Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

CSGT cùng dân giúp tài xế nhặt bia bị đổ xuống đường

 Khoảng 5g30 ngày 21-4, trên quốc lộ 1 đoạn thuộc qua P.Bình Thắng, TX.Dĩ An (Bình Dương), một chiếc xe tải bị nổ hai bánh trước, khiến hàng trăm thùng bia đổ xuống đường.
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đức Trong
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đức Trong
Vụ tai nạn cũng làm cho quốc lộ 1 hướng TP.HCM - Đồng Nai ùn tắc nghiêm trọng. Chiếc xe tải gặp nạn do tài xế L.H.T (29 tuổi) điều khiển.
Theo tài xế T., anh lái chiếc xe tải trên chở khoảng 500 thùng bia lon và 100 két bia chai từ TP.HCM đi thị xã Lagi (Bình Thuận).
Lực lượng dác dân phòng, người dân P.Bình Thắng và lực lượng CSGT cùng xuống đường phụ giúp tài xế bảo vệ hiện trường, nhanh chóng dọn dẹp, trả lại mặt đường cho xe cộ đi qua thông thoáng.
Bánh trước bên trái của xe bị nổ khiến chiếc xe mất thăng bẳng rồi tông vào dải phân cách. Sau khi tông vào dải phân cách, bánh trước còn lại tiếp tục nổ làm chiếc xe loạng choạng, xoay ngang rồi tiếp tục tông vào vỉa hè sau đó mới dừng hẳn.
Cú tông vào dải phân cách và vỉa hè khiến cho dây cáp cột các thùng bia trên xe bị đứt và nắp thùng bên phải bung ra, hàng trăm thùng bia rơi vãi xuống đường.
Ghi nhận tại hiện trường, các lon bia và chai thủy tinh bị vỡ rơi vãi khắp mặt đường, nhiều đoạn của dải phân cách bị vỡ do cú tông của xe tải.
Đến khoảng 3 tiếng sau, hiện trường mới được dọn dẹp xong.
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đức Trong
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đức Trong
Vụ tai nạn khiến quốc lộ 1 hướng TP.HCM –Đồng Nai kẹt xe nghiêm trọng - Ảnh: Đức Trong
Vụ tai nạn khiến quốc lộ 1 hướng TP.HCM – Đồng Nai kẹt xe nghiêm trọng - Ảnh: Đức Trong
Mọi người cùng nhau phụ tài xế dọn dẹp hiện trường - Ảnh: Đức Trong
Mọi người cùng nhau phụ tài xế dọn dẹp hiện trường - Ảnh: Đức Trong
Mọi người cùng nhau phụ tài xế dọn dẹp hiện trường - Ảnh: Đức Trong
Mọi người cùng nhau phụ tài xế dọn dẹp hiện trường - Ảnh: Đức Trong
                 TTO
ĐỨC TRONG
Cách đây đúng 40 năm, ngày 21/4/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, sau khi Xuân Lộc thất thủ.
Theo cuốn Khi đồng minh tháo chạy của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu lên truyền hình đọc diễn văn từ chức, có đoạn:
“Các ông để chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó là một hành động vô nhân đạo của một Đồng minh vô nhân đạo. Đó cũng là một lý do tại sao, khi phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ đến Việt nam, tôi đã nói với họ rằng đây không còn phải là vấn đề 300 triệu nữa mà là vấn đề Hoa Kỳ có còn giữ lời hứa giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ nền độc lập và tự do của họ hay không?"

"Hoa Kỳ hãnh diện là một quốc gia bảo vệ đến cùng chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới, và sẽ ăn mừng lễ độc lập năm thứ 200 vào năm tới. Tôi hỏi họ rằng: "Lời nói của Hoa Kỳ có còn giá trị gì nữa không? Những cam kết của Hoa Kỳ có còn hiệu lực không?"

Ba trăm triệu không phải là món tiền lớn đối với các ông…Từ chối món tiền này, các ông còn muốn chúng tôi thắng Cộng sản hay ngăn chặn làn sóng xâm lăng của Cộng sản - là công việc rnà các ông đã không làm nổi trong suốt sáu năm trường với quân đội và chi phí khổng lồ của Hoa Kỳ. Thật là phi lý..."
Phó Tổng Thống Trần Văn Hương sau đó làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Cũng theo cuốn Khi đồng minh tháo chạy, ông Hương khuyên ông Thiệu sớm rời khỏi Việt Nam “vì nếu không, Cộng sản sẽ nói ‘tôi đang điều khiển một Chính phủ Thiệu không có Thiệu’.”
Ông Thiệu sau đó được cử làm đặc sứ Việt Nam Cộng Hòa đi Đài Bắc phúng điếu Tổng thống Tưởng Giới Thạch vừa qua đời ngày 5 tháng 4. Đêm 25/4, ông Thiệu rời Sài Gòn.
Sang ngày 28/4, đến lượt ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống, kéo dài không quá 72 giờ trước ngày Sài Gòn sụp đổ vào hôm 30/4.
Trong hình là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Phó Tổng thống Trần Văn Hương tháng 11 năm 1972.
               theo BBC  

Thịt lợn tiêm thuốc ngủ, ăn vào dễ thần kinh, mục xương


Thịt lợn tiêm thuốc ngủ trước khi giết mổ chắc chắn tồn đọng chất độc. Người ăn loại thịt này thường xuyên sẽ hỏng thận, hại thần kinh, mục xương... 

Xem clip thịt lợn bẩn trong lò mổ (nguồn: ANTV):
Hàng loạt vụ việc tiêm thuốc an thần và bơm nước vào bụng lợn trước khi đem bán bị phát hiện khiến người dân hoang mang, lo sợ. Mới đây nhất, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) và Chi cục Thú y Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng lợn đã được tiêm thuốc ngủ trước khi bơm nước. 
Thịt lọn tiem thuóc ngủ, an vào dẽ than kinh, muc xuong
Thuốc an thần tìm thấy tại hiện trường lò giết mổ lậu ở H.Bình Chánh - Ảnh: Hoàng Việt. 
Theo cơ quan chức năng, loại thuốc thường được tiêm vào lợn trước khi đem bán thịt có tên Prozil 20 ml, Prozil fort, có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật. Thuốc này  tác động lên hệ thần kinh trung ương, chống các chứng co giật, an thần, giảm đau khi đẻ, mổ, thiến hoạn lợn. Nó cũng có tác dụng chống sốc, chống stress cho lợn nái quậy phá trong khi sinh. Thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Người tiêu dùng lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra nếu ăn nhầm phải thịt con lợn đã được tiêm thuốc này. Tiến sĩ dược khoa Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y TP HCM, cho biết: "Hiện nay nhiều người chăn nuôi tiêm Prozil (acepromazine) cho lợn thịt nhằm mục đích an thần cho chúng trước khi giết mổ, để lợn không bị kích động, giẫy giụa la hét trong quá trình vận chuyển đến lò mổ, gây sụt cân, bầm dập làm giảm giá".
Theo ông Đức, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại. Đặc biệt, nhiều loại thuốc an thần có thời gian tồn đọng trong cơ thể rất dài. Prozil là tên biệt dược của acepromazine. Hoạt chất acepromazine có thể gây các phản ứng có hại, trong đó có tác dụng gây hạ huyết áp trầm trọng vì làm giãn mạch ngoại biên nếu sử dụng liều cao hoặc quá liều.
Thịt lọn tiem thuóc ngủ, an vào dẽ than kinh, muc xuong-Hinh-2
Có thể bị thần kinh, mục xương khi ăn thịt lợn tiêm thuốc an thần.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức khẳng định, nếu người chăn nuôi tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, chắc chắn thuốc còn tồn đọng trong thịt và người ăn thịt này sẽ bị nhiễm độc.
"Điều đáng lo ngại hơn là liều lượng thuốc an thần được tiêm vào cơ thể lợn không thể kiểm soát. Nếu lợn bị tiêm thuốc an thần quá liều, thuốc càng trở thành chất độc, dẫn tới nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng".
Cũng liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia chống độc cho biết, nếu dư lượng thuốc chưa được lợn đào thải hết, khi người ăn phải loại thịt lợn này, dư lượng thuốc sẽ xâm nhập cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Người liên tục ăn phải thịt lợn có thuốc an thần sẽ mắc các bệnh về thận, thần kinh... 
Đặc biệt, trẻ em ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần sẽ chịu ảnh hướng rất lớn vì trẻ hấp thụ thực phẩm rất nhanh, nên hấp thụ thuốc rất nhanh. Lượng chất độc được hấp thụ vào cơ thể nếu lớn sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đần độn, quấy khóc. 
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Lương, phụ trách Phòng khám thú y Bích Lương (Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội), cũng từng trả lời trên báo chí: Loại thuốc an thần được dùng tiêm vào lợn trước khi thịt khi tích tụ trong người sẽ làm hại thận, thần kinh, gây ra các hội chứng đãng trí, run tay chân, thậm chí có thể bị hỏng xương như mục xương. Người ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thầnProzil tích lũy lâu ngày sẽ đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và mất ngủ.
Hàng loạt vụ việc tiêm thuốc an thần và bơm nước vào bụng lợn trước khi đem bán bị phát hiện khiến người dân hoang mang lo sợ. Nhiều người còn tẩy chay thịt lợn vì sợ sẽ mắc phải những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe khi ăn phải loại này. 
Ngày 19/4/2015, Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết vừa phối hợp với Chi cục Thú y TP Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng heo đã được tiêm thuốc ngủ trước khi đưa đi tiêu thụ. Tối 18/4/2015, lực lượng liên ngành ập vào cơ sở kinh doanh tại số 563, tổ 9, ấp 3, xã An Hòa, TP Biên Hòa, do ông Phan Văn Vui (46 tuổi, ngụ xã An Hòa) làm chủ, phát hiện năm thanh niên đang bơm nước vào bụng heo.Thời điểm bị kiểm tra, có tổng cộng 120 con heo, nhiều con nằm bất động dưới nền nhà. Trong số đó, 30 con heo đã bị bơm nước xong chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ. 
Trước đó ngày 27/10/2014, Đoàn kiểm tra liên ngành TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã bất ngờ kiểm tra cơ sở chăn nuôi của ông Vũ Xuân Hải, ngụ tại tổ 31, khu phố 7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa. Đoàn đã bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức bơm nước vào bụng heo trước khi đưa đi tiêu thụ. Tại hiện trường, 9 người đang tham gia bơm nước cho hơn 200 con heo thịt, trong đó 42 con đã được bơm nước.Các đối tượng này chích thuốc cho heo ngủ rồi dùng nguồn nước giếng khoan ngay tại khu chăn nuôi bơm vào bụng heo. 
Thu Nguyên  (Kiến Thức)