Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung sẽ được giải mã?

10:00 AM - 06/10/2016 Thanh Niên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân tháng 10.2015  /// Ảnh: B.N.L
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân tháng 10.2015ẢNH: B.N.L
Bộ VH-TT-DL đã có quyết định cho phép thăm dò khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân (thuộc P.Trường An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế). 
Đây là nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng chính là Đan Lăng, nơi nguyên táng hoàng đế Quang Trung.
Theo quyết định của Bộ VH-TT-DL, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành đào 5 hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22 m2 tại khu vực gò Dương Xuân (P.Trường An, TP.Huế), thời gian đào thăm dò khảo cổ học từ ngày 30.9 - 15.10.
Trong quá trình thăm dò, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản hiện vật thu thập được, tránh hư hỏng và thất lạc; báo cáo Bộ VH-TT-DL phương án phát huy giá trị hiện vật và đặc biệt là không được công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận với cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Theo kế hoạch, ngày hôm nay 6.10, Viện Khảo cổ học sẽ có mặt tại Huế để tiến hành thủ tục động thổ đào thăm dò khảo cổ.
Những giả thuyết gây tranh luận
Do các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy nguồn sử liệu ghi chép rõ ràng việc an táng vua Quang Trung, thêm vào đó lăng mộ của Quang Trung từng được cho là đã bị nhà Nguyễn san bằng và phá hủy, do đó việc xác định lăng mộ của vị vua này rất phức tạp.
Công trình nghiên cứu về lăng mộ Quang Trung của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã được in thành sách và tái bản lần thứ hai.
Lần thứ nhất, cuốn Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung do Viện Sử học xuất bản vào năm 1992. Đúng 15 năm sau, ông Xuân tập hợp thêm tư liệu bổ sung và tái bản cuốn sách Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương - sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung (Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2007).
Công trình của ông Xuân cũng đã từng được công bố tại nhiều hội thảo khoa học. Mấu chốt nghiên cứu của ông Xuân dựa vào câu: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” - câu nguyên chú trong tác phẩm Cảm hoài, tập Hoàng hoa đồ phả của Ngô Thì Nhậm, một trọng thần của vua Quang Trung.
Từ đó, cùng với nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với những phát hiện thực địa, Nguyễn Đắc Xuân cho rằng cung điện Đan Dương, cũng là sơn lăng của hoàng đế Quang Trung, vốn được hình thành từ cung điện mùa đông của chúa Nguyễn Phúc Khoát (thuộc phủ Dương Xuân, nằm trên gò Dương Xuân) sau này đã bị Gia Long phá hủy vào năm 1801.
Quan điểm của ông Xuân sau khi công bố đã gây ra nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong nước. Để chấm dứt những phản biện liên quan, ông Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần đề nghị ngành văn hóa cần có thăm dò khảo cổ học để làm cơ sở kết luận.
Ở một hướng khác, nhà nghiên cứu Trần Viết Điền (TP.Huế) đã kế thừa những công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Thiệu Lâu dựa vào gợi ý của linh mục Cadiere, vào năm 1961, tiếp đến là các nghiên cứu của cố học giả Nguyễn Hữu Đính, kết hợp với kết quả nghiên cứu điền dã, thu thập hiện vật… đã khẳng định lăng Ba Vành nằm ở đồi Thiên An, thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (nay thuộc TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế), phía tây TP.Huế chính là lăng mộ vua Quang Trung.
Cơ sở của nghiên cứu này là loại gạch được tìm thấy ở lăng Ba Vành tương đồng với gạch thời Tây Sơn được tìm thấy ở gò Viên Khâu Tây Sơn (núi Bân), ở đàn Phương Trạch Tây Sơn (sau chùa Thiên Mụ), ở Học cung Long Hồ (do Tây Sơn mở rộng Văn miếu Long Hồ)... cùng với nhiều yếu tố hiện vật, phong thủy..., từ đó ông Điền cho rằng lăng Ba Vành hội đủ điều kiện của một khu lăng tẩm của bậc hoàng đế. Ông Điền cũng đề nghị ngành chức năng cần sớm có cuộc khảo cổ học, giám định tuổi gạch để kết luận.
http://thanhnien.vn/van-hoa/bi-an-lang-mo-vua-quang-trung-se-duoc-giai-ma-752178.html
Bùi Ngọc Long

Theo dấu tích 'hoa cái' vua Quang Trung: Bí mật miếu Kẻ Truông

Theo dấu tích 'hoa cái' vua Quang Trung: Bí mật miếu Kẻ Truông

06:38 AM - 17/09/2016 Thanh Niên

Đá có hoa văn chế tác dở dang tại miếu Kẻ Truông  /// Ảnh: Trần Viết Điền
Đá có hoa văn chế tác dở dang tại miếu Kẻ TruôngẢNH: TRẦN VIẾT ĐIỀN
Để tìm hiểu thêm về thông tin đoàn sĩ quan VNCH từng đáp máy bay quân sự viếng lăng mộ vua Quang Trung ở làng Hải Cát, chúng tôi đã có chuyến điền dã tại ngôi làng này và phát hiện những dấu tích đáng chú ý.
Ngày 10.3.2016, chúng tôi tiến hành điền dã ở làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), gần điện Hòn Chén. Vào con đường đầu làng, gặp bà lão Phạm Thị Bậm hỏi về chiếc máy bay trực thăng đáp xuống làng thời chiến tranh, bà bảo không biết, nhưng chỉ chúng tôi “tìm ông Lòn mà hỏi”. Vào sâu trong làng hỏi nhà ông Lòn thì may mắn chúng tôi gặp ba cha con ông Lòn vừa dự đám cưới về, đi bộ trên đường làng ở bờ sông Hương…
Cha con ông Lòn mời chúng tôi vào nhà. Hỏi mới biết tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Lòn (94 tuổi) từng làm xã trưởng làng Hải Cát, hai người con trai là Nguyễn Văn Chiến (64 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (61 tuổi). Ông Nguyễn Văn Chiến xác nhận năm 1973, khi đang chăn bò ở Kẻ Truông, anh thấy một chiếc trực thăng đáp xuống Kẻ Truông, có ông sĩ quan và vài người tùy tùng vào miếu Kẻ Truông thắp hương, khấn vái; riêng một số lính cầm súng gác quanh bãi đáp. Ông Chiến hăng hái đưa chúng tôi đến Kẻ Truông, chỉ nơi ngày xưa trực thăng đáp và nơi ông sĩ quan - tức đại tá Võ Toàn như đã xác định ở bài viết kỳ trước - đến thắp hương “mộ Quang Trung”.
Chúng tôi đến khu vực Kẻ Truông thì thấy có ngôi miếu, một con rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp, đặc biệt có hai hang thờ hổ. Cụ Nguyễn Văn Lòn cho biết miếu Kẻ Truông ngày xưa rất nhỏ, khi ông đại tá đến chiêm bái ở miếu, có một hang nhỏ dạng tổ tò vò, bên trong có đắp một tượng hổ nhỏ bằng con mèo. Cụ Nguyễn Văn Lòn từng đứng ra tổ chức dân làng tôn tạo miếu to gấp mười miếu cũ như hiện nay. Hỏi cụ miếu thờ thần gì, cụ không biết. Nhưng người làng và những tín đồ Tiên Thiên Thánh giáo hay đến lễ bái. Về sau làng Hải Cát hằng năm tổ chức lễ kỳ an vào ngày 2.2 âm lịch tại miếu.
Chúng tôi hỏi khi làng tôn tạo miếu thì có đào móng, có phát hiện di vật gì không. Cụ Lòn bảo khi tôn tạo thì có mở rộng khuôn viên, bao quanh miếu cổ nhỏ, triệt hạ miếu nhỏ, không phát hiện gì vì đào móng cạn. Cụ giữ lại hang nhỏ có tượng hổ, hiện nay vẫn còn sau miếu mới, phía trái.
Theo cụ Lòn, rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp khi xưa ở gần bờ sông. Các vị cao niên của làng kể rằng, ngày xưa triều đình nhà Nguyễn định táng vua Khải Định ở đất Kẻ Truông, mở trường chế tác đá, cho tạc rùa để trị thủy và tạc rồng đá đặt ở bậc cấp lên nơi định táng vua. Nhưng không hiểu vì lý do gì triều đình không táng vua ở Kẻ Truông mà lại táng ở phía bên kia sông, vùng Châu Ê.
Thông tin này có điều phi lý, vì nếu triều Nguyễn chế tác đá thì đã có cơ sở ở Vũ Khố trong phòng thành, không cần chế tác ở Kẻ Truông! Thêm nữa, việc chế tác đá để làm lăng phải được thực hiện khi đã chọn được cuộc đất để táng vua, có lý nào nơi an táng một vị vua mà có thể dễ dàng dời từ chỗ này qua chỗ khác như vậy?!
Cũng theo cụ Nguyễn Văn Lòn, khi tôn tạo miếu Kẻ Truông, các bô lão trong làng đã cho dời rùa đá, hai rồng đá vào miếu hiện nay.
Ráp nối các sự kiện có thể đưa ra giả thuyết như sau: Năm 1944, đoàn rước Tiên Thiên Thánh giáo đã bí mật vào miếu Kẻ Truông để chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung. Ông đại tá đã đưa cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng lên miếu Kẻ Truông để chiêm bái mộ vua Quang Trung (nơi chôn “hoa cái”) vào năm 1973 và ông cùng cụ Lê Văn Hoàng đã giấu bí mật này. May thay nhân vật có tên T.Đ.S, tùy viên của ông đại tá, có đi trong đoàn, trên chiếc trực thăng năm 1973, đã hé bí mật cho nhà nghiên cứu Phan Quán công bố!
Tuy nhiên, để khẳng định Kẻ Truông có phải nơi đang chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung, cần phải có sự vào cuộc của các ngành chức năng bằng các giải pháp khoa học như khảo cổ học, tìm kiếm mẫu vật, xác định ADN…
Trần Viết Điền
Để tìm hiểu thêm về thông tin đoàn sĩ quan VNCH từng đáp máy bay quân sự viếng lăng mộ vua Quang Trung ở làng Hải Cát, chúng tôi đã có chuyến điền dã tại ngôi làng này và phát hiện những dấu tích đáng chú ý.
Ngày 10.3.2016, chúng tôi tiến hành điền dã ở làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), gần điện Hòn Chén. Vào con đường đầu làng, gặp bà lão Phạm Thị Bậm hỏi về chiếc máy bay trực thăng đáp xuống làng thời chiến tranh, bà bảo không biết, nhưng chỉ chúng tôi “tìm ông Lòn mà hỏi”. Vào sâu trong làng hỏi nhà ông Lòn thì may mắn chúng tôi gặp ba cha con ông Lòn vừa dự đám cưới về, đi bộ trên đường làng ở bờ sông Hương…
Cha con ông Lòn mời chúng tôi vào nhà. Hỏi mới biết tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Lòn (94 tuổi) từng làm xã trưởng làng Hải Cát, hai người con trai là Nguyễn Văn Chiến (64 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (61 tuổi). Ông Nguyễn Văn Chiến xác nhận năm 1973, khi đang chăn bò ở Kẻ Truông, anh thấy một chiếc trực thăng đáp xuống Kẻ Truông, có ông sĩ quan và vài người tùy tùng vào miếu Kẻ Truông thắp hương, khấn vái; riêng một số lính cầm súng gác quanh bãi đáp. Ông Chiến hăng hái đưa chúng tôi đến Kẻ Truông, chỉ nơi ngày xưa trực thăng đáp và nơi ông sĩ quan - tức đại tá Võ Toàn như đã xác định ở bài viết kỳ trước - đến thắp hương “mộ Quang Trung”.
Chúng tôi đến khu vực Kẻ Truông thì thấy có ngôi miếu, một con rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp, đặc biệt có hai hang thờ hổ. Cụ Nguyễn Văn Lòn cho biết miếu Kẻ Truông ngày xưa rất nhỏ, khi ông đại tá đến chiêm bái ở miếu, có một hang nhỏ dạng tổ tò vò, bên trong có đắp một tượng hổ nhỏ bằng con mèo. Cụ Nguyễn Văn Lòn từng đứng ra tổ chức dân làng tôn tạo miếu to gấp mười miếu cũ như hiện nay. Hỏi cụ miếu thờ thần gì, cụ không biết. Nhưng người làng và những tín đồ Tiên Thiên Thánh giáo hay đến lễ bái. Về sau làng Hải Cát hằng năm tổ chức lễ kỳ an vào ngày 2.2 âm lịch tại miếu.
Chúng tôi hỏi khi làng tôn tạo miếu thì có đào móng, có phát hiện di vật gì không. Cụ Lòn bảo khi tôn tạo thì có mở rộng khuôn viên, bao quanh miếu cổ nhỏ, triệt hạ miếu nhỏ, không phát hiện gì vì đào móng cạn. Cụ giữ lại hang nhỏ có tượng hổ, hiện nay vẫn còn sau miếu mới, phía trái.
Theo cụ Lòn, rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp khi xưa ở gần bờ sông. Các vị cao niên của làng kể rằng, ngày xưa triều đình nhà Nguyễn định táng vua Khải Định ở đất Kẻ Truông, mở trường chế tác đá, cho tạc rùa để trị thủy và tạc rồng đá đặt ở bậc cấp lên nơi định táng vua. Nhưng không hiểu vì lý do gì triều đình không táng vua ở Kẻ Truông mà lại táng ở phía bên kia sông, vùng Châu Ê.
Thông tin này có điều phi lý, vì nếu triều Nguyễn chế tác đá thì đã có cơ sở ở Vũ Khố trong phòng thành, không cần chế tác ở Kẻ Truông! Thêm nữa, việc chế tác đá để làm lăng phải được thực hiện khi đã chọn được cuộc đất để táng vua, có lý nào nơi an táng một vị vua mà có thể dễ dàng dời từ chỗ này qua chỗ khác như vậy?!
Cũng theo cụ Nguyễn Văn Lòn, khi tôn tạo miếu Kẻ Truông, các bô lão trong làng đã cho dời rùa đá, hai rồng đá vào miếu hiện nay.
Ráp nối các sự kiện có thể đưa ra giả thuyết như sau: Năm 1944, đoàn rước Tiên Thiên Thánh giáo đã bí mật vào miếu Kẻ Truông để chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung. Ông đại tá đã đưa cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng lên miếu Kẻ Truông để chiêm bái mộ vua Quang Trung (nơi chôn “hoa cái”) vào năm 1973 và ông cùng cụ Lê Văn Hoàng đã giấu bí mật này. May thay nhân vật có tên T.Đ.S, tùy viên của ông đại tá, có đi trong đoàn, trên chiếc trực thăng năm 1973, đã hé bí mật cho nhà nghiên cứu Phan Quán công bố!
Tuy nhiên, để khẳng định Kẻ Truông có phải nơi đang chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung, cần phải có sự vào cuộc của các ngành chức năng bằng các giải pháp khoa học như khảo cổ học, tìm kiếm mẫu vật, xác định ADN…
Trần Viết Điền
http://thanhnien.vn/van-hoa/theo-dau-tich-hoa-cai-vua-quang-trung-bi-mat-mieu-ke-truong-745232.html

Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng

Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng

08:10 PM - 16/09/2016 Thanh Niên Online

Nhóm học sinh có ý tưởng gây sốt mạng /// Ảnh: The Olympia (Hà Nội)
Nhóm học sinh có ý tưởng gây sốt mạngẢNH: THE OLYMPIA (HÀ NỘI)
So với đọc hiểu văn bản đơn thuần, việc thể hiện kiến thức dưới những góc nhìn sáng tạo sẽ mang đến hứng thú học tập cho chúng em nhiều hơn', đại diện nhóm đưa ra ý tưởng nói.
Được cộng đồng mạng biết đến với ý tưởng lập "Facebook" cho vua Quang Trung, nhóm 5 học sinh lớp 9G trường liên cấp The Olympia (Hà Nội) gồm Linh Đan, Hoàng Nhi, Thùy Trang, Thu Hằng và Minh Thư cảm thấy vô cùng bất ngờ và vui sướng.
Doãn Hoàng Nhi, đại diện nhóm chia sẻ với Thanh Niên: “Bài tập mang ý tưởng lập Facebook vua Quang Trung khiến cộng đồng mạng chú ý vừa qua chính là phần thuyết trình môn Ngữ Văn của nhóm em. Trong tiết học tìm hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái), lớp em được cô giáo chia làm 3 nhóm với những nhiệm vụ khác nhau".
Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng - ảnh 2
Cách trình bày bài thuyết trình độc đáo của học sinh lớp 9 gây sốt mạngẢNH THE OLYMPIA (HÀ NỘI)
“Phần việc chính của nhóm em là tạo một dòng thời gian để tóm lược các sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu năm 1789. Từ khóa ‘dòng thời gian’ mà cô giáo gợi ý đã khiến chúng em liên tưởng đến dòng thời gian (timeline) trên Facebook và nảy ra ý tưởng lập một trang mạng xã hội cho vua Quang Trung”.
Ngoài nhóm của Hoàng Nhi, 2 đội thuyết trình còn lại lần lượt bắt tay thực hiện các sơ đồ tư duy và hệ thống bảng để giới thiệu về hình tượng vua Quang Trung và  tìm hiểu về lời phù dụ của vị vua.
Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng - ảnh 3
'Sản phẩm' của 2 nhóm còn lạiẢNH THE OLYMPIA (HÀ NỘI)
“Cách học này vừa thú vị, dễ ghi nhớ lại vừa giúp chúng em hệ thống kiến thức rõ ràng. So với đọc hiểu văn bản đơn thuần, việc thể hiện kiến thức dưới những góc nhìn sáng tạo sẽ mang đến hứng thú học tập cho chúng em nhiều hơn”, Nhi nói thêm.
Đây không phải lần đầu tiên các học sinh trường The Olympia (Hà Nội) được giáo viên khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo trong học tập.
Trong năm học 2015-2016, lớp 9G cũng đã được trải nghiệm dự án học tập liên môn Văn - Sử - Truyền thông với tên gọi: Thân phận con người trong chiến tranh thông qua các bức ảnh lịch sử. Dự án học tập này đạt giải nhất cuộc thi Dạy học tích hợp liên môn toàn quốc năm học 2015-2016.
Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng - ảnh 5
Học sinh được thầy cô tạo mọi điều kiện để phát huy tư duy phản biện và sáng tạoẢNH THE OLYMPIA (HÀ NỘI)
Không chỉ có sức hút với giới trẻ, bài làm thông minh, đầy sáng tạo của nhóm học sinh lớp 9G còn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Chị Hồng Nhung, mẹ em Nguyễn Tú Linh Đan, một trong những học sinh đứng sau ý tưởng lập Facebook vua Quang Trung bày tỏ niềm tự hào, hài lòng với cách học của con tại trường.
Chị nói: “Nếu sự sáng tạo được thầy cô giáo đánh thức và khơi gợi đúng cách, tôi tin rằng các con sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu kiến thức và tự mình thể hiện kiến thức đó theo những cách độc đáo khác nữa”.
Bà Phạm Thị Minh An, Hiệu trưởng trường liên cấp The Olympia (Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi luôn mong muốn học sinh mình có những trải nghiệm hội nhập, sớm tiếp cận các vấn đề toàn cầu trong khi vẫn gìn giữ các giá trị Việt Nam. Để làm được điều đó, ngoài việc phát triển các kỹ năng cơ bản, học sinh cần đươc thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề đồng thời chú trọng các nguyên tắc đạo đức. Có như vậy, các em mới sẵn sàng thích nghi, ứng biến và vượt mọi thử thách trong cuộc sống”.
Lê Ái

Bất ngờ bài tập lịch sử qua 'Facebook' vua Quang Trung của học sinh lớp 9

09:21 PM - 15/09/2016 Thanh Niên Online

Bài làm sáng tạo của học sinh khiến người xem thích thú /// Ảnh chụp màn hình
Bài làm sáng tạo của học sinh khiến người xem thích thúẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trên quan điểm một giáo viên, tôi cho rằng ý tưởng lập trang Facebook cho vua Quang Trung là một sự sáng tạo thú vị, cách học cần được khuyến khích...', cô Ngô Thị Thu Giang, giáo viên môn Ngữ Văn, người trực tiếp ra đề cho biết.
Ngày 15.9, trên một số diễn đàn mạng xã hội xuất hiện hình ảnh bài tập của một nhóm học sinh lớp 9 với những sáng tạo khá thú vị.
Yêu cầu của đề bài: "Hãy tóm tắt các sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long và đánh thắng quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu năm 1789"
Thay vì liệt kê các thông tin, sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử theo dạng bài viết, nhóm học sinh đã táo bạo thực hiện bài tập bằng cách lập cho Bắc Bình Vương một trang 'Facebook' với đầy đủ những thông tin cá nhân nhưng với cách trình bày hết sức thú vị.
Theo đó, ở phần 'profile' (tiểu sử) của vua Quang Trung, các em điền đầy đủ năm sinh, ngôi vị, quê quán và cả mối quan hệ của vị Hoàng đế thứ hai nhà Tây Sơn.
Các sự kiện nổi bật trên dòng thời gian (Timeline) của vua Quang Trung có thể kể đến như “Lên ngôi hoàng đế nước Đại Việt” và thông tin này có 150.000 lượt thích (like). Tin quân Thanh ở làng Hạ Hồi đầu hàng, thu hút 92.000 lượt like. "Bài đăng" Quang Trung đại phá quân Thanh vào ngày 5 tháng Giêng năm 1789, khiến Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống thể hiện cảm xúc tức tối…
"Facebook" của vị Hoàng đế Đại Việt cũng quan tâm đến các "bài báo" viết về chiến thắng của mình và đội quân, ông liên tục cập nhật tình hình chiến trận lên "Facebook cá nhân".
Trên từng chia sẻ (status) của vua Quang Trung, người xem còn tìm thấy cả những biểu tượng cảm xúc sống động như giận dữ, hy vọng gắn liền với các sự kiện lịch sử đương thời.
Bất ngờ bài tập lịch sử qua 'Facebook' vua Quang Trung của học sinh lớp 9 - ảnh 3
Bài tập tóm lược sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh của các học sinh lớp 9 gây sốt mạngẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo tìm hiểu, bản tóm lược giai đoạn lịch sử đầy sáng tạo trên là bài tập nhóm môn Ngữ Văn của các học sinh lớp 9G trường liên cấp The Olympia (Hà Nội).
Chia sẻ với Thanh Niên, cô Ngô Thị Thu Giang, giáo viên môn Ngữ Văn - người trực tiếp ra đề cho biết cô cảm thấy rất bất ngờ và thích thú khi cầm trên tay bài làm đầy sáng tạo của các em.
Cô Thu Giang nói: “Trên quan điểm một giáo viên, tôi cho rằng ý tưởng lập trang Facebook cho vua Quang Trung là một sự sáng tạo thú vị, cách học cần được khuyến khích. Nó không chỉ phản ánh đầy đủ những sự thật lịch sử, bám sát với kiến thức từ sách giáo khoa mà còn thể hiện rõ mục tiêu của bài học, đó là đọc hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)”.
“Về mặt nội dung, tôi thấy các em đã tìm hiểu câu chuyện lịch sử sâu sắc ở nhiều khía cạnh, đánh giá đúng vai trò của nhân vật và chạm được đến chiều sâu của tác giả, tác phẩm. Về mặt hình thức, cách trình bày bài theo hướng như trên là thông minh và khơi gợi được nhiều cảm xúc, điều mà tôi luôn khuyến khích học trò mình phát huy”.
Bất ngờ bài tập lịch sử qua 'Facebook' vua Quang Trung của học sinh lớp 9 - ảnh 4
Chưa giỏi ngoại ngữ vẫn 'săn' được học bổng
(TNO) Khi nhắc đến 'bí quyết' nhận được học bổng 3 trường đại học của Pháp, Nguyễn Vũ Hưng cho rằng đã thuyết phục hội đồng xét duyệt không phải bằng ngoại ngữ mà là chính khả năng nghiên cứu của mình.
Nhóm học sinh có bài làm sáng tạo này gồm 5 em: Linh Đan, Hoàng Nhi, Thùy Trang, Thu Hằng và Minh Thư.
Vũ Tú Anh để lại bình luận sau khi xem bài tập của nhóm học sinh: "Trên một trang giấy vậy thôi mà bao nhiêu nội dung được đưa vào, bao nhiêu nhân vật xuất hiện. Thể hiện bài học lịch sử qua hình ảnh một trang Facebook cá nhân, các em không chỉ đưa ra thông tin, mà còn giúp người xem như cảm nhận được tinh thần, khí thế, thái độ của nhân vật nữa. Quá tuyệt vời!".
Minh Hưng cũng đồng ý với quan điểm trên. Hưng viết: "Cách này để hệ thống bài hay đấy chứ. Mỗi người có cách ghi nhớ và hệ thống bài khác nhau, miễn sao nhớ lâu nhất là tốt rồi. Bài làm này không chỉ có môn Văn, môn Lịch sử, môn Mỹ thuật mà còn mang cả tính sáng tạo, độc đáo và hiện đại nữa". 
  Lê Ái
http://thanhnien.vn/gioi-tre/bat-ngo-bai-tap-lich-su-qua-facebook-vua-quang-trung-cua-hoc-sinh-lop-9-744816.html

Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung

Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua  Quang Trung

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân vào tháng 10.2015 /// Ảnh: Bùi Ngọc Long
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân vào tháng 10.2015ẢNH: BÙI NGỌC LONG
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nghi có dấu tích của cung điện Đan Dương và cũng là Đan Lăng, nơi nguyên táng hoàng đế Quang Trung ở Huế.
Ngày 5.10, Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên-Huế cho biết Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép thăm dò khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân (thuộc P.Trường An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế).
Theo đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã giao cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành đào 5 hố thăm dò khảo cổ với diện tích 22m2 tại khu vực gò Dương Xuân, gần chùa Vạn Phước và chùa Thiền Lâm (P.Trường An, TP.Huế). Thời gian đào thăm dò khảo cổ học diễn ra từ ngày 30.9 - 15.10.
Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung - ảnh 1
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một phiến đá nghi là dấu tích của cung điện Đan DươngẢNH: BÙI NGỌC LONG
Quá trình thăm dò phải chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản hiện vật thu thập được, tránh hư hỏng và thất lạc, đồng thời báo cáo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phương án phát huy giá trị hiện vật và đặc biệt là không được công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận với cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Gò Dương Xuân là nơi trước đó nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng phát hiện nhiều hiện vật và sau đó ông đã công bố công trình nghiên cứu về dấu tích của cung điện Đan Dương và Đan Lăng, nơi nguyên táng vua Quang Trung.
Các công trình đi tìm lăng mộ vua Quang Trung và dấu tích cung điện Đan Dương của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi công bố vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu văn hóa lịch sử trong nước. Để chấm dứt những tranh luận phản biện này, ông Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần đề nghị ngành văn hóa cần có thăm dò khảo cổ học để làm cơ sở kết luận.
Theo kế hoạch, ngày 6.10, Viện Khảo cổ học sẽ có mặt tại Huế để tiến hành thủ tục động thổ đào thăm dò khảo cổ.
http://thanhnien.vn/van-hoa/cho-phep-tham-do-khu-vuc-nghi-co-dau-tich-lang-mo-vua-quang-trung-752056.html
Cho phép thăm dò khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Tranh luận về cung điện Đan Dương của vua Quang Trung
Chiều 30.10 tại TP.Huế đã diễn ra hội thảo khoa học Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn ở Huế. Cuộc hội thảo lại một lần nữa xảy ra tranh cãi giữa công trình nghiên cứu về cung điện Đan Dương của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân với các nhà nghiên cứu khác ở Huế.
Bùi Ngọc Long