Bị nói 'nôn nóng' giục đốn hạ cây xanh: Nhà tài trợ lên tiếng
(VTC News) - Đại diện các nhà tài trợ trong đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội đã chính thức lên tiếng sau khi bị nói là "nôn nóng".
Trả lời PV VTC News về lý do tại sao ngân hàng VPBank tham gia dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội khiến dư luận bức xúc trong những ngày qua, ông Trần Tuấn Việt – Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị VPBank, cho hay: Phía ngân hàng nhận thấy chủ trương trồng thêm cây tại Hà Nội là điều tốt.
Trong các dịp đầu xuân hàng năm, người Việt Nam vẫn có truyền thống Tết trồng cây theo tinh thần của Bác Hồ, vì vậy phía ngân hàng đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Thành phố Hà Nội.
"Số tiền mà VPBank huy động từ cán bộ công nhân viên (30.000 đồng/người từ lương) là để tài trợ cho việc trồng cây chứ không tài trợ cho việc chặt cây", đại diện VPBank khẳng định.
Ông Tuấn Việt cũng cho hay, phía ngân hàng không có ý kiến trong việc yêu cầu thành phố trồng loại cây gì vì đó là "việc của các cơ quan chuyên môn của thành phố. Nhà tài trợ dĩ nhiên là không đủ chuyên môn và cũng không có thẩm quyền để quyết định việc này".
Với tiết lộ của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong buổi họp báo chiều 20/3, việc đốn hạ các cây xanh trên các tuyến phố của Hà Nội gây bức xúc dư luận do khi thực hiện chủ trường đúng quy trình, đúng pháp luật nhưng thiếu thông tin và do "sự nôn nóng của các đơn vị tài trợ", nhiều nghi ngờ đặt ra, liệu sự "nôn nóng" mà ông Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nhắc đến có xuất phát bởi tiêu cực tham nhũng và lợi ích nhóm không?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định: "Thay mặt thành phố, tôi xin khẳng định hoàn toàn không có tiêu cực, tham nhũng và lợi ích nhóm trong việc thay thế cây trên địa bàn Thành phố".
Cũng câu hỏi này, đại diện VPBank cho hay, phía ngân hàng đóng góp tiền trồng cây mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Việc tài trợ chỉ đơn thuần là một hoạt đồng thiện nguyện vì môi trường.
Ông Tuấn Việt cũng phản bác ý kiến cho rằng, nhà tài trợ nôn nóng thúc giục tiến độ đốn hạ cây xanh khiến dư luận hiểu lầm chủ trương đúng đắn của thành phố.
"Tôi hy vọng đây chỉ là sự hiểu nhầm do nhà lãnh đạo kia nói không rõ ý. Việc các cán bộ nhân viên VPBank cùng nhau đóng góp để trồng cây rồi bị dư luận đối xử như lâm tặc thực sự quá sức tưởng tượng của chúng tôi", ông Tuấn Việt nói.
Ngoài VPBank, ngày hôm nay, thêm một nhà tài trợ là Tập đoàn Vingroup cũng đã lên tiếng trước vụ lùm xùm gây bức xúc dư luận này.
Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tập đoàn tham gia tài trợ ho đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội ở 2 tuyến phố là Hàng Bài và Phố Huế với tổng kinh phí 841 triệu đồng.
Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.
Theo thông tin mà phía tập đoàn biết thì kinh phí tài trợ cho đề án là để tiến hành thay thế những cây trồng tự phát, không phù hợp, đặc biệt là những cây to bị sâu bệnh hoặc mục ruỗng, có nguy cơ gẫy, đổ, bật rễ… gây nguy hiểm cho người dân.
"Hưởng ứng sự kêu gọi của thành phố, với mong muốn góp phần đem lại sự an toàn cho cộng đồng vnên các doanh nghiệp, trong đó có Vingroup, đã hưởng ứng chủ trương của thành phố.
Chúng tôi cũng cho rằng các doanh nghiệp khác khi tham gia việc cải tạo, nâng cấp cây xanh của Hà Nội đều hướng đến lợi ích cộng đồng", ông Hiệp khẳng định.
Trước những lùm xùm thời gian qua, khi được hỏi liệu VPBank có tiếp tục tài trợ chương trình trồng cây tại Hà Nội nữa hay không, ông Tuấn Việt cho hay: Thành ý của VPBank mang màu xanh đến Hà Nội không thay đổi, nhưng chúng tôi đang rất đau đớn khi nhìn những hàng cây xanh bị chặt hạ ngổn ngang. Tuần tới chúng tôi sẽ làm việc lại với Thành phố Hà Nội để đảm bảo tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích.
Còn phía Vingroup thì cho hay, trong trường hợp thành phố dừng đề án này thì khoản kinh phí đã tài trợ, tập đoàn sẽ chuyển sang cho các dự án vì cộng đồng khác của thành phố.
Trước đó, thông tin Hà Nội thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nhiều người dân thủ đô cho rằng, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh không thăm dò ý kiến người dân là một việc khó có thể chấp nhận.
Trong số 6.700 cây xanh sẽ bị 'đốn hạ', có những cây đến hàng trăm năm tuổi, gắn bó với người dân thủ đô như máu thịt. Chính vì vậy, 'cuộc chiến' bảo vệ cây đã được người dân thủ đô đẩy lên mạnh mẽ.
Tại nhiều hàng cây thuộc diện bị thay thế, người dân đã gắn những dòng chữ đầy tâm huyết: “Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi!”. Dòng chữ nhỏ in trên trang giấy nhưng đó là cả mong muốn của triệu người dân thủ đô khi muốn giữ lại những hàng cây xanh.
Cùng với đó, nhiều Fangae trên mạng xã hội Facebook được thành lập, kêu gọi ủng hộ việc Hà Nội dừng chặt hàng nghìn cây xanh trên các tuyến phố. Các Fanpage này nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi, đóng góp ý kiến đề xuất trước đề án được đánh giá là 'táo bạo" này của Hà Nội.
Ngay sau khi dư luận lên tiếng phản đối, tại phiên họp sáng 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu dừng việc chặt cây xanh trên một số tuyến phố.
Bảo Bình
Hàng trăm cây xanh đã bị đốn hạ |
Trong các dịp đầu xuân hàng năm, người Việt Nam vẫn có truyền thống Tết trồng cây theo tinh thần của Bác Hồ, vì vậy phía ngân hàng đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Thành phố Hà Nội.
"Số tiền mà VPBank huy động từ cán bộ công nhân viên (30.000 đồng/người từ lương) là để tài trợ cho việc trồng cây chứ không tài trợ cho việc chặt cây", đại diện VPBank khẳng định.
Ông Tuấn Việt cũng cho hay, phía ngân hàng không có ý kiến trong việc yêu cầu thành phố trồng loại cây gì vì đó là "việc của các cơ quan chuyên môn của thành phố. Nhà tài trợ dĩ nhiên là không đủ chuyên môn và cũng không có thẩm quyền để quyết định việc này".
Với tiết lộ của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong buổi họp báo chiều 20/3, việc đốn hạ các cây xanh trên các tuyến phố của Hà Nội gây bức xúc dư luận do khi thực hiện chủ trường đúng quy trình, đúng pháp luật nhưng thiếu thông tin và do "sự nôn nóng của các đơn vị tài trợ", nhiều nghi ngờ đặt ra, liệu sự "nôn nóng" mà ông Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nhắc đến có xuất phát bởi tiêu cực tham nhũng và lợi ích nhóm không?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định: "Thay mặt thành phố, tôi xin khẳng định hoàn toàn không có tiêu cực, tham nhũng và lợi ích nhóm trong việc thay thế cây trên địa bàn Thành phố".
Người dân thủ đô mong muốn giữ lại hàng cây cổ thụ |
Cũng câu hỏi này, đại diện VPBank cho hay, phía ngân hàng đóng góp tiền trồng cây mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Việc tài trợ chỉ đơn thuần là một hoạt đồng thiện nguyện vì môi trường.
Ông Tuấn Việt cũng phản bác ý kiến cho rằng, nhà tài trợ nôn nóng thúc giục tiến độ đốn hạ cây xanh khiến dư luận hiểu lầm chủ trương đúng đắn của thành phố.
"Tôi hy vọng đây chỉ là sự hiểu nhầm do nhà lãnh đạo kia nói không rõ ý. Việc các cán bộ nhân viên VPBank cùng nhau đóng góp để trồng cây rồi bị dư luận đối xử như lâm tặc thực sự quá sức tưởng tượng của chúng tôi", ông Tuấn Việt nói.
Video: "Giáo sư Xoay" hát chế về việc chặt 6700 cây xanh:
Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tập đoàn tham gia tài trợ ho đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội ở 2 tuyến phố là Hàng Bài và Phố Huế với tổng kinh phí 841 triệu đồng.
Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.
Theo thông tin mà phía tập đoàn biết thì kinh phí tài trợ cho đề án là để tiến hành thay thế những cây trồng tự phát, không phù hợp, đặc biệt là những cây to bị sâu bệnh hoặc mục ruỗng, có nguy cơ gẫy, đổ, bật rễ… gây nguy hiểm cho người dân.
"Hưởng ứng sự kêu gọi của thành phố, với mong muốn góp phần đem lại sự an toàn cho cộng đồng vnên các doanh nghiệp, trong đó có Vingroup, đã hưởng ứng chủ trương của thành phố.
Chúng tôi cũng cho rằng các doanh nghiệp khác khi tham gia việc cải tạo, nâng cấp cây xanh của Hà Nội đều hướng đến lợi ích cộng đồng", ông Hiệp khẳng định.
Trước những lùm xùm thời gian qua, khi được hỏi liệu VPBank có tiếp tục tài trợ chương trình trồng cây tại Hà Nội nữa hay không, ông Tuấn Việt cho hay: Thành ý của VPBank mang màu xanh đến Hà Nội không thay đổi, nhưng chúng tôi đang rất đau đớn khi nhìn những hàng cây xanh bị chặt hạ ngổn ngang. Tuần tới chúng tôi sẽ làm việc lại với Thành phố Hà Nội để đảm bảo tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích.
Còn phía Vingroup thì cho hay, trong trường hợp thành phố dừng đề án này thì khoản kinh phí đã tài trợ, tập đoàn sẽ chuyển sang cho các dự án vì cộng đồng khác của thành phố.
Trước đó, thông tin Hà Nội thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nhiều người dân thủ đô cho rằng, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh không thăm dò ý kiến người dân là một việc khó có thể chấp nhận.
Trong số 6.700 cây xanh sẽ bị 'đốn hạ', có những cây đến hàng trăm năm tuổi, gắn bó với người dân thủ đô như máu thịt. Chính vì vậy, 'cuộc chiến' bảo vệ cây đã được người dân thủ đô đẩy lên mạnh mẽ.
Tại nhiều hàng cây thuộc diện bị thay thế, người dân đã gắn những dòng chữ đầy tâm huyết: “Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi!”. Dòng chữ nhỏ in trên trang giấy nhưng đó là cả mong muốn của triệu người dân thủ đô khi muốn giữ lại những hàng cây xanh.
Cùng với đó, nhiều Fangae trên mạng xã hội Facebook được thành lập, kêu gọi ủng hộ việc Hà Nội dừng chặt hàng nghìn cây xanh trên các tuyến phố. Các Fanpage này nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi, đóng góp ý kiến đề xuất trước đề án được đánh giá là 'táo bạo" này của Hà Nội.
Ngay sau khi dư luận lên tiếng phản đối, tại phiên họp sáng 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu dừng việc chặt cây xanh trên một số tuyến phố.