Hạn cuối năm của Trọng.
Đầu năm Nguyễn Phú Trọng rạng rỡ bao nhiêu, thì càng về cuối năm Trọng càng vẻ rũ rượi bấy nhiêu. Sau chiến thắng ở đại hội 12, người ta thấy Nguyễn Phú Trong dương dương tự đắc phát ngôn sau khi tái cử chức tổng bí thư.
- 100% bầu cho tôi, tôi không ngờ được đại hội tín nhiệm, tôi bất ngờ vì tuổi mình đã cao nhưng vẫn được tín nhiệm.
http://vov.vn/chinh-tri/dang/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chia-se-sau-khi-tai-dac-cu-khoa-xii-473666.vov
Ở đời được làm vua, thua làm giặc. Ai cũng biết trước đại hội, trong phiên họp chuẩn bị ở trung ương 13, 14 khoá 11. Nguyễn Phú Trọng nhất định không chịu về, Trọng đẻ ra cái gọi là 3 lứa tuổi trong trung ương, để duy trì ổn định, cần một trường hợp đặc biệt ở lại, rồi cả nghị quyết 244 quyết định trung ương, đại hội đề cử ai người đó phải rút, chỉ có người của Bộ chính trị đề cử như Trọng mới được chấp nhận. Tất cả những cái đó rành rành trên báo trước đại hội, đâu phải bất ngờ gì. Chỉ có mỗi Trọng được ứng cử TBT, một mình ứng cử thì tất là trúng là đương nhiên.
Nhưng chiến thắng thì nói gì chả dược, Trọng làm bộ như mình bất ngờ được bầu, như thể chính mình được toàn thể đại hội tín nhiệm bầu. Chứ không phải chính ông ta bắt đại hội phải bầu ông ta.
Trên đà thắng thế, chưa cần quốc hội khoá mới thành lập. Trọng thẳng tay thay thế hết nhanh chóng các loạt lãnh đạo ngay trong quốc hội khoá cũ. Lập nên một chuyện lạ đời là trong vòng hơn tháng mà các vị trí quốc hội bổ nhiệm được bổ nhiệm 2 lần, thế thốt long trọng đến 2 lần.
Quá huênh hoang và tự tin, Trọng vấp phải hai sai lầm. Sai lầm thứ nhất là Trọng không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ Formosa. Trong lúc cá chết, Trọng đến thăm Formosa và khen ngợi công ty này hoàn thành tiến độ tốt nọ, đẹp kia. Cuối cùng thì chính Trọng phải đứng ra chỉ đạo trấn áp dư luận để dân tình không phản ứng vụ này.
Sai lầm thứ hai là Trọng quá tin tưởng ở mình, mở chiến dịch rầm rộ tấn công vào phe cánh khác. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng và lăm le tiêu diệt nốt Đinh La Thăng. Việc Trịnh Xuân Thanh trốn mất giữa trùng điêp vòng cương toả đã khiến Trọng tức giận bộ công an, Trọng nhảy vào đảng uỷ công an để hòng tìm cách kiểm soát bộ này. Tiếp đó Trọng nhằm vào Vũ Đình Duy cũng là chỗ tay chân của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng để gỡ gạc lại thể diện.
Như con bạc khát nước, Trọng vơ hết cái gì mình có trong tay để ném lên mặt bàn sới bạc để gỡ gạc uy tín. Vũ Đinh Duy nhân vật tế thay cho Trịnh Xuân Thanh bắt đầu chịu những đợt thanh tra, con số thua lỗ lần này còn lớn hơn cả gấp 2 lần thua lỗ PVC của Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng thật trớ trêu, trong khi dư luận còn giễu cợt , mỉa mai việc Trịnh Xuân Thanh sổng mất. Rồi chất vấn, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đổ tại cho nhau vì sao Trịnh Xuân Thanh trốn mất. Việc còn đang gay gắt thì Vũ Đình Duy cũng mất tăm. Mà kịch bản diễn ra y như với Trịnh Xuân Thanh, Duy cũng bỏ ra nước ngoài rồi làm đơn gửi về xin đi chữa bệnh. Đã ngấm đòn ở vụ Trịnh Xuân Thanh, bị phơi bày đầy thối nát trong bộ máy chế độ do Trịnh Xuân Thanh lên tiếng tố cáo. Nguyễn Phú Trọng đành im lặng cho nghiến răng lờ đi Vũ Đình Duy. Bởi Trọng sợ làm căng cũng chả ích gì, Duy đã trốn, làm to chuyện thì càng mất mặt Trọng hơn.
Đánh từ Thanh xuống không được, Trọng xoay ra đánh ngược lên, nhưng chỉ với một nhận vật đã về hưu là Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng công thương. Một hài kịch chưa từng có, trong cơn điên cuồng tức tối. Trọng ra lệnh cắt chức bí thư đảng uỷ Bộ Công Thương của Vũ Huy Hoàng, tức cách chức mà ông Hoàng không còn giữ nữa. Loay hoay bánh quanh Vũ Huy Hoàng không tìm ra được cách nào để kiếm lại được danh dự bị mất. Trọng xuống sắc trông thấy.
Còn Đinh La Thăng đã qua cơn khốn khó, sau khi Trịnh Xuân Thanh trốn đi. Trong cho bắt ngay một tay chân thân tín của Thăng là Vũ Đức Thuận cùng vài người nữa ở PVC. Dư luận dấy lên lúc đó rằng từ Vũ Đức Thuận, Trọng sẽ khai thác đánh tới Đinh La Thăng. Rút cục bắt Thuận và một số người liên quan, người ta chẳng thấy Đinh La Thăng lo lắng tí nào. Trái lại Thăng còn nghênh gang, ngạo nghễ đi lại. Báo chi ngay sau tin bắt Thuận là đưa tin thành uỷ HCM xin Thuận về cơ quan này. Ngay lập tức tin này bị gỡ bỏ.
Đã gần 3 tháng từ khi bắt Vũ Đức Thuận, các đối tượng trong nhóm Thuận không hề khai báo hay xác nhận gì. Vụ án này đang trở nên bế tắc bởi bộ công an Việt Nam vốn thường bất chấp pháp luật, nhưng đến vụ án này họ lại dở chứng tôn trọng quyền con người, chấp nhận viẹc bị can từ chối khai báo.
Không bắt được Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy. Không khiến cho Vũ Huy Hoàng bị khép vào tội hình sự, không quy được trách nhiệm lên đầu Đinh La Thăng. Đến những nhân vật nhãi nhép như Vũ Đức Thuận và mấy đứa tiểu yêu cùng vụ, chúng cũng coi thường không thèm khai báo, nhận tội gì. Cả công cuộc chống tham nhũng, lợi ích nhóm của Trọng bỗng thành đầu voi, đuôi chuột mà đến giờ Trọng chỉ còn cách lảng tránh không nhắc đến.
Cây bút Huy Đức mới đợt đầu hoà nhịp với phát pháo hiệu của tổng bí Trọng, phối hợp nã những bài viết vào Đinh La Thăng như trái phá, bỗng giờ Huy Đức im bặt. Có lẽ Huy Đức đánh hơi thấy không những chẳng được hạ được Thăng mà còn chuốc hoạ vào thân, Huy Đức đã tỉnh ra rằng Nguyễn Phú Trọng không mạnh như mình nghĩ, nên Huy Đức lặng lẽ rút lui. Đánh giá được phe nào thắng, phe nào thua là một trong những sở trường của nhà báo Huy Đức vốn có nhiều quan hệ phe cánh dây dưa.
Những thất bại trong chiến dịch vừa qua của Nguyễn Phú Trọng tựu chung ở yếu tố công an. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc được đòn phép mượn cuộc thanh trừng tham nhũng để thâu tóm quyền lực của Trọng. Ông Quang đã không tiếp tay cho Trọng thực hiện âm mưu nham hiểm mượn gió bẻ mặng, diệt tham nhũng để thâu quyền lực. Chính vì thế chiến dịch của Trọng trở nên thảm bại một cách ê chề.
Bây giờ thì trong con mắt các uỷ viên trung ương đảng, Trọng là kẻ bất tài, giáo điều và bảo thủ. Không có khả năng làm được việc gì, nếu ông ta cứ ngồi yên phán dăm ba câu giáo điều bùng nhùng cái mớ lý luận Mác Lê, thì may ra họ còn để ông ta ngồi yên.
Nhưng vấn đề Trọng có chấp nhận mình bị mất uy tín nhục nhã thế không, hay Trọng còn sử dụng được phần nào quân uỷ trung ương, ban tuyên giáo trung ương, một số địa bàn như Hà Tĩnh , Thanh Hoá...để tạo nên được một chiến khác dành lại uy thế cho mình.
Trọng đang củng cố lực lượng trong tay như gia tộc Nguyễn Thanh Bình ở Hà Tĩnh, Bình đương thường trực ban tổ chức trung ương và phe phái từ tổng cục chính trị như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường..và một số gia tộc và băng đảng khác.
Trần Đại Quang cũng đã dành được sự ủng hộ của gia tộc Nguyễn Văn Chi và một số đại gia gộc lớn, thêm ảnh hưởng ở Bộ Công An và một phần nào đó từ phía nhóm Đinh La Thăng.
Cuộc chiến sẽ trở nên hấp dẫn trong những ngày tháng tới.
Trong lúc này thì gia tộc Nguyễn Tấn Dũng bình chân như vại, có vẻ gia tộc này an phận không muốn tham gia cùng với phe Quang hay Trọng. Ở gia tộc Nguyễn Tấn Dũng , các câụ con trai nhà này có vẻ bàng quan hơn thế sự và bằng lòng vị trí của mình hơn các thanh niên gia tộc khác. Có thể do những năm tháng cuối nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng quá nhiều sóng gió, nên gia tộc này bằng lòng với sự bình yên đang có.
Mới đây Nguyễn Xuân Phúc giáng thêm một đòn đe doạ Nguyễn Phú Trọng, đó là Phúc cảnh cáo biếu xén, quà cáp trong dịp Tết. Vì đặc thù Tổng Bí Thư không liên quan trực tiếp đến các dự án kinh tế, nguồn thu của Nguyễn Phú Trọng đáng kể nhất là trong những dịp lễ tết, cưới xin, ma chay. Qua mỗi dịp lễ tết như vậy, Trọng vừa nguồn thu lớn vừa có thu nạp thêm vây cánh. Nếu như Nguyễn Xuân Phúc thực hiện triệt để tuyên bố cấm biêú xén dịp Tết, đó sẽ là đòn khá nặng giáng vào Trọng.
Năm 2016 mở đầu đến với Trọng rạng rỡ bao nhiêu, thì cuối năm lại mang cho Trọng nhiều vận hạn bấy nhiêu.
Thứ Bảy, ngày 03 tháng 12 năm 2016
http://vov.vn/chinh-tri/dang/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chia-se-sau-khi-tai-dac-cu-khoa-xii-473666.vov
Ở đời được làm vua, thua làm giặc. Ai cũng biết trước đại hội, trong phiên họp chuẩn bị ở trung ương 13, 14 khoá 11. Nguyễn Phú Trọng nhất định không chịu về, Trọng đẻ ra cái gọi là 3 lứa tuổi trong trung ương, để duy trì ổn định, cần một trường hợp đặc biệt ở lại, rồi cả nghị quyết 244 quyết định trung ương, đại hội đề cử ai người đó phải rút, chỉ có người của Bộ chính trị đề cử như Trọng mới được chấp nhận. Tất cả những cái đó rành rành trên báo trước đại hội, đâu phải bất ngờ gì. Chỉ có mỗi Trọng được ứng cử TBT, một mình ứng cử thì tất là trúng là đương nhiên.
Nhưng chiến thắng thì nói gì chả dược, Trọng làm bộ như mình bất ngờ được bầu, như thể chính mình được toàn thể đại hội tín nhiệm bầu. Chứ không phải chính ông ta bắt đại hội phải bầu ông ta.
Trên đà thắng thế, chưa cần quốc hội khoá mới thành lập. Trọng thẳng tay thay thế hết nhanh chóng các loạt lãnh đạo ngay trong quốc hội khoá cũ. Lập nên một chuyện lạ đời là trong vòng hơn tháng mà các vị trí quốc hội bổ nhiệm được bổ nhiệm 2 lần, thế thốt long trọng đến 2 lần.
Quá huênh hoang và tự tin, Trọng vấp phải hai sai lầm. Sai lầm thứ nhất là Trọng không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ Formosa. Trong lúc cá chết, Trọng đến thăm Formosa và khen ngợi công ty này hoàn thành tiến độ tốt nọ, đẹp kia. Cuối cùng thì chính Trọng phải đứng ra chỉ đạo trấn áp dư luận để dân tình không phản ứng vụ này.
Sai lầm thứ hai là Trọng quá tin tưởng ở mình, mở chiến dịch rầm rộ tấn công vào phe cánh khác. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng và lăm le tiêu diệt nốt Đinh La Thăng. Việc Trịnh Xuân Thanh trốn mất giữa trùng điêp vòng cương toả đã khiến Trọng tức giận bộ công an, Trọng nhảy vào đảng uỷ công an để hòng tìm cách kiểm soát bộ này. Tiếp đó Trọng nhằm vào Vũ Đình Duy cũng là chỗ tay chân của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng để gỡ gạc lại thể diện.
Như con bạc khát nước, Trọng vơ hết cái gì mình có trong tay để ném lên mặt bàn sới bạc để gỡ gạc uy tín. Vũ Đinh Duy nhân vật tế thay cho Trịnh Xuân Thanh bắt đầu chịu những đợt thanh tra, con số thua lỗ lần này còn lớn hơn cả gấp 2 lần thua lỗ PVC của Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng thật trớ trêu, trong khi dư luận còn giễu cợt , mỉa mai việc Trịnh Xuân Thanh sổng mất. Rồi chất vấn, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đổ tại cho nhau vì sao Trịnh Xuân Thanh trốn mất. Việc còn đang gay gắt thì Vũ Đình Duy cũng mất tăm. Mà kịch bản diễn ra y như với Trịnh Xuân Thanh, Duy cũng bỏ ra nước ngoài rồi làm đơn gửi về xin đi chữa bệnh. Đã ngấm đòn ở vụ Trịnh Xuân Thanh, bị phơi bày đầy thối nát trong bộ máy chế độ do Trịnh Xuân Thanh lên tiếng tố cáo. Nguyễn Phú Trọng đành im lặng cho nghiến răng lờ đi Vũ Đình Duy. Bởi Trọng sợ làm căng cũng chả ích gì, Duy đã trốn, làm to chuyện thì càng mất mặt Trọng hơn.
Đánh từ Thanh xuống không được, Trọng xoay ra đánh ngược lên, nhưng chỉ với một nhận vật đã về hưu là Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng công thương. Một hài kịch chưa từng có, trong cơn điên cuồng tức tối. Trọng ra lệnh cắt chức bí thư đảng uỷ Bộ Công Thương của Vũ Huy Hoàng, tức cách chức mà ông Hoàng không còn giữ nữa. Loay hoay bánh quanh Vũ Huy Hoàng không tìm ra được cách nào để kiếm lại được danh dự bị mất. Trọng xuống sắc trông thấy.
Còn Đinh La Thăng đã qua cơn khốn khó, sau khi Trịnh Xuân Thanh trốn đi. Trong cho bắt ngay một tay chân thân tín của Thăng là Vũ Đức Thuận cùng vài người nữa ở PVC. Dư luận dấy lên lúc đó rằng từ Vũ Đức Thuận, Trọng sẽ khai thác đánh tới Đinh La Thăng. Rút cục bắt Thuận và một số người liên quan, người ta chẳng thấy Đinh La Thăng lo lắng tí nào. Trái lại Thăng còn nghênh gang, ngạo nghễ đi lại. Báo chi ngay sau tin bắt Thuận là đưa tin thành uỷ HCM xin Thuận về cơ quan này. Ngay lập tức tin này bị gỡ bỏ.
Đã gần 3 tháng từ khi bắt Vũ Đức Thuận, các đối tượng trong nhóm Thuận không hề khai báo hay xác nhận gì. Vụ án này đang trở nên bế tắc bởi bộ công an Việt Nam vốn thường bất chấp pháp luật, nhưng đến vụ án này họ lại dở chứng tôn trọng quyền con người, chấp nhận viẹc bị can từ chối khai báo.
Không bắt được Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy. Không khiến cho Vũ Huy Hoàng bị khép vào tội hình sự, không quy được trách nhiệm lên đầu Đinh La Thăng. Đến những nhân vật nhãi nhép như Vũ Đức Thuận và mấy đứa tiểu yêu cùng vụ, chúng cũng coi thường không thèm khai báo, nhận tội gì. Cả công cuộc chống tham nhũng, lợi ích nhóm của Trọng bỗng thành đầu voi, đuôi chuột mà đến giờ Trọng chỉ còn cách lảng tránh không nhắc đến.
Cây bút Huy Đức mới đợt đầu hoà nhịp với phát pháo hiệu của tổng bí Trọng, phối hợp nã những bài viết vào Đinh La Thăng như trái phá, bỗng giờ Huy Đức im bặt. Có lẽ Huy Đức đánh hơi thấy không những chẳng được hạ được Thăng mà còn chuốc hoạ vào thân, Huy Đức đã tỉnh ra rằng Nguyễn Phú Trọng không mạnh như mình nghĩ, nên Huy Đức lặng lẽ rút lui. Đánh giá được phe nào thắng, phe nào thua là một trong những sở trường của nhà báo Huy Đức vốn có nhiều quan hệ phe cánh dây dưa.
Những thất bại trong chiến dịch vừa qua của Nguyễn Phú Trọng tựu chung ở yếu tố công an. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc được đòn phép mượn cuộc thanh trừng tham nhũng để thâu tóm quyền lực của Trọng. Ông Quang đã không tiếp tay cho Trọng thực hiện âm mưu nham hiểm mượn gió bẻ mặng, diệt tham nhũng để thâu quyền lực. Chính vì thế chiến dịch của Trọng trở nên thảm bại một cách ê chề.
Bây giờ thì trong con mắt các uỷ viên trung ương đảng, Trọng là kẻ bất tài, giáo điều và bảo thủ. Không có khả năng làm được việc gì, nếu ông ta cứ ngồi yên phán dăm ba câu giáo điều bùng nhùng cái mớ lý luận Mác Lê, thì may ra họ còn để ông ta ngồi yên.
Nhưng vấn đề Trọng có chấp nhận mình bị mất uy tín nhục nhã thế không, hay Trọng còn sử dụng được phần nào quân uỷ trung ương, ban tuyên giáo trung ương, một số địa bàn như Hà Tĩnh , Thanh Hoá...để tạo nên được một chiến khác dành lại uy thế cho mình.
Trọng đang củng cố lực lượng trong tay như gia tộc Nguyễn Thanh Bình ở Hà Tĩnh, Bình đương thường trực ban tổ chức trung ương và phe phái từ tổng cục chính trị như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường..và một số gia tộc và băng đảng khác.
Trần Đại Quang cũng đã dành được sự ủng hộ của gia tộc Nguyễn Văn Chi và một số đại gia gộc lớn, thêm ảnh hưởng ở Bộ Công An và một phần nào đó từ phía nhóm Đinh La Thăng.
Cuộc chiến sẽ trở nên hấp dẫn trong những ngày tháng tới.
Trong lúc này thì gia tộc Nguyễn Tấn Dũng bình chân như vại, có vẻ gia tộc này an phận không muốn tham gia cùng với phe Quang hay Trọng. Ở gia tộc Nguyễn Tấn Dũng , các câụ con trai nhà này có vẻ bàng quan hơn thế sự và bằng lòng vị trí của mình hơn các thanh niên gia tộc khác. Có thể do những năm tháng cuối nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng quá nhiều sóng gió, nên gia tộc này bằng lòng với sự bình yên đang có.
Mới đây Nguyễn Xuân Phúc giáng thêm một đòn đe doạ Nguyễn Phú Trọng, đó là Phúc cảnh cáo biếu xén, quà cáp trong dịp Tết. Vì đặc thù Tổng Bí Thư không liên quan trực tiếp đến các dự án kinh tế, nguồn thu của Nguyễn Phú Trọng đáng kể nhất là trong những dịp lễ tết, cưới xin, ma chay. Qua mỗi dịp lễ tết như vậy, Trọng vừa nguồn thu lớn vừa có thu nạp thêm vây cánh. Nếu như Nguyễn Xuân Phúc thực hiện triệt để tuyên bố cấm biêú xén dịp Tết, đó sẽ là đòn khá nặng giáng vào Trọng.
Năm 2016 mở đầu đến với Trọng rạng rỡ bao nhiêu, thì cuối năm lại mang cho Trọng nhiều vận hạn bấy nhiêu.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/
Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 00:13
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét