Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Sự cố thông tin nghiêm trọng tại Tân Sân Nhất và Nội Bài

Sự cố thông tin nghiêm trọng tại Tân Sân Nhất và Nội Bài

ĐANG CẬP NHẬTThông tin trong bài vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Quay trở lại sau để có thông tin mới nhất...
(Thời sự) - Theo thông tin từ Cụm Cảng Hàng không sân bay Tân Sân Nhất, 14 giờ chiều nay tại một màn hình ở khu vực làm thủ tục hành khách của Hãng Hàng không Vietjet tại sân bay Tân Sân Nhất bỗng xuất hiện nội dung xúc phạm Việt Nam và Philippines; xuyên tạc các nội dung về Biển Đông. 

Thông tin chung tôi vừa nhận được, hiện tại, Bộ Giao thông đã yêu cầu Bộ Công an phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Tất cả màn hình tại Sân bay Tân Sơn Nhất đều bị tắt.
Tất cả màn hình tại Sân bay Tân Sơn Nhất đều bị tắt.
Sự cố thông tin nghiêm trọng tại Tân Sân Nhất và Nội Bài
Thông tin trên lập tức được báo cho lãnh đạo Cảng, cơ quan an ninh và các cơ quan chức năng.
Lãnh đạo Cảng đã quyết định cho che màn hình bị lỗi và tiếp tục làm thủ tục để bảo đảm hoạt động bình thường của sân bay. Tuy nhiên ngay sau đó, nội dung này bị lan sang các màn hình ở các quầy thủ tục của các hãng khác.
Sau 16 giờ, những nội dung này xuất hiện ở một số quầy thủ tục sân bay Nội Bài. Các hãng hàng không được yêu cầu giữ nguyên tình trạng để cơ quan an ninh vào cuộc làm rõ.
17 giờ chiều nay, tình trạng mạng nội bộ bị can thiệp và tình hình trên đã được thông báo đến 21 cảng hàng không trên toàn quốc để có biện pháp ứng phó.
Sự cố trên được một lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất cho biết là “rất nghiêm trọng”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhận cho biết cơ quan chức năng đã ngăn chặn việc màn hình hiển thị các thông tin ở khu vực làm thủ tục bay của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Một facebooker có nick Nghiêm Danh Hào quay được cảnh những tiếng hú man rợ phát ra từ hệ thống loa tại sảnh nội địa sân bay Nội Bài. Trang facebook này cho hay: “… Hệ thống loa và màn hình quảng cáo của sân bay bị chiếm sóng (…) Sau khoảng vài phút thì nhân viên kĩ thuật đã tắt. Một số khách quốc tế ngao ngán lắc đầu. Còn đa số dân VN mình thì chưa hiểu gì, chỉ choáng với tiếng cười như nhà ma”.
Trang web của Vietnam Airlines bất ngờ bị tin tặc Trung Quốc tấn công
Trang web chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa bị tin tặc tấn công làm thay đổi giao diện trang chủ.
Cụ thể, trang chủ của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com bị thay đổi giao diện và thông tin ghi rõ trang đã bị 1937cN tấn công, đây là nhóm tin tặc đến từ Trung Quốc.
Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi
Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi
Hình ảnh giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi, kèm theo đó là những lời công kích mang nội dung xấu từ nhóm tin tặc 1937cN.
Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, trang web của Vietnam Airlines đã có thể truy cập lại bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay trên mạng các tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines, trong đó có đầy đủ thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn… Bảng danh sách này có dung lượng hơn 90 MB.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Trần Vũ – Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security cho biết, Kaspersky đang tìm hiểu phương thức tấn công của tin tặc, trước mắt để an toàn, khách hàng của Vietnam Airlines nên mau chóng thay đổi mật khẩu quản lý tài khoản của mình để tránh bị xem trộm dữ liệu.
Hiện tại, Vietnam Airlines chưa đưa ra câu trả lời chính thức về vấn đề này.
Được biết, vào tháng 5.2014, 1937cN cũng tấn công vào hơn 200 website của Việt Nam và để lại những lời nhắn, hình ảnh mang tính chất khiêu khích, chứng tỏ các website đó đều đã bị kiểm soát.
Theo các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam, trang web 1937cn-net (trang web chính thức của nhóm 1937cN) là một trang mạng hacker của Trung Quốc được lập ra với mục đích kích động hacker Trung Quốc tấn công các website của Việt Nam.
1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất Trung Quốc (theo thống kê từ website hack-cn.com – trang web thống kê và xếp hạng các nhóm hacker Trung Quốc, nhóm 1937cN xếp số 1 với 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện).
Nguyễn Thành An (Tổng hợp)
Nước cờ tấn công mạng trên bàn cờ Biển Đông của Trung Quốc

Nước cờ tấn công mạng trên bàn cờ Biển Đông của Trung Quốc

Một nhóm tin tặc được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chuyên tấn công các cơ quan chính phủ, tổ chức quân sự Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong suốt 3 năm. Theo báo cáo ngày 16/06/2015 của hãng...
Sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Những sự bất bình thường

Sự cố sân bay Tân Sơn Nhất: Những sự bất bình thường

Việc trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh mất điện hàng giờ vào trưa 20/11 không phải là sự cố kỹ thuật. TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản...
Bắt tạm giam kíp trưởng ca trực gây sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất

Bắt tạm giam kíp trưởng ca trực gây sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất

10h sáng nay, Cơ quan An ninh điều tra CATP Hồ Chí Minh đã bắt tạm giam kíp trưởng ca trực Lê Trí Tình, người có liên quan trực tiếp đến sự cố sập nguồn điện tại Trung tâm kiểm...

Quảng Bình: Xuất hiện đàn vượn đen trong sách đỏ | VTC

Lê Văn Duyệt

Tả quân Lê Văn Duyệt

Có nhiều danh tướng phò giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế. Nhưng có bốn vị đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Đó là: Tiền quân Nguyễn Văn ThànhHậu quân Võ TánhHữu quân Nguyễn Huỳnh Đức và Tả quân Lê Văn Duyệt. Số phận lịch sử cuộc đời của bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long khác nhau: Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử vào năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đô. Võ Tánh thì tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng công thần của Triều Nguyễn. Riêng Tả quân Lê Văn Duyệt có một số phận lịch sử đặc biệt. Sau khi ông qua đời, có nhiều nhận định, đánh giá trái ngược nhau. Ca ngợi tài năng và công lao của ông cũng nhiều, mà phê phán cũng không ít. Những người có cảm tình với Nhà Tây Sơn thì xem Lê Văn Duyệt như một tên tội đồ, một người thân Pháp và Thiên chúa giáo. Các sử gia Triều Nguyễn từng thời kỳ củng bất nhất và có phần khắt khe trong đánh giá về Lê Văn Duyệt. Có thời thì xem ông như một tội phạm của triều đình. Cũng có thời Lê Văn Duyệt được xem là một tướng lừng danh có nhiều công lao to lớn đối với Triều Nguyễn và đất nước. Về sau này, có thời mà tư tưởng dân tộc cực đoan và quá khích thì người ta xoá sạch công lao của Lê Văn Duyệt !.
 Vậy đâu là sự thật của lịch sử ? Lê Văn Duyệt sinh năm 1763, nguyên quán ở làng Bồ Đề huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Từ đời nội tổ của ông đã di cư vào Nam sinh sống tại Định Tường. Lê Văn Duyệt đã có công phò tá Nguyễn Phúc Ánh được phong làm Cai cơ. Ông đã lập nhiều chiến công lớn, góp phần đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua. Năm 1801, vua Gia Long phong ông làm Khâm sai chưởng tả quân bình Tây tướng quân, Tước quận công. Năm 1802, ông cùng Nguyễn Văn Thành, Lê Chất đem quân đi bình định miền Bắc, được lãnh chức Kinh lược xứ Thanh Hoá và Nghệ An. Năm 1812, ông được phong làm Tổng trấn Gia Định, bảo hộ nước Chân lạp (Campuchia). Lần thứ hai, vào năm 1820, ông lại được cử làm tổng trấn Gia Định. Ông cai quản thành Gia Định và cả miền Nam đến khi mất (1832). Lê Văn Duyệt mất khi còn đang tại chức, thọ 69 tuổi.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh là người đặt đơn vị hành chính Gia Định và toàn miền Nam, chính thức xác lập vùng đất này vào địa lý hành chính nước ta. Thì chính Lê Văn Duyệt là người đã có công khai phá, mở rộng và bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Gia Định thành và cả miền Nam bắt đầu từ Bình Thuận trải dài đến mũi Cà Mau thời bấy giờ còn hoang hoá, đất đai chưa thuần thục, nạn trộm cướp hoành hành nhiều nơi. Lê Văn Duyệt đã chiêu mộ dân chúng ra sức cải tạo, xây dựng đồng ruộng phì nhiêu, xây dựng làng, xã. Ông chăm lo đến đời sống của dân chúng và binh sĩ; đồng thời, trừng trị rất nặng bọn tham quan ô lại, và quân trộm cướp. Đối với một số người lầm lỡ vào con đường trộm cướp, tội phạm, ông tỏ ra là người bao dung, vỗ về, cảm hoá họ trở về con đường làm ăn chân chính. Chính vì vậy, trong thời kỳ Lê Văn Duyệt thay mặt triều đình quản lý thành Gia Định và cả miền Nam, đời sống nhân dân ở đây được an cư thịnh vượng.
Lê Văn Duyệt đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phươngNam của Tổ quốc. Ông vừa làm tốt công tác bảo hộ Cao Miên, ngăn chặn hữu hiệu ý đồ xâm lược của Xiêm La. Trong thời gian ở Gia Định ông đã đề xuất với triều đình đào kênh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, tiêu úng thay chua rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng và hiệu quả mang lại rất lớn cho cho đất nước đến mãi ngày hôm nay.
Không chỉ giữ vững bờ cõi phía Nam đất nước, lo phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, Lê Văn Duyệt là người đã góp công lớn về chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Ông đã khôn khéo mở rộng giao thương với các nước. Thời kỳ ông trấn nhậm đất nam kỳ, nhiều tàu buôn của các nước: Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện, Phương Tây và Châu Mỹ đã cập bến Gia Định Bến Nghé để mua bán trao đổi hàng hoá. Sài Gòn Gia Định thời bấy giờ như một đặc khu kinh tế mở của nước ta. Năm 1822, Crawfurd người cầm đầu Phái bộ ngoại giao của toàn quyền Ấn Độ ghé vào Bến Nghé và Gia Định, được yết kiến Lê Văn Duyệt đã viết về ông như sau: “Con người này ít học, nhưng lạ lùng thay lại có cái nhìn cởi mở hơn nhiều đại thần và cả nhà vua học rộng làu làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, mong muốn mở mang đất Gia Định trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông”. Và,  Crawfurd đã tả đời sống của Gia Định như sau: “Lần đầu tiên tôi đến Bến Nghé, tôi bất ngờ thấy rằng nơi đây không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hoá phong phú hơn, giá cả hợp lý và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng…”
Năm 1825, trong lúc Minh Mạng và Triều đình Huế chủ trương cấm đạo Thiên chúa và lệnh cho các quan phải khám xét các tàu bè của ngoại quốc ra vào cửa biển. Thì, Lê Văn Duyệt đã áp dụng chính sách mềm dẽo, cởi mở hơn đối với Giáo sĩ và giáo dân Thiên chúa giáo. Ông vẫn để người ta sống yên bình và truyền đạo. Lê Văn Duyệt chủ trương tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc để ổn định chính trị và xã hội.
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, có nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng:Lê Văn Duyệt có mưu đồ tách Nam kỳ khỏi sự quản lý của triều đình, Lê Văn Duyệt không phục vua Minh Mạng và vua Minh Mạng cũng không thích Lê Văn Duyệt,… Điều này đã gây ra nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu lịch sử. Nhưng có một sự thật lịch sử được công nhận: Lê Văn Duyệt là một người luôn luôn trung thành với Gia Long. Sách ĐạiNam liệt truyện đã nhận định về Lê Văn Duyệt như sau: “Duyệt là huân cựu đại thần được dự nhận lời vua Gia Long dặn lại việc triều chính, triều đình dựa làm trọng”. Còn đối với vua Minh Mạng thì như  thế nào?. Nam kỳ là vùng đất khai sáng của triều Nguyễn, có vị trí trọng yếu về quốc phòng và đối ngoại, có tiềm năng về kinh tế để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước. Lịch sử đã đánh giá: Minh Mạng là một ông vua thông minh, quả cảm, hết lòng lo việc nước. Nhưng, cũng là một ông vua chuyên chế, nghiêm khắc. Một người có uy quyền mà ít độ lượng,… Nếu Minh Mạng không tin tưởng vào sự trung thành của Lê Văn Duyệt thì chắc chắn nhà vua sẽ không bao giờ cử ông vào trấn giữ thành Gia Định và cả Nam kỳ. Năm 1823, Minh Mạng bãi bỏ  chức Tổng trấn Bắc thành. Các địa phương đều được chia thành cấp tỉnh. Nhưng với Gia Định, vua vẫn để Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn. Sách Đại Nam liệt truyện nêu rõ: Vua Minh Mạng có sự biệt đãi đối với Lê Văn Duyệt: “Duyệt lai kinh chúc hổ, Vua đãi hậu hơn, lúc thoái chầu, vua đưa mắt tiễn,…”. Năm 1827, Minh Mạng đã từng nói với các cận thần: “người ta nói Lê Văn Duyệt xuất tích cương lệ, nay trẫm xem ra thì Duyệt trung thuận, nghĩa thờ vua vẫn giữ được, những tính bình nhật cương lệ, đều rửa sạch hết, không ngờ tuổi già lại hay tu tỉnh như thế”. Và nhà vua cho Duyệt tiếp tục trấn nhậm Gia Định với lời dụ: “Gia Định là trọng trấn phương Nam, Duyệt không nên vắng mặt lâu. Người này vẫn được người Xiêm sợ. Nay lại giữ một mặt ấy có thể hùng dũng như hổ báo ở núi…”. Sách Đại Nam liệt truyện còn ghi rõ: Minh mạng nhận định về Lê Văn Duyệt như sau: “nắm giữ biên cương tây Nam không ai bằng Duyệt. Uy lực đối với Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng không ai bằng Duyệt. Duyệt ngồi đó trẩm yên lòng…”. Điều này cho thấy Minh Mạng rất tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Lê Văn Duyệt. Và, như thế chứng tỏ suốt đời mình, Lê Văn Duyệt vẫn một lòng với triều đình, một lòng với lợi ích của đất nước và dân tộc.
Bi kịch và nỗi hàm oan của Lê Văn Duyệt chỉ xảy ra sau khi ông qua đời!  Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng mới bãi chức Tổng trấn thành Gia Định, đặt chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh như ở các tỉnh trong cả nước.
Khi còn sống, Lê Văn Duyệt là một con người đầy uy quyền, ai cũng kính phục. Tính khí của ông cương trực, nóng nảy và rất ghét bọn tham quan ô lại, xu nịnh. Chính vì vậy, có nhiều người không thích ông. Bạch Xuân Nguyên vốn là một người tham lam tàn ác, khi được bổ nhiệm làm Bố chánh Gia Định (Phiên An) đã truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, bắt người nhà và tôi tớ của Lê Văn Duyệt giam giữ, tra khảo để tìm chứng cứ kết tội Lê Văn Duyệt.Trong những người bị bắt có Lê Văn Khôi là con nuôi của Lê Văn Duyệt.
Lê Văn Khôi tên thật là Bế Văn Khôi (không rõ năm sinh) vốn là một thổ hào ở Cao Bằng, từng nổi loạn, đổi họ là Nguyễn Hựu Khôi, theo nhóm phản loạn ở Nghệ An. Khi Lê Văn Duyệt lãnh chức kinh lược sứ Nghệ An đem quân đi dẹp loạn đã cảm hoá và thu nhận Nguyễn Hựu Khôi làm con nuôi và đổi tên thành Lê Văn Khôi. Sau này, khi trấn nhậm Gia Định, Lê Văn Duyệt đưa Lê Văn Khôi đi theo và cho làm đến chức Phó vệ úy. Lê Văn Khôi là một con người có sức khoẻ tay không đánh được cọp dữ.
Bị bắt giam, Lê Văn Khôi tức giận, bèn cấu kết cùng mấy người thân tín nổi lên làm binh biến. Đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (năm 1833), Lê Văn Khôi cùng những người lính của mình phá ngục, rồi vào Dinh Bố chánh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu cũng bị Lê Văn Khôi giết chết. Lợi dụng uy tín của Lê Văn Duyệt, vận động nhân dân và binh lính, liên kết với một số chức sắc Thiên chúa giáo là người ngoại quốc, Lê Văn Khôi bèn tự xưng mình là Bình Nam đại nguyên soái, tự phong Tướng cho những người cùng cánh, bổ nhiệm quan chức như một triều đình riêng. Chỉ trong vòng 6 tháng, Lê Văn Khôi đã đánh chiếm được 6 tỉnh ở Nam kỳ. Triều đình liền cử Tống Phước Lương làm Thảo nghịch Tả tướng quân phối hợp cùng với các tướng: Phan Văn Thúy, Trương Minh Giản và Trần  Văn Năng tập trung thủy bộ binh tượng tiến đánh Lê Văn Khôi. Lê Văn khôi biết không thể chống nổi, nên chạy vào thành Phiên An cố thủ và sai người cầu cứu quân Xiêm La. Quân triều đình một mặt thì đánh đuổi quân Xiêm La, một mặt thì vây đánh thành Phiên An. Đến tháng chạp năm Qúy Tỵ (năm 1833), Lê Văn Khôi bị bệnh chết. Những người theo Lê Văn Khôi tôn con trai của Lê Văn Khôi là Lê Văn Câu lên làm thủ lãnh, tiếp tục chống cự với triều đình. Mãi đến tháng 7 năm 1835, quân triều đình mới hạ được thành Phiên An, đánh tan được những người theo Lê Văn Khôi. Quân triều đình bắt sống hơn 1.831 người và xử tử toàn bộ. Con trai Lê Văn Khôi là Lê Văn Câu và Linh mục Marchand (còn gọi là Cố Du) bị giải về kinh thành Huế để xử lăng trì. Vì vụ án của Lê Văn Khôi, Lê Văn Duyệt bị liên đới trách nhiệm. Một số quan đại thần trong triều đã quy trách nhiệm cho Lê Văn Duyệt là người nuôi mầm mống phản loạn. Minh Mạng là ông vua chuyên chế, thể hiện uy quyền và răn đe các nhóm chống đối khác đã xoá sạch  mọi chức tước của Lê Văn Duyệt và lệnh cho Tổng đốc Gia Định đến phần mộ của Lê Văn Duyệt san bằng, đặt xích sắt xiềng mộ và khắc đá dựng bia. Ở trên bia viết: “chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp”. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị cho xoá bỏ xiềng và đắp lại mộ của Lê Văn Duyệt. Mãi đến 13 năm sau, nỗi oan của Lê Văn Duyệt mới được cởi bỏ. Năm 1848, theo nguyện vọng của nhân dân và các vị quan trung trực tại triều đình, Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn dâng sớ lên vua Tự Đức xin minh oan cho Lê Văn Duyệt. Tự Đức ban chiếu rửa sạch tội lỗi và truy phục nguyên tước, hàm cho Lê Văn Duyệt là : Vọng các Công thần Chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân quận công.
Có thể nói qua hơn 175 năm (1833 – 2008), qua từng thời kỳ, nhiều sử sách đánh giá khác nhau về cuộc đời danh tướng Lê Văn Duyệt. Nhưng, đối với nhân Gia Định và cả miền Nam, Lê Văn Duyệt vẫn là một người có nhiều công đức đối với nhân dân và đất nước. Hình ảnh, cuộc đời, chiến công của Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của người dân Gia Định và miền Nam nước Việt. Nhân dân coi ông như một vị thần. Qua bao đời nay hình tượng Lê Văn Duyệt đã trở thành tín ngưỡng trong tâm thức của nhân dân miền Nam. Từ năm 1848 đến nay trải qua gần 160 năm, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và cả miền Nam đã nhiều lần đóng góp công sức tiền của để xây dựng, tu sửa, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lê Văn Duyệt. Nhân dân đã tôn vinh gọi mộ và đền thờ của Lê Văn Duyệt là Lăng Ông với tất cả lòng thành kính. Lăng Ông Lê Văn Duyệt toạ lạc uy nghi trên một khuôn viên rộng 18.500 mét vuông ở Bình Hoà – Gia Định, nay là 126 đường Đinh Tiên Hoàng – Phường 1 – Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh. Lăng Ông đã trở thành điểm hoạt động tín ngưỡng, điểm đến tâm linh của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam. Lê Văn Duyệt sống mãi trong lòng nhân dân Sài Gòn – Gia Định và miềnNam nước Việt.
Năm 2000, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội đồng khoa học TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Xưa và Nay đã mở Hội thảo về Lê Văn Duyệt. Qua cuộc Hội thảo, các nhà sử học, các giáo sư chuyên ngành và các học giả có tên tuổi trong nước đều có chung một nhận định: “Lê Văn Duyệt là một tài năng lớn về chính trị, kinh tế, quân sự và trong các tư duy chiến lược của Lê Văn Duyệt có sự kế thừa từ các anh hùng dân tộc trước đó”.
Tài liệu tham khảo & trích dẫn:
- Toạ đàm về Lê Văn Duyệt của Nam Tiến (TC Xưa và Nay, số 78B/2000).
- Những đánh giá về Lê Văn Duyệt của Nguyễn Minh Tường
(TC Xưa và Nay, số 304/2008).
- Đại Nam liệt truyện.
- Lê Văn Duyệt và lịch sử của Nguyễn Hạnh
(TC Xưa và Nay, số 304/2008).
- Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1999).
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng
& Nguyễn Bá Thế (1999).

TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)

143 NĂM VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)In
 
  Triều Nguyễn - triều đại Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt hơn 143 năm (1802-1845) với 13 đời vua Nguyễn. Thông thường các vua Nguyễn sau khi mất, bài vị được đưa vào thờ tại Thế Miếu, có Miếu hiệu ứng với tên của các đỉnh đồng đúc dưới thời Minh Mạng (1835), trừ các vua bị phế truất và các vua bị Pháp đày ra khỏi nước. Riêng vua Dục Đức (phế đế) có Miếu hiệu Cung Tôn Huệ Hoàng đế là do con trai là vua Thành Thái truy phong, nhưng bài vị không được đưa vào thờ tại Thế Miếu. Các vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân vào năm 1959 đã được Hội Đồng Nguyễn Phước Tộc làm lễ và đưa bài vị vào thờ tại Thế Miếu. 
  Dưới đây là những ghi chép vắn tắt về 13 vua Nguyễn:

  1.Vua Gia Long (1802-1819)*
 
  
 
 Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh), ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762).
  Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn.
  Năm 1792, vua Quang Trung mất, quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân Nguyễn ngày càng lớn mạnh. Năm 1801, quân Nguyễn do Nguyễn Phúc Ánh chỉ huy đã đánh chiếm Quy Nhơn và chiếm Thuận Hóa.
  Ngày 1-2-1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức lập nên triều đại nhà Nguyễn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .
  Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819), mất vào ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (ngày 3 tháng 2 năm 1820), hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Gia Long được đưa vào thờ ở Thế Miếu và có Miếu hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng đế.
  Vua Gia Long có 31 người con (13 con trai và 18 con gái)

  2. Vua Minh Mạng (1820-1840)
 
  
 
 Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
  Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa...
  Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được vua Minh Mạng chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).
  Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
  Vua Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị vua Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.
  Vua Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái)

  3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
  Vua Thiệu Trị có tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng hậu), sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão (16-6-1807) tại ấp Xuân Lộc, phía Đông Kinh Thành Huế.
  Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (11-2-1841), làm vua được 7 năm (1841-1847), mất ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
  Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái).

  4. Vua Tự Đức (1848-1883)  
  
 
 Vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên là Thì. Ông là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (Hoàng hậu Từ Dũ), sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22-9-1829).
  Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), làm vua được 36 năm (1847-1883), mất ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883), hưởng thọ 55 tuổi. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
  Vua Tự Đức không con, ông nhận 3 người cháu gọi bằng chú làm con nuôi là: Nguyễn Phúc Ưng Chân (sau này là vua Dục Đức); Nguyễn Phúc Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh); Nguyễn Phúc Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc).

  5. Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)
  Vua Dục Đức tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853). Năm 1869, lúc 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Ưng Chân, cho xây Dục Đức Đường để ở và giao cho Hoàng Quý Phi Vũ Thị Duyên (sau này là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) trông coi, dạy bảo.
  Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: “... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.”
  Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này nên 3 ngày sau hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức).
  Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24-10-1884), thọ 32 tuổi.
  Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng đế.
  Vua Dục Đức có 19 con (11 con trai và 8 con gái).

  6. Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng).
  Vua Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Thăng, con thứ 29 của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận, sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847).
  Vua Dục Đức bị phế bỏ, Hồng Dật được đưa lên ngai vàng vào ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
  Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị triều đình Huế phế bỏ và buộc uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29-11-1883).
  Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.
  Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái).

  7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)
  Vua Kiến Phúc tên là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ 3 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng sinh ngày 2 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1869). Năm 1870 lúc được 2 tuổi, Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Học Phi Nguyễn Thị Hương trông coi, dạy bảo.
  Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2-12-1883, Ưng Đăng (15 tuổi) được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc. Vua Kiến Phúc ở ngôi được 8 tháng thì mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân (31-7-1884) lúc mới 16 tuổi.
  Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Giản Tông Nghị Hoàng đế.

  8. Vua Hàm Nghi (1884-1885)*   
  
 
Vua Hàm Nghi tên là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Minh. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3-8-1871).
  Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2-8-1884) Ưng Lịch được đưa lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi lúc mới 14 tuổi.
  Binh biến năm Ất Dậu (5-7-1885) xảy ra, vua Hàm Nghi cùng quần thần ra Tân Sở, phát hịch Cần Vương, phát động phong trào kháng Pháp trên toàn quốc. Quân Pháp nhiều lần kêu gọi nhà vua quay về nhưng thất bại. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, tên Trương Quang Ngọc (người hầu của vua) bị Pháp mua chuộc nên đem người bắt vua Hàm Nghi dâng cho Pháp.
  Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie vào ngày 13 tháng 1 năm 1889. Nhà vua sống ở đó cho đến lúc mất (4-1-1943), thọ 72 tuổi.
  Vua Hàm Nghi có 3 người con (1 trai, 2 gái).

  9. Vua Đồng Khánh (1886-1888)  
  
 
 Vua Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
  Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.
  Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.
  Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
  Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái).

  10.Vua Thành Thái (1889-1907)   
  
 
Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Chiêu, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (14-3-1879).
  Vua Đồng Khánh mất, triều đình Huế được sự đồng ý của Pháp đã đưa Bửu Lân lên ngôi vào ngày 1 tháng 2 năm 1889 với niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.
  Vua Thành Thái là người có tư tưởng tiến bộ (cắt tóc ngắn, lái ô tô, xuồng máy) và có tư tưởng chống Pháp. Vì vậy, sau 19 năm ở ngôi, dưới áp lực của Pháp, triều đình Huế lấy cớ nhà vua mắc bệnh tâm thần và buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí ở Vũng Tàu. Năm 1916, ông bị Pháp đem đi đày ở đảo Réunion (Châu Phi).
  Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất. Ông mất ngày 9 tháng 3 năm 1955, thọ 77 tuổi.
  Vua Thành Thái có 45 người con (19 trai, 26 gái).
11. Vua Duy Tân (1907-1916)  
  
 
 Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).
  Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi.
  Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.
  Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).
  Vua Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái)

  12. Vua Khải Định (1916-1925)  
  
 
 Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885).
  Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.
  Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (6-11-1925), thọ 41 tuổi.
  Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.
  Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).

  13. Vua Bảo Đại (1926-1945)  
  
 
 Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, ngoài ra còn có tên là Thiển. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913).
  Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau đó, ông lại tiếp tục sang Pháp học cho đến 8-9-1932 mới trở về Huế.
  Vua Bảo Đại ở ngôi cho đến 30 tháng 8 năm 1945 thì làm lễ thoái vị tại Ngọ Môn, giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
  Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1997 tại Pháp.
  Vua Bảo Đại có 5 người con (2 trai, 3 gái).
 


Đại học Huế 60 năm

Gặp mặt cựu giáo chức, cựu sinh viên hướng đến kỷ niệm 60 năm Đại học Huế 
(07/06/2016)
Sáng 26/5, tại Thành phố Huế, Đại học Huế tổ chức buổi gặp mặt các thầy cô giáo, đại diện cựu giáo chức, cựu sinh viên Đại học Huế. Đến tham dự buổi gặp mặt có GS.TSKH Nguyễn Viễn Thọ, nguyên Giám đốc Đại học Huế và các giáo sư, phó giáo sư nguyên Phó Giám đốc Đại học Huế, nguyên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường thành viên; Ông Ngô Yên Thi, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, cựu sinh viên Đại học Huế; Ông Phan Công Tuyên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế và hơn 150 cựu giáo chức, cán bộ quản lý, cựu sinh viên Đại học Huế qua các thời kỳ. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế chủ trì buổi gặp mặt.
Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế được thành lập tháng 3/1957. Năm 1976, Viện Đại học Huế được tổ chức lại theo mô hình các trường đại học độc lập. Ngày 4 tháng 4 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Huế. Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc, Phân hiệu tại Quảng Trị, 9 trung tâm, viện nghiên cứu, phục vụ; Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học. Từ Đại học Huế, nhiều thế hệ giáo chức, sinh viên đã trở thành giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý có tên tuổi trong và ngoài nước. Với lợi thế của đại học đa ngành, đa lĩnh vực Đại học Huế đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mạnh, là một trong những đại học trọng điểm quốc gia đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của khu vực và cả nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ cựu giáo chức, cựu sinh viên, những người đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển Đại học Huế trong gần 60 năm qua. Buổi gặp mặt cựu giáo chức, cựu sinh viên lần này là dịp để Đại học Huế lắng nghe các ý kiến, trao đổi, tâm tư nguyện vọng của cựu giáo chức, cựu sinh viên đóng góp cho sự phát triển của Đại học Huế. Trước thềm sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Đại học Huế sẽ được tổ chức trọng thể vào ngày 03/3/2017, buổi gặp mặt là hoạt động khởi động, thu hút sự quan tâm của cựu giáo chức, cựu sinh viên Đại học Huế qua các thời kỳ, từ đó trên từng cương vị của mình, với tình cảm, niềm tự hào là thành viên trong mái nhà chung của Đại học Huế, sẽ có những đóng góp cụ thể, thiết thực cho Đại học Huế trong thời gian sắp tới.
 
GS.TSKH Nguyễn Viễn Thọ, nguyên Giám đốc Đại học Huế đánh giá cao công tác chuẩn bị của Đại học Huế cho sự kiện kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển, thu hút được sự quan tâm của cựu giáo chức, cựu sinh viên, khơi dậy tình cảm, niềm tự hào là thành viên của Đại học Huế trong mỗi cựu giáo chức, cựu sinh viên 
 
Ông Ngô Yên Thi, cựu sinh viên Đại học Huế, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế
  
Ông Phan Công Tuyên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Ông Bửu Ý, sinh viên khoá đầu tiên của Đại học Huế, cựu giáo chức Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế
 
Ông Nguyễn Xuân Hoa, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế

Tại buổi gặp gỡ, các đại biểu đánh giá cao quá trình phát triển, uy tín của Đại học Huế đối với xã hội, góp ý về việc nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Đại diện cựu giáo chức, cựu sinh viên rất tâm đắc với sự chuẩn bị của Đại học Huế cho sự kiện kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển và sẵn sàng có những đóng góp cụ thể để sự kiện diễn ra thật sự đầy đủ, ý nghĩa, để lại ấn tượng tốt đẹp. Với tinh thần đó, trong thời gian đến, Đại học Huế sẽ tổ chức các cuộc gặp mặt cựu giáo chức, cựu sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và câu chuyện Đêm tàn Bến Ngự

0 Comments 🕔28.Jul 2016
Trong làng âm nhạc Việt Nam, những cô gái xứ Huế từng là nguồn cảm hứng cho không biết bao nhạc phẩm ra đời. Như trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, ngoài nhạc phẩm “Chiều trên phá Tam Giang”, còn lại gần như không hề có một danh từ nào chỉ địa danh Huế. Ấy nhưng người ta vẫn nhận ra Huế bàng bạc trong ca từ của ông. Và nữa, thật nhiều những bóng hồng xứ Huế, ví như thật mơ hồ “vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi”, và có khi thật rõ ràng không trộn lẫn với “Diễm xưa” huyền thoại… Có một câu chuyện khác ít người biết, nàng “Thu Hương” của Huế những năm 1940 đã khiến nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác bài tình ca đầu tiên “Hương giang dạ khúc” theo phong cách dân ca Huế. Đó là một ca khúc hiếm hoi nhạc sĩ lừng danh này viết về miền sông Hương núi Ngự…
Hai vợ chồng Dương Thiệu Tước – Minh Trang
Lạ lùng thay, cũng trong những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (sinh năm 1915, quê Hà Đông, Hà Nội) có một chuyến rời Hà Nội đến Huế rồi vào Sài Gòn; để rồi từ Huế, âm nhạc Dương Thiệu Tước được chắp cánh bởi lời ca của một người con gái Huế, ca sĩ Minh Trang.
Huế ngày ấy ắp đầy màu tím biếc thành quách cổ kính rêu phong, lưu dấu bao tình. Sông Hương ngày ấy, bãng lãng mây chiều với những con đò như chiếc lá chầm chậm trôi giữa lau lách ven sông và những bóng cây cổ thụ ven bờ. Sông Hương ngày ấy, vầng trăng như mắt người thương xa vắng u hoài, buồn đến trĩu lòng như câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Hương Giang nhất phiến nguyệt, kim cổ hứa đa sầu” (Một mảnh trăng trên sông Hương, xưa nay gợi biết bao mối sầu)… Khung cảnh Huế đầy mộng mơ, khiến tâm hồn lãng tử của Dương Thiệu Tước như dây đàn tơ rung trước gió, những giai điệu như chỉ cần một bàn tay mềm mảnh mai chạm tới, sẽ trào ra con sóng trên sông Hương.
Huế vào cuối thế kỷ 19, người ta biết nhiều đến Bà Chúa Nhứt là chị ruột vua Thành Thái. Bà là người dòng dõi song tính tình rất nghệ sĩ, không câu nệ, nuôi hẳn cả một ban nhạc trong nhà. Bà Chúa Nhứt chính là bà ngoại của ca sĩ Minh Trang. Do cha thường đi kinh lý xa nhà, Minh Trang thường được gần gũi với bà ngoại và từ nhỏ đã thuộc nhiều làn điệu dân ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Kìm Tiền, Lưu Thủy… Những năm 40, tiếng hát của Minh Trang phát trên sóng phát thanh hay đến nổi nhiều nhạc sĩ miền Bắc hồi đó đã gửi bài hát về nhờ ca sĩ hát, trong đó có các nhạc sĩ Vũ Thành, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh, Thẩm Oánh… và cả Dương Thiệu Tước. Rồi như duyên tiền định, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước bất ngờ gặp ca sĩ Minh Trang trong một lần ca sỹ ra Hà Nội hát, mở ra một kết cục có hậu sau này cho cuộc tình nghệ sĩ.
Quay trở lại thời gian dừng chân ở Huế, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sưu tầm và ký âm rất nhiều làn điệu dân ca Huế. Cũng trong thời gian này, Dương Thiệu Tước đã có những ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân tộc, trong đó có cả nhạc phẩm “Tiếng Xưa”, mở đầu cho nhiều ca khúc mang âm hưởng dân tộc sau này. Sau những ngày lênh đênh trên sông Huế, Dương Thiệu Tước quyết định rời Cố đô vào Sài Gòn sinh sống.
Trước ngày lên đường, Dương Thiệu Tước được bạn bè tổ chức nhiều cuộc rượu tiễn đưa. Đêm cuối cùng rời Huế, chiếu rượu giang hà ngập sương trăng được một người bạn bày ra trong một con thuyền trôi trên sông Bến Ngự. Cho đến khi vầng trăng hạ tuần lên đầu non về sáng, Dương Thiệu Tước chợt nhiên đứng dậy, ra đầu mũi thuyền ngồi một mình, mắt suy tư nhìn ra cửa sông mơ hồ bãng lãng. Nhạc hứng bỗng từ đâu giữa trời đầy trăng sao sông nước dâng lên, Dương Thiệu Tước vội vàng lấy giấy ra ghi lại ngay bên mạn thuyền. Nhạc sĩ viết một mạch xong ca khúc, trở vào khoang thuyền đặt bài hát vừa hình thành dưới ngọn đèn dầu và cất tiếng ca tặng bạn. Những người tham dự cuộc rượu tiễn đưa lòng ai nấy đều nao nao trong ánh trăng sáng ven trời. Dương Thiệu Tước hát xong liền đặt tên cho sáng tác mới này là “Đêm tàn Bến Ngự”.
Với người Huế ly hương thì bài hát này khiến họ phải tê buốt lòng, mong ngóng về cố xứ. Nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét: “Dương Thiệu Tước ít khi chịu rời khỏi lĩnh vực nhạc tình tứ và cao sang đặc biệt của ông. Về sau, khi nhạc dân ca được coi như phản ánh đúng tâm hồn dân tộc, Dương Thiệu Tước quay hẳn về nhạc ngũ cung để cống hiến những bài hát bất hủ như “Tiếng xưa”, “Đêm tàn Bến Ngự”… Năm 1960, khi viết về Dương Thiệu Tước trong cuốn “Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại”, nhạc sỹ Lê Hoàng Long đã xếp “Đêm tàn Bến Ngự” là nhạc phẩm có giá trị vĩnh cửu hay nhất của Dương Thiệu Tước.
Ngày 1/8/1995, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước vĩnh viễn ra đi, để lại cho âm nhạc Việt Nam những ca khúc bất hủ: “Ai về Bến Ngự, cho ta nhắn cùng… Nhớ chăng…”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi đến viếng ông đã viết: “Anh đã sống một cuộc đời thầm lặng và muốn lãng quên cuộc đời bằng cách xa lìa mọi hệ lụy của cuộc sống này để cưu mang một tình riêng dù đời có hiểu hay không. Anh sống như vậy cũng có một màu sắc riêng biệt của đời anh…”.
Thanh Ngọc
(Theo Thừa Thiên Huế)

bão số 1

Thiệt hại bão số 1: 2 người chết, 10 người bị thương, mất tích

Bão số 1 đã gây thiệt hại nặng nề trên nhiều tỉnh thành. Theo thống kê ban đầu bão số 1 khiến 2 người chết và gần 40.000 cây xanh bị gãy đổ.

Theo báo cáo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tính đến cuối giờ chiều ngày 28/7, bão số 1 đã làm chết 2 người (1 người ở Hà Nội; 1 người ở Hưng Yên); 1 người ở Thanh Hóa bị mất tích; 9 người bị thương ở các tỉnh thành Nam Định, Thái Bình, Hà Nội.
Ngoài ra có, 38 căn nhà bị sập (Hà Nội: 34, Thái Bình: 2, Ninh Bình: 2); hỏng, tốc mái 2.355 nhà (Ninh Bình: 1.000, Nam Định: 500, Hà Nội: 574, Lào Cai: 164, Hòa Bình: 86, Thái Bình: 27, Yên Bái: 3, Hải Phòng: 1).
Bão nhấn chìm 59 tàu thuyền, trong đó, tỉnh Thái Bình 46 tàu, Nam Định 7 tàu, Hà Nội 5 tàu, Thanh Hóa 1 tàu; hư hỏng 13 ô tô; hư hại 190.202 ha lúa và hoa màu; đổ 38.375 cây xanh.
   Thiệt hại bão số 1: 2 người chết, 10 người bị thương, mất tích - Ảnh 1
Bão số 1 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Skip in 3...
Ad finishes in 27 seconds
Hà Nội: Theo tổng hợp chưa đầy đủ từ các quận, huyện, thị xã đến 12h, ngày 28/7, trên địa bàn thành phố đã có 111 cột điện bị đổ, 1.433 ha bị sâu nước và 108 ha lúa bị ngập trắng; 208 ha hoa màu bị hư hỏng, cây bị đổ và cành gãy khá nhiều.
Phòng CSGT - CATP Hà Nội thông tin thêm, từ đêm 27/7 đến sáng 28/7, trên địa bàn thành phố xảy ra 10 điểm ngập úng; 667 cây xanh bị đổ gây cản trở giao thông, trong đó 4 cây đổ vào xe ô tô, 2 cây đổ làm 5 xe mô tô bị hư hỏng, 3 cây đổ chắn ngang đường sắt.
Nam Định: Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay, do ảnh hưởng của bão nên ngày 28/7, toàn tỉnh Nam Định bị mất điện.
Thống kê ban đầu, 7 tàu cá bị chìm; 75 nhà bè bị trôi; 4 tàu bị hư hỏng; 1.900 cột điện bị đổ; khoảng 74.000 ha lúa bị ngập úng. Ước tính tổng thiệt hại trên 100 tỷ đồng.
Ngày 27/7, 3 tàu cá (khoảng 10 lao động) khi tránh trú bão tại cửa sông Sò đã bị sóng to đánh chìm. Đồn biên phòng thị trấn Quất Lâm đã cử 6 cán bộ chiến sỹ và 2 phương tiện cứu người đưa vào bờ an toàn.
Thái Bình: Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thống kê sơ bộ đến 8h ngày 28/7, bão số 1 làm 2 người bị thương (1 người ở huyện Vũ Thư; 1 người ở huyện Kiến Xương); hơn 39.000 ha lúa bị ngập sâu; 74 lồng cá ở huyện Vũ Thư bị trôi; 25 phòng học ở huyện Vũ Thư bị tốc mái; 2 phòng học bị sập.
Thanh Hóa: Báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, 1 tàu cá bị chết máy và chìm cách đảo Hòn Mê 3,5 hải lý về phía Nam. 6 thuyền viên trên tàu đã được tàu đi cùng cứu vớt đưa vào bờ an toàn.
"Cơn bão lạ"
Theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương: Thực tế khoảng 21-22h ngày 27/7 bão đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Nam Định, sau đó chuyển hướng lên phía Tây Bắc, hướng về các tỉnh phía Tây Bắc Bộ. Đây là cơn bão đầu tiên trong điều kiện khí quyển chưa ổn định.
Theo ông Cường, thông thường khi vào bờ gặp ma sát bão sẽ 'nhảy cóc' và đi rất nhanh, nhưng cơn bão lần này lại đi chậm và giữ nguyên cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-13 từ lúc chưa vào bờ. Có thời điểm trong vài ba giờ bão hầu như không di chuyển nên gió mạnh kéo dài liên tục gần như suốt đêm qua, gây thiệt hại lớn.
Các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có gió mạnh cấp 8-9; vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình). Ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Riêng Hà Nội đã được cảnh báo trước có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Nhất Nam