Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

AN NAM PHỦ KỲ X.

Hồ Hải đang  nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống.
Khi bạn bị loại ra khỏi quỹ đạo lịch sử của dân tộc, nhưng bạn được xem là thinktank khi những người nắm vận mệnh lịch sử dân tộc khi họ cần, bạn sẽ là người bàng quan đứng nhìn với sự cay đắng gấp vạn lần so với họ. Bạn nhìn họ quẫy đạp nhau để kẻ thì cố nằm trong cái kén, người thì muốn thoát kén thành nhộng một cách vô vọng, lúc đó bạn chỉ có còn cách tìm ra một phương án khác cho chỉ một số nhỏ thoát khỏi kén. GO WEST Foundation và dự án Ươm mầm Tài năngViệt mà tôi là người chủ xướng cho ra đời nằm trong hoàn cảnh đó của lịch sử.
Không phải trong số những người chủ chốt của cộng sản không có người muốn đa nguyên tản quyền. Lịch sử đã chứng minh như Trần Xuân Bách, Trần Độ và Nguyễn Hộ, rồi sau này cũng có nhiều người muốn thế, nhưng nhóm còn lại bị đầu độc trong sợ hãi khi đa nguyên sẽ bị tru di họ tộc như Gaddafi, như Saddam Hussein, nên những kẻ đó đoàn kết lại cố ngồi trên lưng cọp ngày nào hay ngày đó, và ai nghĩ điều tốt đẹp sẽ bị cô lập và hủy diệt. Cứ thế, bi kịch của con người trong một xã hội cộng sản là như đàn kiến bò theo kẻ trước người sau trên tường mà bạn dễ thấy khi quan sát.
Họ Nông sẵn sàng về vườn và con mình tiệt đường sự nghiệp sau khi đã đầy túi. Họ Võ đã chết vì lý tưởng và con cháu mình đầy túi, mà không cần làm chính trị ăn chia. Ngay cả Phạm Xuân Ẩn cũng sẵn sàng bị quản thúc suốt đời, và đưa vợ con mình từ Mỹ về sau khi đào thoát 30/4/1975 để được sống yên ổn cuối đời, etc... Có nghĩa là, người cộng sản sẵn sàng chịu chính đồng chí của chúng giết chúng, nhưng để yên cho con cháu của chúng sống giàu sang, hơn là có một cuộc đổi thay mà tương lai lành ít dữ nhiều.
Trong cuộc sống tài năng chưa chắc đã thành công. Sự thành công của mỗi cá nhân được đo bằng sự thỏa hiệp. Đám đông dân chúng không thành công vì thiếu khả năng thỏa hiệp. Các chính khách hơn đám đông còn lại ở khả năng thỏa hiệp. Cộng sản hơn dân chúng ở quốc gia chúng cai trị là chúng biết thỏa hiệp nhau bất chấp luân thường đạo lý.
Sau chiến tranh thế giới II, người Mỹ bá chủ toàn cầu nhờ không bị chiến tranh ảnh hưởng. Họ cứ tưởng bom đạn và cơ bắp có thể thắng được cộng sản. Nhưng họ đã hiểu sau 25 năm - 1950 đến 1975 - đấm đá ở chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, họ bỏ cuộc chơi. Obama đến Việt Nam cũng đã nói rõ: "Đất nước của các bạn, các bạn tự quyết!".
Vấn đề nước Việt hôm nay và mai sau chính người Việt phải tự lo lấy. Đó mới là tự lực, tự cường, không nên nhờ cậy bất kỳ ngoại bang nào. Còn việc người cộng sản đang cầm quyền đấu đá nhau chí tử rồi chúng cũng thỏa hiệp để ăn chia, không có chuyện người cộng sản thương yêu đồng chí mình, càng không yêu thương đồng bào và đất nước.
Hôm nay nhiều việc quá, nên tôi chỉ viết ngắn cho 1 chủ đề như định đề toán học cho tình hình nước Việt. Hẹn phần sau tôi sẽ viết những dự đoán tương lai và mỗi gia đình cần phải làm gì trong hoàn cảnh hiện nay.

Cách làm 1 web blog với WordPress


Đầu tiên cần tạo mới một account tại WordPress.com. Hết sức đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang www.wordpress.com/signup. Bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình cho phép nhập username và địa chỉ email của mình:
screenshot001nl7.png
Như có thể thấy trong hình, username bạn chọn bắt buộc phải có từ 4 ký tự trở lên, trong đó không có các ký tự đặc biệt nào ngoài các số và chữ cái.
Địa chỉ email của bạn phải chưa được sử dụng tại WordPress.com bao giờ và, hiển nhiên, nó phải có thật để WordPress.com có thể gửi email chứa password đến cho bạn.
Một lẽ tất nhiên là bạn phải tick vào ô có ghi I have read and agree to the fascinating terms of service.
Và cũng bởi bạn đang tạo cho mình một blog nên bạn hãy để dấu tick ở ô Gimme a blog! (Likeusername.wordpress.com).
Ngay khi bạn bấm nút Next », bạn sẽ được chuyển qua màn hình thứ 2:
screenshot002re1.png
Tại đây, bạn có thể đặt subdomain cho blog của mình, dưới dạng cái_gì_đó.wordpress.com, đặt tên cho blog, chọn ngôn ngữ bạn sẽ dùng để viết blog cùng với thông tin liên quan đến vấn đề bảo mật cho nội dung blog.
Subdomain cho blog của bạn, cũng như username, phải là duy nhất và chưa được sử dụng bao giờ. Subdomain này sẽ là vĩnh viễn, nghĩa là bạn không có khả năng thay đổi nó. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách sáng suốt.
Hãy chú ý một vài điểm sau khi chọn cho mình một subdomain:
Thứ nhất, mỗi người có thể tạo cho mình một số lượng không giới hạn các blog. Chính vì vậy, một khi blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng thái in-used, không cần biết blog có nội dung hay không. Nếu bạn không nhanh chân thì subdomain mà bạn muốn có thể bị người khác đăng ký mất.
Thứ hai, WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký, cho dù nó không có nội dung trong một thời gian rất, rất dài. Để có thể dùng một blog đã được đăng ký, bạn phải liên hệ với chủ nhân blog đó, nhờ họ transfer sang cho bạn. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian.
Một lần nữa xin nhắc lại, đã có hơn 300 nghìn blog được đăng ký tại WordPress.com, tương ứng với hơn 300 nghìn subdomain. Hãy nhanh tay đăng ký ngay một subdomain cho mình!
Tên blog, cùng với ngôn ngữ bạn chọn để viết blog đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn phải suy nghĩ lâu về hai vấn đề này.
Nếu bạn viết blog bằng tiếng Anh, hãy chọn en – English. Nếu là tiếng Việt, chọn vi – Tiếng Việt. Tương tự với các ngôn ngữ còn lại.
Ô chọn cuối cùng, về Privacy, nếu bạn để dấu tick ở đó, blog của bạn sẽ có thể được tìm kiếm qua Google hay công cụ tìm kiếm blog chuyên dụng Technorati. Với một blog cá nhân, không muốn nhiều người đọc, thì bạn có thể bỏ dấu tick ấy đi.
Kết thúc quá trình đăng ký, bạn bấm nút Signup ».
WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt (activate) blog vừa đăng ký, đồng thời lấy password để login.
Password mặc định sinh ra là ngẫu nhiên, khoảng 6 – 7 chữ cái. Password này hoàn toàn có thể thay đổi được thông qua Admin Panel.
Cần nhớ, nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm lại các bước trên. Từ đầu.
Sau khi đăng ký cho mình được một blog tại WordPress.com, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin về tài khoản của mình. Bạn có thể đăng nhập với mật khẩu được ghi trong email và bắt đầu làm quen ngay với các tính năng trong Admin Panel của blog. )
screenshot001ep8.png
Như bạn có thể thấy trong hình: Trên cùng của Admin Panel là tên blog của bạn, kèm với một linkView site » để bạn có thể xem blog của mình. Ngay dưới là thanh menu, bao gồm các mụcDashboard, Write, Manage, Blogroll, Presentation, Users, Options và Upgrades. Mặc định khi đăng nhập bạn ở trang Dashboard. Do đó, submenu bên dưới sẽ hiển thị các mụcDashboard, Tag Surfer, My Comments, Blog Stats và Feed Stats. Bạn có thể dễ dàng chuyển đến các menu khác cùng với các submenu của nó bằng cách bấm vào liên kết tương ứng trong Admin Panel của mình.
Sau đây sẽ là giới thiệu sơ qua chức năng của menu và các submenu:
1. Dashboard:
    Dashboard: Xem tin tức của WordPress.com, danh sách các blog nổi nhất trong ngày, các bài viết mới nhất, thông tin về các phản hồi nhận được…
    Tag Surfer: Thông qua các tag đặt cho nội dung trong blog, bạn có thể tìm thấy những bài viết hay hợp sở thích của mình.
    My Comments: Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các blog khác.
    Blog Stats: Số liệu liên quan đến khách thăm blog.
    Feed Stats: Số liệu liên quan đến người đọc RSS feed của blog.
2. Write:
    Write Post: Nơi soạn thảo các bài viết sẽ đăng trên blog của bạn.
    Write Page: Nơi soạn thảo các trang tĩnh như About, Contact me. Whatever.
3. Manage:
    Posts: Quản lý các bài viết đã lưu.
    Pages: Quản lý các trang tĩnh đã tạo.
    Comments: Quản lý các phản hồi đã đăng trên blog.
    Awaiting Comments: Quản lý các phản hồi đang đợi kiểm duyệt.
    Import: Nhập nội dung từ blog khác vào blog hiện tại.
    Export: Xuất nội dung từ blog hiện tại ra blog khác.
    Askimet Spam: Các phản hồi linh tinh bị nghi là rác.
4. Blogroll:
    Manage Blogroll: Quản lý các link bạn yêu thích.
    Add Link: Bổ sung thêm các link vào danh sách.
    Import Links: Nhập link từ nơi khác vào danh sách.
5. Presentation:
    Themes: Danh sách các theme bạn có thể chọn cho blog của mình.
    Sidebar Widgets: Quản lý các widget bạn có thể đặt trên sidebar của blog.
    Edit CSS: Thay đổi CSS của theme.
6. Users:
    Authors and Users: Danh sách các tác giả và người đăng ký account tại blog của bạn.
    Your Profile: Thay đổi hồ sơ cá nhân của bạn.
    Invites: Mời bạn bè của bạn sử dụng WordPress.com.
7. Options:
    General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng…
    Writing: Tùy chọn về cách thức bạn viết blog.
    Reading: Tùy chọn về cách thức người khác đọc blog của bạn.
    Discussing: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong blog của bạn.
    Privacy: Tùy chọn về độ bí mật của blog.
    Delete Blog: Xóa blog của bạn. Vĩnh viễn.
8. Upgrades:
    Upgrades: Nơi nâng cấp blog của bạn. Có tính phí. |