Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019


'Ong Kim Jong Un dang thay doi hinh anh bi hiem cua Trieu Tien' hinh anh 2

Toàn bộ sự nghiệp 4 thập kỷ của Đại sứ Phạm Tiến Vân gắn bó với bán đảo Triều Tiên. Những chia sẻ của ông về những năm tháng làm việc tại quốc gia “bí hiểm nhất thế giới” dẫn ta qua những thăng trầm của Triều Tiên, từ một “giấc mơ” rồi tụt dốc. Trên hết, ông thấy logic tất yếu trong việc lãnh đạo Kim Jong Un tới dự hội nghị thượng đỉnh với ông Trump ở Hà Nội.

Tôi học cấp 3 trường Ngô Quyền ở TP. Hải Phòng, rồi sang Bình Nhưỡng học Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Tôi được chọn sang học vì đạt giải nhì học sinh giỏi văn quốc gia năm 1967 (năm ấy không có giải nhất), khi tôi đang lớp 10. Người ta xếp tôi vào khoa Văn học Triều Tiên.
Năm 1972 học xong, tôi làm ngoại giao cho đến khi nghỉ hưu. Tính đến nay đã gần 40 năm tôi làm việc về lĩnh vực bán đảo Triều Tiên, vừa là cán bộ ngoại giao, chuyên gia, và học giả.
Tôi làm trong đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên qua 3 nhiệm kỳ, cho đến năm 1992. Trong thời gian đó, tôi đi đi về về, nhưng tổng thời gian làm trong đại sứ quán Triều Tiên là 10 năm.

Ước mơ "bao giờ Việt Nam mình mới bằng"

Sau đó tôi làm ở Hàn Quốc 2 nhiệm kỳ: 1998-2002 (Phó Đại sứ) và 2005-2010 (Đại sứ), giúp xây dựng quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Trong suốt 40 năm, tôi nghiên cứu sâu về thay đổi chính trị, quân sự của khu vực, lịch sử chiến tranh Triều Tiên và những mô hình phát triển của Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tôi cũng tự hào mình nói tiếng Hàn tương đối tốt, thuận lợi khi nghiên cứu, tiếp xúc, viết lách, đi nói chuyện.
Thời tôi học ở Bình Nhưỡng là thời Việt Nam đang chiến tranh. Tôi thấy ấn tượng là Chủ tịch Kim Nhật Thành hai lần đến thăm sinh viên Việt Nam ở ký túc xá. Tại Hà Nội, Bác Hồ cũng gặp gỡ các sinh viên Triều Tiên đang theo học. Quan hệ hai nước đã tốt đẹp như thế.
Khi đang là sinh viên, tôi cảm thấy đặc biệt. Trong lúc chiến tranh, đất nước mình còn đang gian khổ, còn Triều Tiên cũng chưa sung túc gì, nhưng lãnh đạo Triều Tiên hay nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam ăn ở và học hành đầy đủ. Mặc dù đất nước đang chiến tranh, nhưng các du học sinh như tôi vẫn được học hết đại học và trở về nước phục vụ.
'Ong Kim Jong Un dang thay doi hinh anh bi hiem cua Trieu Tien' hinh anh 3
Cựu đại sứ Phạm Tiến Vân nói ông ấn tượng nhất là cách Triều Tiên đã quy hoạch thành phố Bình Nhưỡng, quy hoạch "rất đẹp và sạch sẽ". Ảnh: Kyodo News.
Những năm 1960-1970, Triều Tiên là hình mẫu của kinh tế kế hoạch mà lãnh đạo Việt Nam mong muốn học hỏi và áp dụng.
Triều Tiên rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng đã xây dựng công nghiệp trên bán đảo Triều Tiên chủ yếu tập trung ở miền Bắc có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vì vậy, sau chiến tranh Triều Tiên chỉ mất 14 năm để trở thành nước công nghiệp, trước Hàn Quốc. Hàn Quốc tới cuối thập niên 1980, đầu 1990 mới là nước công nghiệp, tức là mất 30 năm, so với 14 năm của Triều Tiên.
Luôn muốn về xây dựng đất nước, nên khi tôi nhìn những thành tựu của Triều Tiên: một năm họ làm ra bao nhiêu tấn than, bao nhiêu kWh điện, bao nhiêu tấn xi măng, rồi so với Việt Nam, tôi cảm thấy họ là giấc mơ cho sự phát triển của mình, và nghĩ "bao giờ Việt Nam mình mới bằng Triều Tiên".
Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng đã xây dựng công nghiệp trên bán đảo Triều Tiên chủ yếu tập trung ở miền bắc có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Việt Nam mình hồi đó chưa có gì. Về ximăng, mình chỉ có nhà máy ximăng Hải Phỏng, 30 vạn tấn/năm, trong khi họ đã hàng chục triệu tấn. Về than đá, mình làm được 2 triệu tấn/năm ở Quảng Ninh còn họ đã đạt mấy chục triệu tấn. Về điện chẳng hạn, mình có được vài tỷ kWh, họ đã đạt mấy chục tỷ rồi. Mình nghĩ cứ đà này, không biết bao giờ mình mới bằng họ. Những năm 1970, kinh tế Triều Tiên còn hơn cả Hàn Quốc. Xuất phát điểm của họ rất tốt.
'Ong Kim Jong Un dang thay doi hinh anh bi hiem cua Trieu Tien' hinh anh 4
Theo ông Vân, sản lượng khai thác than của Triều Tiên từng gấp nhiều lần của Việt Nam trong thập niên 1960-1970. Ảnh: Getty Images.

Sự tụt hậu và sứ mạng của thế hệ

Triều Tiên dựa vào thị trường xã hội chủ nghĩa và được Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ mới có thể duy trì nền kinh tế kế hoạch. Do vậy, đến những năm 1990, khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc chuyển sang kinh tế thị trường, thanh toán thương mại chuyển sang ngoại tệ, nền kinh tế Triều Tiên bị "cú sốc chí mạng". Sau đó Triều Tiên bị mất mùa nông nghiệp.
Sau 40-50 năm, tình hình đã khác. Từ chỗ mình muốn học hỏi Triều Tiên, người ta lại nói Triều Tiên phải học hỏi mình. Từ chỗ mình phải đi xin viện trợ Triều Tiên, Triều Tiên lại đề nghị mình giúp. Sự tụt hậu này là bi kịch cho Triều Tiên.
Đến nay, Hàn Quốc đã thu nhập 30.000 USD/người/năm còn Triều Tiên chỉ có 1.000-1.500 USD. Triều Tiên từ một nước công nghiệp thành đất nước thiếu điện, thiếu năng lượng, thiếu mọi thứ, hàng tiêu dùng, thực phẩm, con người bị suy dinh dưỡng, tốc độ tăng trưởng cứ âm 20 năm liền,... Nằm giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc phát triển thế, còn Triều Tiên lại nghèo.
Chính vì vậy, khi nói đến việc ông Kim thay đổi chính sách, tôi tin đây là một logic, xuất phát từ việc không thể lùi được nữa. Triều Tiên phải thay đổi.
Trước hội nghị Mỹ - Triều tại Hà Nội, tôi tin tưởng Triều Tiên sẽ có những thay đổi, chứ không phải đang cố gắng dền dứ, đánh lừa thế giới. Tôi tin đây là quyết sách cần thiết mà lịch sử giao cho thế hệ ông Kim phải làm.
Sau này tôi cũng đã sang Triều Tiên nhiều lần, đưa các đoàn kinh tế của Việt Nam sang Triều Tiên để khảo sát, tìm hiểu thị trường. Tôi ấn tượng nhất là họ đã xây dựng thành phố Bình Nhưỡng, quy hoạch rất đẹp và sạch sẽ.
Trong 20 năm vừa rồi, có lẽ Triều Tiên tập trung hai việc là quốc phòng, hạt nhân và xây dựng thành phố Bình Nhưỡng. Còn các ngành kinh tế khác hay các địa phương ở xa vẫn còn khó khăn.
'Ong Kim Jong Un dang thay doi hinh anh bi hiem cua Trieu Tien' hinh anh 5
Ông Vân cho rằng Triều Tiên chỉ tập trung hai việc là quốc phòng và xây dựng thành phố Bình Nhưỡng, còn các địa phương xa vẫn còn khó khăn.

Triều Tiên thay đổi: Thế giới ủng hộ, nhân dân mong muốn

Sau khi đi học, tôi làm trong đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên. Trong ngành ngoại giao chúng tôi nếu đi một nước giàu có, văn minh sẽ cảm thấy thoải mái hơn, thực phẩm đầy đủ, tươi ngon hơn, giao thông đi lại về Việt Nam thăm gia đình thuận lợi hơn, con cái được đi học ở trường quốc tế thuận lợi hơn.
Trước hội nghị Mỹ - Triều tại Hà Nội, tôi tin tưởng Triều Tiên sẽ có những thay đổi, chứ không phải đang cố gắng dền dứ, đánh lừa thế giới.
Ở Triều Tiên, sứ quán là nhà của mình, ở trong sứ quán thì mình sống thoải mái, nhưng hạn chế tiếp xúc, du lịch và giao du bên ngoài, các thực phẩm được cung cấp không phải phong phú như các thị trường khác. Không thiếu thực phẩm nhưng không phải sung túc đầy đủ.
Thời đó, các đoàn ngoại giao ở Bình Nhưỡng, không chỉ riêng sứ quán Việt Nam, do không cung cấp được đầy đủ, nên trong nhiều năm đã phải đi sang biên giới Trung Quốc như Đan Đông, hoặc tận Bắc Kinh để mua thực phẩm đông lạnh về để ăn hàng tháng. Mỗi chuyến mất khoảng vài ngày, một ngày đi, một ngày ở lại mua sắm, một ngày về, có thể 3-4 ngày. Đấy là cửa ngõ để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của cán bộ ngoại giao khó khăn như vậy trong mấy chục năm, nhưng mọi người coi đây là nhiệm vụ.
Nếu ở trong đại sứ quán, chúng tôi có thể gọi điện về nước. Còn bây giờ, liên lạc với Triều Tiên hạn chế, nên bạn bè của tôi ở Triều Tiên đã 70-75 tuổi rồi, họ ở đâu tôi cũng không biết (cười).
Tôi không có những bạn thân ở Triều Tiên, vì việc quan hệ giữa người Triều Tiên với người nước ngoài ở đó không được tự do. Nếu đi học thì chỉ gặp nhau ở lớp, ngoài ra, ai làm, nghĩ, hay sống theo văn hóa của mình, nên không có bạn bè để chia sẻ, trở thành những đôi bạn giống như bình thường.
Còn về cuộc sống, phong tục, Triều Tiên trước đây bỏ Tết Âm lịch. Gần đây họ mới khôi phục lại. Trung Thu cũng vậy, tuy bây giờ có nhưng rất đơn giản. Họ quá nghèo để mừng những ngày lễ đó. Đi lại khó khăn, từ địa phương này sang địa phương khác cần phải có giấy tờ thông hành, khó như xin visa, cho nên họ không đi lại nhiều.
Chính vì vậy, người ta mới gọi Triều Tiên là một đất nước bí hiểm nhất thế giới - và thực sự là như thế. Ông Kim đã và đang thay đổi điều đó với những cải cách, và sẽ phải làm rất nhiều việc. Thế giới ủng hộ, nhân dân mong muốn, đây là thời điểm lịch sử để thay đổi.
Trọng Thuấn gh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét