Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

VTV dàn dựng màn đấu tố MC Phan Anh như thời kỳ CCRĐ !

John McCain gửi thư ngỏ cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


John McCain gửi thư ngỏ cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐO) N.V (THEO US NAVAL INSTITUTE, WHITE HOUSE, VOA) -
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain.Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain hối thúc tăng cường giao lưu giữa lực lượng hải quân Việt-Mỹ trong một thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Bản tin của Học viện Hải quân Hoa Kỳ hôm 24.5 cho biết, trong thư Thượng nghị sĩ John McCain, đại diện bang Arizona, nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng ông “cam kết” giúp nâng khả năng hàng hải của Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam, và đang hối thúc việc tăng cường chia sẻ những thông tin hàng hải với tất cả các nước Đông Nam Á, trong khuôn khổ Sáng kiến An ninh Hàng hải do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công bố hồi tháng trước, với sự hối thúc của ông McCain.  

Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI), có kinh phí lên tới 425 triệu USD. Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết trích ra từ quỹ này 1,8 triệu USD để thẩm định các khả năng hiện hữu của Việt Nam, và vạch ra những nhu cầu tương lai cho Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Hải quân Nhân dân.

Thượng nghị sĩ McCain còn kêu gọi tăng cường hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước bằng cách gia tăng các cuộc thăm viếng các bến cảng của nhau, mời Hải quân Việt Nam tham gia các cuộc diễn tập của các quốc gia ven Thái Bình Dương ở ngoài khơi đảo Hawaii và tăng các hoạt động giao lưu nhân sự.

Trong thời gian qua Việt Nam và Mỹ đã có những hoạt động giao lưu hải quân được giới hạn phần lớn trong khuôn khổ các chương trình huấn luyện trên bờ và ngắn hạn trên biển, nhưng theo sáng kiến mới, các hoạt động này dự kiến sẽ được đẩy mạnh.

Theo bản tin của Học Viện Hải quân Hoa Kỳ, các giới chức Mỹ đã đề nghị với Việt Nam một kế hoạch bao gồm một loạt các cuộc thao dượt quân sự song phương thường trực, theo đó một tàu hải quân Mỹ sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng trong hai ngày, tiếp theo là 2 ngày diễn tập ngoài biển và 3 ngày ghé thăm cảng Cam Ranh.

Kế hoạch được đặt tên 2-2-3 này chưa được phía Việt Nam phê chuẩn. Nhưng kế hoạch được các giới chức Mỹ gọi là “Sáng kiến McCain” sẽ là bước kế tiếp trong việc cải thiện hợp tác giữa lực lượng hải quân Mỹ và Việt Nam. Vẫn theo bản tin Học viện Hải quân Mỹ, chuyến viếng thăm đầu tiên có thể được thực hiện trong năm nay.

Lá thư được Thượng nghị sĩ McCain gửi cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một tuần trước khi Tổng thống Obama công du Việt Nam và thống báo chính thức dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Trên website chính thống, Nhà Trắng cho biết theo yêu cầu của Việt Nam, Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần duyên MetalShark, và các thiết bị khác để thực thi luật hàng hải cũng như các khoá huấn luyện cho Cảnh sát biển Việt Nam. Trang web nói lực lượng hải quân Việt-Mỹ đang hợp tác chặt chẽ hơn để bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải.

Thượng nghị sĩ John McCain, từng là tù binh chiến tranh ở Việt Nam, đã làm việc không ngừng để đưa hai nước cựu thù lại gần với nhau và mới đây tăng cường các nỗ lực để Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Báo Los Angeles Times cho biết, trong một thông cáo trước khi Tổng thống Barack Obama công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCain nói Việt Nam cần mua các trang thiết bị để có thể hoạt động hiệu quả hơn trên biển và trên không. Ông McCain nói "đã tới lúc Mỹ hoàn toàn tháo dỡ lệnh cấm này".

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam, Nhà trắng :...

Tuần hành cho Biển Xanh tại Tokyo, Shibuya Miyashita park

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"

(GDVN) - Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ...
Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ? Ảnh: The New York Times.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp ly hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 
Ảnh chụp màn hình bài báo xấc xược của Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm danh dự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bôi nhọ Việt Nam.
Thứ hai, theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký, Cộng hòa Pháp trước đó đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bàn giao hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền cho các chính thể ở niềm Nam Việt Nam: Đầu tiên là Quốc gia Việt Nam và kế đó là Việt Nam Cộng hòa.
Các chính thể này đã tiếp quản và thực hiện nhiệm vụ quản lý phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam, chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cả trên phương diện pháp lý và thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đầy đủ chủ quyền hòa bình, hợp pháp, liên tục đối với 2 quần đảo này, kịp thời và liên tục lên tiếng phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 
Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục kể từ khi Cộng hòa Pháp bàn giao năm 1954.
Trong giai đoạn 1954 – 1976, trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, thì các chính thể: Quốc gia Việt nam, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam là những chủ thể  kế tục nhau, đại diện cho Nhà nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ chủ quyền đối với với quần đảo này theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý của Công pháp quốc tế hiện hành.
Bởi vậy, mọi tuyên bố hay phát ngôn của cá nhân, tổ chức nào về Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn này không phải do các chính thể nói trên đưa ra đều vô giá trị trước Công pháp quốc tế. Giai đoạn này ngoài các chính thể nói trên ra, không tổ chức, cá nhân nào có quyền phát ngôn về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước sự tấn công xâm lược của lính Trung Quốc năm 1974, các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu anh dũng, đổ máu hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dù không giữ được đảo trước sức mạnh bành trướng xâm lược, nhưng sự thực lịch sử đó không thể thay đổi được!"
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trung Quốc đã không ngừng tìm mọi cách “đổi trắng thay đen”, với rất nhiều thủ thuật, thủ pháp hết sức tinh vi, xảo quyệt, điển hình là lập luận này trên Thời báo Hoàn Cầu : "Năm 1933, Đan Mạch và Na Uy kiện nhau ra tòa về chủ quyền đối với đảo Greenland, cuối cùng Đan Mạch thắng kiện. Một trong những lý do để tòa án quốc tế đưa ra phán quyến này là vì năm 1919 Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus đã nói với Công sứ Đan Mạch rằng, Na Uy không phản đối yêu sách chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland. Vụ kiện này đã trở thành án lệ của nguyên tắc "trước sau như một".
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam vài chục năm qua cũng tương tự: Trước năm 1974, các tuyên bố, sách báo, bản đồ do Việt Nam phát hành bao gồm cả công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam lại lật mặt, không chỉ cất quân đánh chiếm Trường Sa mà còn ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình?!"
Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định: "Trung Quốc đã cố tình lý giải sai nguyên tắc pháp lý quốc tế, nguyên tắc 'tiền hậu bất nhất'. Bởi vì, vấn đề là cần phải hiểu và xác định chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ này là ai?
Câu trả lời duy nhất đúng là: Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, đó là các chính thể: Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, tiếp đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Hiệp định Geneva 1954. Vì vậy, lập luận về nguyên tắc "trước sau như một" của ông Tôn Lực Chu hay Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo là đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và vì vậy, nó hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Phải chăng đây là sự thiếu hụt về kiến thức pháp lý hay là chủ tâm trong việc cố tình đánh tráo khái niệm về chủ thể trong quan hệ quốc tế theo Công pháp quốc tế?" Tiến sĩ Trần Công Trục bình luận.
Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thới báo Hoàn Cầu đã xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi viết rằng: "Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đánh nhau với hải quân Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), sau đó bức hải quân Nam Việt phải rời khỏi Hoàng Sa. Bắt đầu từ lúc này, lập trường của Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu thay đổi rõ rệt, tranh chấp biển đảo giữa 2 nước bắt đầu từ đây."
Tháng 4/1975 khi chiến tranh thống nhất đất nước Việt Nam sắp bước vào hồi kết, lãnh đạo Bắc Việt (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp nhanh chóng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa. Từ đầu năm 1975 Bộ Tư lệnh Hải quân Bắc Việt đã tiến hành các công tác chuẩn bị đánh chiếm (tiếp quản) các đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Ngày 4/4/1975 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp đã gửi quân lệnh đặc biệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu nắm chắc thời cơ lên kế hoạch tác chiến, thời cơ đến lập tức chiếm (tiếp quản) Trường Sa. Ngày 13/4 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp chỉ thị, quân đội Nam Việt rút khỏi đảo nào, Bắc Việt chiếm (tiếp quản) đảo đó lập tức".
Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: "Không cần phải bình luận nhiều đối với luận điệu xuyên tạc này, chỉ cần nhìn hình ảnh người chiến sỹ quân Giải phóng niềm Nam Việt Nam kéo lá cờ hai màu xanh đỏ rất nổi tiếng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên quần đảo Trường Sa khi được lệnh ra tiếp quản quần đảo này vào đầu năm 1975 thì cũng đã thấy rõ tính chất hợp pháp của sự tiếp quản này.
Lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được trang trọng kéo lên tại Trường Sa khi tiếp quản.
Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng quân giải phóng của Chính phủ này mới có đủ tư cách để tiếp quản quần đảo này. 
Ông Trục cho biết: "Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân Giai phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tai kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa."
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bao-dang-Trung-Quoc-lai-xuyen-tac-Viet-Nam-cat-quan-xam-luoc-Truong-Sa-post159612.gd

Hồng Thủy

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?



Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?

QuangtriZ.com – Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa, xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu.
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?
Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam” cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II
Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị (100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).
CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn
Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm.
Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không cần đội mũ.
Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt
Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.
Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có thể.
Lời kết
Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.
Nguồn: http://nguyentandung.org/trung-quoc-dang-co-am-muu-gi-o-quang-tri.html

Bình Luân Bài viết

56 Bạn có thể bình luận tại đây

VIDEO CÓ THỂ BẠN THÍCH