làm được điều đó. Và điểm mấu chốt tiếp theo là gì?
Đó là dân chủ chuyên chế kiểu Singapore. Lý Quang Diệu rất coi trọng người tài và ông ta không tin là dân chủ kiểu Mỹ là cách hiệu quả ở châu Á, lý luận đơn giản của ông ấy là một người có trình độ thấp thì không thể có lá phiếu bằng với 1 người có trình độ cao được. Có vẻ hơi “độc tài”, nhưng mà đó là điều đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng ở Singapore.
(Lưu ý là không phải là nước Mỹ không trọng người tài, mà theo 1 cách khác, các bạn có thể đọc thêm ở quyển ” Đối Thoại Với Lý Quang Diệu – Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia” , các bạn tìm hiểu kỹ cũng sẽ thấy là lãnh đạo của Mỹ thường là có gốc gác là luật sư, còn lãnh đạo của Trung Quốc chẳng hạn, lại đa số có gốc gác kỹ thuật, cách trọng nhân tài khác nhau)
So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng dễ nhận thấy quan điểm của Lý Quang Diệu khá đúng, ít nhất là về mặt phát triển kinh tế. Trung Quốc và Ấn Độ có vị thế tương đương nhau, nhưng trong vài chục năm Trung Quốc đã vươn lên khá xa, không khi Ấn Độ tỏ ra khá chậm chạp, dù bộ phận kinh tế tư nhân ở Ấn Độ cũng khá mạnh.
Điều này cũng thể hiện rõ ở Thái Lan, khi mà dân chủ quá đà, thì các phe áo vàng áo đỏ cứ thay phiên nhau biểu tình, phá hoại sự phát triển kinh tế.
Về mặt khoa học, thì Tâm Lý học đám đông cũng khẳng định là đám đông sẽ kém hơn cá nhân rất nhiều trong việc ra quyết định hay nhận ra được cái gì đúng và sai. Và người châu Á thì thường a dua, không dám thể hiện cái tôi trước đám đông nên thường quyết định của đám đông thường là rất tệ và không có gì nổi trội.
Điều gì khiến Việt Nam có thể bứt phá?
Nói một cách đơn giản, trong kinh tế học có 2 điều quan trọng:
1. Incentives matters – động cơ và lợi ích khá là quan trọngg
2. There is no free lunch – không có bữa trưa miễn phí
Và áp dụng điều này vào cách tưởng thưởng cho giới công chức nhà nước ở Việt Nam thì sẽ thấy rõ điều vô lý. Chúng ta không thể có những người giỏi nhất làm việc trong nhà nước nếu quyền lợi cá nhân của họ không tốt, cụ thể tiền lương và cơ hội làm việc.
Điều này thể hiện rõ nhất ở thế hệ 8x, gần như +90% những người xuất sắc thuộc thế hệ 8x mà tôi biết đều làm ở khu vực tư nhân, các công ty nước ngoài chứ không phải là nhà nước. Một đất nước mà những người tài năng nhất thuộc giới trẻ không xem việc tham gia vào nhà nước như là một cơ hội tốt thì sẽ khó mà phát triển.
Thực tế, khá nhiều bạn bè tôi có năng lực, từng rất năng nổ trong các hoạt động đoàn hội, cũng dần rút ra các hoạt động này khi ra trường. Dù không phải là họ không thích.
Nhiều người khen Lý Quang Diệu là người tài giỏi, còn ông ta thì tự nhận là mình không giỏi, nhưng biết sử dụng người giỏi. Việc chiêu dụng và sử dụng người tài có thể xem là điều quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Đã rất nhiều năm nay Singapore đã tìm nhiều cách để chiêu mộ sinh viên ở các nước trong khu vực nhận học bổng, tài trợ học phí để học đại học tại Singapore, và sau đó làm việc tại đây trong ít nhất 3 năm, còn tầng lớp lãnh đạo của Singapore thì được trả lương cao nhất thế giới. Lý Quang Diệu đã khẳng định không có lý do gì mà một bộ trưởng lại được trả lương thấp hơn 1 nhân vật cấp cao của những tập đoàn đa quốc gia.
Còn ở Việt Nam hiện tại, dễ thấy rõ có 3 nhóm cơ bản muốn vào làm nhà nước: muốn an nhàn và ổn định, hoặc muốn “bổng lộc”, hoặc thực sự có tâm (nhưng chưa chắc có tầm).
Người giỏi không phải ai cũng muốn “bổng lộc”, họ muốn làm việc và nhận được quyền lợi 1 cách chính trực đoàng hoàng.
Để Việt Nam có thể bứt phá, việc quan trọng nhất cần làm đó là phải đưa được những người trẻ giỏi, có tâm huyết vào trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Và để thu hút được họ thì cần có những phần thưởng xứng đáng và không được cào bằng cá mè một lứa.
Và để làm được điều đó, không thể triển khai đồng loạt, nâng lương đồng loạt cho công chức thì không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ tạo ra thâm hụt ngân sách. Cần có những trọng tâm nhất định: tập trung vào một số địa phương chiến lược và một số ngành chiến lược. Vì nếu làm không khéo, bài toán con gà và quả trứng sẽ không được giải quyết và mọi chuyện lại đâu vào đó.
Cụ thể như thế nào?
Theo tôi cần làm 3 bước sau:
1. Chọn ra 2-3 ngành kinh tế mũi nhọn nhất và dồn hết lực vào ngành này. Chúng ta cần 2-3 ngành đứng đầu thế giới thì tốt hơn rất nhiều so với hàng chục ngành đứng thứ 2. Cần có tiêu chí lựa chọn cụ thể: (1) là xu hướng, nằm trong xương sống hoặc thiết yếu của thế giới trong ngắn và dài hạn (2) là thế mạnh của đất nước (3) có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu tăng lên 20-30% mỗi năm liên tục trong ít nhất 10 năm. Việt Nam có 2 ngành có thể thoả mãn tiêu chí này, đó là công nghệ thông tin (không phải chỉ là xuất khẩu/gia công phần mềm như một số vị lãnh đạo lầm tưởng, mà là bao gồm rất nhiều mảng từ thương mại điện tử, game, sức khoẻ v.v… ) và nông nghiệp (nông nghiệp Việt Nam khá lạc hậu và có thể cải tiển rất nhiều để tăng năng xuất, chất lượng, thương hiệu v.v… để gia tăng giá trị)
2. Tạo ra những đặc khu kinh tế ở từng địa phương cụ thể và báo cáo trực tiếp lên chính phủ (không qua địa phương). Mỗi đặc khu này bắt đầu chỉ khá nhỏ, điều quan trọng nhất là tạo ra được mô hình tốt để nhân rộng sau 1-2 năm chứ không phải là dồn hết lực vào làm 1 lần mà chưa kịp có điều chỉnh thì mắc phải những sai phạm nghiêm trọng (như Vinashin), rất khó làm 1 cái gì đúng mà không mắc phải khá nhiều cái sai. Mỗi lĩnh vực thì cần 2-3 đặc khu để đối chứng, ví dụ cafe thì 1 đặc khu ở Daklak, 1 đặc khu ở Lâm Đồng, sản xuất phần mềm thì 1 ở SG, 1 ở HN, 1 ở Đà Năng v.v… điều này giúp cho việc học hỏi và sáng tạo được phát triển tốt hơn.
Thành lập những công ty quản lý những đặc khu này, với hội đồng quản trị bao gồm: một nhà chuyên môn, một nhà đầu tư/đối tác nước ngoài, 1 lãnh đạo địa phương, 1 đại diện chính phủ, 2 đại diện từ khu vực kinh tế tư nhân. Hội đồng quản trị này sẽ quyết định nhà quản lý cho công ty đó và đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng năm với những KPI (Key performance indicator) rất rõ ràng. Vốn đầu tư sẽ dựa vào các nguồn từ ngân sách nhà nước và các nhà đầu tư. Điều quan trọng nhất là chọn được những người giỏi nhất vào làm trong những công ty này để họ có thể vận hành được hiệu quả nhất.
Hằng quí sẽ có những đại hội để gặp gỡ, trao đổi những các công ty này, để chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi thêm vốn đầu tư, mở rộng v.v… nhằm tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều thành phần và tạo ra những đòn bẩy lớn.
Chỉ sau khoảng 2-3 năm, thì những chúng ta có thể xây dựng được những đặc khu với những mô hình phát triển cực kỳ hiệu quả và mạnh với số vốn đầu tư không lớn, thu hút sự quan tâm ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội và có thể nhân rộng nhanh chóng. Từ 5-8 năm chúng ta có thể đứng đầu ở những ngành cụ thể trong khu vực, và sau đó là châu lục và thế giới.
Tại sao kế hoạch này sẽ thành công?
1. Kế hoạch này đơn giản và rất tập trung, có định hướng chứ không phải lan man ôm đồm nhiều thứ
2. Kế hoạch này ”lean” và “agile”, nói một cách khác là nó có sự mềm dẻo và áp dụng phương pháp thử và sai. Thay vì dành quá nhiều thời gian cho việc lên kế hoạch (mà chắc chắn sẽ sai) thì dành thời gian và công sức để đưa vào thực tế với những mô hình nhỏ và rút kinh nghiệm nhanh chóng từ những sai lầm
3. Thu hút được người tài vì những công ty/đặc khu này sẽ có quyền chủ động đưa ra những ưu đãi cạnh tranh trực tiếp về mặt nhân sự đối với những công ty khác.
4. Tận dụng được sức mạnh của nhiều nguồn lực, từ kinh tế tư nhân, nhà nước, địa phương
5. Không bị mô hình quản lý nhà nước kìm hãm.
6. Tạo ra giá trị cho bộ phận kinh tế tư nhân vì đây sẽ là bộ phận đạt được nhiều giá trị nhất khi các mô hình này được xây dựng thành công
7. Tạo ra giá trị cho địa phương.
8. Nhận được sự ủng hộ của xã hội, truyền thông.
Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật  đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.
Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore  ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại – kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần,  nhưng chỉ vài  năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?
Measure
Measure