Học sinh lập 'Facebook' vua Quang Trung nói về bài tập xôn xao mạng
08:10 PM - 16/09/2016 Thanh Niên Online
So với đọc hiểu văn bản đơn thuần, việc thể hiện kiến thức dưới những góc nhìn sáng tạo sẽ mang đến hứng thú học tập cho chúng em nhiều hơn', đại diện nhóm đưa ra ý tưởng nói.
Được cộng đồng mạng biết đến với ý tưởng lập "Facebook" cho vua Quang Trung, nhóm 5 học sinh lớp 9G trường liên cấp The Olympia (Hà Nội) gồm Linh Đan, Hoàng Nhi, Thùy Trang, Thu Hằng và Minh Thư cảm thấy vô cùng bất ngờ và vui sướng.
'Trên quan điểm một giáo viên, tôi cho rằng ý tưởng lập trang Facebook cho vua Quang Trung là một sự sáng tạo thú vị, cách học cần được khuyến khích...', cô Ngô Thị Thu Giang, giáo viên môn Ngữ Văn, người trực tiếp ra đề cho biết.
“Phần việc chính của nhóm em là tạo một dòng thời gian để tóm lược các sự kiện trong cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu năm 1789. Từ khóa ‘dòng thời gian’ mà cô giáo gợi ý đã khiến chúng em liên tưởng đến dòng thời gian (timeline) trên Facebook và nảy ra ý tưởng lập một trang mạng xã hội cho vua Quang Trung”.
Ngoài nhóm của Hoàng Nhi, 2 đội thuyết trình còn lại lần lượt bắt tay thực hiện các sơ đồ tư duy và hệ thống bảng để giới thiệu về hình tượng vua Quang Trung và tìm hiểu về lời phù dụ của vị vua.
“Cách học này vừa thú vị, dễ ghi nhớ lại vừa giúp chúng em hệ thống kiến thức rõ ràng. So với đọc hiểu văn bản đơn thuần, việc thể hiện kiến thức dưới những góc nhìn sáng tạo sẽ mang đến hứng thú học tập cho chúng em nhiều hơn”, Nhi nói thêm.
Là một bạn trẻ 9X, Phạm Vĩnh Lộc (tốt nghiệp ngành biên phiên dịch, Trường ĐH Hoa Sen) vừa cho ra đời một đoạn clip ngắn mang tên “Vương triều nhà Trần” sau một năm phượt xuyên Việt tìm tư liệu.
Đây không phải lần đầu tiên các học sinh trường The Olympia (Hà Nội) được giáo viên khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo trong học tập.
Trong năm học 2015-2016, lớp 9G cũng đã được trải nghiệm dự án học tập liên môn Văn - Sử - Truyền thông với tên gọi: Thân phận con người trong chiến tranh thông qua các bức ảnh lịch sử. Dự án học tập này đạt giải nhất cuộc thi Dạy học tích hợp liên môn toàn quốc năm học 2015-2016.
Không chỉ có sức hút với giới trẻ, bài làm thông minh, đầy sáng tạo của nhóm học sinh lớp 9G còn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Chị Hồng Nhung, mẹ em Nguyễn Tú Linh Đan, một trong những học sinh đứng sau ý tưởng lập Facebook vua Quang Trung bày tỏ niềm tự hào, hài lòng với cách học của con tại trường.
Chị nói: “Nếu sự sáng tạo được thầy cô giáo đánh thức và khơi gợi đúng cách, tôi tin rằng các con sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu kiến thức và tự mình thể hiện kiến thức đó theo những cách độc đáo khác nữa”.
Không bó hẹp trong bất cứ lĩnh vực nào, hiện nay nhiều người trẻ mạnh dạn với những mô hình sáng tạo khởi nghiệp.
Bà Phạm Thị Minh An, Hiệu trưởng trường liên cấp The Olympia (Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi luôn mong muốn học sinh mình có những trải nghiệm hội nhập, sớm tiếp cận các vấn đề toàn cầu trong khi vẫn gìn giữ các giá trị Việt Nam. Để làm được điều đó, ngoài việc phát triển các kỹ năng cơ bản, học sinh cần đươc thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề đồng thời chú trọng các nguyên tắc đạo đức. Có như vậy, các em mới sẵn sàng thích nghi, ứng biến và vượt mọi thử thách trong cuộc sống”.
Lê Ái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét