Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Máy giặt được cấu tạo và hoạt động như thế nào ?

Máy giặt được cấu tạo và hoạt động như thế nào ?

Máy giặt là thiết bị được sử dụng thường xuyên bởi con người, vậy cấu tạo và cách thức hoạt động của nó như thế nào, bài viết sau đây sẽ tổng hợp các kiến thức, cấu tạo, hoạt động của máy giặt.
Máy giặt là một cái máy được thiết kế có lập trình phần mềm để giặt như: cho nước, ngâm, giặt, xả nước , vắt khô. Một số loại máy hiện đại hơn có thể bao gồm cả tính năng sấy và là quần áo.
Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho máy giặt là điện năng. Để có thể sử dụng và bảo quản máy giặt hiệu quả nhất.

Cấu tạo của máy giặt thông dụng

1. Board mạch điều khiển
board-may-giat
Cấu tạo gồm: chip vi xử lý và các linh kiện điều khiển các thiết bị ngoại vi.
Chốt xã nước, van cấp nước và môtơ máy giặt.
2. Chốt xả nước
van xa may giat
Chốt xã nước các máy giặt sau này đa số được cấp nguồn AC ( một số ít được cấp nguồn DC ), được cấu tạo bởi 1 môtơ và các nhông truyền, một số loại được cấp nguồn 3 dây, một số thì 2 dây.
Loại 2 dây là loại được cấp nguồn trực tiếp.
Loại 3 dây thì có 2 dây là cấp nguồn , còn 1 dây là cảm biến để biết điểm dừng
3. Van cấp nước
van-cap-may-giat
Là một van điện từ và phốt cao su chặn nước .
4. Chốt cửa máy giặt
Chỉ là một contact thông thường
5. Mô tơ
mo-to-may-giat
Là một mô tơ thông thường . Các bạn có thể thay thế bởi các loại mô tơ có sẵn trên thị trường.

Máy giặt hoạt động như thế nào?

Hầu hết máy giặt được thiết kế với cùng chức năng. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về nguyên lý hoạt động của hầu hết các loại máy giặt. Trước khi làm việc với các hư hỏng của máy giặt, thì bạn cần phải hiểu cách nó hoạt động như thế nào.
Nếu bạn muốn sửa chữa hay bảo dưỡng máy giặt thì trước tiên bạn phải rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện.
Chế độ điều khiển trên mỗi máy giặt đều khác nhau. Các nút điều khiển giúp bạn điều chỉnh các cài đặt trên máy giặt cũng như nhiệt độ nước, tốc độ vắn, chu trình thời gian. v.v… Ở chế độ vận hành bình thường máy giặt hoàn tất chu trình giặt theo đúng thời gian đã chọn
Tiếp theo là một nam châm điện từ hoạt động để mở van cấp đầy nước vào máy giặt có thể là nước lạnh, nước nóng hoặc hỗn hợp nóng lạnh tùy theo cách bạn chọn nguồn nước cấp nước vào thông va công tắc. Van cấp nước cấu tạo gồm 3 bộ phận chính đó là: cuộn nam châm nước nóng, cuộn nam châm nước lạnh và thân van hỗi hợp. 2 ống dẫn ống nước cấp, 1 nóng, 1 lạnh được gắn vào van. Còn một bộ phận khác để cấp nước chảy từ thân van đến lồng giặt. Nước cấp vào sau đó trộn với bộ giặt và quần áo. Công tắc chọn mức nước và đồng hồ hiển thị thời gian gồm có công tắc áp suất để đo được độ sâu của mức nước trong lồng giặt. Khi đạt đến mức nước đã chọn, công tắc sẽ gửi tín hiệu dến van điện từ để đóng van nước cấp.
Lúc này nước trong lồng giặt đã đầy, thì mâm giặt bắt đầu hoạt động. Mâm giặt là miếng/trụ bằng nhựa mằm ở giữa lồng giặt. Máy giặt quay bằng hệ thống hộp số và bộ li hợp gắn vào động cơ. Hệ thống này làm quay mâm giặt tới lui. Chuyển động này sẽ nhồi quần áo xuống thông qua hỗn nợp nước và bột giặt và lập đi lập lại, đánh rơi bụi bẩn bám vào quần áo. Bộ phận bơm tuần hoàn nước giặt từ đáy lồng giặt lên đầu trung suốt chu trình giặt. Khi chu trình giặt hết, nước từ máy giặt bơm ra ngoài lồng giặt (đối với máy giặt có xài gơm, còn đối với máy giặt không xài bơm thì mô tơ xả kéo cò xả nước ra ngoài) khi đó lồng giặt quay với tốc độ 400 – 8000 vòng/phút. Qúa trình quay này tạo ra lực li tâm đẩy nước ra khoải lồng giặt và bơm sẽ đẩy nước ra khỏi lồng.
Với máy giặt của trên, thì mâm giặt nằm ở giữa lồng giặt; còn với máy giặt cửa trước thì không có mâm giặt, mặt dù nguyên lý thì giống nhau. Lồng máy giặt đảo, duy chuyển đồ giặt thông qua nước và va đập nước với quần áo.
Sau khi đảo và nhào trộn quần áo xong, hết thời gian giặt, và nước bẩn được xả ra ngoài. Một tí nước được thêm vào để vắt quần áo trung khi máy giặt đảo hoặc nhào trộn thêm để đảm bảo đồ giặt được vắt sạch. Máy giặt sẽ ván đồ giặt một lần nữa bằng cách sử dụng lực li tâm để vắt khô nước và bơm ra ngoài.
Máy giặt bơm nước qua ba cách cơ bản: Truyền độn trực tiếp, truyền động bàng dây đai, và gắn thêm một bơm và động cơ độc lập.
Có những nguyên tắc an toàn nhất định đối với máy giặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mở nắp máy giặt? Máy giặt sẽ ngừng quay và đảo ngay lập tức bỡi vì công tắc tác động bộ phận phanh của máy giặt. Chức năng này để bảo vệ tay và chân của bạn không bị thương. Hệ thống phanh được tích hợp vào máy giặt được luật pháp qui định bởi vì đã có nhiều người bị thương khi đặt tay vào lồng giặt khi lồng đang quay. Hệ thống phanh này hoạt động tương tự như phanh xe hơi và xe máy. Khi nắp máy giặt mở, nước vẫn có thể xả vào lồng giặt nhưng không đảo và vắt. Có những lúc công tắc cửa có thể bị hỏng và máy giặt của bạn không thể hoạt động và bạn phải thay nó. Gặp trường hợp này, nếu máy giặt vẫn cấp nước, nhưng không đảo hoặc không quay, bạn có thể nhận biết là công tắc cửa bị hư.
Bạn có bao giờ chú ý khi máy giặt quay, bạn có nó tăng tốc? Động cơ điện có thể đạt đến tốc độ cao nhất chỉ trong phòng 1 phút, tuy nhiên khi máy giặt đang tải nhiều đồ giặt và nước, nếu cố đạt liền tốc độ này ngay lập tức thì chắc chắn không tốt cho một vài bộ phận. Bộ phận li hợp và hộp số được bố trí ở đây để cho phép lồng giặt từ từ tăng tốc độ, để không làm hỏng các bộ phận bên trong. Bộ li hợp cơ bản cho phép dây đai trượt và dần dần siết chặt cho đến khi đạt đến tốc độ quay cao nhất.
Động cơ điện làm quay mâm giặt trong suốt chu trình giặt và quay lồng giặt trong suất chu kỳ xả xấy và vắt; động cơ cũng truyền động cho bơm ở một số mẫu máy giặt. Sau khi giặt hay vắt, bơm sẽ hút nước từ lồng giặt ra ngoài ngoài thông qua ống xả.
Nhiều máy giặt có câu tạo động cơ chạy nược, động cơ có thể chuyển sang chạy ngược kim đồng hồ. Một hướng động cơ sử dụng hộp số và khớp li hợp để quay bên trong lồng giặt; hướng ngược lại động cơ sử dụng hộp số và khớp li hợp để quay mâm giặt. Đối với máy giặt không trang bị động cơ quay ngược, thì van điện từ tự động tách hộp số khỏi chế độ đảo sang chế độ vắt.

Nguyên lý hoạt động của máy giặt

Nguyên lý hoạt động chung của tất cả máy giặt: là xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn.
Độ bền cho quần áo
Tuy nhiên, việc tăng sức ma sát, xoay chuyển nhiều và mạnh trong khi giặt ở dòng máy lồng ngang vô hình trung khiến quần áo của bạn dễ bị mài mòn hơn, mau sờn và rách hơn. Mặt khác, thực tế, hầu như quần áo cần giặt của bạn thường chỉ bẩn nhẹ, chủ yếu là mồ hôi và bụi bẩn bám vào. Các hóa chất giặt tẩy hiện nay cũng đã được tối ưu hóa rất nhiều, dễ dàng hòa tan và loại trừ vết bẩn. Có thể nói vui rằng với dạng quần áo bẩn này, bạn chỉ cần khuấy chất tẩy rửa, nhúng quần áo vào, đảo vài cái là đã tương đối sạch. Vì vậy, dòng máy giặt lồng đứng hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày của bạn.
Còn một yếu tố khác khá bất ngờ là với loại quần áo mỏng, dễ rách, dòng máy giặt lồng ngang sẽ phải cần đến dịch vụ sua may giat, trong khi máy giặt lồng đứng lại có thể giặt an toàn với chế độ giặt nhẹ (soft), một tính năng mà hẳn nhiều bà nội trợ sẽ quan tâm. Đối với loại quần áo “siêu” bẩn của trẻ, kiểm nghiệm cho thấy máy giặt lồng đứng vẫn có hiệu quả giặt sạch 80-90% so với máy giặt lồng ngang, và hoàn toàn ngang nhau nếu như bạn sử dụng hóa chất tẩy rửa loại tốt.
Chi tiết đáng quan tâm cuối cùng là độ bền. Dù có giá cao hơn, nhưng do thiết kế phức tạp nên dòng máy giặt lồng ngang kém bền hơn so với máy giặt lồng đứng. Và “bệnh” thường gặp nhất ở dòng máy này là tình trạng rỉ nước trong quá trình giặt. “Bệnh” này thường xuất hiện sau khoảng 2-3 năm sử dụng, hình thành do lực tác dụng lên gioăng cao su không đều, khiến chúng bị chai, biến dạng và không kín. Còn máy giặt lồng đứng, ngoại trừ việc hoen rỉ vỏ máy thì rất ít có “bệnh” phát sinh trong quá trình sử dụng. Máy có thể hoạt động an toàn với tuổi thọ gấp đôi so với dòng máy giặt lồng ngang nếu có cùng tần suất sử dụng. Và cho dù có hỏng đi nữa thì bạn vẫn cảm thấy “nhẹ” hơn khi phải mua một thiết bị mới. Máy giặt lồng đứng vẫn là tùy chọn hiệu quả nhất, tất nhiên là cho mục đích sử dụng trong gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét