Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Đại gia tuần: Vingroup vướng... "tiếng oan"

(Đại gia) - Dù phải bỏ tiền để tài trợ nhưng Vingroup lại bị mang tiếng là hối thúc khiến việc chặc cây xanh ở Hà Nội được diễn ra khẩn trương.

Tuần qua, sự kiện thay thế cây xanh tại Hà Nội gây phản ứng trong dư luận và được một vị lãnh đạo cho là “do sự nôn nóng của các nhà tài trợ".
Trong số các nhà tài trợ cho đề án này Vingroup đã phê duyệt kinh phí hơn 840 triệu đồng ủng hộ chương trình.
Tuy nhiên việc 'đổ lỗi' này xem ra khiến Vingroup bi hàm oan. Ngay sau đó ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup lên tiếng: “Chúng tôi được thành phố đề nghị tài trợ cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cây xanh ở Phố Huế và Hàng Bài. Vingroup hoàn toàn không có dự án nào tại hai tuyến phố này. Ngoài mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, chúng tôi không có lợi ích gì khác”, ông Hiệp thông tin
Theo ông Hiệp, cũng như nhiều hoạt động xã hội khác mà Vingroup đã và đang thực hiện, hoàn toàn vì lợi ích xã hội, vì cộng đồng.
"Vì theo chúng tôi được biết, đề án sẽ tiến hành thay thế những cây trồng tự phát, không phù hợp. Đặc biệt là những cây to bị sâu bệnh hoặc mục ruỗng, có nguy cơ gẫy, đổ, bật rễ… gây nguy hiểm cho người dân.
Chính vì muốn góp phần đem lại sự an toàn cho cộng đồng và hưởng ứng sự kêu gọi của thành phố nên các doanh nghiệp, trong đó có Vingroup, đã hưởng ứng chủ trương của thành phố. Chúng tôi cũng cho rằng, các doanh nghiệp khác khi tham gia việc cải tạo, nâng cấp cây xanh của Hà Nội đều hướng đến lợi ích cộng đồng", ông Hiệp giải thích.
Đề án chặt cây xanh thay thế cây mới tại Hà Nội vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận
Đề án chặt cây xanh thay thế cây mới tại Hà Nội vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận
Hòa Phát tham gia vào ngành thức ăn chăn nuôi
Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Hòa Phát nhận định đây là thời điểm chín muồi về thị trường cũng như tài chính để Tập đoàn Hòa Phát tham gia vào ngành thức ăn chăn nuôi, với mục tiêu giành 10% thị phần trong 10 năm tới.
Quyết định này được ra ra sau hơn 20 năm phát triển, Hòa Phát từng 5-7 lần dấn thân vào lĩnh vực mới, từ thiết bị xây dựng, thép, nội thất, điện lạnh đến bất động sản...
"Riêng lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi cũng đã nghiên cứu nhiều năm trước. Thực tế rất nhiều tập đoàn, công ty lớn đã tiến quân vào mảng kinh doanh này. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có một thế mạnh riêng nên chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng", ông Dương cho biết.
Vị Tổng giám đốc Hòa Phát cũng dự định đưa Tập đoàn của mình sản xuất thức ăn chăn nuôi đứng trong top 5 những nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam. 70% nguyên liệu của nhà máy được nhập khẩu và 30% sẽ dùng trong nước.
"Sản phẩm của Hòa Phát sẽ phân phối trên cả nước, song trước mắt tập trung phần lớn ở miền Bắc. Tuy sản xuất ở miền Bắc còn manh mún, nhưng tôi cho rằng đây là cơ hội, bởi nếu vật nuôi đều ăn thức ăn công nghiệp rồi thì mảng này sẽ không còn nhiều dư địa phát triển", ông Dương nói.
Dù biết rằng đây là ngành khó, thậm chí khó hơn thép. Áp lực cạnh tranh nội ngành rất lớn với nhiều công ty đa quốc gia tên tuổi, có kinh nghiệm thị trường nhiều năm tại Việt Nam nhưng Hòa Phát vẫn quyết tâm thay đổi theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Do đó, sức cạnh tranh, tiềm lực sẽ quyết định sự tồn tại, vươn lên của doanh nghiệp.
Phương Nguyên (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN (0)

Gửi bình luận

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét