Việc hãng dược khổng lồ GlaxoSmithKline (GSK) bị phạt 3 tỉ đô được coi là vụ lừa đảo y tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và nó đã vạch trần bộ mặt thật của những người nhân danh bảo vệ sức khoẻ con người nhưng thực chất là những kẻ buôn bán bệnh tật.
Phát biểu trên tạp chí Fortune trước khi về hưu vào năm 1976, Henry Gasden, giám đốc điều hành của Merck, một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, thổ lộ giấc mơ biến Merck thành một công ty sản xuất kẹo cao su như Wrigley, nghĩa là bán thuốc cho mọi người, không chỉ người bệnh mà cả... người khoẻ!
Trong phán quyết ngày 2/7, bộ Tư pháp Mỹ khẳng định GSK đã tiếp thị trên thị trường những loại thuốc chưa được cấp phép, che giấu những dữ liệu liên quan đến độ an toàn của các loại dược phẩm và có hành vi hối lộ liên quan tới chương trình Medicaid của Chính phủ Mỹ.
Mở rộng ranh giới bệnh
Năm 2003, trong một bài báo có tựa đề Nghệ thuật tạo ra một căn bệnh (tạm dịch từ The Art of Branding a Condition), Vince Parry, một trong những chuyên gia nổi tiếng về quảng cáo thuốc, đã tiết lộ bí quyết hợp tác với các hãng dược phẩm để thúc đẩy sự "tạo ra những rối loạn y học". Chiến lược của Parry gồm ba bước: nâng cao tầm quan trọng của những triệu chứng bệnh tật, định nghĩa lại một căn bệnh đang hiện hữu và "phát triển một căn bệnh mới cho một nhu cầu thị trường chưa được khai thác".
Thật ra chiến lược làm ăn của Parry và các hãng dược phẩm không lạ bởi nó đã được Lynn Payer đề cập từ năm 1992 bằng thuật ngữ "buôn bán bệnh tật" (tạm dịch từ "disease-mongering"). Theo nhà báo y tế người Mỹ này, đây là một tiến trình gồm nhiều hình thức khác nhau nhằm gia tăng sự tiêu thụ dược phẩm trong đó có việc đưa ra những yếu tố nguy cơ mới về bệnh tật, biến những vấn đề sức khoẻ nhẹ thành vấn đề nghiêm trọng, mở rộng những định nghĩa bệnh tật sẵn có và tạo ra những dạng bệnh tật mới.
Trong nhiều thập kỷ, các hãng dược phẩm khai thác tối đa chiến lược "buôn bán bệnh tật" này: đỏ mặt trở thành dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu xã hội, mãn kinh - sự thay đổi tự nhiên của cuộc sống - biến thành một tình trạng thiếu hụt hoóc-môn, những khó khăn tình dục đời thường bị nhào nặn thành rối loạn chức năng tình dục, phụ nữ trung niên được cảnh báo bởi một căn bệnh xương tiềm ẩn gọi là loãng xương, còn nam giới trung niên được cảnh báo về tình trạng tăng cholesterol máu.
Khó biết được chính xác các hãng dược phẩm đã bỏ túi bao nhiêu trong trò kinh doanh bệnh tật, nhưng chỉ riêng món thuốc hạ cholesterol máu là statin, hàng năm các đại gia như Bayer (Đức), AstraZeneca (Anh - Thuỵ Sĩ) và Pfizer (Mỹ) đã ẵm gọn 25 tỉ đôla Mỹ! Doanh số chắc chắn không dừng lại ở đây khi định nghĩa tăng cholesterol của viện Sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ được điều chỉnh xoành xoạch: dựa vào định nghĩa của năm 2001, nước Mỹ có 36 triệu người được cảnh báo tăng cholesterol và cần uống thuốc, nhưng với định nghĩa cập nhật năm 2004 con số đó tăng lên 40 triệu người! Có thêm nhiều bệnh nhân, các hãng dược phẩm càng có thêm tiền.
Tiếp thị nỗi sợ hãi và quảng cáo láo
Trong cuốn Buôn bán bệnh tật: Làm thế nào những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới biến chúng ta thành bệnh nhân (Selling sickness: How the world's biggest pharmaceutical companies are turning us all into patients), nhà báo Ray Moynihan và nhà nghiên cứu chính sách Alan Cassels cho biết, mặc dù có nhiều chiến dịch "buôn bán bệnh tật" khác nhau, nhưng nhìn chung người ta thường dùng cách tiếp thị nỗi sợ hãi đến người tiêu dùng.
Theo đó, nỗi sợ bị nhồi máu cơ tim được sử dụng để hù doạ phụ nữ khi cho rằng hội chứng tiền mãn kinh của họ cần phải áp dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn. Tương tự, các bậc cha mẹ bị hù doạ rằng con cái họ có thể tự tử nếu những cơn trầm cảm nhẹ không được điều trị bởi những loại thuốc mạnh. Và nguy cơ chết sớm được dùng hù doạ cánh đàn ông nếu họ không sử dụng thuốc hạ cholesterol để điều trị tình trạng tăng cholesterol.
Theo Moynihan và Cassels, trong khi tung ra những chiến dịch hù doạ, các công ty dược phẩm cũng che giấu sự thật về các vấn đề sức khoẻ và sản phẩm thuốc. Đơn cử với tình trạng tăng cholesterol máu, ngày nay y học gần như thừa nhận rằng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm phát sinh bệnh tim mạch. Ấy vậy mà hầu như ai cũng chăm chú vào tình trạng tăng cholesterol vì đơn giản nó có thể được điều chỉnh bởi thuốc. Chuyên gia về lĩnh vực y tế công cộng và bệnh tim mạch, giáo sư nổi tiếng người Anh Shah Ebrahim, khẳng định những loại thuốc hạ cholesterol - nhóm statin - hiệu quả với những ai có sẵn vấn đề tim mạch. Còn những ai chưa có vấn đề này, nên áp dụng những giải pháp rẻ tiền và hiệu quả hơn như cải thiện chế độ ăn, siêng năng tập luyện và ngừng hút thuốc.
Thế nhưng khi quảng cáo thuốc đến người tiêu dùng, hầu như không hãng dược phẩm nào nói lên sự thật này chứ chưa nói đến chuyện công khai sự thật về tác dụng phụ của thuốc để mọi người nắm rõ. Năm 2001, Bayer phải thu hồi loại statin có tên Baycol khi sản phẩm này làm 52 người thiệt mạng và hơn 6 triệu người trên toàn thế giới đối mặt với tác dụng phụ tan cơ sau sử dụng thuốc. Có nhiều bằng chứng cho thấy Bayer biết rõ những nguy cơ trên, nhưng họ vẫn bỏ qua vì yếu tố lợi nhuận.
Câu chuyện GSK tuần qua cũng là một minh chứng về trò quảng cáo láo. Qua điều tra, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện hãng dược phẩm này đã che giấu các số liệu về sự an toàn của thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia. Với hai loại thuốc chống trầm cảm Paxil và Wellbutrin, sự việc tồi tệ hơn nhiều: họ quảng cáo sử dụng Paxil cho trẻ em trong khi nghiên cứu sau đó cho thấy thuốc có nguy cơ khiến trẻ em muốn tự sát, còn với Wellbutrin dù thuốc chỉ chữa được bệnh trầm cảm nhưng lại được quảng cáo chữa cả chứng tăng cân và giảm ham muốn tình dục!
Phát biểu trên tạp chí Fortune trước khi về hưu vào năm 1976, Henry Gasden, giám đốc điều hành của Merck, một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, thổ lộ giấc mơ biến Merck thành một công ty sản xuất kẹo cao su như Wrigley, nghĩa là bán thuốc cho mọi người, không chỉ người bệnh mà cả... người khoẻ!
Trong phán quyết ngày 2/7, bộ Tư pháp Mỹ khẳng định GSK đã tiếp thị trên thị trường những loại thuốc chưa được cấp phép, che giấu những dữ liệu liên quan đến độ an toàn của các loại dược phẩm và có hành vi hối lộ liên quan tới chương trình Medicaid của Chính phủ Mỹ.
Mở rộng ranh giới bệnh
Năm 2003, trong một bài báo có tựa đề Nghệ thuật tạo ra một căn bệnh (tạm dịch từ The Art of Branding a Condition), Vince Parry, một trong những chuyên gia nổi tiếng về quảng cáo thuốc, đã tiết lộ bí quyết hợp tác với các hãng dược phẩm để thúc đẩy sự "tạo ra những rối loạn y học". Chiến lược của Parry gồm ba bước: nâng cao tầm quan trọng của những triệu chứng bệnh tật, định nghĩa lại một căn bệnh đang hiện hữu và "phát triển một căn bệnh mới cho một nhu cầu thị trường chưa được khai thác".
Thật ra chiến lược làm ăn của Parry và các hãng dược phẩm không lạ bởi nó đã được Lynn Payer đề cập từ năm 1992 bằng thuật ngữ "buôn bán bệnh tật" (tạm dịch từ "disease-mongering"). Theo nhà báo y tế người Mỹ này, đây là một tiến trình gồm nhiều hình thức khác nhau nhằm gia tăng sự tiêu thụ dược phẩm trong đó có việc đưa ra những yếu tố nguy cơ mới về bệnh tật, biến những vấn đề sức khoẻ nhẹ thành vấn đề nghiêm trọng, mở rộng những định nghĩa bệnh tật sẵn có và tạo ra những dạng bệnh tật mới.
Trong nhiều thập kỷ, các hãng dược phẩm khai thác tối đa chiến lược "buôn bán bệnh tật" này: đỏ mặt trở thành dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu xã hội, mãn kinh - sự thay đổi tự nhiên của cuộc sống - biến thành một tình trạng thiếu hụt hoóc-môn, những khó khăn tình dục đời thường bị nhào nặn thành rối loạn chức năng tình dục, phụ nữ trung niên được cảnh báo bởi một căn bệnh xương tiềm ẩn gọi là loãng xương, còn nam giới trung niên được cảnh báo về tình trạng tăng cholesterol máu.
Khó biết được chính xác các hãng dược phẩm đã bỏ túi bao nhiêu trong trò kinh doanh bệnh tật, nhưng chỉ riêng món thuốc hạ cholesterol máu là statin, hàng năm các đại gia như Bayer (Đức), AstraZeneca (Anh - Thuỵ Sĩ) và Pfizer (Mỹ) đã ẵm gọn 25 tỉ đôla Mỹ! Doanh số chắc chắn không dừng lại ở đây khi định nghĩa tăng cholesterol của viện Sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ được điều chỉnh xoành xoạch: dựa vào định nghĩa của năm 2001, nước Mỹ có 36 triệu người được cảnh báo tăng cholesterol và cần uống thuốc, nhưng với định nghĩa cập nhật năm 2004 con số đó tăng lên 40 triệu người! Có thêm nhiều bệnh nhân, các hãng dược phẩm càng có thêm tiền.
Tiếp thị nỗi sợ hãi và quảng cáo láo
Trong cuốn Buôn bán bệnh tật: Làm thế nào những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới biến chúng ta thành bệnh nhân (Selling sickness: How the world's biggest pharmaceutical companies are turning us all into patients), nhà báo Ray Moynihan và nhà nghiên cứu chính sách Alan Cassels cho biết, mặc dù có nhiều chiến dịch "buôn bán bệnh tật" khác nhau, nhưng nhìn chung người ta thường dùng cách tiếp thị nỗi sợ hãi đến người tiêu dùng.
Theo đó, nỗi sợ bị nhồi máu cơ tim được sử dụng để hù doạ phụ nữ khi cho rằng hội chứng tiền mãn kinh của họ cần phải áp dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn. Tương tự, các bậc cha mẹ bị hù doạ rằng con cái họ có thể tự tử nếu những cơn trầm cảm nhẹ không được điều trị bởi những loại thuốc mạnh. Và nguy cơ chết sớm được dùng hù doạ cánh đàn ông nếu họ không sử dụng thuốc hạ cholesterol để điều trị tình trạng tăng cholesterol.
Theo Moynihan và Cassels, trong khi tung ra những chiến dịch hù doạ, các công ty dược phẩm cũng che giấu sự thật về các vấn đề sức khoẻ và sản phẩm thuốc. Đơn cử với tình trạng tăng cholesterol máu, ngày nay y học gần như thừa nhận rằng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm phát sinh bệnh tim mạch. Ấy vậy mà hầu như ai cũng chăm chú vào tình trạng tăng cholesterol vì đơn giản nó có thể được điều chỉnh bởi thuốc. Chuyên gia về lĩnh vực y tế công cộng và bệnh tim mạch, giáo sư nổi tiếng người Anh Shah Ebrahim, khẳng định những loại thuốc hạ cholesterol - nhóm statin - hiệu quả với những ai có sẵn vấn đề tim mạch. Còn những ai chưa có vấn đề này, nên áp dụng những giải pháp rẻ tiền và hiệu quả hơn như cải thiện chế độ ăn, siêng năng tập luyện và ngừng hút thuốc.
Thế nhưng khi quảng cáo thuốc đến người tiêu dùng, hầu như không hãng dược phẩm nào nói lên sự thật này chứ chưa nói đến chuyện công khai sự thật về tác dụng phụ của thuốc để mọi người nắm rõ. Năm 2001, Bayer phải thu hồi loại statin có tên Baycol khi sản phẩm này làm 52 người thiệt mạng và hơn 6 triệu người trên toàn thế giới đối mặt với tác dụng phụ tan cơ sau sử dụng thuốc. Có nhiều bằng chứng cho thấy Bayer biết rõ những nguy cơ trên, nhưng họ vẫn bỏ qua vì yếu tố lợi nhuận.
Câu chuyện GSK tuần qua cũng là một minh chứng về trò quảng cáo láo. Qua điều tra, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện hãng dược phẩm này đã che giấu các số liệu về sự an toàn của thuốc chữa bệnh tiểu đường Avandia. Với hai loại thuốc chống trầm cảm Paxil và Wellbutrin, sự việc tồi tệ hơn nhiều: họ quảng cáo sử dụng Paxil cho trẻ em trong khi nghiên cứu sau đó cho thấy thuốc có nguy cơ khiến trẻ em muốn tự sát, còn với Wellbutrin dù thuốc chỉ chữa được bệnh trầm cảm nhưng lại được quảng cáo chữa cả chứng tăng cân và giảm ham muốn tình dục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét