Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan

Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan

Dù những câu hỏi dồn dập của nhà báo Tạ Bích Loan "Để làm gì? Để làm gì?" nghe rất bức xúc, nhưng tôi cũng phải giật mình nghĩ đến những việc từ thiện mà mình đã và đang làm.

LTS: Đúng theo tinh thần "mở" mà chương trình "60 phút mở" đề ra, đã có rất nhiều tranh luận đa chiều về chương trình: Làm từ thiện để làm gì? Chúng tôi xin giới thiệu một góc nhìn khác của bác sĩ Võ Xuân Sơn.
Không ít lần tôi quyết định rất nhanh mà không cần suy nghĩ, khi nhận được những lời kêu gọi giúp đỡ, đóng góp tiền, vật dụng cho những người đang cần sự giúp đỡ. Nhiều lần, tôi mua vé số của những người tàn tật, và bỏ vào ngăn bàn, có khi cả vài tháng sau mới nhìn thấy.
Về quê, thấy quê nghèo quá, nhiều em thi đậu đại học nhưng gia đình lo lắng vì tiền đóng học phí là một khoản quá lớn đối với họ. Tôi quyết định cung cấp một số học bổng cho các em trúng tuyển đại học. Chưa bao giờ tôi suy nghĩ, làm như vậy để làm gì?
Người ta thường hành động bởi sự dẫn dắt của lí trí, nhưng cũng có lúc, con người ta hành động theo tiếng gọi của trái tim.
Nếu lúc nào cũng phải suy xét, xem ta có lợi gì, được gì, mất gì khi hành động, ta có còn biết rung động với cuộc sống này hay không? Có còn xứng đáng với trái tim đang đập trong lồng ngực của mình hay không?
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Khi đọc bài báo của nhà báo Đức Hoàng nói về những khó khăn của các bác sĩ ở Tây Nguyên, tôi quyết định sẽ giúp đỡ họ, những thầy thuốc, những đồng nghiệp kém may mắn hơn tôi. Đó là một quyết định từ trái tim.
Tôi được biết nhiều câu chuyện, cho thấy một số đồng bào Tây Nguyên chưa coi trọng sự giúp đỡ vật chất, không sử dụng nó để vươn lên vượt nghèo khó, mà dùng những món quà nhận được để tiêu xài. Tôi không có ý định giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, khi lên tới Tây Nguyên, được nghe các bác sĩ nói về mô hình bệnh tật và những khó khăn trong hành nghề, được nhìn thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị... và đặc biệt, nghĩ đến những khó khăn mà các thầy thuốc có thể sẽ gặp phải sau khi nhận sự giúp đỡ vật chất, tôi quyết định một hình thức giúp cho bệnh nhân, nhưng vẫn giúp được cho thầy thuốc.
Như vậy, số tiền sẽ được dùng để chi cho các dịch vụ cho người bệnh, và các thầy thuốc được hưởng phần tiền công từ đó.
Đó là một quyết định xuất phát từ trái tim, nhưng khi thực hiện lại có phần đóng góp của lý trí. Các bác sĩ sẽ không phải giải trình về việc nhận tiền từ một cá nhân hay tổ chức, bản thân họ cũng sẽ không phải mặc cảm vì nhận tiền "cứu trợ". Bệnh nhân cũng được hưởng lợi từ đó.
Từ khi thành lập công ty, chúng tôi rất chú trọng về việc tăng cường ý thức cho nhân viên. Hoạt động trong ngành y tế, khả năng rung động, tình thương giữa con người với con người của nhân viên là vô cùng quan trọng.
Muốn cho nhân viên của mình có khả năng rung động, có tình thương, không gì tốt hơn là làm từ thiện. Khi đó, từ thiện là một phương tiện để huấn luyện nhân viên.
Chúng tôi tổ chức những buổi đi từ thiện tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, người già neo đơn, hoặc đến các vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, những nơi chúng tôi đến, hoặc là có quá nhiều đoàn đến, hoặc họ không thực sự khó khăn, hiệu quả đối với nhân viên không cao. Những buổi từ thiện cứ mang dáng dấp của những chuyến dã ngoại.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan - Ảnh 3.
Căn tin Bệnh viện Nhi đồng 2 - nơi đặt dĩa cơm trên tường. Ảnh: Khương Quỳnh.
Đúng lúc đó thì chúng tôi nhận được ý tưởng về "Dĩa cơm trên tường". Còn gì hay hơn, khi nhân viên của chúng tôi vừa góp của, vừa góp công, và họ được gặp ngay những mảnh đời khó khăn, ngay vào lúc khó khăn nhất của họ.
Chúng tôi tập trung vào các bệnh viện, nơi có nhiều người nghèo, có những hoàn cảnh éo le. Lúc này thì tôi có thể trả lời nhà báo Tạ Bích Loan, làm từ thiện để làm gì.
Nhưng như Newton đã từng phát hiện về hiện tượng phản lực, làm từ thiện cũng vậy.
Cho dù những tính toán ban đầu của chúng tôi chỉ là do lí trí, mục tiêu ban đầu của chúng tôi là nhân viên, nhưng sau một thời gian ngắn, những nhân viên của chúng tôi cảm thấy xót xa trước những gì họ chứng kiến, và đã chủ động đề nghị mở rộng, tìm cách kêu gọi quyên góp để nhiều người nghèo được hưởng sự giúp đỡ hơn.
Từ những tính toán lí trí ban đầu, chương trình "Dĩa cơm trên tường" đã thực sự là sự rung động của những con tim, mục tiêu của chương trình đã thực sự là người nghèo.
"Dĩa cơm trên tường " là gì? 
Trong một quán cà phê bồng bềnh tại Venice thơ mộng, một người đàn ông gọi cho mình một ly cà phê, và một ly cà phê trên tường.
Người phục vụ mang cho ông ta một ly cà phê thơm phức, và dán một tờ giấy nhỏ lên tường, nơi đã có mấy tờ giấy khác được dán lên. Người đàn ông uống ly cà phê của mình, tính tiền hai ly và đi ra. 
Một lát sau, một cặp tình nhân nắm tay nhau đi vô, họ kêu hai ly và một ly trên tường. Giống như lần trước, cô phục vụ lại mang một tờ giấy nhỏ dán lên bức tường. Cặp tình nhân vui vẻ bước xuống chiếc ca nô đang chờ sẵn sau khi thanh toán tiền của ba ly cà phê.
Một cụ già chống ba toong chầm chậm bước vô quán. Cụ tiến đến bức tường, gỡ một tờ giấy nhỏ dán sẵn trên đó và đưa cho cô phục vụ. Cô phục cầm tờ giấy đi vào, lát sau mang ra cho cụ một ly cà phê.
Cụ già ngồi quay mặt ra kênh, ngắm nhìn dòng nước và những chiếc thuyền chở du khách qua lại. Thưởng thức xong ly cà phê, cụ chống ba toong đi ra mà không kêu tính tiền.
Câu chuyện lan truyền trên mạng. Đến một ngày kia, cách Venice thơ mộng hơn 13.000 cây số, tại một quán cà phê bên dòng kênh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn, một nhóm gồm các bác sĩ, doanh nhân và nhân viên văn phòng, ngồi lại với nhau.
Họ cùng nhau ngắm nhìn dòng nước đen của kênh Nhiêu Lộc đang lững lờ trôi, và cùng nhau bắt tay vào một dự án mang tên DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG.
Võ Xuân Sơn - Giám đốc Phòng khám quốc tế EXSON (TP HCM)
Xem theo ngày tháng:
           

Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan


Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan

Bác sĩ Võ Xuân Sơn | 
Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan
Bác sĩ Võ Xuân Sơn (trái) và logo chương trình "Dĩa cơm trên tường"

Dù những câu hỏi dồn dập của nhà báo Tạ Bích Loan "Để làm gì? Để làm gì?" nghe rất bức xúc, nhưng tôi cũng phải giật mình nghĩ đến những việc từ thiện mà mình đã và đang làm.



LTS: Đúng theo tinh thần "mở" mà chương trình "60 phút mở" đề ra, đã có rất nhiều tranh luận đa chiều về chương trình: Làm từ thiện để làm gì? Chúng tôi xin giới thiệu một góc nhìn khác của bác sĩ Võ Xuân Sơn.
Không ít lần tôi quyết định rất nhanh mà không cần suy nghĩ, khi nhận được những lời kêu gọi giúp đỡ, đóng góp tiền, vật dụng cho những người đang cần sự giúp đỡ. Nhiều lần, tôi mua vé số của những người tàn tật, và bỏ vào ngăn bàn, có khi cả vài tháng sau mới nhìn thấy.
Về quê, thấy quê nghèo quá, nhiều em thi đậu đại học nhưng gia đình lo lắng vì tiền đóng học phí là một khoản quá lớn đối với họ. Tôi quyết định cung cấp một số học bổng cho các em trúng tuyển đại học. Chưa bao giờ tôi suy nghĩ, làm như vậy để làm gì?
Người ta thường hành động bởi sự dẫn dắt của lí trí, nhưng cũng có lúc, con người ta hành động theo tiếng gọi của trái tim.
Nếu lúc nào cũng phải suy xét, xem ta có lợi gì, được gì, mất gì khi hành động, ta có còn biết rung động với cuộc sống này hay không? Có còn xứng đáng với trái tim đang đập trong lồng ngực của mình hay không?
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Khi đọc bài báo của nhà báo Đức Hoàng nói về những khó khăn của các bác sĩ ở Tây Nguyên, tôi quyết định sẽ giúp đỡ họ, những thầy thuốc, những đồng nghiệp kém may mắn hơn tôi. Đó là một quyết định từ trái tim.
Tôi được biết nhiều câu chuyện, cho thấy một số đồng bào Tây Nguyên chưa coi trọng sự giúp đỡ vật chất, không sử dụng nó để vươn lên vượt nghèo khó, mà dùng những món quà nhận được để tiêu xài. Tôi không có ý định giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, khi lên tới Tây Nguyên, được nghe các bác sĩ nói về mô hình bệnh tật và những khó khăn trong hành nghề, được nhìn thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị... và đặc biệt, nghĩ đến những khó khăn mà các thầy thuốc có thể sẽ gặp phải sau khi nhận sự giúp đỡ vật chất, tôi quyết định một hình thức giúp cho bệnh nhân, nhưng vẫn giúp được cho thầy thuốc.
Như vậy, số tiền sẽ được dùng để chi cho các dịch vụ cho người bệnh, và các thầy thuốc được hưởng phần tiền công từ đó.
Đó là một quyết định xuất phát từ trái tim, nhưng khi thực hiện lại có phần đóng góp của lý trí. Các bác sĩ sẽ không phải giải trình về việc nhận tiền từ một cá nhân hay tổ chức, bản thân họ cũng sẽ không phải mặc cảm vì nhận tiền "cứu trợ". Bệnh nhân cũng được hưởng lợi từ đó.
Từ khi thành lập công ty, chúng tôi rất chú trọng về việc tăng cường ý thức cho nhân viên. Hoạt động trong ngành y tế, khả năng rung động, tình thương giữa con người với con người của nhân viên là vô cùng quan trọng.
Muốn cho nhân viên của mình có khả năng rung động, có tình thương, không gì tốt hơn là làm từ thiện. Khi đó, từ thiện là một phương tiện để huấn luyện nhân viên.
Chúng tôi tổ chức những buổi đi từ thiện tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, người già neo đơn, hoặc đến các vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, những nơi chúng tôi đến, hoặc là có quá nhiều đoàn đến, hoặc họ không thực sự khó khăn, hiệu quả đối với nhân viên không cao. Những buổi từ thiện cứ mang dáng dấp của những chuyến dã ngoại.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã trả lời được câu hỏi của MC Tạ Bích Loan - Ảnh 3.
Căn tin Bệnh viện Nhi đồng 2 - nơi đặt dĩa cơm trên tường. Ảnh: Khương Quỳnh.
Đúng lúc đó thì chúng tôi nhận được ý tưởng về "Dĩa cơm trên tường". Còn gì hay hơn, khi nhân viên của chúng tôi vừa góp của, vừa góp công, và họ được gặp ngay những mảnh đời khó khăn, ngay vào lúc khó khăn nhất của họ.
Chúng tôi tập trung vào các bệnh viện, nơi có nhiều người nghèo, có những hoàn cảnh éo le. Lúc này thì tôi có thể trả lời nhà báo Tạ Bích Loan, làm từ thiện để làm gì.
Nhưng như Newton đã từng phát hiện về hiện tượng phản lực, làm từ thiện cũng vậy.
Cho dù những tính toán ban đầu của chúng tôi chỉ là do lí trí, mục tiêu ban đầu của chúng tôi là nhân viên, nhưng sau một thời gian ngắn, những nhân viên của chúng tôi cảm thấy xót xa trước những gì họ chứng kiến, và đã chủ động đề nghị mở rộng, tìm cách kêu gọi quyên góp để nhiều người nghèo được hưởng sự giúp đỡ hơn.
Từ những tính toán lí trí ban đầu, chương trình "Dĩa cơm trên tường" đã thực sự là sự rung động của những con tim, mục tiêu của chương trình đã thực sự là người nghèo.
"Dĩa cơm trên tường " là gì? 
Trong một quán cà phê bồng bềnh tại Venice thơ mộng, một người đàn ông gọi cho mình một ly cà phê, và một ly cà phê trên tường.
Người phục vụ mang cho ông ta một ly cà phê thơm phức, và dán một tờ giấy nhỏ lên tường, nơi đã có mấy tờ giấy khác được dán lên. Người đàn ông uống ly cà phê của mình, tính tiền hai ly và đi ra. 
Một lát sau, một cặp tình nhân nắm tay nhau đi vô, họ kêu hai ly và một ly trên tường. Giống như lần trước, cô phục vụ lại mang một tờ giấy nhỏ dán lên bức tường. Cặp tình nhân vui vẻ bước xuống chiếc ca nô đang chờ sẵn sau khi thanh toán tiền của ba ly cà phê.
Một cụ già chống ba toong chầm chậm bước vô quán. Cụ tiến đến bức tường, gỡ một tờ giấy nhỏ dán sẵn trên đó và đưa cho cô phục vụ. Cô phục cầm tờ giấy đi vào, lát sau mang ra cho cụ một ly cà phê.
Cụ già ngồi quay mặt ra kênh, ngắm nhìn dòng nước và những chiếc thuyền chở du khách qua lại. Thưởng thức xong ly cà phê, cụ chống ba toong đi ra mà không kêu tính tiền.
Câu chuyện lan truyền trên mạng. Đến một ngày kia, cách Venice thơ mộng hơn 13.000 cây số, tại một quán cà phê bên dòng kênh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn, một nhóm gồm các bác sĩ, doanh nhân và nhân viên văn phòng, ngồi lại với nhau.
Họ cùng nhau ngắm nhìn dòng nước đen của kênh Nhiêu Lộc đang lững lờ trôi, và cùng nhau bắt tay vào một dự án mang tên DĨA CƠM TRÊN TƯỜNG.
Võ Xuân Sơn - Giám đốc Phòng khám quốc tế EXSON (TP HCM)

Hôm nay khai mạc Euro 2016

Hôm nay khai mạc Euro 2016


(VTC News) - Đêm nay, mọi ngả đường của người hâm mộ bóng đá châu Âu đều hướng về Saint Denis, ngoại ô Paris, nơi Euro 2016 chính thức khai mạc.
Với nhiều người, sức nóng của Euro 2016 thậm chí lấn át hoàn toàn Copa America Centenario đang diễn ra bên kia Đại Tây Dương.
Ngày hội bóng đá tại Pháp sẽ mở màn bằng buổi lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 1h00 rạng sáng ngày 11/6 (giờ Việt Nam) trên sân vận động Stade de France. Đó sẽ là một màn trình diễn nhiều màu sắc với những câu chuyện về nền văn hóa và truyền thống lịch sử của đất nước chủ nhà. Trong đó, điểm nhấn là mô hình tháp Eiffel khổng lồ được dựng lên ở vòng tròn giữa sân.
Stade-De-France

 Sân Stade France 1 ngày trước lễ khai mạc Euro 2016

Xuyên suốt toàn bộ chương trình, như thường lệ, là một lễ hội âm nhạc. Bộ đôi Zara Larsson và David Guetta sẽ mở màn cho 30 phút của nhạc hội bằng bài hát chính thức của giải đấu – “This One’s For You”. MV của ca khúc này cũng đã gây sốt ngay sau khi được DJ người Pháp đăng lên trang YouTube của mình vào tháng trước và thu hút tới hơn 13 triệu lượt xem.
Buổi trình diễn được nối tiếp bằng một khúc Etude La thứ của Chopin, dưới bàn tay của nghệ sĩ piano người Hungary Adam Gyorgy. Sau đó, bầu không khí sẽ sôi động trở lại với sự xuất hiện của DJ Kamatronic.
Trước đó, các ngôi sao nổi tiếng như Will I Am, Enrique Iglesias, Ariana Grande, Christophe Mae, Louane, Florent Pagny cũng sẽ góp vui bằng buổi hòa nhạc dưới chân tháp Eiffel.
David Guetta, đại sứ âm nhạc của Euro 2016, nhắn nhủ rằng: "Tôi muốn thấy âm nhạc và bóng đá nắm tay nhau tạo nên những khoảnh khắc kỳ diệu ở Euro 2016".
Lễ khai mạc có sự tham gia của 800 tình nguyện viên đến từ 63 quốc gia trên thế giới cùng 150 vũ công. Ngoài ra, bầu trời phía trên sân Stade de France cũng được “trang điểm” bởi màn biểu diễn của không lực Pháp.
Pháp cũng tăng cường an ninh tới mức tối đa để đảm bảo an toàn cho lễ khai mạc nói riêng và Euro 2016 nói chung sau hàng loạt vụ khủng bố và đe dọa khủng bố gần đây tại xứ sở lục lăng.
Ca khúc chính thức của Euro 2016- This One's for you
Vào lúc 2h sáng ngày 11/6, Euro 2016 sẽ chính thức khởi tranh với trận đấu khai mạc giữa đội chủ nhà Pháp và Romania tại bảng A. Sau đó đúng một tháng cũng chính tại sân vận động này, giải đấu sẽ khép lại với lễ bế mạc và trận chung kết.
Ban tổ chức và chính quyền nước chủ nhà cũng đặc biệt siết chặt an ninh trong ngày mở màn của Euro 2016. 
Minh Anh
http://www.vtc.vn/hom-nay-khai-mac-euro-2016-d261158.ht









Hôm nay khai mạc Euro 2016: Hãy để trái bóng dẫn nhịp nước mắt và nụ cười

Hôm nay khai mạc Euro 2016: Hãy để trái bóng dẫn nhịp nước mắt và nụ cười


(VTC News) - Đêm nay, cả thế giới hướng về Paris, nơi kinh đô ánh sáng trở thành trái tim cuồng nhiệt của thế giới bóng đá. Đêm nay, trái bóng Euro 2016 bắt đầu lăn.
Tôi sinh trưởng ở một miền quê nghèo Miền Trung. Đối với những đứa bé như chúng tôi , trái banh nhựa là cả ước mơ, còn cuộn giấy thật to vo tròn dùng để đá banh là một điều gì đó rất thân thuộc. Trên thị trấn nhỏ ở miền núi ấy, chúng tôi không có nhiều điều kiện để tiếp xúc sớm với bóng đá quốc tế. Bóng đá chỉ đến với chúng tôi từ những năm tháng World Cup 1994 bên chiếc tivi đen trắng chiếu những trận cầu lúc sáng sớm.
Có Romario rất hay, có Roberto Baggio rất buồn. Đến Euro 1996 được tiếp xúc với chiếc tivi màu, tôi được thấy màu thiên thanh rất đẹp của Ý, chiếc áo kẻ caro của Croatia.

euro-dep-2

Euro là một trong những giải đấu giàu cảm xúc nhất hành tinh


Sau này gia đình tôi chuyển vào thị xã. Tôi ngỡ ngàng trước một vùng đất xa lạ, tôi không còn thấy những con đường mùa mưa đất đỏ, những rặng tre, và những ngọn núi xa xa. Tôi thấy nhà cao tầng, thấy con đường nhựa trải phẳng lì thật đẹp. Nhưng mùa hè nóng như đổ lửa ấy trùng với World Cup 1998, bóng đá là điểm chung mà tôi có thể tìm được ở nơi xa lạ.
Giải đấu ấy, thần tượng thuở đầu Baggio cười thật hiền trên băng ghế dự bị, mỗi lần thấy anh vào được vào sân, tôi lại nhảy cẫng lên. Tôi thấy Ronaldo gầy gò, chiếc răng thỏ dễ thương, con người mà chúng tôi đã từng hét vang trong những trận cầu xóm nhỏ. Tôi thấy Zamorano - Salas, thấy Batistuta đẹp trai nức nở, thấy Kluivert, thấy Zidane, thấy Suker…những thần tượng bóng đá của thập niên 90. Họ đẹp và đầy mộng ảo.

euro-dep

Italia thua Pháp ở chung kết Euro 2000


Tôi lớn lên, cuộc sống của gia đình khá hơn, đất nước đổi mới từng ngày. Các thông tin bóng đá tràn ngập, đồ điện tử rẻ hơn. Nhưng chưa bao giờ tôi quên được những năm tháng ấy. Trái banh nhựa, cái tivi nhỏ, World Cup có thằng bé đầu trần ngồi giữa trưa nắng hè đang đọc ngấu nghiến một trang báo nhỏ. Những năm tháng xem bóng đá thuở đầu kham khổ.
Tôi hỏi nhiều người họ yêu bóng đá từ năm nào, người lớn tuổi thì từ Mexico 86, có người trả lời từ Euro 1992, World Cup 1994, lại có những cô gái yêu bóng đá từ Euro 2000 khi quá ấn tượng trước vẻ đẹp trai của các cầu thủ Ý, cũng như ngẩn ngơ trước nước mắt của các cầu thủ đẹp như tượng ấy. Những bạn trẻ sau này yêu bóng đá lại từ World Cup 2006 hay Euro 2008. 
Thế là tôi có một kết luận chung, tình yêu bóng đá của một đứa trẻ đa phần là được hình thành qua những giải đấu lớn. Bạn hãy tưởng tượng một giải đấu bóng đá mà kể cả những người cả năm không xem cũng sôi nổi bàn luận, thì những đầu óc non nớt nghĩ gì khi chúng ngước tròn xoe mắt ngơ ngác nhìn cảnh những bố mẹ, chú bác quây lại với nhau hò hét.

euro-dep-3

Bóng đá mang lại niềm vui và đam mê ngập tràn


Đêm nào cũng như đêm nào, suốt một tháng hè thấy người lớn ôm vai bá cổ, rồi buồn bã, rồi cười sung sướng, và trên tivi là cảnh 22 cầu thủ đang tranh nhau một quả bóng. Tâm hồn trẻ em vốn tò mò, chúng sẽ chọn một đội cổ vũ, chọn một anh cầu thủ hay hay nào đó cổ vũ. Câu chuyện cứ thế tạo ra đam mê.
Đêm nay, trái bóng Euro 2016 khai mạc. Trái bóng lăn mang theo những cảm xúc khóc cười của các tín đồ túc cầu giáo, và trái bóng lăn cũng sẽ cuốn theo đó những ngơ ngác ban đầu của một cô bé, cậu bé nào đấy. Bóng đá càng ngày càng cuốn vào những vòng xoáy mới, nhưng thứ tình yêu băng trinh ban đầu thì luôn luôn tươi đẹp.
Euro 2016 mùa hè này, hãy để trái bóng cùng đam mê dẫn nhịp nụ cười và nước mắt, bạn nhé!
Dũng Phan