Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Dòng sông sẽ buồn lắm đấy em!

Hoàng hôn trên sông Đồng Nai. Ảnh: TTXTDL Đồng Nai

Cô gái à! Khi em ví mình như một dòng sông, anh đã cảm thấy rất thú vị. Biết vì sao không? Vì tất cả các cuộc chiến tranh từ trước đến giờ chỉ xoay quanh đất đai, lương thực, nguồn nước và... phụ nữ.

Quê anh ở Đồng Nai, nơi có con sông nội sinh lớn nhất đất nước này. Anh yêu nó lắm, nhiều như anh yêu em vậy! Người ta chặn dòng để làm thủy điện, hút cát của nó để làm vật liệu xây dựng, khai thác cát bơm của nó để làm thức ăn, dùng nước của nó để phục vụ nhu cầu sinh hoạt,... Vậy mà sông Đồng Nai cứ hiền khô, anh chưa thấy dòng sông ấy trách móc con người bao giờ!
Bạn thân của anh là một nhà thơ đã bảo rằng trong thế giới này những gì thuộc về tự nhiên đều rất vô tư cho và nhận. Sự ngu ngốc và tráo trở tồn tại trong cuộc đời này, chỉ có ở con người... Thế nên khi anh nhìn dòng sông quê mình tiều tụy và xấu xí dần đi theo thời gian, anh lại càng cảm nhận lời nhận xét trên sâu sắc hơn.
Mà ngộ lắm. Cách đây mấy năm, tỉnh Đồng Nai nhà anh phản đối quyết liệt dự án xây dựng thủy điện ở đầu nguồn dòng sông. Hành động ấy làm anh vui lắm vì nghĩ rằng chính quyền ở quê hương mình biết lo lắng cho môi trường sinh thái. Trước đó nữa, sông Đồng Nai đã phải một thời gian dài gánh chịu nguồn thải hôi thối của công ty Vedan. Vậy mà bây giờ người ta lại đồng ý lấp một phần dòng sông mà theo báo chí, mục đích cuối cùng là phân lô bán nền. 
Cuộc đời kỳ lạ thật, người ta thay đổi nhanh hơn dòng nước chảy trên sông! Có những người năm xưa mạnh mẽ đứng lên phản đối thủy điện thì bây giờ lại im lặng một cách khó hiểu về dự án cứ lừ lừ "ăn" vào dòng sông. Còn bên lở sông Đồng Nai? Nếu dòng chảy thay đổi chắc sẽ còn lở hơn nữa. Biết đâu cái dự án xây dựng bờ kè từ tiền thuế của nhân dân vì thế mà được tăng thêm vốn đầu tư...
Thì cũng như bao nhiêu năm thôi mà, dòng sông có nói được bao giờ. Nó vẫn cứ âm thầm chịu đựng, nó vẫn cứ nhận những vết đau. Những người yêu thương nó cũng đau lắm...
Em à!
Khi nghe em nói rằng em muốn cuộc đời mình "chảy" như một dòng sông, anh lo lắm. Đó chắc là một cuộc đời thú vị và có ý nghĩa nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đang chờ đợi. Đã có nhiều dòng sông trên thế giới này bị khai thác cùng kiệt, bị ô nhiễm biến dạng. Thậm chí có những dòng sông đã chết, theo đúng nghĩa đen của từ này! 
Bất kỳ nền văn hóa nào cũng xuất phát từ các dòng sông và hình như anh cũng nhận thấy rằng những kẻ kém văn hóa và tham lam nhất cũng thường là những kẻ xâm hại đến các dòng sông.
Anh tin những điều tử tế, những người tử tế vẫn còn tồn tại trong cuộc đời này. Nhưng cô gái à, hãy cẩn thận! Bởi bọn độc ác, bởi nhóm tham lam, bởi những kẻ cơ hội vẫn đang rình rập ngoài kia.
Cô gái đáng yêu ơi, anh thương em!
Cho anh đồng hành và bảo vệ em nhé! Như mấy năm nay anh cố bảo vệ dòng sông quê mình. Cuộc đời thì ngắn tẹo, nếu không tận lực làm điều gì đó có ý nghĩa, thì cuộc đời nhạt nhẽo lắm!
Em biết không...
Dòng sông sẽ buồn lắm đấy!
Nếu chúng mình không đến với nhau...

Lấp sông Đồng Nai làm dự án: có thể dòng chảy thoát lũ is dangerous

Nhiều nhân sĩ, trí thức người dân and tiếp tục có ý kiến mạnh mẽ deprecate việc lấp sông Đồng Nai để làm dự án .

Đại công trường Làn Sóng retained tiếp tục been thi công, bất chấp ý kiến ​​deprecate of công luận and dư luậnĐại công trường Làn Sóng retained tiếp tục been thi công, bất chấp ý kiến ​​deprecate of công luận and dư luận - Ảnh: Bạch Long
Ông Đỗ Đức Dũng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, cho biết: Sông Đồng Nai does not sông riêng of tỉnh Đồng Nai which has affects multiple địa phương. Không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, khai thác giao thông đường thủy, sông Đồng Nai may also nhiệm vụ thoát lũ. Theo tính toán lưu lượng thoát lũ trên hệ thống sông this much lớn, với between 18,000-20,000 m 3 / giây, if any tác động nào làm affects dòng chảy thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Đoạn sông đang has dự án bị cong and kèm theo xới lở bờ. If việc có thể tác động thiệp which you can ngăn chặn hiện tượng been xới lở but do not affects lưu lượng thoát lũ thì may not be có gì bàn cãi, which is right việc làm, Đặng làm. But also be đặt ra tình huống ngược lại, hành động có thể thiệp to dòng chảy be làm changes to chức năng truyền tải thoát lũ, cản trở dòng chảy is much nguy hiểm, chắc chắn will give strange ngập lụt or phát sinh thêm the điểm sạt lở in hệ thống. Còn level độ cụ thể ra sao thì cần nghiên cứu must have thực tế and has tính toán cụ thể than.
Be a cử nhân vực địa lý ĐH Văn khoa Sài Gòn, Tôi see chuyện lấp sông affect nghiêm trọng môi trường sinh to thái and able mất Cù lao Phố làm changes dòng chảy is much cao. Do that, theo Tôi must have chuyên gia đánh giá kỹ as về tác động môi trường cấp cao out like Bộ Tài nguyên - Môi trường chẳng hạn.
Bà Nguyễn Thị KB , nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm Đồng Nai
Một nguyên tắc khó có ai phủ nhận be a while dòng chảy đang rộng lớn, anh lấy đất đá san lấp, thu nhỏ lại thì dĩ nhiên nguồn nước non bị Don ứ, khó avoid from your sạt lở khu vực xung quanh.Chưa hết, one Khi anh san lấp mặt bằng, đổ bê tông làm bờ kè, thì chắc chắn dòng chảy will change qua Phía within kia sông, cause xới lở is điều khó avoid from a.
Một cán bộ Cúc Thuế tỉnh Đồng Nai (ngụ tại P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa)
Tui chèo ghe bán vé số 42 năm nay dọc bờ sông Đồng Nai. Năm ngoai chỗ this (nơi ông Thành đang đứng - PV) is mép sông, nước vỗ rì rào quanh năm, nay trở thành bãi đất đá one Ngon ngang kéo dài cả cây số. Giờ tui must be neo thuyền từ ngoài xa and đi bộ bán vé số on the primary mặt sông which năm ngoai tui còn chèo thuyền.
Ông Võ Văn Thành , 76 tuổi - one người dân TP.Biên Hòa
Người dân not tôn trọng
Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, Trưởng văn phòng luật sư Tri Ân (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai), định nhận: "Việc tỉnh have a dự án giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị is điều tốt. Lúc lập dự án and are cấp phép thì chắc chắn chủ đầu tư existing đánh giá tác động môi trường. Về mặt khoa học, dự án làm has changed dòng chảy, sạt lở ... like thế nào, Tôi not an cơ quan chuyên môn, can not đánh giá. Sông Tôi see việc affects dân cư ven sông is much lớn. Have to xem lại chủ đầu tư làm have to nơi, đến chốn hay chưa, hay là chỉ quan tâm lợi ích to your ".
Quảng Cáo
 
 
Th.S Lê Tuấn Đạt - Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Đồng Nai, thì cho biết ông not hình phân would thế nào if Cù lao Phố biến mất. Th.S Đạt nói: "Là người dân one of TP.Biên Hòa yêu mến nơi mình sinh sống, Tôi ngạc nhiên much on biết tin đoạn sông this đang bị lan. Tôi, as well as many người dân quan tâm vấn đề to this was ra bờ sông xem thử, and explain what was not find Tôi gợi be those cảm giác khó tả and khó chịu.
Mấy chục năm trước đây, Recent khúc sông this one không cây số, have a cù lao nhỏ has người sinh sống hẳn hoi, gọi is Cồn Gạo. Việc xây dựng cầu Đồng Nai those năm xưa ấy have make cho cái cù lao nhỏ this biến mất do not for lại dấu vết. Việc Lan song lần this has quy mô larger việc xây cầu năm xưa many lần ".
Đụng vào those giá trị linh thiêng
Nhà Bảo Mai Quốc Ấn, ngụ TP.Biên Hòa, already Thốt lên such. Ông Ấn nói: "Khỉ biết tin Công ty Toàn Thịnh Phát định thực hiện dự án sông Đồng Nai Lan cách đây mấy năm, Maximum khá lo lắng. Cách làm they be khoác bằng multiple mỹ từ but Tôi coi which is dự án not only xâm hại values ​​văn hóa which còn đụng to those điều linh thiêng of lịch sử, con người and the lines sông ".
Ông Ấn nói thêm: "Biên Hòa is range đất tứ linh, is trung tâm of range Đồng Nai xưa, bao including Đồng Nai thượng (cao nguyên Lâm Viên) and Đồng Nai hạ (near like cả khu vực Đông Nam bộ giờ bây ). Như đa phần the trung tâm tâm linh, văn hóa, thương mại khác Trên thế giới been hình thành từ lines sông, đất Biên Hòa trở be linh thiêng, bồi đắp thêm values ​​văn hóa, thành điểm giao thương Tập NAP than 300 năm nay is nhờ dòng sông Đồng Nai. Những ngôi chùa, mái đình, bãi chợ, nhà dân, cây cối ... Bên bờ sông is chứng nhân lịch sử cho values ​​ấy.
Until thời điểm this Công ty Toàn Thịnh Phát also chính quyền tỉnh Đồng Nai chưa hề công bố nghiên cứu về of those việc di sản văn hóa within bờ sông possible bị tác động bởi thi công. Chưa Kể Phía bờ kia sông within Đồng Nai be will xôi mòn since dòng chảy changed.
Nhà báo Ấn Kể thêm: "Tôi each gặp ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát, and nghe ông này nói về dự án sông Đồng Nai Lan. When hỏi that công ty khảo sát have ý kiến ​​of hộ dân khu vực out affect trực tiếp bởi dự án hay chưa thì ông Kiệt trả lời Tôi that have implemented and receive ý kiến ​​ủng hộ of multiple người dân. Chỉ bằng some cuộc điện thoại, mấy câu hỏi Bang Quo, 1 hoặc 2 lần ghé xuống thăm người quen la toi xác định chủ đầu tư been dự án chưa hề cung cấp thông tin chính xác one cách trung thực cho người dân bị affect bởi dự án ".
Bộ TN-MT yêu cầu tỉnh Đồng Nai báo cáo việc lấp sông VRN would phản Biên
Chiều 19.3, ong Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết bộ đã yêu cầu this Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai báo cáo all thông tin liên quan dự án to xây dựng khu đô thị ven sông Đồng Nai . Thứ trưởng Tuyến nói that, ông đã yêu cầu Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai gửi báo cáo qua email ngay in ngày 19.3. Chiều tối cùng ngày, ong Tuyến cho Thanh Niên biết ông received báo cáo, hồ sơ dự án the.
* TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - đại diện khu vực Phía nam of Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), cho biết: "We have đang báo cáo đánh giá tác động môi trường (đtm) of dự án lấp sông Đồng Nai in tay. Ngay in ngày 19.3, VRN chuyển bản đtm this to the nhà khoa học quan tâm has in and ngoài mạng lưới of VRN for they read and đánh giá góp ý về đtm this. Một dòng sông if chỉ bị lan ra 5 m thôi thì làm have changed dòng chảy of its rồi. Dự kiến ​​vào đầu tháng 4 to, thông qua one đơn vị khoa học, VRN would tổ chức cuộc họp one has sự tham gia of the nhà khoa học và which has người quan tâm to lắng nghe ý kiến ​​of the inside góp ý cho đtm of dự án this. Purpose of cuộc họp is giúp cho tỉnh Đồng Nai also người dân có cái nhìn tổng quan and thấu đáo về dự án than.
Dự án cải tạo cảnh quan phát triển and đô thị ven sông Đồng Nai, quy mô
8,4 ha làm Công ty cổ phần ĐT - KT - XD Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Cơ quan tư vấn is Viện Môi trường tài nguyên and (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đơn vị tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 and 6A.
 Quang Duẩn - Chí Nhân

Thanh Niên

“Nắn sông” Đồng Nai, hàng triệu người đói?

TP - “Việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn”, GS. TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học công nghệ và môi trường, ĐH Công nghiệp TPHCM, nhận định.
GS Bá nói, sông Đồng Nai, gồm hệ sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Vàm Cỏ lưu vực bao trùm 11 tỉnh, thành (Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An…), có hệ sinh thái đa dạng nên việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn. Quy luật bên lở, bên bồi của sông bị phá vỡ, dòng chảy bị đổi hướng, gây sạt lở bờ sông, thiệt hại về tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, thủy vực, nhà cửa, đất canh tác của các hộ dân, ông trao đổi với Tiền Phong. 
Cảnh quan của dòng sông nếu mất đi thì mãi mãi không lấy lại được. Việc thu hẹp dòng chảy sẽ còn làm thủy lực của dòng chảy tăng lên, đe dọa nhiều địa danh nổi tiếng như Cù lao Phố.

Ông Đặng Văn Khoa
“San lấp một phần dòng sông ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, cụ thể là đường đi của cá bởi nhiều loài hằng năm cứ đến mùa sinh sản cá từ hạ lưu ngược lên thượng nguồn đẻ trứng. Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai hiện nay hoạt động chưa hiệu quả. Các tỉnh, thành trong lưu vực mạnh ai nấy làm, không thống nhất về trị thủy, quản lý lưu vực, quản lý dòng sông”, ông Bá nói.
Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TPHCM nói: “Rất sửng sốt khi biết tỉnh Đồng Nai cho phép lấp sông Đồng Nai để xây dựng một khu đô thị mới ở thành phố Biên Hòa”. Ông Khoa bày tỏ: Khai thác ưu thế của thành phố Biên Hòa với cảnh quan của con sông rất cần được ủng hộ nhưng chọn cách san lấp, lấn ra dòng chảy 7-8 ha, tác động thô bạo đến dòng sông sẽ gây mất cân bằng sinh thái. Việc san lấp với quy mô lớn không chỉ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, dòng chảy, lũ lụt, xói lở mà còn tác động đến cả lưu vực rộng lớn, trong đó có TPHCM. 
Ông Đặng Văn Khoa: “Tôi rất sửng sốt khi biết Đồng Nai cho phép nắn sông...”
“Toàn bộ người dân trong lưu vực sống nhờ vào nguồn nước của sông Đồng Nai. Việc san lấp quy mô lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Trạm cấp nước của thành phố Biên Hòa gần vị trí san lấp. Các trạm cấp nước thô của các nhà máy nước ở TPHCM cũng ở khu vực hạ lưu. Cả triệu mét khối đất đá, xà bần đổ xuống sông thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt có còn đảm bảo?
Về lâu dài, hoạt động của một khu đô thị trên sông sẽ còn tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước” - ông Khoa nói. Theo ông Khoa, các quy định pháp luật hiện hành không cho phép xây dựng công trình, chồng chất những khối bê tông, vật liệu xây dựng trong phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch, huống hồ là tiến hành san lấp sông quy mô lớn như Toàn Thịnh Phát đang làm.
Tôi đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai lắng nghe nhiều hơn ý kiến của cộng đồng dân cư tại chỗ và các chuyên gia, xem xét thấu đáo để có những quyết định và điều chỉnh phù hợp. Bộ Tài nguyên môi trường cũng cần vào cuộc làm rõ và thông tin công khai đến người dân. Cảnh quan của dòng sông nếu mất đi thì mãi mãi không lấy lại được. Việc thu hẹp dòng chảy sẽ còn làm thủy lực của dòng chảy tăng lên, đe dọa nhiều địa danh nổi tiếng như Cù lao Phố” - ông Khoa nói.

Tháng 9/2014, Cty Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Theo đó dự án có quy mộ 8,4 ha. Trong đó, trên 7,7 ha là phần diện tích lấn sông còn lại là phần đất hiện hữu. Sau gần 5 tháng triển khai, đến nay hàng nghìn mét khối đất đá đã được Cty Toàn Thịnh Phát lấp xuống sông Đồng Nai trong phần dự án. 

BÍ ẨN Ở DỰ ÁN ĐHQGHN Ở HÒA LẠC: ĐƠN XIN THA CHẾT CHO CÂY XANH VÀ XIN ĐỦ THỨ

BÍ ẨN Ở DỰ ÁN ĐHQGHN Ở HÒA LẠC: ĐƠN XIN THA CHẾT CHO CÂY XANH VÀ XIN ĐỦ THỨ: Kính gửi: Các bác đã ra lệnh "xử tử" cây xanh và các bác được giao nhiệm vụ "hành quyết " cây xanh Dân nữ em tê...

Họp báo vụ chặt 6.700 cây xanh: Hà Nội tránh trả lời 21 câu hỏi của PV

VOV.VN - 21 câu hỏi được các phóng viên báo, đài đặt ra chỉ nhận được câu trả lời chung chung.
Phóng viên hỏi dồn dập, lãnh đạo Hà Nội trả lời chung chung
Việc Hà Nội triển khai đốn hạ hàng nghìn cây xanh đang gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, điều đáng nói là tại cuộc họp báo chiều nay (20/3), ngoài phát biểu của ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội và phần công bố Thông báo ý kiến Kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo dừng chặt cây trên một số tuyến phố, 21 câu hỏi của các phóng viên đặt ra liền một lúc đều chưa được trả lời cụ thể, chi tiết. 
 
Đông đảo phóng viên báo đài có mặt tại buổi họp báo
Các câu hỏi của báo chí đặt ra với lãnh đạo TP Hà Nội liên quan đề án thay thế 6.700 cây xanh đề cập đến nhiều góc độ: Việc đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan và tác động dư luận được thực hiện chưa? Đến nay bao nhiêu cây đã bị chặt? Xã hội hóa như thế nào? Ai tham mưu và quyết định chặt cây? Ai thẩm định những cây đó bị sâu mọt? Lãnh đạo Hà Nội khẳng định người dân ở khu vực có cây thay thế đồng thuận căn cứ vào đâu hay người ở mặt đường muốn giải phóng mặt phố để kinh doanh? Chọn cây vàng tâm đã hợp lý chưa khi nhiều tuyến phố Hà Nội gắn liền với nhiều loại cây như sao, sấu?
Nhấn mạnh Hà Nội luôn cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân, công luận, các tổ chức, nhà khoa học, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng nói: “Tất cả các ý kiến đều xuất phát từ tấm lòng xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại; để môi trường đời sống của 7 triệu dân Thủ đô, hàng triệu khách du lịch, người dân đến Thủ đô và bà con Việt kiều về thăm quê hương, thăm Thủ đô được đảm bảo”.
Hà Nội thừa hưởng hệ thống giá trị quý giá của cha ông để lại, trong đó có hệ thống cây xanh. Trách nhiệm của TP Hà Nội và người dân phải chung tay bảo tồn và phát triển để thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng. Hệ thống cây xanh Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt đối với Thủ đô, mang giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đi vào thơ ca, gắn với tiềm thức, tình cảm của nhiều thế hệ người dân Thủ đô.
“Do đó ứng xử với hệ thống cây xanh có cả Nghị định, Thông tư, quyết định từ Quốc hội đến Thành phố qua nhiều thời kỳ, có chỉnh sửa, tiếp thu để phù hợp với tình hình mới. Hệ thống cây xanh là “lá phổi” của thành phố và ai cũng biết. Giữ “lá phổi” là việc cần thiết chúng ta phải làm”, ông Hùng nói. 
“Không có tiêu cực, lợi ích nhóm”
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng khẳng định, "việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố là chủ trương đúng đắn của Thành phố, thực hiện đúng quy định, quy trình. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện thiếu thông tin, thiếu minh bạch và sự nôn nóng của một số nhà tài trợ gây dư luận bức xúc".
“Có gì tiêu cực, tham nhũng ở đây không? Có lợi ích nhóm hay không? Thay mặt Thành phố tôi khẳng định không có. Sự đóng góp của các tổ chức xã hội, của người dân, nhà hảo tâm, Hà Nội rất trân trọng và cảm ơn. Tôi xin tiếp thu và nhận thiếu sót của một số đơn vị trong thực hiện gây bức xúc dư luận xã hội; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện”, ông Hùng khẳng định.
 Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Quốc Hùng
Vị Phó chủ tịch Thành phố cũng nói từ nay TP Hà Nội sẽ thông tin tốt hơn, thận trọng lắng nghe, cầu thị, tiếp thu khi quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân, tạo sự đồng thuận. Bởi lẽ, “TP Hà Nội không vì mục đích nào khác ngoài nâng cao cuộc sống của người dân, vì sự phát triển văn minh của Thành phố. Mọi sự thành bại đều do dân. Nếu những quyết định, vấn đề thực hiện không đạt sự đồng thuận của người dân là chưa đúng đắn”. 
Ông Hùng cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng phải công khai, minh bạch và thông tin đầy đủ cho báo, đài và dư luận hiểu rõ; tạo điều kiện cho phóng viên tiếp cận nơi chứa cây đã chặt hạ, vườn ươm…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định “Hà Nội không khuất tất điều gì”. Tuy nhiên, điều làm phóng viên hết sức bất ngờ và băn khoăn là khi cuộc họp báo kết thúc mà không có phần giải đáp chi tiết 21 câu hỏi mà các phóng viên đặt ra với lãnh đạo TP Hà Nội./.
Ngọc Thành - Đỗ Hưng/VOV.VN

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp "nao lòng" với bóng cây xanh

Đường phố Hà Nội vốn nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính bởi những hàng cây cổ thụ có tuổi đời mấy chục năm. Vì thế, đề án thay thế, chặt hạ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố ở Hà Nội khiến dư luận không khỏi xót xa.

Xem video liên quan:
Lãnh đạo Hà Nội nhận thiếu sót vụ chặt 6.700 cây xanh
Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhắc đến dáng vẻ cổ xưa, yên bình và lãng mạn. Những vẻ đẹp này được tích lũy từ những hàng gánh hàng rong, những tiếng rao vặt đêm... và không thể không nhắc đến những hàng cây xanh cổ thụ.
Vì thế, đề án thay thế, chặt hạ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố ở Hà Nội khiến dư luận sôi sục là điều không mấy bất ngờ.
Cùng điểm qua những hàng cây đẹp tại các tuyến đường ở Hà Nội.
Chùm ảnh: Hà Nội đẹp

Đề án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên các con phố lớn ở Hà Nội đang khiến nhiều người tiếc nuối, bởi đường phố Hà Nội vốn nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính bởi những hàng cây cổ thụ có tuổi đời mấy chục năm.

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp

Không chỉ có vậy, những hàng cây cổ thụ này còn mang lại bóng mát vào ngày hè oi bức.

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp

Danh sách này có khá nhiều tuyến phố với hàng cây cổ thụ, gắn liền với kỷ niệm người Hà Nội như Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phan Bội Châu...

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp

Liệu không còn những hàng cây đẹp hút hồn người, những tuyến đường này sẽ ra sao?

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp
Những hàng cây xanh thân thuộc trong ký ức nhiều người Hà Nội đang nằm trong danh sách buộc phải đốn hạ, thay mới.
Chùm ảnh: Hà Nội đẹp

Hàng cây cổ thụ trên phố Ngô Quyền.

Chùm ảnh: Hà Nội đẹp
Và đường Ngô Thì Nhậm.
Chùm ảnh: Hà Nội đẹp
Đường Phan Bội Châu.
Đức Hiếu - My Vân

Lãnh đạo Hà Nội: 'Nhà tài trợ nôn nóng chặt cây'

Khẳng định đề án thay thế cây là chủ trương đúng, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho rằng "sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của đơn vị triển khai khiến dư luận chưa đồng tình".
Chiều 20/3, Hội trường của UBND TP chật kín phóng viên các cơ quan truyền thông được mời đến dự họp báo về Đề án thay thế 6.700 cây xanh. Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì, các Sở Xây dựng, Giao thông cùng một số đơn vị liên quan cũng có mặt.
Mở đầu buổi họp báo, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cho hay thành phố luôn lắng nghe, cầu thị, tiếp thu ý kiến người dân, các nhà khoa học để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh. "Hà Nội từng có những quyết định rất khó khăn nhưng đem lại sự hưởng ứng của người dân như quyết định không xây khách sạn SAS tại công viên Thống Nhất, không xây dựng trung tâm thương mại tại chợ 19/12... Tiếp thu ý kiến công luận, Chủ tịch thành phố đã có quyết định dừng việc chặt hạ, thay thế cây", ông Hùng nói.
bieu-5453-1426844186.jpg
Sáng 20/3, người dân ở Hà Nội biểu thị sự không đồng tình chặt hạ hàng loạt cây xanh. Ảnh: Nguyễn Sơn.
Phó Chủ tịch Hà Nội cho hay, cây xanh như lá phổi của thành phố nên giữ gìn là việc cần thiết. Đề án thay thế cây là chủ trương đúng. "Tuy nhiên, sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của các đơn vị triển khai khiến dư luận chưa đồng tình. Thành phố nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Từ nay trở đi, những công việc liên quan đến người dân, xã hội thành phố sẽ thận trọng hơn", lãnh đạo Hà Nội phân trần.
Chánh văn phòng UBND thành phố, ông Nguyễn Thịnh Thành đọc Thông báo ý kiến kết luận buổi họp sáng 20/3 của Chủ tịch thành phố, trong đó yêu cầu dừng thay thế cây xanh trên các tuyến phố, đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian qua.
Hàng chục câu hỏi về dự án đã được các cơ quan báo chí đưa ra: Quyết định dừng chặt hạ trong thời gian bao lâu? Thành phố nói đa phần người dân đồng thuận, vậy việc điều tra xã hội học, số liệu cụ thể như thế nào? Xã hội hoá như thế nào? Ai thẩm định cây để chặt? Minh bạch giá thành chặt bỏ, thay thế cây mới, xử lý gỗ sau chặt như thế nào?...
Xen lẫn những câu hỏi của phóng viên, một cá nhân xưng danh người dân Thủ đô đã ca ngợi chủ trương thay thế cây xanh của thành phố và cho rằng thời điểm này không nên đặt ra những vấn đề như các câu hỏi báo chí đã nêu.
Hàng trăm phóng viên dự buổi họp báo về đề án thay thế cây xanh ngỡ ngàng khi không nhận được câu trả lời. Video: Thanh Tùng.
Kết thúc phần hỏi của phóng viên, Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nhắc lại quan điểm thành phố sẽ tiếp thu, cầu thị, lắng nghe và gửi lời cám ơn đến các cơ quan báo chí. Ông Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm thông tin đầy đủ đến cơ quan truyền thông cùng người dân những vấn đề còn ý kiến chưa đồng thuận. "Các đơn vị phải giải đáp công khai, minh bạch tất cả thông tin nhân dân quan tâm về dự án", ông Hùng chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Hùng và các đơn vị liên quan có mặt tại cuộc họp không trả lời câu hỏi nào của phóng viên.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội công bố đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị và đưa ra đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây. Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô.
Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh" - trong vài ngày thu hút gần 35.000 "like". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, GS Ngô Bảo Châu gửi thư ngỏ đến lãnh đạo thành phố, đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó thắc mắc "tại sao từ trước đến nay Công ty Công viên cây xanh vẫn duy tu, bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?".
vote-9375-1426835603.jpg
Ý kiến của bạn đọc VnExpress.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng, không cần hỏi dân việc thay thế cây xanh vì đó là trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước.
Chiều 20/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo tạm dừng việc thay thế cây xanh để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến góp ý của nhân dân; đồng thời, khẩn trương chỉ đạo tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tất cả các khâu, các tiêu chí cũng như biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện trong việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị thời gian qua; kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp (nếu có); khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện. Đảm bảo việc cải tạo, thay thế cây xanh theo đúng quy định, hạn chế đến mức thấp nhất việc loại bỏ các cây đã trồng.
Võ Hải