Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Xuất khẩu ngư dân khắc phục hậu quả Formosa: Câu hỏi khó

Thứ bảy, 09 Tháng bảy 2016, 08:57 GMT+7
  •  
  •  
  • E
  •  
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>
Cần phải bàn với dân
Liên quan đến kế hoạch hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do tác động môi trường từ công ty Formosa, mới đây, tại Hà Nội, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã có trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Theo đó, để khắc phục hậu quả của sự cố môi trường này gây ra cho người dân, hơn 263.000 lao động thuộc 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng đang được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, trong đó có xuất khẩu lao động ngành biển.
Trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam khẳng định phía Bộ LĐ-TB&XH chưa có sự bàn bạc, thống nhất với hội nghề cá khi đưa ra những tuyên bố trên.
Xuat khau ngu dan khac phuc hau qua Formosa: Cau hoi kho
Hơn 263.000 lao động thuộc 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng đang được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, trong đó có xuất khẩu lao động ngành biển. Ảnh: Zing
Tỏ ra bất ngờ khi biết thông tin trên báo chí, TS Thắng đặt ra hàng loạt câu hỏi với chủ trương này của Bộ LĐ-TB&XH.
“Thứ nhất là chưa có ai rà soát số liệu cho chính xác. Làm sao Bộ biết là 4 tỉnh miền Trung có 263000 người cần học nghề? Theo tôi phải xác định lại con số này.
Thứ hai là nghề thì có nhiều nghề khác nhau gồm nghề đi biển, đánh bắt gần bờ, nuôi nuôi trồng, chế biến thủy sản... Khi đã không có con cá thì tất cả những ngành liên quan đến cá đều ngưng cả. Đi lao động nước ngoài chỉ là một trong các giải pháp thôi.
Thứ ba là đưa ra phương án gì thì phải họp và hỏi ý kiến dân, tự mình nghĩ ra nhiều thứ trên trời dưới đất rồi kêu dân thực hiện thì chưa được. Hội nghề cá thấy rằng những việc này phải trao đổi thêm với cán bộ chủ quản, cán bộ có liên quan”, ông Thắng khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tử Cương –  Ủy viên thường vụ, Trưởng ban phát triển thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam khẳng định đơn vị này đã có những kiến nghị về các chủ trương, chính sách giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân sau thiệt hại về môi trường do Formosa đưa ra.
“Theo tôi, chuyển đổi nghề phải dựa vào trình độ văn hóa của người dân. Cần phải tận dụng nghề phù hợp và nguyên liệu sẵn có tại địa phương, phù hợp với từng loại lao động, đặc biệt là phải giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm thì việc chuyển đổi nghề mới đem lại hiệu quả”, ông Cương lưu ý.
Trưởng ban phát triển thủy sản bền vững cũng khẳng định, ngư dân vùng biển phải sống và làm bằng nghề biển chứ không chỉ tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp hay xuất khẩu lao động.
“Ngư dân có nhiều đối tượng, từ lao động nam giới trẻ khỏe, làm nghề đánh cá đến lao động là người phụ nữ, đàn ông lớn tuổi, người khuyết tật. Tất cả đều cần việc làm, để nuôi sống bản thân và gia đình.
Những người đi xuất khẩu lao động hoặc đến khu công nghiệp, khu đô thị để kiếm sống phải là những người có sức khỏe, có tay nghề và tiêu chuẩn thì mới đáp ứng được yêu cầu này. Còn với nghề khai thác biển tôi cho rằng cần điều chỉnh chuyển đổi 1 số lao động khai thác gần bờ ra khai thác xa bờ hoặc chế biển thủy sản, xây dựng làng nghề cho ngư dân và như vậy cũng cần đào tạo tay nghề cho họ.
Phương án tốt nhất hiện nay là cùng bàn bạc với người dân trước khi đưa ra quyết định chuyển đổi nghề”, ông Cương nhấn mạnh.
Muốn đánh bắt trên quê hương mình
Trao đổi với Đất Việt về chủ trương này, nhiều ngư dân bày tỏ băn khoăn, lo lắng cũng như kiến nghị được tạo điều kiện để làm ăn, sinh sống trên chính quê hương của mình.
Chị Võ Thị Thủy (Thôn Ba Đồng, phường Kỳ Phương, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề về đánh bắt thủy, hải sản sau sự cố xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa.
Theo chị Thủy, cả làng chị sinh ra và lớn lên bằng nghề đi biển. Kinh tế gia đình và mọi khoản trang trải đều xuất phát từ biển.
“Trước đây khi biển còn sạch, mỗi lần ra biển đánh bắt trừ tiền thuê ghe, xăng dầu, gia đình có thể bán cá được cả triệu, có hôm 2 triệu là bình thường.
Nhưng bây giờ thì ra biển cũng chẳng đánh được gì mấy, thậm chí còn lỗ. Hôm nay chồng tôi đánh bắt sò nhưng cũng không có gì, nhà phải bù tiền trả thêm. Tuy nhiên mai vẫn ra biển để dần dần khắc phục khó khăn, bắt tay vào làm việc lại”, chị Thủy nói.
Trước thông tin các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường từ biển do Formosa xả thải ngầm có thể được xuất khẩu để tìm kiếm cơ hội việc làm mới, chị Thủy cho rằng đây không phải là mong muốn của người dân.
VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt >>>)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét