Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Xe kéo của mẹ vua Thành Thái trở về Hoàng cung Huế

Chiếc xe của hoàng thái hậu Từ Minh (mẹ vua Thành Thái) đã trở về Việt Nam sau hơn 100 năm lưu lạc trên đất Pháp và hiện được trưng bày ở Hoàng cung Huế.
Sáng 22/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) khai trương triển lãm trưng bày xe kéo của mẹ vua Thành Thái và một số cổ vật cung đình. Chiếc xe được liệt vào hàng bảo vật quốc gia này được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, kiều bào đấu giá thành công vào tháng 6/2014 tại Pháp với mức giá 45.000 euro (gần 1,5 tỷ đồng, kể cả phí trả cho người đấu giá). Do vướng một số thủ tục, đến nay xe mới được đưa về nước.
 
Chiếc xe do vua Thành Thái mua tặng mẹ, hoàng thái hậu Từ Minh, để bà dạo chơi trong hoàng cung. Chính hoàng thái hậu quyết định các chỉ số của xe, từ kích thước đến các hoa văn trang trí theo sở thích riêng.
 
Theo hồ sơ của nhà đấu giá Rouillac (Pháp), chiếc xe bằng gỗ này dài 230 cm, cao 136 cm và rộng 102 cm, được làm khoảng năm 1890. Xe do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội (Đông Kinh Hà Nội Hoàng Hưng Tạo) sản xuất. Nhóm nghệ nhân làng Kinh Lược (Hà Nội) đảm nhận phần khảm xà cừ trên bản gỗ phủ lớp sơn mài màu đen. 
 
Đầu xe gắn hai đèn lồng loại thắp nến dùng để rọi đèn đi khi trời tối. Trải qua thời gian, xe từng được sửa chữa, thay thế một số ốc vít, bị tháo phần vòm và thay thế một cây đèn. Cùng với bản thiết kế ghi các chỉ số, xe còn có bản hướng dẫn cách thức tháo lắp các chi tiết, cấu kiện cũng như thư tín, hóa đơn viết tay, chữ ký của nhà vua.
 
Mặt sau lưng xe là một bức tranh hoa hồng, ở giữa là chùm hoa nở rộ và bốn góc là bốn nhành hoa khảm xà cừ lóng lánh nhiều màu trên nền đen sơn mài và có một chữ “thọ” được cách điệu theo hình tròn.
 
Trải qua thời gian, phần ghế đệm đã có nhiều chỗ sờn. Sau khi bà Từ Minh qua đời, vua Thành Thái đã bán xe cùng chiếc long sàng cho ông Prosper Jourdan (chỉ huy đội hộ vệ hoàng cung) với giá 400 đồng (tiền thời vua Thành Thái) để mua ôtô. Năm 1907, xe cùng long sàng được đưa về Pháp và được các con của Jourdan lưu giữ. Năm 1916, lần đầu tiên cả hai cổ vật này được trưng bày tại một hội chợ triển lãm trên đất Pháp.
 
Phần kết cấu giữa trục xe, bánh xe là hệ thống ốc vít đã hoen gỉ qua thời gian. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đánh giá việc đưa được chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh về nước sau hơn 100 năm lưu lạc là sự kiện rất có ý nghĩa, vì đây lần đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công tại sàn đấu giá quốc tế và giành được cổ vật đưa trở lại quê hương. Thành công này là sự đóng góp về vật chất và tinh thần của cộng đồng bà con Việt kiều tại Pháp, sự quan tâm phối hợp giữa nhiều ban ngành trong và ngoài nước.
 
Cùng với chiếc xe kéo của mẹ vua Thành Thái, dịp này Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế còn đưa vào trưng bày không gian tiếp khách của các đời hoàng thái hậu triều Nguyễn bên trong di tích Tả Trà - cung Diên Thọ (vừa được phục dựng vào năm 2014). Nhiều cổ vật sinh hoạt cung đình được trưng bày như: sập gụ, bàn, tủ bằng gỗ khảm cẩn, tủ trang trí chạm lộng, bộ bàn ghế sơn thếp theo phong cách thời vua Nguyễn, hệ thống tranh gương phục chế, đôn sứ...
 
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế cho biết, hiện bảo tàng có khoảng 11.500 hiện vật gắn liền với hoàng cung Huế và vẫn còn nghèo nàn vì cổ vật hoàng cung trong nước bị thất tán sau biến cố của lịch sử rất nhiều. Trong ảnh là chiếc phụng liễn (thường được gọi là kiệu) của Hoàng thái hậu Từ Cung.
 
Đắc Đức

Lộ" bí mật cực hot khách sạn 6 sao nhà vợ Thanh Bùi

Ít ai ngờ những hình ảnh xa hoa của khách sạn 6 sao duy nhất ở TP HCM mà tờ LATimes (Mỹ) đăng tải gần đây chính là khách sạn nhà vợ Thanh Bùi.
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui
Lối vào khách sạn xa hoa nhà vợ Thanh Bùi.
Mới đây, tờ báo LATimes của Mỹ đăng tải thông tin và hình ảnh về khách sạn The Reverie bên trong tòa nhà Time Square. Đây là khách sạn 6 sao duy nhất tại TP HCM với nội thất được thiết kế vô cùng sang trọng, lộng lẫy.
Ít ai biết rằng, tòa nhà Times Square chứa khách sạn The Reverie lại thuộc sở hữu của gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam là nhà vợ Thanh Bùi.
Năm 2013, đám cưới của vợ chồng Thanh Bùi – Huệ Vân đã diễn ra tại tòa nhà Times Square của nhà cô dâu. Tuy nhiên, không có một cơ quan báo chí nào được tiếp cận để chụp ảnh bên trong tòa nhà này.
Lần xuất hiện hiếm hoi gần đây nhất của vợ chồng Thanh Bùi tại khách sạn của gia đình là để ủng hộ cho sự kiện từ thiện của vợ chồng ca sĩ Thu Minh. Đây là một trong những sự kiện hiếm hoi được tổ chức tại khách sạn này trước khi nó được khai trương.
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-2
Vợ chồng Thanh Bùi xuất hiện gần đây tại sự kiện từ thiện của vợ chồng ca sĩ Thu Minh tổ chức tại khách sạn gia đình.
Khách sạn 6 sao nhà vợ Thanh Bùi dự kiến sẽ khai trương vào mùa hè năm nay. Giá phòng thấp nhất là 5,7 triệu đồng/đêm – cao nhất 320 triệu đồng/đêm.
Khách sạn được thiết kế sang trọng, lộng lẫy theo phong cách cổ điển châu Âu với 286 phòng.
Một số hình ảnh xa hoa bên trong khách sạn nhà vợ Thanh Bùi được báo Mỹ đăng tải gần đây:
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-3

Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-4
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-5
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-6
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-7
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-8
Lo bi mat cuc hot khach san 6 sao nha vo Thanh Bui-Hinh-9
        

Đoàn công tác liên Bộ đi canô xem dự án lấn sông Đồng Nai

TTO - Đoàn công tác đã đi cano trên sông Đồng Nai, xuống các vị trí dự án đổ đất đá lấn sông để thị sát dự án đang gây phản ứng trong dư luận này.
Đoàn liên Bộ thị sát dự án lấn sông Đồng Nai - Ảnh: Hà Mi
Ngày 21-4, bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng đại diện các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đã đến sông Đồng Nai thị sát dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo ghi nhận, đoàn công tác đã được bố trí trên cano đi thị sát trên sông Đồng Nai, sau đó xuống các vị trí đổ đất đá lấn ra sông để ghi lại hình ảnh.
Tại hiện trường lấn sông, ông Huỳnh Phú Kiệt - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát, chủ đầu tư dự án, đã giải thích về các vị trí lấn sông, vật liệu và các phương án xây dựng.
Sau đó, đoàn công tác do ông Nguyễn Thái Lai, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn đã về UBND tỉnh Đồng Nai làm việc để nghe các cơ quan chuyên môn của tỉnh giải thích về tính pháp lý của dự án. Báo chí không được tham dự buổi làm việc này.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi chủ đầu tư thông tin bằng hình ảnh về dự án đang triển khai, đại diện các bộ đã đặt ra nhiều câu hỏi với UBND tỉnh Đồng Nai để làm rõ tính pháp lý của dự án.
Trong đó, đoàn công tác yêu cầu Đồng Nai báo cáo cụ thể về tình hình triển khai dự án đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường để Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 5-2015.
Như đã thông tin, trước đó UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai rộng hơn 8,4 ha cho Công ty Toàn Thịnh Phát.
Dự án này có phần diện tích lấn sông lên tới hơn 7,7 ha đã gây nhiều phản ứng trong dư luận.
Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ gây tác động lớn đến dòng chảy, thay đổi hệ sinh thái sông Đồng Nai, cảnh quan - văn hóa trong khu vực và đặc biệt không an toàn cho nền móng công trình sẽ hình thành trên sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã nhận định nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của 11 tỉnh thành phố trên lưu vực, quan trọng nhất là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ du.
Do vậy, việc triển khai các dự án đầu tư phát triển có nguy cơ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước nên cần được xem xét đánh giá kỹ lưỡng về tác động môi trường trong phạm vi dự án và tham vấn lấy ý kiến các địa phương nằm ở lưu vực sông.
Hình ảnh các bộ ngành đi thị sát dự án lấn sông Đồng Nai ngày 21-4.
HÀ MI

Dự án lấn sông Đồng Nai: 4 bộ cùng thị sát

(Quan điểm) - Các bộ Tài nguyên và Môi trường, NN&PTNT, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đã đến sông Đồng Nai thị sát dự án lấn sông.

Theo báo Tuổi trẻ, buổi thị sát diễn ra vào ngày 21/4 do ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn. Đoàn công tác đã được bố trí trên cano đi thị sát trên sông Đồng Nai, sau đó xuống các vị trí đổ đất đá lấn ra sông để ghi lại hình ảnh.
Ông Huỳnh Phú Kiệt - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát, chủ đầu tư dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã giải thích về các vị trí lấn sông, vật liệu và các phương án xây dựng.
Đoàn công tác thị sát dự án lấn sông Đồng Nai. Ảnh: Tuổi trẻ
Đoàn công tác thị sát dự án lấn sông Đồng Nai. Ảnh: Tuổi trẻ
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, đoàn công tác nghe ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo về quá trình nguyên cứu, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án. Đại diện các bộ đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan về tính pháp lý của dự án và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cần có báo cáo giải trình thêm và cụ thể về quá trình triển khai thực hiện dự án để các bộ có văn bản chính thức gửi Bộ TN&MT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 5/2015.
Trong khi đoàn công tác 4 bộ đang làm việc thì cùng ngày, thêm một đoạn sông Đồng Nai bị lấp diện tích lớn không rõ nguyên nhân. Vụ lấn sông này diễn ra tại khu vực thuộc ấp Thái An, xã Tân An, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Theo ghi nhận của báo Pháp luật TP.HCM, có khoảng 2.000 m3 đất, đá được đổ xuống bờ sông dài khoảng 50m. Đất, đá tràn ra sông 10-15m. 
Người dân ở khu vực này phản ánh, việc đổ đất, đá để san lấp mặt bằng diễn ra khoảng một tháng nay. Người dân cho hay đã báo với chính quyền địa phương. Cách đây khoảng một tuần thì việc đổ đất, đá xuống sông tạm dừng.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai rộng hơn 84.000m2 cho Công ty Toàn Thịnh Phát.
Dự án này có phần diện tích lấn sông lên tới hơn 77.200m2, gây nhiều phản ứng trong dư luận. 
Ngày 27/3, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT công ty Toàn Thịnh Phát, cho biết đã có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai cho tạm ngừng thi công dự án nói trên.
Dù lãnh đạo tỉnh Đồng Nai từng liên tiếp khẳng định dự án đã thực hiện đúng chủ trương, đầy đủ về quy trình theo quy định pháp luật, thực hiện từng bước cẩn trọng, công phu nhưng sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận đề nghị nêu trên của Công ty Toàn Thịnh Phát.
Văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ việc tạm dừng thi công là theo đề nghị của Công ty Toàn Thịnh Phát để xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng về việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.
  • An Nhiên (Tổng hợp)


Kinh tế Việt Nam đang 'hồi phục trong lòng hố'




HÀ NỘI (NV) Ðó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế tại diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2015, với chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động.”
Tuy có một số dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam dường như đang hồi phục nhưng khi trình bày về những vấn đề đáng lưu ý của tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và triển vọng năm 2015, ông Trần Ðình Thiên, một chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh, dẫu thế, kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi miệng hố. Ông Thiên ví von, kinh tế Việt Nam vốn đã rớt xuống đáy, nay “bò lên được một chút” nhưng vẫn còn trong hố.


Từ 2010 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam thi nhau phá sản, xin tạm ngưng hoạt động hoặc xin giải thể nhưng năm nào, chế độ Hà Nội cũng báo cáo “tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực.” (Hình: TBKTSG)

Theo ông Thiên, trong năm 2014, nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện một số chính sách nhằm cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Những chính sách này đã đạt được một số kết quả. Ví dụ, việc cải cách thể chế đã giúp giảm thời gian doanh nghiệp phải dành cho việc nộp thuế từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm,... song kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.
Trong khi Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp rất cao thì trình độ quản trị quốc gia rất thấp, năng suất lao động thua kém nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam rất yếu. Thành ra sự hồi phục chưa bền vững và có thể rơi trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp.
Ông Thiên còn cảnh báo rằng, bởi tăng trưởng của kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) còn thương mại thì lệ thuộc vào Trung Quốc nên có rất nhiều rủi ro song hành.
Dẫu FDI đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng nhưng FDI đã làm thay đổi sâu sắc chủ thể phát triển. Cần phải chú ý là những gì các doanh nghiệp ngoại quốc đem vào Việt Nam có giúp thay đổi cơ bản đẳng cấp công nghiệp của Việt Nam hay không? Cho đến thời điểm này, đầu tư của các doanh nghiệp ngoại quốc vào Việt Nam vẫn chỉ là lắp ráp.
Ông Thiên nhận định, chúng ta đã kéo thế giới đến với mình nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn không hội nhập được. Chẳng hạn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam nhưng lựa mãi mà chỉ chọn được vài doanh nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp các phụ kiện cho họ.
Ông Thiên còn lưu ý, khi xảy ra xung đột Việt-Trung do Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào thăm dò và khai thác dầu tại quần đảo Hoàng Sa, chúng ta từng lo ngại xung đột đó gây tác hại cho kinh tế, đặc biệt là cho thương mại Việt-Trung. Tuy nhiên nhập cảng hàng Trung Quốc đã tăng 31%.
Khi nhập cảng hàng Trung Quốc không giảm mà tăng thì cấu trúc kinh tế Việt Nam không thể thay đổi được. Việt Nam vẫn không thoát ra khỏi nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc không chỉ về cơ cấu thương mại mà lệ thuộc cả về cơ cấu kinh tế.
Nợ nần của chính phủ Việt Nam cũng được ông Thiên nhấn mạnh là một loại rủi ro đe dọa kinh tế Việt Nam. Ngoài nợ ngoại quốc, nợ nần trong nước cũng đang tăng rất nhanh qua việc chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các ngân hàng thương mại. Do lãi suất cao mà kỳ hạn lại ngắn, nghĩa vụ trả nợ sẽ vô cùng nặng nề và rất dễ bùng phát lạm phát.
Không riêng ông Thiên mà một số chuyên gia kinh tế khác cũng đồng ý rằng kinh tế Việt Nam đang hồi phục trong lòng hố. Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước nhận định, nhiều rủi ro vẫn song hành với sự hồi phục này vì “chi phí lót tay” nhiều làm chi phí đầu vào quá cao. Việc áp dụng chính sách, luật pháp quá chậm chạp. Thậm chí luật đem lại sự phấn chấn khi ban hành nhưng lúc thực hiện lại gây thất vọng bởi việc hướng dẫn thi hành chẳng đến đâu.
        (G.Ð)    NV