Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Một người chết, 3 bị thương vì dông lớn tại Hà Nội

16h30 chiều nay, dông lốc kèm theo mưa lớn bất ngờ xảy ra trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội khiến giao thông náo loạn, nhiều người đi xe máy bị quật ngã, cây đổ hàng loạt, nhà bật móng, hơn 10 ôtô hư hại.
Cơn dông bắt đầu từ khoảng 16h30 tại hầu hắp các tuyến phố của Hà Nội. Khoảng 20 phút sau xuất hiện mưa lớn. Gió mạnh kèm mưa mỗi lúc một nặng hạt khiến nhiều tuyến phố như chìm trong bão lốc. Cây cối ngả nghiêng, nhiều người đi đường chạy tán loạn vì bất ngờ.
Mái tôn và các phông bạt che ban công tại nhiều khu chung cư ở quận Thanh Xuân, Hoàng Mai bị bật tung, gió cuốn bay khắp nơi, thậm chí nhiều mái tôn bị cuốn văng xa vài chục mét. Có nơi bị gió quật đổ cả bồn nước trên mái nhà, cuốn phăng xuống đường.
nha-do.jpg
Phòng bảo vệ của Viện kiểm thuốc Trung ương bị bật móng cách mặt đất một mét.Ảnh: Quý Đoàn
Tại ngã tư Quang Trung - Nguyễn Du, 4 cây to đổ vào 3 ôtô và một xe máy bị đè. Trong các nạn nhân có một người tử vong.
Trên đường Phạm Hùng, Láng Hạ, Nguyễn Du… nhiều cây xanh cỡ lớn bị quật đổ, đè lên ôtô. Cũng trên nhiều tuyến phố, hàng chục người đi xe máy trên đường không trú mưa đã bị gió lốc quật ngã.
Theo chia sẻ của một số người dân, khu vực phường Đại Kim, Đại Từ, Hoàng Mai có xuất hiện mưa đá với hạt nhỏ bằng đầu ngón tay út. Điện tại  nhiều khu vực đã bị cắt.
xe-may-do.jpg
Xe máy la liệt trên đường vì dông lốc. Chỉ diễn ra chừng một tiếng, cơn dông lốc đã khiến một người chết, 3 bị thương và hàng trăm phương tiện, nhà cửa bị thiệt hại.
Nguyễn Thị Phượng kể lại, trên đường Nguyễn Xiển (Hoàng Mai), cơn lốc kèm theo bụi đã khiến chị không thể vững tay điều khiển xe máy nên vội táp vào lề đường. Tuy nhiên, gió giật mạnh đã làm xe đổ vào chị. Gặp nạn trong mưa dông nhưng chị cho rằng đã may mắn không bị ôtô đi từ phía sau tông vào trong lúc hỗn loạn.
"Gió lốc quá mạnh, dường như mọi thứ có thể bị cuốn bay. Thấy tấm biển quảng cáo bắn văng trước mặt, tôi vội nhấn gas, vừa chạy qua được một đoạn thì thấy miếng tôn dài vài mét sập xuống đường", anh Hoàng Tuấn, người thoát nạn trên đường Giải Phóng chiều nay kể lại. Anh cho hay, từ bé tới giờ anh chưa chứng kiến một trận dông lốc nào bất giờ và kinh hoàng đến vậy".
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) cho hay, theo thống kê sơ bộ khoảng 100 cây lớn đã bị gãy đổ, 13 ôtô bị hư hại. Trận mưa dông khiến 3 người đi đường bị thương và một người tử vong.
thap-huong.jpg
Người dân thắp hương tại nơi người đàn ông đi xe máy bị cây đổ khiến tử vong tại ngã tư Quang Trung - Nguyễn Thái Học. Ảnh: Quý Đoàn
Theo thông tin từ Bệnh viện 198 (Bộ Công an), sau cơn mưa, khoa cấp cứu đã tiếp nhận gần 10 trường hợp bị ngã xe hoặc bị cột, biển báo, cây đổ vào người.
Còn tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện E,  ít nhất có 9 bệnh nhân gặp nạn do dông lốc phải nhập viện. Trong số này có 5 ca bị thương ở đầu do vật cứng rơi vào, số còn lại bị thương ở chân tay. 
Nặng nhất là trường hợp 3 mẹ con đang đi chơi Công viên Hòa Bình thì gặp dông nên trú tại phòng bán vé ở khu vui chơi. Tuy nhiên, gió quá to giật lật mái tôn hất vào 3 mẹ con, khiến người mẹ bị thương tay, ngất xỉu. 
Một trường hợp bị nạn khác là Tuấn Anh, sinh năm 1993, đến chơi nhà bạn ở Xuân La, Xuân Đỉnh. Mưa dông to khiến bức tường mới xây ở nhà bên cạnh đổ sập đè gẫy 2 ngón chân Tuấn Anh.
Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội cho hay lượng mưa đo được tại Vân Hồ là 34mm; Cầu Giấy 16,4mm; Hoàn Kiếm 27,2mm; Hầm chui Trung tâm Hội nghị Quốc gia 32mm; Đông Anh 15mm...
Đến 18h15 các vị trí úng ngập đã cơ bản rút hết nước.
cay-do_1434209992.jpg
Xe máy bị cây đè trên phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn trung ương, ảnh chụp từ ra-đa thời tiết và từ vệ tinh cho thấy có những đám mây đối lưu từ phía Hòa Bình di chuyển về khu vực Hà Nội.
Những đám mây đối lưu này sẽ gây mưa rào và dông trước cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội bao gồm các quận, huyện Chuơng Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, sau đó lan dần đến các khu vực khác.
Theo ghi nhận của nhiều người dân, đây là cơn dông lốc mạnh nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây tại Hà Nội.
Video: Hàng chục người bị gió dông quật ngã
Nhóm phóng viên

Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ



Chiều 13/6, cơn dông lớn đổ ập xuống thủ đô khiến nhiều cây xanh bị đổ, đường phố xác xơ. Điện lưới cũng bị cắt trên diện rộng.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Khoảng 17h ngày 13/6, cơn dông lớn bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội. Gió mạnh kèm theo mưa rào kéo dài trong vòng 30 phút khiến nhiều biển quảng cáo, barie ngã đổ, bay khắp nơi. Theo ghi nhận của Zing.vn, cây đổ, gãy, bật gốc xuất hiện hầu khắp nội thành.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Cây đè hàng loạt ôtô đỗ dưới lòng đường Phan Chu Trinh.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Những cành cây lớn đổ ập xuống khiến nhiều người dân bất ngờ, hoảng hốt.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Chiếc xe máy vỡ phần yếm và phía sau do chịu lực tác động của cây đổ.
Rễ cây bị bật gốc trên nhiều tuyến phố.
Rễ cây bật gốc trên nhiều tuyến phố.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Chiếc xe bị cành cây đè trên phố Lý Thường Kiệt.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Người dân khắc phục hậu quả do cây đổ gây ra.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Do không kịp di chuyển, nên nhiều xe máy trên phố Phan Chu Trinh bị gốc cây sấu khá lớn đè lên.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Đường phố, vỉa hè Hà Nội ngổn ngang.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Cây đổ trên Phố Huế.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Nhà dân bị hư hại và xác xơ.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Cây đổ làm sập nhà trên phố Hai Bà Trưng.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Nhiều tấm biển quảng cáo bị thổi tung.
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Hà Nội ngổn ngang sau cơn dông mạnh bất ngờ
Cổng bảo vệ Hội đồng dược điển (Bộ Y Tế) trên phố Hai Bà Trưng bị nhấc bổng do phía dưới là rễ cây xà cừ bung gốc.
50m tường trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân bị đổ sập
50m tường trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, đổ sập.
Cổng vào công trường nặng hàng tấn đổ sập. Rất may không có người đi qua lúc xảy ra sự cố. Ảnh: Duy Hiếu.
Cổng vào công trường nặng hàng tấn đổ sập. Rất may không có người đi qua lúc xảy ra sự cố. Ảnh: Duy Hiếu.
Đại diện Công ty điện lực (EVN) Hà Nội cho biết, sau cơn dông đơn vị tạm ngưng cung cấp điện trên diện rộng. Khu vực trọng điểm tại các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Yên Phụ.
Nguyên nhân là do vật thể lạ bay vào hệ thống đường dây điện trên đường. Lực lượng kỹ thuật đã tiếp nhận thông tin và đang trong quá trình khắc phục sự cố.

Lâm Đồng vay tiền xây trung tâm hành chính

 Do chưa bán được biệt thự và nhà đất công, tỉnh Lâm Đồng phải đi vay vốn để xây trung tâm hành chính tập trung.
Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: MAI VINH
Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: MAI VINH
Lâm Đồng lập đề án bán và cho thuê 19 biệt thự, 5 nhà ở nhằm tạo vốn xây dựng trung tâm hành chính tập trung. Đến nay việc bán và cho thuê còn dang dở nhưng trung tâm hành chính tập trung đã vận hành hơn một tháng bằng tiền đi vay mượn.
Đề án bán và cho thuê biệt thự, nhà ở được đưa ra năm 2010 nhưng mãi đến năm 2014 thì một số cơ sở nhà đất, biệt thự mới được duyệt giá bán. Thời điểm này, trung tâm hành chính tập trung tỉnh  Lâm Đồng đã xây dựng đến giai đoạn cuối.
Bán biệt thự công: người mua không mặn mà
Theo thông tin mới nhất từ UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình bán đấu giá các cơ sở nhà thuộc sở hữu nhà nước nhằm tạo nguồn vốn xây dựng trung tâm hành chính tập trung tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2014 có sáu biệt thự và nhà ở được UBND tỉnh Lâm Đồng duyệt giá. Tổng số tiền dự kiến thu về từ việc bán sáu căn biệt thự này hơn 177 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong năm chỉ bán được hai căn, số tiền hơn 69 tỉ đồng.
Đại diện Sở Tài chính Lâm Đồng cho rằng giá nhà đất chưa hài hòa trong thời điểm thị trường bất động sản đóng băng nên các căn biệt thự khó bán. Dù các căn biệt thự rao bán trong năm 2014 đến nay vẫn còn bốn căn chưa bán được nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng đang định giá thêm năm căn nhà, biệt thự công để bán và định giá cho thuê hai căn biệt thự. Theo tính toán của UBND tỉnh Lâm  Đồng, tỉnh sẽ có thêm 241 tỉ đồng từ việc này để chi trả kinh phí xây dựng trung tâm hành chính.
Ông Đặng Nguyễn Văn Tích, giám đốc Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, cho rằng việc bán và cho thuê biệt thự, nhà công vụ từng là trụ sở các cơ quan hành chính tỉnh Lâm Đồng diễn ra chậm và khó khăn do một số vướng mắc về quy định khiến người mua không mặn mà.
Biệt thự 8 Nguyễn Viết Xuân, trước là Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng, đã đề xuất bán từ năm 2013 nhưng đến nay chưa có người mua - Ảnh: Mai Vinh
Biệt thự 8 Nguyễn Viết Xuân, trước là Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng, đã đề xuất bán từ năm 2013 nhưng đến nay chưa có người mua - Ảnh: Mai Vinh
Vay mượn
Dự án xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng ban đầu Chính phủ phê duyệt với mức đầu tư hơn 495 tỉ đồng, tuy nhiên đến năm 2012 dự án được điều chỉnh với tổng vốn đầu tư 1.014 tỉ đồng. Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, việc thi công chậm tiến độ (khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2012) đã khiến dự án bị đội giá do giá vật liệu xây dựng, nhân công, trang thiết bị tăng theo thời gian.
Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, đề án bố trí vốn từ nguồn bán biệt thự, nhà đất công để tạo vốn xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng thiếu tính khả thi. Việc không bán được biệt thự, nhà đất đã khiến UBND tỉnh Lâm Đồng bị động trong bố trí vốn cho dự án, không bố trí vốn theo đúng tiến độ thi công thực tế khiến dự án nhiều lần bị trễ thời gian hoàn thành.
Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng hoàn thành vào cuối năm 2014 và lần lượt các sở ngành trực thuộc cấp tỉnh đã dời vào trung tâm làm việc trong thời gian này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm đó tỉnh Lâm Đồng mới quyết toán được 584 tỉ đồng. Nguồn chính để trang trải cho việc xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng là việc đấu giá bán và cho thuê biệt thự, nhà đất công mới được hơn 47 tỉ đồng, chỉ bằng 4,7% nhu cầu về vốn dự án. Do thiếu hụt 430 tỉ đồng để bố trí vốn tiếp tục triển khai dự án nên UBND tỉnh Lâm Đồng đã tạm ứng, vay Kho bạc Nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng...
Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, việc bố trí vốn thanh toán cho khối lượng xây dựng đã hoàn thành và đến hạn thanh toán sẽ gặp trở ngại do việc thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn. Đồng thời, việc bố trí vốn cho các công trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng.
Trả tiền lãi gần 34 tỉ đồng
Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, dự án xây dựng trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng được triển khai từ năm 2009 đến cuối năm 2014, được chia làm hai giai đoạn với hai hình thức đầu tư khác nhau. Từ năm 2009 được triển khai với hình thức đầu tư BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao, Tổng công ty Xây dựng số 1 là nhà đầu tư), đến năm 2011 thì chuyển sang hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2009 - 2011, do tỉnh không bố trí đủ vốn theo tiến độ thi công thực tế dẫn đến thời gian thi công kéo dài, làm phát sinh lãi vay phải trả tại dự án là 33,9 tỉ đồng. Từ giữa năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện dự án xây trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đà Nẵng: mới bán được 2 trụ sở
Trung tâm hành chính Đà Nẵng được thiết kế như một ngọn hải đăng với 34 tầng nổi, hai tầng hầm với tổng vốn đầu tư 1.981 tỉ đồng. Một lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho hay đến thời điểm này số tiền đầu tư xây dựng hoàn toàn là tiền ngân sách bỏ ra. Ban đầu Đà Nẵng tính toán bán các trụ sở cũ của các cơ quan công sở để lấy tiền xây dựng trung tâm hành chính, tuy nhiên đến thời điểm này việc bán các trụ sở không thực hiện được như mong muốn.
Trước đó, tháng 5-2014 UBND TP Đà Nẵng đã quyết định phê duyệt đấu giá trụ sở các sở Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng, Văn hóa - thể thao và du lịch, Khoa học - công nghệ, Tài nguyên - môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin - truyền thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế, Lao động - thương binh và xã hội, Ngoại vụ, Tài chính, Công thương, Thanh tra, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất. Nhưng đến nay chỉ bán được hai trụ sở là Thanh tra và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội với số tiền 42 tỉ đồng.
Ngoài ra, do nhu cầu cần đất cho y tế nên vừa qua lãnh đạo TP quyết định lấy trụ sở Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động - thương binh và xã hội để xây dựng hai bệnh viện tim mạch và y học cổ truyền. Lý do các khu đất chưa bán được là do có khu nhà đất diện tích lớn nằm ở vị trí đắc địa, người mua phải xây dựng đảm bảo theo kiến trúc quy hoạch của TP nên giới đầu tư bất động sản ngại mua.
Ông Lê Doãn Lâm, phó giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng, cho biết hiện tại do nhu cầu sử dụng đất, nhà nên một số trụ sở được tính toán để lại sử dụng vào các mục đích khác nhau chứ không bán hết như dự tính trước đây.
HỮU KHÁ
Bà Rịa - Vũng Tàu: hi vọng sẽ bán được trụ sở cũ 
Từ tháng 4-2012, trung tâm hành chính chính trị có tổng giá trị đầu tư 1.461 tỉ đồng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động tại TP Bà Rịa. Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số tiền bỏ ra để xây trung tâm hành chính được lấy từ ngân sách tỉnh. Để bù lại một phần chi phí xây dựng trung tâm hành chính, chủ trương của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là bán đấu giá các khu đất, trụ sở cũ còn lại ở Vũng Tàu. Việc bán đấu giá được giao cho Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì.
Ngày 9-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Dương Hùng, phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết hiện tại sở đang hoàn tất các phương án bán đấu giá đất và tài sản trên đất của những trụ sở cũ tại Vũng Tàu. Về trị giá của toàn bộ các khu đất dự kiến bán đấu giá, theo ước đoán của giới kinh doanh bất động sản là khoảng 1.000 tỉ đồng vì những khu đất trên đều nằm ở các vị trí đắc địa và ở trung tâm Vũng Tàu. Ông Hùng cho biết hiện giờ chưa thể ước được số tiền bán đấu giá là bao nhiêu vì còn phụ thuộc vào thẩm định giá, vào thị trường và người mua cũng như vị trí đất, tài sản trên đất. “Hi vọng khi đấu giá xong sẽ bù được một phần chi phí đã đầu tư xây dựng trung tâm hành chính mới” - ông Hùng nói.
Cần Thơ: không làm cao ốc 25 tầng giữa trung tâm
UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định sẽ di dời các trụ sở cơ quan hành chính từ Q.Ninh Kiều sang khu đất 11ha thuộc dự án Trung tâm văn hóa Tây Đô (diện tích 116ha, Q.Cái Răng). Theo kế hoạch, dự án trung tâm hành chính tập trung mới của TP Cần Thơ sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
Thông tin này đã gây nhiều thắc mắc cho người dân bởi trước đây TP dự định làm cao ốc hành chính 25 tầng với vốn đầu tư khoảng 567 tỉ đồng ngay khu vực trung tâm TP. Tháng 7-2011, trên cơ sở đề xuất của Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư khu phức hợp cao ốc hành chính của TP này. Theo phương án thiết kế lúc đó, khu đất xây dựng khu phức hợp cao ốc hành chính Cần Thơ có diện tích khoảng 9.200m2, tọa lạc tại trung tâm Q.Ninh Kiều, khu vực trụ sở hiện hữu của các sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Trường nghiệp vụ Giao thông vận tải, Bưu điện TP và một số hộ dân. Khu phức hợp dự kiến cao 25 tầng, thời gian xây dựng khoảng bốn năm. 
Trả lời về thông tin tiền đâu để xây trung tâm hành chính mới của Cần Thơ cần vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng, bà Võ Thị Hồng Ánh - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết có lẽ là sự khái toán dựa theo suất đầu tư và ước tổng diện tích sử dụng chứ hiện nay TP chưa đưa ra con số chính thức về số tiền đầu tư. Khi đã chọn được phương án thiết kế (dự kiến cuối tháng 6-2015) thì mới tính diện tích sử dụng và nhu cầu cụ thể, vì vậy lúc đó mới xác định được nguồn kinh phí thực hiện là bao nhiêu. 
Cũng theo bà Ánh, TP không bỏ phương án xây cao ốc mà chỉ dời sang địa điểm khác thích hợp hơn. Bên cạnh phương án công trình riêng rẽ thì TP cũng muốn có phương án cao ốc để tiết kiệm quỹ đất.
 HÀ-QUỐC-DŨNG