Phạm Toàn - Gửi thị Ninh
H1
Tôn Nữ Thị Ninh tại buổi lễ sách nặng 5 kg về 400 nhân vật “tâm và tài”. Ảnh: báo TN
Tôn Nữ Thị Ninh tại buổi lễ sách nặng 5 kg về 400 nhân vật “tâm và tài”. Ảnh: báo TN
– 1 –
Bà con không phải là thị Ninh bỗng dưng đọc thư này xin hãy thông cảm sự giận dữ của tôi khi gọi thị Ninh một cách hách dịch và hoàn toàn không lịch sự, thậm chí quá lịch sự, như lời lẽ những ai đã “phản biện” thị.
Không cáu sao được trước cái giọng hỗn xược của thị khi viết thư ngỏ “gửi người Việt Nam”?
Thị là ai mà dám có giọng đó?
Cụ Hồ và cụ Tôn Đức Thắng cũng chỉ “cùng đồng bào toàn quốc”, “thưa đồng bào cả nước”…
Tôi thừa hiểu tâm lý của thị trước bàn phím, chắc chắn thị đã suy nghĩ kỹ cách xưng hô. Tâm lý của thị là, đối với cái bọn Annam này, mình phải quyết liệt, không thì không có cách gì nhồi vào đầu chúng những điều đơn giản về “bạn và thù”… sao cái bọn này chúng chóng quên vậy!?!
Hè hè, tôi nói quá lên tí chút cho bạn đọc cáu thôi. Chứ cho ăn kẹo thị cũng chẳng dám nghĩ hỗn đến vậy!
Sẽ diễn giải tiếp ra sao và tâm lý thị khi viết thư ngỏ gửi người Việt đó?
– 2 –
Ta sẽ diễn giải tiếp về nguyên nhân của nguyên nhân thị Ninh dám hỗn như vậy khi thị viết thư ngỏ ngày 6 tháng 6 vừa rồi.
Đó là thị Ninh ngỡ rằng người Việt Nam không ai biết về chuyện đề bạt cán bộ – ở ta gọi là “cơ cấu”.
Có lẽ người Việt Nam thời nay chỉ có trẻ nhỏ là chưa nghe câu bình luận đầy minh triết không cần lý sự mà đầy thuyết phục: “mười năm phấn đầu chẳng bằng cơ cấu một đêm”.
Cuối những năm 1990 sang đầu những năm 2000, tôi sinh sống (ở nhờ và ở thuê) trong một căn hộ hạng sang vùng gần Hồ Tây. Chiều chiều tôi thường đi bộ, và do đó đôi khi nhập bọn với nhiều người trong trí nhớ chất đầy chi tiết cho tôi “nghịch”.
Có một anh, kém tôi chừng dăm tuổi, nếu năm nay anh còn sống, chắc cũng bảy mươi tám mươi. Tôi có lần nghịch anh như sau, “này ông P. (tên anh bắt đầu bằng âm Ph.) “ở khu chúng mình đây, nhà nào là nhà tham nhũng?” Bữa đó, anh hỏi lại tôi “anh mệt chưa, đi vòng nữa em chỉ cho”. Và tôi đã được anh chỉ cho nhà của vài ba nhân vật, trong đó có nhà của một người đang chữa để nối liền hai căn biệt thự làm một. Các nhân vật đều được anh gọi là “thằng”.
Vì anh P. làm việc ở cái cơ quan to đùng làm công việc cơ cấu, và anh là người phải chuẩn bị hồ sơ cho các cuộc cơ cấu, nên tôi có lần phải trố mắt vì mình thật sự không dám ngờ sự cơ cấu lắm khi lại đơn giản đến thế! Trên chiếc bàn to đặt hồ sơ, ở bức tường đối diện với bàn hồ sơ là ảnh các nhân vật có thể sắp lên chức, người đi duyệt nghe báo cáo về hồ sơ, sau đó quay lai xem ảnh, rồi nếu “thằng” đó hay “con” đó coi bộ không ưng ý, người “tối cao” kia cầm chiếc gậy trong tay gạt hồ sơ xuống đất, ảnh cũng hạ xuống… Vòng xét duyệt cơ cấu tiếp theo lại diễn ra như trò hề, không mảy may xúc động!
Thị Ninh ơi hỡi thị Ninh. Đừng có mà vênh váo. Thị được cơ cấu chẳng vì tài năng hoặc lập trường cách mệnh kiên định gì đâu, ngay cái đời thị “cờ vàng hai lượt cờ sao hai lần” đừng nghĩ người ta tin tưởng gì đâu! Tôi biết ít nhất ba trường hợp, một giáo sư ở Viện Thông tin Khoa học xã hội, một nhà báo ở báo Độc lập, một anh đánh máy ở Bộ Giáo dục, cả ba anh đều được trao đổi tù binh, và sau khi đã về với quân ta thì đều bị nghi ngờ và đi công trường. Bài học từ “ông” Stalin còn đó, “sao bị bắt mà chúng nó không giết đồng chí?”
Đây chỉ là vì người ta đang cần một gương mặt, thế thôi.
Gương mặt gì?
Liền sau Cách mạng tháng Tám 1945, người ta cần những gương mặt ngây thơ, ảo tưởng, có học, có địa vị trong xã hội cũ, và có nhiều tiền và vàng bạc nữa càng tốt.
Tiếp đó, từ sau năm 1950, người ta cần những gương mặt cũng vẫn còn ngây thơ, còn ảo tưởng, không cần có học lắm, không cần lắm đến địa vị trong xã hội cũ, và có những hy sinh thật sự.
Kế đến giai đoạn thứ ba, từ những năm 1970, những tấm ảnh đặt đối diện với bàn hồ sơ cần thêm chút nhan sắc. Hai người xứng đáng như nhau, chị nào (số phận rơi vào chị nào nhiều hơn anh nào) mặt mũi coi được hơn thì sẽ được cơ cấu.
Thị Ninh rơi vào trường hợp thứ ba này.
Xin thị đừng hão huyền coi mình là kẻ có tài. Thực sự có tài và có tấm lòng, lắm khi lại là tai họa đó, thị cứ ngẫm nghĩ đi, cứ nhìn trước nhìn sau đi, và rồi thị sẽ hiểu.
– 3 –
Tội nghiệp, thị Ninh chậm hiểu. Hoặc ít ra là thị cho mọi người thấy thị chậm hiểu. Thị chỉ là con tốt trên bàn cờ nhân sự. Thị chỉ là kẻ chạy cờ trên sân khấu chính trị.
Mình không thèm lò dò coi thị đã kết thúc cuộc đời “chính khách” dổm của thị ra sao. Vì mình biết thừa thị không hề là chính khách cũng không thể là chính khách.
Cái kiểu “nhà ngoại giao” của thị giỏi lắm là ngoại giao kiểu nửa cũ nửa mới – kiểu nhà ngoại giao được Stefan Zweig mô tả trong Thế giới ngày qua, những người giỏi ngoại ngữ, đi quanh bàn tiệc trò chuyện và dễ dàng chuyển từ tiếng này qua tiếng khác, biết uống rượu và biết gây cười. Gây cười đến mức như nhà ngoại giao Talleyrand biết “cù không cười” càng là nhà ngoại giao giỏi.
Do chỗ bài viết này là phát súng ân huệ, không cốt “đấu tranh” vụ Bob Kerry, nên mình muốn bạn đọc được vui vui, vì thế mình sẽ kể cái chuyện Talleyrand đùa bạn nghe. Trong một bữa tiệc, Talleyrand nói với các mệnh phụ phu nhân “đố các bà giữa hai đùi tôi có cái gì?” Quý bà đỏ mặt nhìn nhau. Talleyrand giải thích “giữa hai đùi tôi có cái chân bàn”. Quý bà hết đỏ mặt, lát sau liền khoe trí tuệ, hỏi lại “đố ông biết giữa hai đùi tôi có cái gì?”, lần này quý bà lại được vui vẻ lần nữa khi nghe câu trả lời “có cái vừa rồi quý bà nghĩ đến ấy”…
Nhà ngoại giao Thị Ninh giỏi lắm cũng chỉ đến tầm một trong hai thứ chân bàn! Bà đại sứ bên cạnh EU tại Bỉ chẳng cần làm gì thì “trăng đến rằm trăng tròn”, khi quan hệ Việt Nam và châu Âu đến thời quả chín thì có cứng như gỗ (chân bàn) rồi cũng thành trái ngọt mềm nhũn. Lúc đó, chính khách bị cơ cấu được cho về vườn cũng vẫn kịp giữ thanh danh chính khách.
Thị Ninh, hãy đừng vênh váo. Hãy biết thân, thị chỉ là hạng “chính khách” giai đoạn tampon, có vậy thôi.
Thị không có tài: thế lực đến vậy mà ậm ạch mãi có mở nổi trường Trí Việt đâu?
Thị cũng không có thế lực thực sự. Cái thế lực con lừa đội lốt sư tử không thể giúp con lừa giấu kín đôi tai – đồng chí Lã Phụng Tiên đã dạy ta như rứa.
Thị không có tâm. Có ai thấy “chính khách” do dân (bầu) nên hành động vì dân và được công nhận là của dân đâu. Có ai nghe thấy thị lên tiếng chống bọn Tàu đã chiếm Hoàng Sa (mà phe cờ vàng của thị đã lên tiếng phản đối), thị có lên án bọn Tàu đã giết chiến sĩ ta ở Gạc Ma (mà nhân dân ta đã tưởng niệm), … thị có bao giờ lên án bọn đầu độc biển của ta, giết hại ngư dân của ta trong đó có những đồng hương của thị?
Tài Lực và Tâm của thị Ninh chỉ ở tầm chọc ngoáy gây rối khi bị rơi vào thế chầu rìa (marginal). Giá mà trường Fulbright thí cho thị chân chạy cờ, chắc chắn thị đã im lặng phục vụ – như thị từng im lặng “sống chung với cờ vàng” nhận chức phó khoa Anh Văn ở Sài Gòn, cũng như đã từng im lặng hơn nữa khi sống chung với lũ…
Ngay cái lời tán tỉnh vuốt đuôi “sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước cũng vô duyên nốt. Đã chửi người ta, đã “vạch mặt” và “đấu tố” người ta, lại giở giọng đoàn kết đại đoàn kết ra. Ai trao cho thị Ninh quyền đại diện để bàn bạc “thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt”? Hay là đã có kẻ muốn phá bĩnh đã giật dây thị Ninh nổ trái bộc… phá đám?
Có mối liên hệ nào giữa việc rút bài của Đinh La Thăng và việc cho đăng Thư gửi người Việt Nam xấc xược của Thị Ninh trên trang Vietnamnet? Hãy coi dư luận xem sao. Mình đã cất công thống kê những comment dưới bài báo đó tính cho đến 5 giờ chiều hôm nay (9-6-2016), thì thấy có 710 like những lý lẽ của thị Ninh, bên cạnh đó là 4840 like ý kiến chống lại thị Ninh.
Trong cơn lẩy Kiều toàn cầu, có lẽ nên lẩy thêm một cú. Đối lại với hơn 700 bạn thấy thị Ninh sang suốt, những comment của gần năm ngàn bạn kia hệt như lời cụ Nguyễn Du đã viết, Không văng vào mặt mà mày lại nghe.
Đọc thêm »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét