Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Tran Đai Quang

Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm cho các sỹ quan cấp cao

Chiều nay, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan có liên quan đã tổ chức trọng thể lễ thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước đã ký các quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Trọng Nghĩa; thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng đối với Giám đốc Học viện Quốc phòng Trần Việt Khoa.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã trao các quyết định cho Thượng tướng Phan Văn Giang, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trung tướng Trần Việt Khoa.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trần Đại Quang, thăng hàm
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định thăng quân hàm cho ba sỹ quan cao cấp
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ việc thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng đối với đồng chí Phan Văn Giang, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trần Việt Khoa thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, đóng góp của mỗi đồng chí trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ các đồng chí được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng là những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và Quân đội, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách qua nhiều cương vị lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội.
“Trên các cương vị công tác, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, các đồng chí cũng thể hiện rõ là những cán bộ có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, luôn mang hết tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc mọi chức trách, nhiệm vụ được giao,” Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay đang đứng trước tiền đồ hết sức vẻ vang, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó lường. Các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình,” chống phá cách mạng với những thủ đoạn ngày càng thâm độc, xảo quyệt hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trước tình hình đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
“Phải xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống,” Chủ tịch nước chỉ rõ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trần Đại Quang, thăng hàm
Thượng tướng Phan Văn Giang phát biểu
 
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội mong muốn và tin tưởng các đồng chí được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phải luôn chủ động, nhạy bén, nắm vững tình hình về mọi mặt để tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và lực lượng dân quân tự vệ; đồng thời thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng tổ chức quân đội ngày càng vững mạnh toàn diện.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các đồng chí được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng phải chú trọng chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phẩm chất đạo đức; ra sức học tập, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đối với cá nhân từng đồng chí, phải giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, thực sự gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật Quân đội; luôn đoàn kết, thống nhất, khiêm tốn, giản dị, gần gũi, gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh mong muốn, các đồng chí được thăng quân hàm cấp Thượng tướng, Trung tướng phải tích cực nghiên cứu chiến lược, chiến thuật, chú trọng đổi mới tư duy, phương pháp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý; cùng với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất để mãi xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”
Thay mặt các tướng lĩnh được thăng quân hàm, Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các bộ, ban, ngành, các tầng lớp nhân dân đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí có cơ hội phấn đấu, trưởng thành trong môi trường quân đội.
Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định là cán bộ trưởng thành trong Quân đội, các sỹ quan được thăng quân hàm đợt này luôn xác định phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội giao phó. Các sỹ quan cấp cao của Quân đội hứa không ngừng nỗ lực rèn luyện, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nguyện đem hết sức lực, trí tuệ góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thăng hàm Thượng tướng cho 4 sĩ quan quân đội

Thăng hàm Thượng tướng cho 4 sĩ quan quân đội

Chủ tịch nước tin tưởng 4 sĩ quan được thăng hàm sẽ tiếp tục rèn
luyện bản lĩnh chính trị, không ngừng học tập, nghiên cứu, nâng cao năng
lực.

Phong hàm Thượng tướng cho 2 Thứ trưởng Công an

Phong hàm Thượng tướng cho 2 Thứ trưởng Công an

Chủ tịch nước trao quyết định phong quân hàm cấp
Thượng tướng cho hai Thứ trưởng Bộ Công an: Nguyễn Văn Thành và Phạm
Dũng.

Thăng hàm Thượng tướng 2 Thứ trưởng Quốc phòng

Thăng hàm Thượng tướng 2 Thứ trưởng Quốc phòng

Thứ trưởng Bế Xuân Trường và Thứ trưởng Võ Trọng Việt là 2 trong 3 cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng hàm thượng tướng.

Hai Trung tướng được thăng hàm Thượng tướng

Hai Trung tướng được thăng hàm Thượng tướng

Sáng nay, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức lễ công bố quyết định thăng
quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với 2 cán bộ thuộc lực
lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân. 

Thăng hàm Thượng tướng cho Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn

Thăng hàm Thượng tướng cho Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn

Đây là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với đóng góp của ông Huỳnh Ngọc Sơn trong hoạt động cách mạng 50 năm
qua.
Theo TTXVN

Thiếu tiền xây bảo tàng 11.000 tỉ, Bộ Xây dựng 'kêu' Thủ tướng

Thiếu tiền xây bảo tàng 11.000 tỉ, Bộ Xây dựng 'kêu' Thủ tướng



  
LÂM HOÀI - VŨ VIẾT TUÂN



      






 Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản lên Thủ tướng kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử quốc gia đang giẫm chân tại chỗ do không có tiền.

Thiếu tiền xây bảo tàng 11.000 tỉ, Bộ Xây dựng kêu Thủ tướng - Ảnh 1.
Phối cảnh bảo tàng 11.000 tỉ đồng - Ảnh tư liệu
Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia được khởi động xây dựng từ năm 2014. Tuy nhiên do việc bố trí nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, dự án đã phải nhiều lần giãn tiến độ.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2017, dự án bắt đầu tiếp tục được triển khai thực hiện. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư và một số nội dung công việc giai đoạn thực hiện đầu tư, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên hiện dự án đang bị dừng hoàn toàn do không được bố trí vốn.
"Mặc dù Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT&DL nhiều lần có kiến nghị, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, kinh phí chuẩn bị đầu tư các năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 vẫn không được bố trí", văn bản gửi Thủ tướng của Bộ Xây dựng nêu.
Do không được bố trí vốn, các ban quản lý dự án không có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ viên chức.
Hiện kinh phí để thanh toán cho các nhà thầu theo cam kết hợp đồng cũng phải hoãn lại.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Mỹ Linh - thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết hiện dự án dang phải dừng hoàn toàn để chờ cuộc họp của ban chỉ đạo vì cuộc họp này liên quan mật thiết tới việc bố trí nguồn vốn.
Mặc dù vậy, trao đổi với Tuổi trẻ, kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cho biết hệ thống bảo tàng đã xây dựng của VN khá vắng người xem, thường hoạt động không hiệu quả, chưa mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
"Việc xây dựng bảo tàng không hề sai. Nhưng chúng ta nên xem xét theo mức độ ưu tiên trong đời sống hiện tại của người dân để đầu tư.
Nếu dùng ngân sách nhà nước xây bảo tàng tử tế, khang trang, nhưng tốn nhiều tiền, trong khi đất nước vẫn đi vay nợ nước ngoài thì liệu có nên hay không?
Việc xây bảo tàng đã đến mức cấp thiết như vậy chưa? Theo tôi, đổ hàng nghìn tỉ đồng để xây Bảo tàng lịch sử quốc gia vào thời điểm này chưa thực sự cần thiết" - ông Đức nói.
Theo ông Đức, trong khi chưa xây mới, có thể nâng cấp các bảo tàng hiện có để bảo quản đồ vật, phục vụ du khách được tốt hơn...
TTO 
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tổng mức đầu tư gần 11.300 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày.
Dự án được xây dựng tại ô đất số 7 khu đô thị mới tây Hồ Tây, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng gần 10ha, gồm bốn hạng mục xây dựng: tòa nhà chính, khu tưởng niệm danh nhân, khu trưng bày ngoài trời, hạng mục kỹ thuật phụ trợ - cây xanh - cảnh quan.
Riêng tòa nhà chính được xây dựng trên khu đất hơn 20.000m2, một tầng hầm và 6 tầng nổi, bao gồm kho lưu giữ hiện vật qua các thời kỳ; trung tâm bảo quản và phục chế; hội trường, các phòng hội thảo, chiếu phim phục vụ công tác nghiên cứu, học tập…