Rừng lộc vừng bên dòng Ô Lâu
Thứ Bảy, 08/06/2013, 15:51 [GMT+7]
(GLO)- Nằm bên tả ngạn con sông Ô Lâu, làng Siêu Quần thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, có một báu vật mà hơn 200 trăm năm qua các thế hệ người dân nơi đây đều ra sức gìn giữ. Đó là “tập đoàn cây lộc vừng” chạy dài trên những con đê, bảo vệ làng qua 2 cuộc kháng chiến và ngày nay là sự tàn phá của thiên nhiên.
Nằm cách TP. Huế hơn 40 km về phía Bắc, làng Siêu Quần là một vùng đất thấp trũng, nhất là vào mùa mưa bão, làng thường xuyên bị ngập nước kéo dài. Với một vùng đất không thấy trước được hứa hẹn gì, thì nơi đó lại đâm chồi nảy mầm lên một loài cây với sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ, sức sống của một loài cây đã che chở, bảo vệ làng xuyên suốt hơn 200 năm. Trước bao cuộc biến thiên của lịch sử và sự tàn phá ác liệt của thiên tai, những thân cây lộc vừng vẫn đứng vững để che chở bảo vệ làng.
Một cây cổ thụ trị giá cũng 50 triệu đồng nhưng làng không bao giờ muốn bán. Ảnh: N.Đ.T |
Báu vật của làng
Đặt chân vào làng, bước đi bên dòng kênh hai bên bờ bóng cây lộc vừng đổ xuống mặt nước làm say đắm những ai đến đây. Đâu đâu cũng hiện hữu bóng dáng lộc vừng, ở những làng quê khác thì được che chở bởi những rặng tre, còn riêng với làng Siêu Quần thì được che chở bởi những thân cây lộc vừng. Bên cạnh những cây già là những cây non, một sức sống phi thường, như muốn minh chứng một điều không bao giờ và không một thế lực nào phá hủy được.
Ông Hóa-Trưởng thôn làng Siêu Quần tâm sự: “Năm 2000 không hiểu sao lộc vừng lại được nhiều người trong giới cây cảnh đổ xô “săn lùng”. Khi giới cây cảnh săn tìm như vậy thì những cây có thế đẹp và cổ thụ cũng nằm trong tầm ngắm của họ. Khắp nơi trong và ngoài tỉnh tìm về làng chúng tôi hỏi mua cho bằng được, nhưng trước những lợi ích mà cây lộc vừng đem lại cho làng, chúng tôi quyết không bán cho dù về mặt kinh tế, làng cũng không khá giả gì”.
Với vẻ đẹp của cây và sự săn tìm ráo riết của những người chơi cây cảnh, buộc làng đã phải ra một hương ước riêng để bảo vệ cây. Trong hương ước có đoạn nêu: Lực lượng tham gia bảo vệ là: Thôn trưởng, Công an viên, lực lượng dân quân tự vệ và đông đảo người dân trong làng. Về quy chế xử phạt, đối với người trong làng khi đào trộm cây bị bắt được thì phạt tiền (từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/người/cây) hoặc phạt lúa (từ 400 kg đến 500 kg/người/cây) và làm một mâm cau trầu ra xin lỗi làng, còn đối với người ngoài làng bắt được thì xử phạt 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/cây và bắt đem cây về trồng lại chỗ cũ.
Có thể nói hiếm ở đâu mà có một hương ước bảo vệ cây như vậy mà cũng dễ hiểu thôi, nói như ông Trưởng thôn nếu không có hương ước bảo vệ cây thì chắc giờ này làng đã sạch bóng dáng của cây rồi. Theo như ông Hóa cho biết thì bọn trộm cây rất tinh vi, chúng chỉ đào trộm vào lúc đêm khuya khi cả làng đã ngủ, hoặc lợi dụng những lúc mưa to để đào trộm cây. “Vào một đêm cách đây 3 năm trời mưa to, bọn trộm đã đào một cây cổ thụ rất lớn và đẹp mà theo giá thì phải lên đến 60 triệu đồng. Chúng lợi dụng đêm khuya, trời mưa để đào, nhưng cũng may là có người dân phát hiện báo nên chúng tôi đã huy động thanh niên, công an viên và người dân vây bắt. Sau khi bắt được làng đã buộc bọn chúng chở cây về trồng lại vị trí cũ và xử phạt”- ông Hóa kể.
Theo như ước tính của người dân, hiện trong làng có hơn 200 cây lộc vừng, đó là chưa kể những cây nhỏ. Trong đó có 50 cổ thụ có đường kính 1 mét, theo đó thì làng đang có trong tay hàng trăm triệu đồng.
Đặt chân vào làng, bước đi bên dòng kênh hai bên bờ bóng cây lộc vừng đổ xuống mặt nước làm say đắm những ai đến đây. Đâu đâu cũng hiện hữu bóng dáng lộc vừng, ở những làng quê khác thì được che chở bởi những rặng tre, còn riêng với làng Siêu Quần thì được che chở bởi những thân cây lộc vừng. Bên cạnh những cây già là những cây non, một sức sống phi thường, như muốn minh chứng một điều không bao giờ và không một thế lực nào phá hủy được.
Ông Hóa-Trưởng thôn làng Siêu Quần tâm sự: “Năm 2000 không hiểu sao lộc vừng lại được nhiều người trong giới cây cảnh đổ xô “săn lùng”. Khi giới cây cảnh săn tìm như vậy thì những cây có thế đẹp và cổ thụ cũng nằm trong tầm ngắm của họ. Khắp nơi trong và ngoài tỉnh tìm về làng chúng tôi hỏi mua cho bằng được, nhưng trước những lợi ích mà cây lộc vừng đem lại cho làng, chúng tôi quyết không bán cho dù về mặt kinh tế, làng cũng không khá giả gì”.
Với vẻ đẹp của cây và sự săn tìm ráo riết của những người chơi cây cảnh, buộc làng đã phải ra một hương ước riêng để bảo vệ cây. Trong hương ước có đoạn nêu: Lực lượng tham gia bảo vệ là: Thôn trưởng, Công an viên, lực lượng dân quân tự vệ và đông đảo người dân trong làng. Về quy chế xử phạt, đối với người trong làng khi đào trộm cây bị bắt được thì phạt tiền (từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/người/cây) hoặc phạt lúa (từ 400 kg đến 500 kg/người/cây) và làm một mâm cau trầu ra xin lỗi làng, còn đối với người ngoài làng bắt được thì xử phạt 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/cây và bắt đem cây về trồng lại chỗ cũ.
Có thể nói hiếm ở đâu mà có một hương ước bảo vệ cây như vậy mà cũng dễ hiểu thôi, nói như ông Trưởng thôn nếu không có hương ước bảo vệ cây thì chắc giờ này làng đã sạch bóng dáng của cây rồi. Theo như ông Hóa cho biết thì bọn trộm cây rất tinh vi, chúng chỉ đào trộm vào lúc đêm khuya khi cả làng đã ngủ, hoặc lợi dụng những lúc mưa to để đào trộm cây. “Vào một đêm cách đây 3 năm trời mưa to, bọn trộm đã đào một cây cổ thụ rất lớn và đẹp mà theo giá thì phải lên đến 60 triệu đồng. Chúng lợi dụng đêm khuya, trời mưa để đào, nhưng cũng may là có người dân phát hiện báo nên chúng tôi đã huy động thanh niên, công an viên và người dân vây bắt. Sau khi bắt được làng đã buộc bọn chúng chở cây về trồng lại vị trí cũ và xử phạt”- ông Hóa kể.
Theo như ước tính của người dân, hiện trong làng có hơn 200 cây lộc vừng, đó là chưa kể những cây nhỏ. Trong đó có 50 cổ thụ có đường kính 1 mét, theo đó thì làng đang có trong tay hàng trăm triệu đồng.
Ảnh: Nguyễn Đắc Thành |
Bức bình phong che chở cho làng
Trước khi vào làng, chúng tôi chạy xe trên con đê mà trên đó dày đặc những thân cây lộc vừng. Theo cách nói vui của ông Trưởng thôn “các anh vượt qua tấm bình phong lớn nhất của làng, sự sống của cả làng phụ thuộc vào “bức bình phong” đó.
Chúng tôi càng tò mò khi nghe ông Trưởng thôn bảo rằng sự sống của làng phụ thuộc vào những hàng cây chạy dài trên con đê mà ông bảo đó là “bức bình phong”. Khi nghe ông kể rằng “năm 1999 khi cơn đại hồng thủy tràn vào làng, nước từ sông Ô Lâu ồ ạt đổ vào làng, nếu như không có con đê, không có những cây lộc vừng che chở thì làng chúng tôi ít nhất cũng hơn nửa số nhà bị cuốn trôi. Trong khi những làng khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì làng chúng tôi chỉ bị ngập lụt. Những cơn lũ lớn và bão mạnh, làng Siêu Quần cũng chỉ tổn thất nhẹ”.
Để có rừng cây lộc vừng chạy dài trên con đê bao quanh và bảo vệ làng như thế này, theo những cụ cao tuổi trong làng cho biết đó là nhờ công rất lớn của Quan hầu Trần Văn Kỷ. Lúc mới thành lập làng, nhận thấy đây là vùng đất thấp, quanh năm ngập nước và chịu nhiều thiên tai, nên ông đã huy động mỗi người trồng một cây để bảo vệ thôn.
Đáp lại những gì mà rừng lộc vừng mang lại cho làng, người dân nơi đây cũng rất trân trọng và bảo vệ cây. Ngay khi mở con đường mới, làng cũng tính toán để không phải chặt phá một cây nào và người nào muốn trồng cây thì chỉ lấy hạt về ươm rồi trồng chứ không nhổ cây và trồng làm cảnh chứ không được đem đi bán. Theo như ông Hóa cho biết thì hiện tại làng đang làm hồ sơ đề nghị đưa “tập đoàn cây lộc vừng cổ thụ” của làng vào cụm cây Di sản Việt Nam, làm như vậy cũng để ràng buộc người dân ý thức hơn với cây.
Trước khi vào làng, chúng tôi chạy xe trên con đê mà trên đó dày đặc những thân cây lộc vừng. Theo cách nói vui của ông Trưởng thôn “các anh vượt qua tấm bình phong lớn nhất của làng, sự sống của cả làng phụ thuộc vào “bức bình phong” đó.
Chúng tôi càng tò mò khi nghe ông Trưởng thôn bảo rằng sự sống của làng phụ thuộc vào những hàng cây chạy dài trên con đê mà ông bảo đó là “bức bình phong”. Khi nghe ông kể rằng “năm 1999 khi cơn đại hồng thủy tràn vào làng, nước từ sông Ô Lâu ồ ạt đổ vào làng, nếu như không có con đê, không có những cây lộc vừng che chở thì làng chúng tôi ít nhất cũng hơn nửa số nhà bị cuốn trôi. Trong khi những làng khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì làng chúng tôi chỉ bị ngập lụt. Những cơn lũ lớn và bão mạnh, làng Siêu Quần cũng chỉ tổn thất nhẹ”.
Để có rừng cây lộc vừng chạy dài trên con đê bao quanh và bảo vệ làng như thế này, theo những cụ cao tuổi trong làng cho biết đó là nhờ công rất lớn của Quan hầu Trần Văn Kỷ. Lúc mới thành lập làng, nhận thấy đây là vùng đất thấp, quanh năm ngập nước và chịu nhiều thiên tai, nên ông đã huy động mỗi người trồng một cây để bảo vệ thôn.
Đáp lại những gì mà rừng lộc vừng mang lại cho làng, người dân nơi đây cũng rất trân trọng và bảo vệ cây. Ngay khi mở con đường mới, làng cũng tính toán để không phải chặt phá một cây nào và người nào muốn trồng cây thì chỉ lấy hạt về ươm rồi trồng chứ không nhổ cây và trồng làm cảnh chứ không được đem đi bán. Theo như ông Hóa cho biết thì hiện tại làng đang làm hồ sơ đề nghị đưa “tập đoàn cây lộc vừng cổ thụ” của làng vào cụm cây Di sản Việt Nam, làm như vậy cũng để ràng buộc người dân ý thức hơn với cây.
Nguyễn Đắc Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét