Theo dấu tích 'hoa cái' vua Quang Trung: Bí mật miếu Kẻ Truông
06:38 AM - 17/09/2016 Thanh Niên
Để tìm hiểu thêm về thông tin đoàn sĩ quan VNCH từng đáp máy bay quân sự viếng lăng mộ vua Quang Trung ở làng Hải Cát, chúng tôi đã có chuyến điền dã tại ngôi làng này và phát hiện những dấu tích đáng chú ý.
Ngày 10.3.2016, chúng tôi tiến hành điền dã ở làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), gần điện Hòn Chén. Vào con đường đầu làng, gặp bà lão Phạm Thị Bậm hỏi về chiếc máy bay trực thăng đáp xuống làng thời chiến tranh, bà bảo không biết, nhưng chỉ chúng tôi “tìm ông Lòn mà hỏi”. Vào sâu trong làng hỏi nhà ông Lòn thì may mắn chúng tôi gặp ba cha con ông Lòn vừa dự đám cưới về, đi bộ trên đường làng ở bờ sông Hương…
Cha con ông Lòn mời chúng tôi vào nhà. Hỏi mới biết tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Lòn (94 tuổi) từng làm xã trưởng làng Hải Cát, hai người con trai là Nguyễn Văn Chiến (64 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (61 tuổi). Ông Nguyễn Văn Chiến xác nhận năm 1973, khi đang chăn bò ở Kẻ Truông, anh thấy một chiếc trực thăng đáp xuống Kẻ Truông, có ông sĩ quan và vài người tùy tùng vào miếu Kẻ Truông thắp hương, khấn vái; riêng một số lính cầm súng gác quanh bãi đáp. Ông Chiến hăng hái đưa chúng tôi đến Kẻ Truông, chỉ nơi ngày xưa trực thăng đáp và nơi ông sĩ quan - tức đại tá Võ Toàn như đã xác định ở bài viết kỳ trước - đến thắp hương “mộ Quang Trung”.
Chúng tôi đến khu vực Kẻ Truông thì thấy có ngôi miếu, một con rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp, đặc biệt có hai hang thờ hổ. Cụ Nguyễn Văn Lòn cho biết miếu Kẻ Truông ngày xưa rất nhỏ, khi ông đại tá đến chiêm bái ở miếu, có một hang nhỏ dạng tổ tò vò, bên trong có đắp một tượng hổ nhỏ bằng con mèo. Cụ Nguyễn Văn Lòn từng đứng ra tổ chức dân làng tôn tạo miếu to gấp mười miếu cũ như hiện nay. Hỏi cụ miếu thờ thần gì, cụ không biết. Nhưng người làng và những tín đồ Tiên Thiên Thánh giáo hay đến lễ bái. Về sau làng Hải Cát hằng năm tổ chức lễ kỳ an vào ngày 2.2 âm lịch tại miếu.
Chúng tôi hỏi khi làng tôn tạo miếu thì có đào móng, có phát hiện di vật gì không. Cụ Lòn bảo khi tôn tạo thì có mở rộng khuôn viên, bao quanh miếu cổ nhỏ, triệt hạ miếu nhỏ, không phát hiện gì vì đào móng cạn. Cụ giữ lại hang nhỏ có tượng hổ, hiện nay vẫn còn sau miếu mới, phía trái.
Theo cụ Lòn, rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp khi xưa ở gần bờ sông. Các vị cao niên của làng kể rằng, ngày xưa triều đình nhà Nguyễn định táng vua Khải Định ở đất Kẻ Truông, mở trường chế tác đá, cho tạc rùa để trị thủy và tạc rồng đá đặt ở bậc cấp lên nơi định táng vua. Nhưng không hiểu vì lý do gì triều đình không táng vua ở Kẻ Truông mà lại táng ở phía bên kia sông, vùng Châu Ê.
Thông tin này có điều phi lý, vì nếu triều Nguyễn chế tác đá thì đã có cơ sở ở Vũ Khố trong phòng thành, không cần chế tác ở Kẻ Truông! Thêm nữa, việc chế tác đá để làm lăng phải được thực hiện khi đã chọn được cuộc đất để táng vua, có lý nào nơi an táng một vị vua mà có thể dễ dàng dời từ chỗ này qua chỗ khác như vậy?!
Cũng theo cụ Nguyễn Văn Lòn, khi tôn tạo miếu Kẻ Truông, các bô lão trong làng đã cho dời rùa đá, hai rồng đá vào miếu hiện nay.
Ráp nối các sự kiện có thể đưa ra giả thuyết như sau: Năm 1944, đoàn rước Tiên Thiên Thánh giáo đã bí mật vào miếu Kẻ Truông để chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung. Ông đại tá đã đưa cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng lên miếu Kẻ Truông để chiêm bái mộ vua Quang Trung (nơi chôn “hoa cái”) vào năm 1973 và ông cùng cụ Lê Văn Hoàng đã giấu bí mật này. May thay nhân vật có tên T.Đ.S, tùy viên của ông đại tá, có đi trong đoàn, trên chiếc trực thăng năm 1973, đã hé bí mật cho nhà nghiên cứu Phan Quán công bố!
Tuy nhiên, để khẳng định Kẻ Truông có phải nơi đang chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung, cần phải có sự vào cuộc của các ngành chức năng bằng các giải pháp khoa học như khảo cổ học, tìm kiếm mẫu vật, xác định ADN…
Trần Viết Điền
Để tìm hiểu thêm về thông tin đoàn sĩ quan VNCH từng đáp máy bay quân sự viếng lăng mộ vua Quang Trung ở làng Hải Cát, chúng tôi đã có chuyến điền dã tại ngôi làng này và phát hiện những dấu tích đáng chú ý.
Ngày 10.3.2016, chúng tôi tiến hành điền dã ở làng Hải Cát (xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), gần điện Hòn Chén. Vào con đường đầu làng, gặp bà lão Phạm Thị Bậm hỏi về chiếc máy bay trực thăng đáp xuống làng thời chiến tranh, bà bảo không biết, nhưng chỉ chúng tôi “tìm ông Lòn mà hỏi”. Vào sâu trong làng hỏi nhà ông Lòn thì may mắn chúng tôi gặp ba cha con ông Lòn vừa dự đám cưới về, đi bộ trên đường làng ở bờ sông Hương…
Cha con ông Lòn mời chúng tôi vào nhà. Hỏi mới biết tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Lòn (94 tuổi) từng làm xã trưởng làng Hải Cát, hai người con trai là Nguyễn Văn Chiến (64 tuổi), Nguyễn Văn Thắng (61 tuổi). Ông Nguyễn Văn Chiến xác nhận năm 1973, khi đang chăn bò ở Kẻ Truông, anh thấy một chiếc trực thăng đáp xuống Kẻ Truông, có ông sĩ quan và vài người tùy tùng vào miếu Kẻ Truông thắp hương, khấn vái; riêng một số lính cầm súng gác quanh bãi đáp. Ông Chiến hăng hái đưa chúng tôi đến Kẻ Truông, chỉ nơi ngày xưa trực thăng đáp và nơi ông sĩ quan - tức đại tá Võ Toàn như đã xác định ở bài viết kỳ trước - đến thắp hương “mộ Quang Trung”.
Chúng tôi đến khu vực Kẻ Truông thì thấy có ngôi miếu, một con rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp, đặc biệt có hai hang thờ hổ. Cụ Nguyễn Văn Lòn cho biết miếu Kẻ Truông ngày xưa rất nhỏ, khi ông đại tá đến chiêm bái ở miếu, có một hang nhỏ dạng tổ tò vò, bên trong có đắp một tượng hổ nhỏ bằng con mèo. Cụ Nguyễn Văn Lòn từng đứng ra tổ chức dân làng tôn tạo miếu to gấp mười miếu cũ như hiện nay. Hỏi cụ miếu thờ thần gì, cụ không biết. Nhưng người làng và những tín đồ Tiên Thiên Thánh giáo hay đến lễ bái. Về sau làng Hải Cát hằng năm tổ chức lễ kỳ an vào ngày 2.2 âm lịch tại miếu.
Chúng tôi hỏi khi làng tôn tạo miếu thì có đào móng, có phát hiện di vật gì không. Cụ Lòn bảo khi tôn tạo thì có mở rộng khuôn viên, bao quanh miếu cổ nhỏ, triệt hạ miếu nhỏ, không phát hiện gì vì đào móng cạn. Cụ giữ lại hang nhỏ có tượng hổ, hiện nay vẫn còn sau miếu mới, phía trái.
Theo cụ Lòn, rùa đá và hai con rồng ở bậc cấp khi xưa ở gần bờ sông. Các vị cao niên của làng kể rằng, ngày xưa triều đình nhà Nguyễn định táng vua Khải Định ở đất Kẻ Truông, mở trường chế tác đá, cho tạc rùa để trị thủy và tạc rồng đá đặt ở bậc cấp lên nơi định táng vua. Nhưng không hiểu vì lý do gì triều đình không táng vua ở Kẻ Truông mà lại táng ở phía bên kia sông, vùng Châu Ê.
Thông tin này có điều phi lý, vì nếu triều Nguyễn chế tác đá thì đã có cơ sở ở Vũ Khố trong phòng thành, không cần chế tác ở Kẻ Truông! Thêm nữa, việc chế tác đá để làm lăng phải được thực hiện khi đã chọn được cuộc đất để táng vua, có lý nào nơi an táng một vị vua mà có thể dễ dàng dời từ chỗ này qua chỗ khác như vậy?!
Cũng theo cụ Nguyễn Văn Lòn, khi tôn tạo miếu Kẻ Truông, các bô lão trong làng đã cho dời rùa đá, hai rồng đá vào miếu hiện nay.
Ráp nối các sự kiện có thể đưa ra giả thuyết như sau: Năm 1944, đoàn rước Tiên Thiên Thánh giáo đã bí mật vào miếu Kẻ Truông để chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung. Ông đại tá đã đưa cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng lên miếu Kẻ Truông để chiêm bái mộ vua Quang Trung (nơi chôn “hoa cái”) vào năm 1973 và ông cùng cụ Lê Văn Hoàng đã giấu bí mật này. May thay nhân vật có tên T.Đ.S, tùy viên của ông đại tá, có đi trong đoàn, trên chiếc trực thăng năm 1973, đã hé bí mật cho nhà nghiên cứu Phan Quán công bố!
Tuy nhiên, để khẳng định Kẻ Truông có phải nơi đang chôn giấu “hoa cái” vua Quang Trung, cần phải có sự vào cuộc của các ngành chức năng bằng các giải pháp khoa học như khảo cổ học, tìm kiếm mẫu vật, xác định ADN…
Trần Viết Điền
http://thanhnien.vn/van-hoa/theo-dau-tich-hoa-cai-vua-quang-trung-bi-mat-mieu-ke-truong-745232.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét