Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Thời gian sắp hết: Tổng Bí thư Trọng sẽ ‘bỏ ruồi diệt hổ’?

Thời gian sắp hết: Tổng Bí thư Trọng sẽ ‘bỏ ruồi diệt hổ’?
Pham Chi Dung
VOA 04.10.2016 16 giờ

Ba phần tư năm 2016 đã qua nhưng chiến dịch được mệnh danh là “Chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng vẫn chưa nhúc nhích bao nhiêu. Thời gian sắp hết, nếu tính toán đến thời điểm cuối năm 2017 là lúc ông Trọng phải giữ cam kết với Bộ Chính trị trước Đại hội XII là sẽ “nghỉ” vào giữa nhiệm kỳ khóa XII. Nếu không làm ít ra được vài “việc cần làm ngay” theo cách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 30 năm về trước, Nguyễn Phú Trọng không những sẽ không để lại dấu ấn nào trong suốt chiều dài chính trị lê thê vô vị của mình, mà mũi lao do ông chủ đích phóng ra còn có thể quay ngược lại chĩa vào ông sau khi rời chức vị tổng bí thư.
‘Không can thiệp chuyện nội bộ của Việt Nam’
Nếu lấy mốc thời điểm từ đầu tháng 6/2016 khi Tổng Bí thư Trọng phát động chiến dịch “chống tham nhũng” với “ruồi” đầu tiên mang tên Trịnh Xuân Thanh, cho tới nay thật quá khó để so sánh chiến dịch lận đận này với cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” long trời lở đất của Tập Cận Bình.
Với một ít nước cờ mà đã bộc lộ gần hết “cơ” của ông Trọng, thì chỉ có thể đặt tên cho chiến dịch đang phát động của ông là “đập muỗi diệt ruồi”.
Thậm chí ngay cả “ruồi” Trịnh Xuân Thanh cũng đã biến mất không để lại một dấu vết, tạo nên một thất bại quá hiển nhiên cho Tổng Bí thư Trọng. Nội bộ xáo xào. Ai đoán được thế lực chính trị nội bộ nào đã bắc cầu cho Trịnh Xuân Thanh để chống đảng và gây nên một cú scandal khiến điều được gọi là uy tín của tổng bí thư đương nhiệm bị sa sút đáng kể?
Không những thế, một thất bại gián tiếp cũng vừa lộ diện: Đại sứ quán Đức đột nhiên tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 28/9/2016 tại Hà Nội. Phó Đại sứ Wolfang Manig cho biết Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol. Đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết cho biết ông Thanh đang ở đâu. Mà khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì vấn đề dẫn độ nhân vật này không được đặt ra.
Chắc hẳn câu trả lời của phía Đức đã khiến giới quan chức đảng, đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, tràn trề thất vọng. Có thể hiểu câu trả lời đó có hai ý: thứ nhất, không khẳng định sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức và do đó có thể hiểu ông Thanh đang có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả… Việt Nam; thứ hai, không hứa hẹn bất cứ một động tác hỗ trợ tư pháp nào để giúp chính quyền Việt Nam tìm ra, hoặc nếu tìm được thì sẽ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Câu trả lời của phía Đức như thể vụ Trịnh Xuân Thanh là… chuyện nội bộ triều đình Việt Nam.
Thêm một bài học bỉ mặt cho những người “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam”: hẳn Chính phủ Đức không thể nào quên vụ một nghị sĩ Đức, ông Martin Patzelt, đã bị Bộ Công an Việt Nam gây khó khăn đến mức nào khi ông muốn tham dự phiên tòa sơ thẩm xử blogger bất đồng chính kiến Anh Ba Sàm tại Hà Nội vào tháng 3/2016. Khi đó, Hà Nội đã tung đội quân dư luận viên để phản ứng rằng các nghị sĩ Đức đã can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.
Vậy thì hãy cứ để giới lãnh đạo Việt tự lo chuyện nội bộ của họ. Nỗi ám ảnh đối với chính quyền Việt Nam về thực tế giữa Việt Nam và Đức chưa có hiệp định dẫn độ đã trở nên hiện thực hóa một cách trần trụi.
Cách đây không lâu khi hùng hổ (hoặc miễn cưỡng) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an Việt Nam còn cho rằng cho dù không có hiệp định dẫn độ thì những quy định về tương trợ tư pháp quốc tế cũng có thể giúp Việt Nam nhận được Trịnh Xuân Thanh từ bàn tay Interpol hoặc cảnh sát một quốc gia nào đó. Một quan chức công an còn tự tin khẳng định với báo chí là Interpol có “kênh riêng” để bắt Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng cho tới giờ, thực tế phũ phàng là trên danh sách truy nã quốc tế của Interpol vẫn không hề có cái tên Trịnh Xuân Thanh. Cũng không có bất kỳ tin tức nào về sự tồn tại của Trịnh Xuân Thanh trên thế giới, ngoài tin lan truyền trên mạng xã hội về Trịnh Xuân Thanh đang đánh bài ở… đảo Phú Quốc.
​Bỏ ruồi diệt hổ?
Ngay sau vụ tẩu thoát của Trịnh Xuân Thanh, động tác phải “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương của Tổng Bí thư Trọng là một chỉ dấu lộ liễu về việc ông Trọng đã có thể không còn tin cậy lực lượng công an như “cánh tay sắt của đảng”, mà nôn nóng quyết định tự mình làm tất cả theo cách mà Tập Cận Bình đã ra oai với Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, cách thể hiện của Tập Cận Bình là nói ít làm nhiều, và làm ghê gớm. Còn với Tổng Bí thư Trọng, ngay với “ruồi” Trịnh Xuân Thanh mà còn không xử lý được, cho thấy “cơ” của ông yếu ớt đến thế nào.
Động tác phải “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương của Tổng Bí thư Trọng cũng dẫn đến một kết luận quan trọng: Ủy ban Kiểm tra trung ương với trưởng ban là Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng - người được xem là thân tín của Nguyễn Phú Trọng - đã không thể so sánh dù chỉ một phần nhỏ với Ủy ban Kỷ luật trung ương của Vương Kỳ Sơn - người thân tín của Tập Cận Bình. Từ tháng Sáu đến nay, dàn chuyên viên của Ủy ban Kiểm tra trung ương ở Việt Nam đã không lần ra được bất kỳ manh mối nào về bằng chứng tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh ở PVC.
Mà cơ quan gần như duy nhất có khả năng “làm hồ sơ” về Trịnh Xuân Thanh chỉ còn là Bộ Công an.
Nhưng Bộ Công an lại thuộc quyền và lệnh của ông Tô Lâm. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh ung dung đào thoát ngay trước mũi công an, có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng đã không còn có thể tin tưởng vào đội quân “còn đảng còn mình” này.
Vấn đề đặt ra là nếu các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an không chịu, hoặc không thật sự nhiệt tình trong việc “làm hồ sơ” vụ Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Trọng sẽ lấy đâu ra cơ sở để ít nhất cũng truy tố vắng mặt Thanh?
Chưa kể đến việc “truy nã quốc tế” đối với Trịnh Xuân Thanh đang vấp phải một rào cản lớn về tư pháp quốc tế. Có thông tin cho biết Trịnh Văn Thảo của PVC – ME, người đã trốn ra nước ngoài từ năm 2012 và đã bị Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế, cho tới nay vẫn chẳng thấy tăm hơi đâu, thậm chí cái tên Trịnh Văn Thảo còn không xuất hiện trong cả danh sách truy nã quốc tế của cơ quan Interpol.
Quá nhiều cái khó để Tổng Bí thư Trọng “thí điểm” vụ Trịnh Xuân Thanh. Chiến dịch “chống tham nhũng” của ông cũng bởi thế sẽ có nguy cơ lớn bị tan vỡ từ trong trứng nước.
Vậy phải làm sao để gỡ rối?
Nếu vụ Trịnh Xuân Thanh bế tắc, liệu ông Trọng sẽ tính toán để ra ngón đòn nào khác trong tâm thế có thể ví như “cả giận mất khôn”? Sẽ bỏ qua “ruồi” để đánh thẳng vào “hổ” chăng?
“Hổ” nào?
Khúc ngoặt bất ngờ
Những ngày cuối tháng 9/2016, cây viết Huy Đức bất ngờ tung lên mạng xã hội 2 bài “THANH hay THĂNG” và “Tảng băng nổi”. Đây có lẽ là loạt bài báo rất đáng chú ý, xét về tính tín hiệu chính trị cho cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng CSVN sẽ bùng nổ không bao lâu nữa.
Vài tháng trước khi bắt đầu nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh, tác giả Huy Đức cũng đã đề cập đến nhân vật Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị và đương kim Bí thư thành ủy TP HCM, trên facebook cá nhân của mình, nhưng chỉ ở dạng status và ngắn gọn.
Đây là lần đầu tiên Huy Đức đề cập trực tiếp với chiều sâu về Đinh La Thăng với rất nhiều chi tiết được tung ra một cách có hệ thống về những vụ việc được coi là có dấu hiệu tham nhũng của ông Thăng thời ở Tập đoàn dầu khí (PVN).
Hai bài “THANH hay THĂNG” và “Tảng băng nổi” về thực chất là loạt bài điều tra án kinh tế. Trong đó, vụ Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), nơi mà Trịnh Xuân Thanh làm lỗ hơn 3.200 tỷ đồng, chỉ là chuyện nhỏ. Câu chuyện lớn hơn nhiều là Đinh La Thăng PVN.
Những dẫn chứng mang tính tài liệu nội bộ mà Huy Đức nêu ra trong loạt hai bài này dường như chưa từng được công bố và thuộc loại “gan ruột”. Không ít ý kiến cho rằng phải là một cấp rất cao “xì” tin tức thì tác giả Huy Đức mới có được nguyên liệu để “chế biến”.
Những bài viết của Huy Đức đã dẫn đến những câu hỏi tiếp dẫn: Vì sao trước đây, thậm chí vào thời gian nóng bỏng trước Đại hội XII, đã không có hoặc gần như không tồn tại các thông tin về “tiêu cực Đinh La Thăng” thời PVN? Vì sao chỉ đến lúc này và trùng với chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng mới xuất hiện những thông tin như vậy, mà lại từ Huy Đức chứ không phải ai khác? Phải chăng một cơ quan nào đó đã “găm” những thông tin có ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị này để chỉ tung ra đúng thời điểm và nhằm mục đích “làm nhân sự”?
Có thể hình dung, hai bài viết trên đang hướng Cơ quan điều tra C46 của Bộ Công an sang một “quy trình” mới: PVN.
Vào tháng 8/2016, C46 đã bắt hụt Trịnh Xuân Thanh và không biết có muốn ôm mối hận hay không. Nhưng sau đó, cơ quan này đã phải bắt đệ tử của Trịnh Xuân Thanh là Vũ Đức Thuận, người mà có tin cho biết được Đinh La Thăng sử dụng làm trợ lý tại Thành ủy TP HCM chỉ mới vào giữa năm 2016.
Cần nhắc lại, vào tháng 10/2015, gần 3 tháng trước khi diễn ra Đại hội XII, cây viết Huy Đức đã tung lên mạng xã hội bài “Em vợ thủ tướng & siêu lừa Dương Thanh Cường”, mổ xẻ chi tiết về vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm, em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà Huy Đức xem là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Sau đó, người ta chứng kiến việc Thủ tướng Dũng phải làm bản giải trình 12 điểm cho Bộ Chính trị, và sau Đại hội XII thì không biết tướng Liêm ở đâu.
Ngay sau đó là bài “Ai bảo kê cho Trầm Bê” cũng của tác giả Huy Đức…
Còn bây giờ, một khả năng có thể là loạt bài của Huy Đức là điểm mở đầu cho một chiến dịch truyền thông “chống tham nhũng” nhằm mục tiêu kết thúc số phận của “hổ” Đinh La Thăng và còn có thể đụng chạm đến vài nhân vật đứng sau ông Thăng.
Nếu Bộ Công an “chiều” Huy Đức, hướng điều tra mới về PVN sẽ được củng cố và “hợp thức hóa” trên cơ sở đã có dư luận, không phải chỉ là dư luận đồn đoán mà là dư luận rất chi tiết.
Giờ đây, nếu Tổng Bí thư Trọng cũng “chiều” Huy Đức và hùng hổ quăng lên bàn Thường vụ đảng ủy công an trung ương những bài báo mang tính chất “dư luận phản ánh” của tác giả Huy Đức về “Đinh La Thăng thời PVN”, thì số phận bí thư thành ủy và có thể cả ủy viên Bộ Chính trị của ông Đinh La Thăng có thể nói sẽ “cháy”.
Theo đó và gần một năm sau khi Nguyễn Tấn Dũng “ráng làm người tử tế”, Đinh La Thăng có thể là “con hổ” đầu tiên bị chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng và cựu chủ tịch nước Sang “làm thịt”.
Và nếu tương lai gần này xảy ra theo “đúng quy trình”, người ta có thể nhớ lại việc Tập Cận bình đã thẳng tay triệt hạ ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh như thế nào, mở đầu cho những cú đánh ghê gớm tiếp theo vào Bộ Công an và Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chỉ có điều, tương lai “nhái Tập Cận Bình” của Nguyễn Phú Trọng có được hiện thực hóa hay không lại phụ thuộc phần lớn vào việc cơ quan nào sẽ muốn giúp và có khả năng giúp ông Trọng “chống tham nhũng”. Cho tới nay, cơ chế này vẫn hoàn toàn là một ẩn số, cũng như nhiều ủy viên Bộ Chính trị vẫn giữ im lặng bất thường xung quanh điều mà dư luận gọi là vụ “3T” (Thanh - Thuận - Thăng).
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
https://www.facebook.com/pham.chidung.96/posts/1092055557556254

Tìm hiểu về dòng họ Tôn Thất và Tôn Nữ

Tìm hiểu về dòng họ Tôn Thất và Tôn Nữ

Không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử dòng họ trâm anh này.
Bạn đã từng nghe đến cái tên “Công Tằng Tôn Nữ” trong các tiểu phẩm. Ai cũng biết dòng họ này chỉ dành cho công chúa, người phụ nữ có hoàng thân quốc thích.
Nam Phương hoàng hậu trong triều phục năm 1934
Nam Phương Hoàng Hậu – Vợ của Vua Bảo Đại (Bà là dâu họ Nguyễn, không mang họ Tôn Nữ, nhưng xin minh họa để thể hiện vẻ đẹp xa xưa)
“Nếu như người Việt Nam theo nguyên tắc Phụ Hệ và chỉ có con gái mới có mang họ Công Tằng Tôn Nữ. Vậy tại sao bây giờ vẫn có người mang họ đó (bởi con gái mang họ cha). Hoặc đây chỉ có thể là do một nguyên tắc chân truyền nào đó” ?
Hãy cùng HinhanhVietNam.com tìm hiểu vấn đề này:
Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.
Từ năm Minh Mạng thứ 3 (1923), những người trong Hoàng tộc thuộc dòng dõi các chúa bắt đầu được thay tên là Tôn Thất thay cho họ Nguyễn Phúc.
Gia phả 13 đời Vua Nguyễn
Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :
  • Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.
  • Công Nữ : con của vua.
  • Công Tôn Nữ : cháu của vua.
  • Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.
  • Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.
  • Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .
Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.

Các nhân vật nổi tiếng trong dòng họ Tôn Thất – Tôn Nữ

Tôn Thất:
Tôn Thất Hiệp: Tướng chúa Nguyễn
Tôn Thất Thuyết: Đại thần nhà Nguyễn.
Tôn Thất Đàm: Khâm sai chưởng lý quân vụ đại thần nhà Nguyễn một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.
Tôn Thất Tiệp: Một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.
Tôn Thất Hân: Phụ Chánh Thân Thần nhà Nguyễn, thay mặt vua Bảo Đại trong thời gian vua đi du học
Tôn Thất Tùng: Bác Sĩ Hàng Đầu Việt Nam thế kỷ 20
Tôn Thất Bách: Bác Sĩ, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hiệu Trưởng Đại học Y Hà Nội
Tôn Thất Tiết: Nhà Soạn Nhạc Người Pháp Gốc Việt
Tôn Thất Lập: Nhạc Sĩ
Tôn Thất Đào: Họa Sĩ, Hiệu Trưởng Đầu Tiên Của Cao đẳng Mỹ thuật Huế
Tôn Thất Thiện: nhà dân tộc chủ nghĩa
Tôn Thất Uẩn: Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Đính: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Xứng: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa
Tôn Thất Khiên: Đại tá Việt Nam Cộng Hòa Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế
Tôn Thất Sanh: Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Trợ Lý Quyền Tham mưu Trưởng Tư lệnh Vùng 2.
Tôn Nữ:
Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh – Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu EU và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.
Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh
Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh
Công Tằng Tôn Nữ Kim Anh – nhân vật chính trong chuyện tình có thật của tác giả bài hát Giọt Lệ Đài Trang với cô tiểu thư con nhà trâm anh thế phiệt.
HinhanhVietNam.com tổng hợp

http://hinhanhvietnam.com/tim-hieu-ve-dong-ho-ton-va-ton-nu/


Đường ống nước sông Đà vỡ lần 20, 70 nghìn hộ dân Hà Nội lại 'khát'

Đường ống nước sông Đà vỡ lần 20, 70 nghìn hộ dân Hà Nội lại 'khát'

Đường ống nước sông Đà gặp sự cố đêm ngày 2/10, Công ty nước sạch Hà Nôi sẽ giảm cung cấp nước cho một số khu vực, dự kiến 6/10 mới cấp nước trở lại.
Công ty nước sạch Hà Nội vừa phát đi thông báo tới một số đơn vị về việc phải giảm lưu lượng cấp nước cho một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo thông báo, vào khoảng 21h ngày 2/10, đường ống dẫn nước sạch sông Đà đã gặp sự cố, nên công ty nước sạch Hà Nội phải giảm lưu lượng cấp nước cho khu vực Bắc sông Hồng trong phạm vi của nhà máy nước Bắc Thăng Long trong thời gian từ ngày 3 - 6/10. Dự kiến, đến ngày 6/10 sẽ cấp nước trở lại.
Duong ong nuoc song Da vo lan 20, 70 nghin ho dan Ha Noi lai 'khat' - Anh 1
Vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 20, dự kiến, đến ngày 6/10 sẽ cấp nước trở lại.
Cũng trong thời gian trên, Công ty nước sạch Hà Nội sẽ giảm cung cấp nước cho khu vực Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Công ty nước sạch số 2, các xã Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội).
Tuy nhiên, trong ngày 4/10, nhiều hộ gia đình trên địa bàn quận Thanh Xuân đã ghi nhận tình trạng mất nước, khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn.
Đây là lần thứ 20 đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố kể từ khi chính thức đưa vào hoạt động.
Lần gần đây nhất là gần 20 giờ tối 14/9, nhân viên công ty trong quá trình kiểm tra đường ống để duy tu bảo dưỡng định kỳ phát hiện ra điểm nước rò rỉ và phun lên mặt đất ở đoạn qua Km21+600 đại lộ Thăng Long.
Trần Hoàng
http://www.baomoi.com/duong-ong-nuoc-song-da-vo-lan-20-70-nghin-ho-dan-ha-noi-lai-khat/c/20488004.epi?utm_source=dapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

TP.HCM: Sư thầy dùng dao tấn công trong chùa làm 1 người chết, 5 người bị thương

TP.HCM: Sư thầy dùng dao tấn công trong chùa làm 1 người chết, 5 người bị thương

 
05/10/2016 12:59
Trưa nay 5/10, Công an Q. Thủ Đức (TP.HCM) đang tiến hành công tác khám nghiệm, điều tra hiện trường vụ sư thầy dùng dao tấn công làm 1 người chết, 5 người bị thương trong chùa.
Một sư thầy được cấp cứu tại bệnh viện
Bước đầu sự việc được xác định xảy ra vào khoảng 10h trưa nay 5/10 tại ngôi chùa B.Q trên đường Lê Thị Hoa, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức. Đối tượng gây án được xác định là một người tu hành tại chùa Bửu Quang, có pháp danh Thiện Huy (SN 1991) đã bị Công an địa phương bắt giữ.
Vào thời điểm trên, sư thầy có pháp danh Thiện Huy xảy ra mâu thuẫn với sư thầy Nguyên Tuệ. Sau đó, Thiện Huy xuống bếp trong chùa lấy 1 con dao tấn công làm sư thầy Nguyên Tuệ bị thương tích.
Phát hiện sự việc, nhiều sư thầy trong chùa tới can ngăn thì cũng bị chém bị thương. Gây án xong, người này bỏ chạy khỏi chùa và bị người dân bắt giữ khi đang trốn trong nhà dân.
Các nạn nhân được đưa tới bệnh viện Quân đoàn 4 và bệnh viện Q. Thủ Đức. Trong đó, có 1 người đã tử vong khi được đưa đến bệnh viện Quân đoàn 4. 5 nạn nhân còn lại bị thương.
Hiện đối tượng gây án đã bị công an bắt giữ. Công an Q. Thủ Đức đang điều tra làm rõ sự việc và chưa cung cấp thông tin cho báo chí.                                                                    
Nguyễn Tuấn
http://infonet.vn/infonet-post210695.info

Cuộc chiến Việt Nam

Trực thăng siêu bí mật và “điệp vụ bất khả” của Mỹ

Trịnh Thái Bằng 
 Một đêm tối trời năm 1972, chiếc trực thăng đặc biệt của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành một chuyến bay siêu bí mật vào miền Bắc Việt Nam. Sứ mệnh của phi hành đoàn là đặt thiết bị nghe trộm điện thoại vào các tòa nhà của cơ quan chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trực thăng OH-6A phiên bản trinh sát hỏa lực, chỉ thị mục tiêu và tấn công mặt đất của quân đội Mỹ Trực thăng OH-6A phiên bản trinh sát hỏa lực, chỉ thị mục tiêu và tấn công mặt đất của quân đội Mỹ
Không rõ nhiệm vụ này có thành công hay không và đạt hiệu quả ở mức độ nào, nhưng theo Mỹ chiếc máy bay này đã vượt qua được một không gian rộng lớn của một quốc gia có hệ thống vũ khí phòng không đáng sợ nhất thế giới và các biện pháp an ninh phức tạp và hiệu quả. CIA lên kế hoạch hoạt động trong nhiều năm và phát triển một loại máy bay trực thăng độc đáo và siêu êm để thực hiện sứ mệnh này.
Những chiếc máy bay trực thăng thực sự linh hoạt, có khả năng vận tải binh lính và hàng hóa bay vào những nơi khó khăn nhất để thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nó cũng gây tiếng ồn rất lớn và đối phương có thể nghe thấy âm thanh của những máy bay này trên khoảng cách hàng dặm.
Theo một bài viết khá phức tạp trong tạp chí Nghiên cứu tình báo, được giải mật vào năm 2014 cho biết, CIA đã quyết định chế tạo và đã thành công một chiếc “máy bay trực thăng” độ ồn thấp, có thể thực hiện các hoạt động bí mật trong bóng đêm và bay ở độ cao thấp.
Chiếc máy bay sẽ phải bay trong đêm khuya không có đèn chiếu sáng, trên độ cao gần mặt đất để có cơ hội phát hiện và tiếp cận được các mục tiêu. Cuối cùng, Cơ quan CIA cũng chế tạo được hai máy bay trực thăng Hughes 500P dành cho các nhiệm vụ đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam với sự hỗ trợ của các công ty tư nhân, Lầu Năm Góc và quân đội Mỹ.
Trong khi thiết kế này chỉ dành cho một nhiệm vụ, những phiên bản sau này của nguyên mẫu Hughes 500P tạo điều kiện để phi công có cơ hội thực hiện một chiến thuật mới, bay đêm trong điều kiện không có ánh sáng và ở độ cao thấp. Những hoạt động của các trực thăng này cũng tạo lên điều kiện cơ bản thúc đẩy sự phát triển của những thiết bị nhìn đêm trên các trực thăng tiên tiến hiện nay.
Thế giới không biết nhiều về thực tế rằng, hầu hết lực lượng biệt kích và gián điệp đều cơ động di chuyển trong những chiếc trực thăng tàng hình cao cấp hơn hiện nay.
Khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu lên đến cao trào, các cơ quan tình báo Mỹ và Lầu Năm Góc muốn biết càng nhiều thông tin về đối thủ càng tốt.
Năm 1968, Washington và Hà Nội bắt đầu đàm phán cho một hiệp định hòa bình ở Paris. Các nhà ngoại giao Mỹ đang rất muốn biết, Việt Nam đã lập kế hoạch gì và có những tính toán thế nào. Nhưng CIA không gặp may, Hà Nội rất giỏi trong việc săn lùng những gián điệp do Mỹ trả lương thả vào miền Bắc Việt Nam.
Những chiếc máy bay gián điệp không thể thu thập đầy đủ những thông tin về ý đồ của đối phương trong bất cứ trường hợp nào, không ảnh và thông tin thu được chỉ đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong thời gian thực.
Để giải quyết những những vấn đề phức tạp này, CIA đề xuất một phương án trực tiếp thu thập các thông tin tình báo cần thiết, nhưng thâm nhập vào Hà Nội là một chuyện viễn tưởng của Jame Bond, CIA quyết định nghe trộm tuyến đường dây điện thoại, được các lãnh đạo cấp cao thành phố Vinh sử dụng. Thành phố này cách Hà Nội 150 dặm về phía nam.
Nhưng thâm nhập vào một đất nước được bảo vệ nghiêm ngặt trong một cuộc chiến tranh là chuyện không dễ dàng, những chướng ngại vật tự nhiên, hệ thống mạng lưới phòng không phức tạp và nguy hiểm nhất thế giới đã bẻ gãy mọi cuộc tấn công đường không của không quân Mỹ. Đây là những khó khăn mà các điệp viên Mỹ buộc lách qua để đạt được mục đích của mình và không bị phát hiện.
"Điệp vụ bất khả"
Một bản báo cáo không ghi ngày của CIA cho biết: "Sau khi xem xét nhiều lựa chọn khác, mọi vấn đề trở rõ ràng hơn, sứ mệnh cần một phương tiện nào đó tương tự như một chiếc trực thăng để thực hiện nhiệm vụ này," bài báo không đề ngày của CIA giải thích.
Nhưng cơ quan điệp vụ này cũng không biết có chiếc trực thăng nào có thể tàng hình thực hiện những chuyến bay nguy hiểm mà may mắn đóng vai trò quyết định. CIA bắt đầu tìm kiếm một chiếc máy bay nào đó phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Các kỹ thuật viên CIA làm việc với Lầu Năm Góc để tìm một phương án khả thi.
Cũng trong thời gian này, cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu diễn ra ở Paris. Cơ quan các Dự án nghiên cứu tiên tiến của quân đội Mỹ (ARPA) đang nỗ lực nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng có độ ồn thấp. Lầu Năm Góc, đặc biệt là Lục quân Mỹ - muốn có những chiếc máy bay này để phi công chiến đấu và quân đổ bộ có thể tiến hành các hoạt động đột kích bất ngờ vào lực lượng đối phương.
Trong chương trình phát triển trực thăng có độ ồn thấp, ARPA đề xuất Lục quân Mỹ giám sát các hoạt động nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm. Quân đội Mỹ đã thuê tập đoàn Bell Helicopter lên kế hoạch khả thi cho phiên bản sửa đổi máy bay trực thăng OH-58A.
Trực thăng đa nhiệm Bell OH-58 
Theo một báo cáo của Lục quân, trích từ dự án trực thăng độ ồn thấp cho biết: Các đơn vị chiến đấu mặt đất hiểu rất rõ, máy bay trực thăng hiếm khi có yếu tố bất ngờ. Thực tế này đã hạn chế khả năng sử dụng trực thăng trong chiến đấu.
Sau thời gian nghiên cứu, công ty Bell đề xuất sửa đổi, diện tích cánh quạt chính nối với rotor được mở rộng hơn, quạt đuôi có bốn cánh mới và bộ thiết bị giảm thanh lớn được lắp trên ống xả động cơ. Theo báo cáo của Bộ phận giám sát Luc quân Mỹ, các nhà khoa học quân sự đứng cách 200 feet (hơn 60 m) đo được độ ồn của trực thăng đạt được yên tĩnh nhất là 77 decibel, tương đương với độ ồn của một chiếc máy hút bụi. Ở độ cao 4.000 feet (1.200 m), tiếng ồn tương đương như như tiếng người thì thầm.
Được khích lệ bởi thành công này, ARPA mở rộng dự án và tăng cường thêm các công ty Hughes Aircraft, Sikorsky, Kaman, đều là những nhà sản xuất máy bay trực thăng lớn tham gia vào danh sách dự thầu cạnh tranh một năm sau đó.
Trực thăng trinh sát, yểm trợ hỏa lực và tấn công mặt đất OH-6A
Hughes phát triển một phiên bản mới máy bay trực thăng trinh sát OH-6A. Sikorsky cải tiến và hiện đại hóa máy bay trực thăng săn ngầm hạng nặng SH-3, công ty Kaman phát triển trực thăng độ ồn thấp từ máy bay cứu hộ cơ sở HH-43.
Khi các công ty trực thăng trình diễn các sản phẩm của mình, ARPA và đại diện của Lục quân Mỹ đều nhận thấy rằng nguyên mẫu Hughes 500P, định danh là "The One Quiet", là bản thiết kế khả thi nhất. Sau khi tham gia nghiên cứu xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của nguyên mẫu trực thăng độ ồn thấp mà Hughes hoàn thành, CIA nhất trí với chiếc máy bay trực thăng độ ồn thấp này.
Xem tiếp: "Điệp vụ bất khả" ở miền Bắc Việt Nam
TTB  VietTimes  

Tin liên quan

Bí thư Thăng cam kết xử nghiêm vụ Trịnh Xuân Thanh

Bí thư Thăng cam kết xử nghiêm vụ Trịnh Xuân Thanh

VietTimes – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã khẳng định như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 5/10 – tờ VNE cho biết. Theo Bí thư Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cắt hết các chức vụ, các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, truy nã quốc tế ông Thanh.
P.V tổng hợp - /
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng trả lời ý kiến cử tri huyện Củ Chi. Ảnh: Thiên Ngôn. VNEBí thư Thành ủy Đinh La Thăng trả lời ý kiến cử tri huyện Củ Chi. Ảnh: Thiên Ngôn. VNE
Trước đó, VNE cho biết, cử tri Hồ Văn Bắp (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi) đã chất vấn như sau: "Chống thế nào mà nhiều quan chức lớn tham nhũng quá. Ông Trịnh Xuân Thanh là Ủy viên Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND Hậu Giang, gây sai phạm bao nhiêu nghìn tỷ đồng mà giờ đi nước ngoài mất rồi, ai xử lý?".
Trả lời câu hỏi cử tri Hồ Văn Bắp, Bí thư Thăng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xử lý, Ủy ban Trung ương đã khai trừ ra khỏi đảng đối , cơ quan điều tra cũng đang làm rõ các sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh.
"Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án; truy nã toàn quốc, quốc tế với ông Thanh để xử lý nghiêm theo quy định, làm sao xử lý đúng người, đúng tội", ông Thăng nói và cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cắt hết các chức vụ.
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, không chỉ Đảng và Chính phủ chỉ đạo quyết liệt vấn đề chống tham nhũng, lãng phí được, thậm chí đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, mà sắp tới Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến để sửa luật, chuẩn bị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng cũng đã được Tổng bí thư yêu cầu đưa ra xét xử ngay trong năm 2016.
http://viettimes.net.vn/bi-thu-thang-cam-ket-xu-nghiem-vu-trinh-xuan-thanh-80916.html

Tin liên quan

Người phát ngôn Chính phủ nói về phản ánh “phong bì” và vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Người phát ngôn Chính phủ nói về phản ánh “phong bì” và vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Ngày 5 Tháng 10, 2016 | 08:00 AM

GiadinhNet – Nếu nhận được phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, tình trạng doanh nghiệp phải chạy “phong bì” và có căn cứ xác đáng thì Văn phòng Chính phủ sẽ chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét làm rõ.

Các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền không có hiện tượng bao che, dung túng, che đậy, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Ảnh TL
Các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền không có hiện tượng bao che, dung túng, che đậy, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Ảnh TL
Chiều ngày 4/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ, Văn phòng Chính phủ đã thành lập trang web để lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp.
Trang web này có địa chỉ địa chỉ www.doanhnghiep.chinhphu.vn và ra mắt từ ngày 1/10 tuy nhiên từ ngày mai (5/10) mới chính thức nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp.
Thông qua trang web này, các doanh nghiệp đều có quyền được phản ánh ý kiến của mình để Chính phủ tiếp nhận và trả lời. Đây là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
Trước vấn đề đặt ra về việc nếu doanh nghiệp phản ánh tình trạng họ phải chi phong bì cho hoạt động hành chính thì Chính phủ sẽ xử lý như thế nào? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: “Chỉ đạo của Thủ tướng là công khai, minh bạch, cắt giảm giấy phép con. Việc đăng tải, công khai chính là thông điệp của Thủ tướng là Chính phủ liêm chính, minh bạch.
Khi báo chí và doanh nghiệp phản ánh về việc yêu cầu doanh nghiệp nộp phong bao, phong bì, về vấn đề này trong thực tế là có, có những lợi ích của cá nhân công chức, gây khó cho doanh nghiệp, tỷ lệ phần trăm trong dự án là có.
Thủ tướng chỉ đạo tất cả phải công khai để ngăn chặn nhóm lợi ích và hạn chế tiêu cực trong quá trình giải quyết thủ tục của nhà đầu tư. Khi nhận thông tin như vậy thì chúng tôi sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng. Nếu có chứng cứ xác đáng thì dễ, nếu là ở địa phương thì chuyển về và yêu cầu nơi đó giải trình.
Nếu là ở cấp Bộ thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, còn kết luận không hay có, có hay không là tuỳ mức độ. Không thể bỏ lọt các đối tượng có hiện tượng nhũng nhiễu”.
Liên quan đến việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đây là vụ việc được dư luận quan tâm. Qua vụ việc cho thấy sự quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, Nhà nước và Quốc hội, đây là sự vào cuộc này là của cả hệ thống và người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ sự vi phạm của Trịnh Xuân Thanh báo cáo cơ quan có thẩm quyền đang được xem xét. Việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng, Bộ Công an đã khởi tố vụ án khởi tố bị can.
Bộ trưởng khẳng định: “Các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền không có hiện tượng bao che, dung túng, che đậy, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Việc kiểm soát Trịnh Xuân Thanh chạy trốn ra nước ngoài là ngoài ý muốn của chúng ta.
Chúng ta không nghĩ rằng với trách nhiệm, cương vị là cán bộ Đảng viên, lãnh đạo ở địa phương lại có sự chạy trốn trước cơ quan pháp luật, tránh né trước tổ chức Đảng, tổ chức cơ quan đang sinh hoạt ở đó”.
Minh Anh

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất