Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Môn lịch sử bị khai tử bằng cuộc cưỡng duyên kì lạ?

Môn lịch sử bị khai tử bằng cuộc cưỡng duyên kì lạ?

 Tại Hội thảo khoa học về môn lịch sử vào ngày 15-11, giới chuyên môn đã đanh thép chỉ trích Bộ GD-ĐT đang “khai tử môn lịch sử” khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
Mặc cho những lý giải của Bộ GD-ĐT cho quan điểm “không coi  nhẹ môn lịch sử”, nhưng tại Hội thảo này, giới chuyên môn đã dẫn chứng ngược lại.
"Dù Bộ GD-ĐT có giải thích thế nào thì với chương trình mới, trên thực tế đã “khai tử”, đã xóa bỏ môn Lịch sử. Khi một ít kiến thức lịch sử bị cắt nhỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn học khác thì môn Lịch sử đã không còn với vị thế của một môn học trong tính toàn bộ và hệ thống của nó".
GS Phan Huy Lê 
GS Nguyễn Quang Ngọc, phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN đã gọi việc Bộ GD-ĐT tích hợp môn lịch sử với môn học khác là “một cuộc cưỡng duyên kì lạ”.
Hạ thấp vai trò môn lịch sử
GS Ngọc cho rằng sở dĩ môn lịch sử trong chương trình hiện hành bị héo hắt, lụi tàn là do nhiều năm qua bị xem là môn học phụ, không nằm trong nhóm môn học bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT nên nhiều học sinh không học, hoặc chỉ học đối phó.
Trong hoàn cảnh khốn khó đó, Bộ GD-ĐT chẳng những không nhận ra việc đặt nhầm vị trí môn lịch sử mà lại thiết kế chương trình giáo dục phổ thông đưa nội dung môn lịch sử tích hợp trong môn học khác.  
“Nền giáo dục nước ta liệu có còn dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa, dân tộc, có tôn trọng truyền thống đạo lý của VN nữa hay không”, GS Ngọc phản biện gay gắt.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh
PGS TS Kiều Thế Hưng, Khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dẫn giải thích của Bộ GD-ĐT: “Giáo dục lịch sử không phải  trách nhiệm độc tôn của bộ môn lịch sử và người ta có thể giáo dục lịch sử bằng nhiều cách, nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau, không thể coi giáo dục lịch sử chỉ là việc dạy sử”. Và ông nhận xét giải thích này giống như hành động “hạ thấp vai trò của bộ môn lịch sử”.
Hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều chỉ trích Bộ GD-ĐT đã khai tử, đã xóa bỏ, vùi dập môn lịch sử và hệ lụy của điều này là những thế hệ học sinh không hiểu lịch sử, không biết đến cội nguồn. Thậm chí nhiều nhà sử học đã đặt ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như việc Bộ GD-ĐT đang làm đi ngược với mục tiêu bảo vệ an ninh, chủ quyền dân tộc…
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đáp lại những ý kiến chỉ trích, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT tha thiết mong các chuyên gia, nhà sử học hãy đọc kỹ tài liệu mà Bộ GD- ĐT cung cấp để hiểu rằng những ý kiến chỉ trích trên là “nói oan cho ngành GD-ĐT”.
Đại diện Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định với cách làm mới, Bộ GD-ĐT kỳ vọng các thế hệ trẻ sẽ hiểu biết và yêu lịch sử hơn.
“Có thể việc chúng tôi định hướng còn cần điều chỉnh và điều chúng tôi mong ở các chuyên gia, nhà sử học là góp ý thiện chí cho chúng tôi về cách làm, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến xác đáng, có cơ sở khoa học, thực tiễn, chứ không nên chỉ trích Bộ GD-ĐT là "xóa bỏ môn Lịch sử”, nói như thế là  hoàn toàn không đúng” - ông Hiển chia sẻ.
Ông Đoàn Văn Ninh, phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, thường trực ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông cho rằng cách bố trí trên chỉ là thay đổi cách thực hiện nhằm mục đích giáo dục lịch sử hiệu quả hơn, chứ không loại bỏ môn lịch sử.
Đã có tiền lệ thì không thể gọi là đổi mới!
Tại hội thảo, ý kiến được coi là “đúng hướng cần bàn” hơn cả là của GS Trần Thị Vinh, khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bà Vinh cho rằng việc xây dựng môn học Công dân với Tổ quốc bao gồm ba phân môn giáo dục đạo đức, lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh là không có tính khả thi. Đây là sự lắp ghép thiếu cơ sở khoa học do ba phân môn trên có đối tượng, mục tiêu, phương pháp giảng dạy khác nhau. 
“Ai là người giảng dạy  môn học lắp ghép nhiều kiến thức tổng hợp như thế. Và việc biên soạn chương trình SGK cho môn học lắp ghép này cũng rất khó khăn. Nếu người nào làm được, chúng tôi phải cắp sách đến học”, bà Vinh nói.
GS Trần Thị Vinh cũng cho rằng một  môn học có tên Công dân với Tổ quốc chưa từng thấy nước nào có, chưa có tiền lệ nào cho việc hình thành một môn học có tính “lắp ghép” này.
GS.TS Trần Thị Vinh - Ảnh: Nguyễn Khánh
GS.TS Trần Thị Vinh - Ảnh: Nguyễn Khánh
Phản biện lại ý kiến cụ thể của bà Vinh, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Có thể điều chúng tôi đặt ra chưa phải chắc chắn đúng, nhưng không có nghĩa cứ phải có tiền lệ mới làm, như thế thì không thể gọi là đổi mới”.
Ông Hiển cũng khẳng định môn Công dân với Tổ quốc chắc chắn không phải môn lắp ghép cơ học.
Ông Hiển cũng cho rằng “tích hợp không thể hiểu là giảm bớt môn học, ghép nhiều môn học vào một môn mà là cách để lược bỏ những nội dung trùng lặp, phối hợp, hỗ trợ giữa các nội dung khác nhau để thực hiện hiệu  quả mục đích giáo dục”.
   
VĨNH HÀ          TTO 

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

 Thành phần nòng cốt trong “đội quân không tiếng súng” này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác “doanh nhân”, lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo vũ khí sinh học “hàng độc”. Với một kế hoạch chặt chẽ và kỹ thuật che giấu tài tình, đội quân này đang thầm lặng giết chết người dân Việt Nam, mang về hàng bao tải tiền củng cố cho sức mạnh Trung Quốc.

Ảnh của Minh Tan.

Nhằm đảm bảo tính bảo mật, sách lược dã man này được chia thành những giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Tận thu
Một trong những sự kiện không thể không nhắc tới là hiện tượng từng đoàn doanh nhân Trung Quốc sang Việt Nam tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Hiện tượng này đã có vài năm nay, nhưng thời gian gần đây, số lượng bị “vét” lên quá cao và không có dấu hiệu nào cho thấy “cơn dịch vét hàng” sắp chấm dứt. Chỉ riêng điều này đã khiến vật giá leo thang ngay tại Việt Nam vì thiếu hàng để bán và người dân trong nước lãnh đủ.
Ảnh của Minh Tan.
Không chỉ vậy, báo Tuổi Trẻ từng dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết “nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất”. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, thời điểm đó đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, “nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về”.
VASEP còn cho biết có tình trạng thương nhân Trung Quốc “tranh giành, đón mua” tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển. Các công ty Việt Nam thiếu hàng xuất cảng, đẩy giá mua lên cao mà vẫn không cạnh tranh nổi với độ vung tiền của các doanh nhân Trung Quốc. Miền Trung bị ảnh hưởng bởi “cơn dịch vét hàng” nặng nhất. Hậu quả là giá tôm trắng vọt lên 90,000 đông/kg, trong lúc năm ngoái giá mua chỉ là 57,000 đồng/kg.
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
Giai đoạn II: Triệt để cạn kiệt nguồn cung
Thủ đoạn tận thu này nay còn được biến tướng tinh vi hơn, mục tiêu nhằm vào những “mặt hàng lạ” mang tính chiến lược tận diệt nguồn hàng như thu mua lá mãng cầu, nụ thanh long, cau non, cam non, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, sừng, móng trâu bò đến đuôi trâu, phân trâu…
Ảnh của Minh Tan.
Trong khi đó tại ngoài khơi, ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam “gặp nạn” khi đánh bắt ở các vùng biển xa, bị tấn công bởi “tàu lạ” với trang bị vũ khí. Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn. Thực trạng này cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore. Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, “nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam”.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Hàng năm Bắc Kinh vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để “bảo vệ nguồn hải sản”, lần gần đây nhất kéo dài trong hai tháng rưỡi từ 12h trưa 16/5, đến 12h ngày 1/8.
Điều đáng nói là, trong khi ban hành lệnh cấm, thì Trung Quốc vẫn để tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ. Song hành cùng đó là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 “chặn đầu” một khu vực rộng lớn vùng biển Việt Nam, đồng thời hợp thức hóa việc đe dọa, tấn công tàu cá Việt Nam không ra khơi khu vực này.
Giai đoạn III: Tuồn “hàng độc” số lượng lớn
Sau khi hút hết “hàng sạch” của thị trường Việt Nam, đơn vị chế tạo và sản xuất vũ khí sinh học “hàng độc” cung cấp cho các thương buôn Trung Quốc vượt qua biên giới tuồn vào Việt Nam bán với giá vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc người dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “giàu ăn sạch, nghèo ăn độc”. Tượng trưng như:
Ảnh của Minh Tan.
hang-tq-1-230715
Gạo nhựa Trung Quốc:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của Việt Nam chở sang Trung Quốc. Liền sau đó, “gạo nhựa” được thương lái tung vào Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại gạo giả làm bằng khoai lang/khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Trung Quốc nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.

hang-tq-2-230715
Sữa độc Melamine:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn, đánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”.
Các hãng thông tấn nước ngoài cũng đã đưa tin về loại sữa độc này làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác mắc bệnh vào năm 2008. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại này. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí, rẻ hơn so với sữa bột khác. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung. Hằng ngày, những con buôn Trung Quốc vẫn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được thương lái Việt Nam chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…
Những sản phẩm đã được ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc này khi vượt qua biên giới, được cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại này, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để chuyển về Việt Nam tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.
Loại hàng độc này tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn đến mua bán hàng, đặc biệt là mặt hàng trứng gà các loại. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.
Ảnh của Minh Tan.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Quốc chưa lắng dịu thì đã tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam.:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản, đặc biệt những sản phẩm chuộng trên thị trường như:
Táo: Quả táo nhập từ Trung Quốc, được bọc trong một lớp lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
Cam: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Quốc là loại cam quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
Quýt: Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
Hồng: Hồng Trung Quốc rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, gắn mác New Zealand. Loại dưa hấu này hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.
Một sự thật rõ ràng, Trung Quốc đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại, trong đó có Việt Nam. Và để đối phó với một âm mưu chặt chẽ như vậy, cần phải có sự đoàn kết mạnh mẽ, cái tâm và cái tầm của từng người dân trong nước, đặc biệt là những thương lái Việt Nam buôn hàng cho Trung Quốc.
Thiên Lý (Tổng Hợp)

HOA KỲ CHO 2 PHÁO ĐÀI BAY B-52 MANG BOM BAY QUA ĐẢO TỰ BỒI CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

HÔM NAY 12-11-2015 HOA KỲ CHO 2 PHÁO ĐÀI BAY B-52 MANG BOM BAY QUA ĐẢO TỰ BỒI CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG


Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Aung San Suu Kyi - chân dung biểu tượng dân chủ toàn cầu

"Với tư cách là con của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra", bà Aung San Suu Kyi nói về quyết định tham gia vào chính trị, sự nghiệp đã khiến bà phải xa cách gia đình trong rất nhiều năm.
Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại Rangoon (nay là Yangon). Bà là con gái của anh hùng Myanmar, tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đã đàm phán để Myanmar được độc lập khỏi Anh năm 1947. Ông bị ám sát trong giai đoạn chuyển tiếp vào tháng 7/1947, chỉ 6 tháng trước độc lập, khi bà Suu Kyi mới hai tuổi.
Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: AP)
Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: AP).
Năm 1960, bà đến Ấn Độ cùng với mẹ mình là Khin Kyi, người được bổ nhiệm làm đại sứ Myanmar ở Delhi. 4 năm sau, bà theo học Đại học Oxford tại Anh, nơi bà nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế. Ở đó, bà gặp người chồng tương lai của mình, học giả Michael Aris.
"Tôi muốn đảm bảo ông ấy biết ngay từ đầu rằng đất nước có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi, và nếu tôi cần quay về Myanmar, thì ông ấy đừng cố gắng xen giữa đất nước của tôi và tôi", Suu Kyi kể về câu chuyện nói với chồng một ngày trước đám cưới của họ, theo một cuộc phỏng vấn năm 2012 của bà với BBC.
bà Aung San Suu Kyi Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD:)Myanmar

Sau một thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản và Bhutan, bà định cư ở Anh để nuôi hai con, Alexander và Kim, nhưng Myanmar luôn nằm trong suy nghĩ của bà.
Khi bà về Yangon năm 1988 để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng, Myanmar đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường đòi cải cách dân chủ.
"Với tư cách là con gái của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra", bà nói trong một bài phát biểu tại Yangon ngày 26/8/1988. Bà đã dẫn đầu phong trào chống lại lãnh đạo Myanmar sau đó là tướng Ne Win. Bà được người dân Myanmar gọi là mẹ Suu hay là cô Suu.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bị giải tán bởi quân đội - những người nắm quyền lực sau cuộc đảo chính ngày 18/9/1988. Bà Suu Kyi bị quản thúc tại nhà vào năm sau.
Tháng 5/1990, chính quyền quân sự tổ chức cuộc bầu cử quốc gia, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng, tuy nhiên, chính quyền từ chối bàn giao quyền kiểm soát.
Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, con trai đã thay mặt bà đến nhận. Chủ tịch ủy ban trao giải gọi bà là "một ví dụ nổi bật về sức mạnh của những người không có quyền hành".
Bà Suu Kyi bị quản thúc ở Yangon trong 6 năm, cho đến khi được thả vào tháng 7/1995. Bà một lần nữa bị quản thúc tại nhà vào tháng 9/2000, khi bà cố gắng đến thành phố Mandalay, bất chấp lệnh hạn chế đi lại.
Bà được thả vô điều kiện vào tháng 5/2002, nhưng chỉ hơn một năm sau đó bà phải ngồi tù, sau một cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ bà và một đám đông do chính phủ hậu thuẫn.
Trong thời gian bị giam, bà Suu Kyi vùi mình nghiên cứu và tập luyện thể lực. Bà ngồi thiền, trau dồi kỹ năng tiếng Pháp và tiếng Nhật, và thư giãn bằng cách chơi piano. Có những lúc bà được gặp các quan chức NLD khác và một số nhà ngoại giao.
Bầu cử ở Myanmar: Đảng cầm quyền thừa nhận thất bại
 bà Aung San Suu Kyi Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD:)Myanmar

Nhưng trong những năm đầu bị giam giữ, bà thường bị cô lập. Bà không được phép gặp hai cậu con trai hoặc chồng, ông chết vì ung thư tháng 3/1999. Chính quyền quân sự cho phép bà đến Anh để thăm chồng khi ông ốm nặng, nhưng Suu Kyi cảm thấy bắt buộc phải từ chối vì sợ sẽ không được phép quay trở lại đất nước.
Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng của bà kết thúc vào tháng 11/2010 và con trai Kim Aris được phép đến thăm bà lần đầu tiên trong một thập kỷ.
Đầu tháng 2/2011, Quốc hội Myanmar đã bầu ông Thein Sein làm tổng thống dân sự. Sau đó, bà Suu Kyi thực hiện một quyết định quan trọng khi ứng cử vào quốc hội mà trước đây bà chỉ trích là "không có thật", trong cuộc bầu cử phụ vào tháng 4/2012. Bà và đảng NLD thắng 43 trong số 45 ghế được tranh cử. Vài tuần sau, bà Suu Kyi tuyên thệ tại quốc hội và trở thành lãnh đạo của phe đối lập.
Tháng 5 năm đó, bà lần đầu tiên rời khỏi Myanmar sau 24 năm, để đến Thái Lan, và sau đó là châu Âu. BBC gọi đây là "một dấu hiệu cho thấy bà tự tin rằng các nhà lãnh đạo mới của Myanmar sẽ để bà trở về nước".
Năm đó, bà Suu Kyi nói về sự hối tiếc khi không thể dành nhiều thời gian với gia đình. "Ai cũng muốn ở bên gia đình mình. Tất nhiên, tôi có hối tiếc về điều đó. Hối tiếc về mặt cá nhân", bà nói.
"Tôi muốn nhìn thấy con trai tôi lớn lên. Nhưng tôi không có lưỡng lự gì trước thực tế rằng tôi phải lựa chọn ở lại với người dân của tôi", bà nói.
Năm nay, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên được thực hiện ở Myanmar sau khi chính quyền dân sự thay thế chính quyền quân sự cách đây 4 năm. Đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đến hôm qua giành 15 trong 16 ghế đầu tiên tại quốc hội Myanmar, trong khi đảng cầm quyền thừa nhận thua về số phiếu bầu.
Ảnh của Thuần Ngô.
 bà Aung San Suu Kyi Lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD:)Myanmar
Kể cả khi đảng NLD giành chiến thắng trong các cuộc bỏ phiếu, bà Aung San Suu Kyi vẫn bị cấm trở thành tổng thống, do một điều khoản hiến pháp cấm bất cứ ai có vợ, chồng hay con là người nước ngoài được giữ chức vụ này. Nhưng hôm 5/11, bà khẳng định sẽ "đứng trên cả tổng thống" nếu đảng của bà giành thắng lợi.
Tuy đảng của bà nhận được nhiều sự ủng hộ, bà cũng hứng chịu một số chỉ trích. Những nhà phê bình cho rằng bà đã thất bại trong việc thiết lập quan hệ làm việc tốt với Tổng thống Thein Sein, hoặc thuyết phục quân đội thay đổi các điều trong hiến pháp. Bà còn bị cho là một cái bóng quá lớn che lấp các chính trị gia có tiềm năng, những người có thể thách thức uy quyền của bà.
Bà cũng làm phật lòng một số người ủng hộ nước ngoài vì vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên, theo The Times, bà vẫn là người nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất ở Myanmar. Không ai khác có thể giành chiến thắng như bà.
 Phương  Vũ

MYANMAR – LÀ NHƯỢC TIỂU NHƯNG KHÔNG LÀM CHƯ HẦU !

MYANMAR –

 LÀ NHƯỢC TIỂU NHƯNG KHÔNG LÀM CHƯ HẦU !

Ai đã mở cửa để đưa Tổng thống Mỹ Barack Obama vào Myanmar trong chuyến công du lịch sử ngày 19-11-2012? Ai mở đường đưa Myanmar đến cuộc bầu cử dân chủ tự do đầu tiên sau 25 năm vào 3 năm sau, ngày 8-11-2015? Ý chí lãnh đạo là điều không thể phủ nhận nhưng điều quan trọng nhất khiến Myanmar chọn con đường dân chủ chính là ý chí thoát Trung!
Điều gì đã khiến Myanmar thay đổi tư duy đối ngoại khi can đảm quyết định tách khỏi quỹ đạo tưởng chừng bất di dịch với Trung Quốc để ngả theo trục phương Tây? Chính là sự tái nhận thức sáng suốt về quyền lợi và chủ quyền quốc gia. Hơn nửa thế kỷ được “bảo kê” bởi Bắc Kinh, Myanmar đã ngậm đắng nuốt cay chịu nhiều thiệt thòi. Trung Quốc ngày càng gây sức ép thao túng kinh tế và vơ vét tài nguyên Myanmar, từ dầu khí, đồng, gỗ teak, đá quí đến sản vật nông nghiệp… Họ mua vô số đất đai để làm nông trại nhưng thuê mướn nhân công từ Trung Quốc. Nói cách khác, đất Myanmar dần được “chuyển quyền sở hữu” sang người Trung Quốc. Dân Trung Quốc tràn xuống cố đô Mandalay (thành phố lớn thứ hai Myanmar) nhiều đến mức cư dân địa phương có câu nói đùa rằng “Chỉ cần dân Tàu khạc nước dãi thì cũng đủ ngập để cho người Mandalay bơi rồi!”.
Trung Quốc đổ rất nhiều tiền với vô số dự án đầu tư vào Myanmar. Tháng 9-2010, Bắc Kinh tuyên bố cho vay 4,2 tỉ USD với lãi suất zero trong 30 năm để “giúp” Myanmar xây đập, đường xá, hỏa xa và phát triển công nghệ thông tin. Tuy nhiên, “chơi” với Bắc Kinh, Naypyidaw chỉ nhìn thấy thiệt. Họ thấy rõ thủ đoạn “thả con tép bắt con tôm” của Trung Quốc. Tháng 3-2010, tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) cho biết mậu dịch song phương hai nước đạt 2,9 tỉ USD vào năm 2009, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và từ (gần bằng) zero vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, cái gọi là “song phương” thực chất hầu như chỉ là một chiều: năm 2009, xuất khẩu Trung Quốc sang Myanmar đạt 2,3 tỉ USD nhưng xuất khẩu ở chiều ngược lại chỉ vỏn vẹn 646 triệu USD (Asia Times 19-10-2011)…
Nói thêm một chút về địa chính trị. Là nước lớn thứ hai Đông Nam Á với 1/3 (trong tổng chu vi 1.930 km) hình thành nên một bờ biển liên tục chạy dọc vịnh Bengal và biển Andaman, Myanmar đóng vai trò như một ngã tư chiến lược, về biển lẫn đất liền, tạo thành một điểm kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nắm được Myanmar là nắm được một ưu thế địa chính trị quan trọng. Trung Quốc đã nhìn thấy tầm chiến lược địa chính trị Myanmar, nơi có biên giới tiếp giáp với họ dài đến 2.000 km, từ rất lâu. Suốt thập niên 1960 rồi 1970, Trung Quốc luôn phủ bóng lên lịch sử Myanmar.
Đầu thập niên 1991, Trung Quốc thậm chí đưa cố vấn quân sự sang nước này. Từ ảnh hưởng chính trị, họ bắt đầu tạo ảnh hưởng kinh tế. Như bài viết trên Asia Times (19-10-2011) của Bertil Lintner (nguyên phóng viên Far Eastern Economic Review, tác giả một số quyển sách về Myanmar), từ thập niên 1980, Trung Quốc đã có ý định xây con đập Myitsone. Điều này đã thể hiện trong một bài viết mang tựa “Mở rộng về phía Tây Nam – ý kiến một chuyên gia”, đăng trên tờ Beijing Review số tháng 9-1985. Bài viết này đề cập khả năng tìm một lối ra cho con đường mậu dịch đối với các tỉnh Nam Trung Quốc (Vân Nam, Tứ Xuyên) vốn bị “khóa” cô lập trong đất liền bởi yếu tố địa lý, bằng cách khai thông ngả Myanmar để ra Ấn Độ Dương. Bài viết cũng nhắc đến việc xây các tuyến hỏa xa Myitkyina và Lashio ở Đông Bắc cũng như sông Irrawaddy để làm tuyến vận chuyển cho hàng xuất khẩu Trung Quốc. Đến thập niên 1990, Myanmar đã gần như trở thành một tỉnh của Trung Quốc, khi được Bắc Kinh tập trung đầu tư với vô số dự án hạ tầng.
Mục tiêu Bắc Kinh là biến Myanmar thành một bàn đạp vệ tinh, một vùng đệm giúp hỗ trợ phát triển kinh tế cho các tỉnh Tây và Nam Trung Quốc. Nói cách khác, đầu tư hạ tầng cho Myanmar là đầu tư cho tương lai phát triển cho chính khu vực phía Nam và Tây Trung Quốc, để không chỉ có thể giúp các tỉnh này san bằng khoảng cách thu nhập với các tỉnh giàu có phía Đông của họ mà còn tạo nên ưu thế cạnh tranh kinh tế với láng giềng Ấn Độ. Đó là một phần của “chính sách hai đại dương” mà giới chính trị học thuật Trung Quốc cổ súy (phải làm chủ cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương). Thế là loạt dự án hạ tầng bắt đầu hình thành, từ một xa lộ dẫn đến một hải cảng mới toanh trị giá nhiều triệu đôla, phục vụ việc xuất khẩu hàng sản xuất ở các tỉnh phía Tây và Nam Trung Quốc; đến một tuyến ống dẫn hơn 1.600 km đưa dầu Trung Đông và châu Phi đến các nhà máy lọc ở Vân Nam; đến một tuyến ống dẫn nữa đưa khí đốt Myanmar đến thắp sáng cho Côn Minh và Trùng Khánh; đến hơn 20 tỉ USD đầu tư cho một tuyến hỏa xa cao tốc giúp việc đi lại xưa kia mất hàng tháng nay có thể chỉ còn không đến một ngày; rồi đến năm 2016, sẽ có một hệ thống đường sắt đi suốt từ Yangon đến Bắc Kinh hoặc thậm chí tới Delhi rồi từ đó sang châu Âu…
Quan trọng hơn cả là việc sử dụng Myanmar làm trạm trung chuyển dầu hỏa từ Trung Đông và châu Phi vào sâu trong nội địa Trung Quốc, giúp né được “cửa ải” Malacca. Do lệ thuộc tuyệt đối nguồn dầu nước ngoài với 80% dầu nhập được đưa về ngang Malacca, một trong những eo biển nhộn nhịp nhất thế giới mà nơi hẹp nhất chỉ rộng 2,7 km, Trung Quốc rất lo sợ một khi xảy ra xung đột, Malacca có thể bị đóng cửa và nguồn cung ứng dầu bị ách tắc. Cho nên, bằng mọi cách phải thiết lập được tuyến ống dẫn ngang Myanmar.
Một cách tổng quát, trước khi xảy ra cú bắn pháo hiệu của Tổng thống Thein Sein vào tháng 9-2011 (về việc tạm ngưng xây đập Myitsone), hay nói chính xác hơn là trước khi Naypyidaw thay đổi quan điểm đối ngoại, Myanmar là sân sau của Bắc Kinh, là đất nhà của hàng chục ngàn di dân Trung Quốc, là thị trường chuyên tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, là nơi giới doanh nghiệp Trung Quốc mặc sức tác oai tác quái. Nếu nói không quá thì sinh mạng kinh tế Myanmar gần như hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc.
Một sự nhìn nhận lại vai trò và ảnh hưởng Trung Quốc đã âm thầm diễn ra. Năm 2004, theo bài viết của Bertil Lintner trên YaleGlobal (5-11-2012), trung tá Aung Kyaw Hla – nhà nghiên cứu thuộc Học viện quốc phòng Myanmar – bắt đầu thực hiện một khảo sát chi tiết. Bản báo cáo tuyệt mật dày 346 trang này, với tựa “Một nghiên cứu về quan hệ Myanmar-Hoa Kỳ”, đã phác họa những chính sách bắt đầu được áp dụng nhằm có thể cải thiện quan hệ với Washington đồng thời giảm lệ thuộc Bắc Kinh. Nội dung báo cáo nói rằng, việc xem Trung Quốc là một đồng minh ngoại giao và nhà bảo trợ kinh tế đã tạo ra một “tình huống khẩn cấp” đe dọa sự độc lập quốc gia. Báo cáo viết rằng, chỉ bằng cách cải thiện quan hệ với Mỹ, Myanmar mới có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, giúp đất nước lần hồi thoát khỏi “chủ nghĩa khu vực”, nơi họ phải lệ thuộc vào ý chí và quan hệ với những láng giềng trực tiếp trong đó có Trung Quốc, để “bước vào một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa”…
Có thể tóm gọn lý do khiến Myanmar từ bỏ “hũ mật Trung Quốc” để uống “chén đắng phương Tây” – nếu nhìn ở góc độ thường được xem là “an toàn chính trị” đối với một chế độ – qua một nhận định của Nay Zin Latt, cố vấn chính trị của Tổng thống Thein Sein: “Trước đây, muốn hay không, chúng tôi phải chấp nhận tất cả những gì mà Trung Quốc đề nghị. (Bây giờ), khi lệnh cấm vận được (phương Tây) tháo dỡ, điều đó sẽ tốt hơn cho mọi người ở Myanmar”. Nói cách khác, Myanmar hiểu rằng, chỉ với thiện chí thật sự cải tổ theo đường hướng có lợi dân tộc, họ không chỉ có thể tự cởi trói và thoát được “án” cấm vận mà nhờ đó còn hạn chế lệ thuộc Trung Quốc, về lâu dài.
Ý nghĩa lớn nhất trong câu chuyện dân chủ của Myanmar là vấn đề địa chính trị không phải là rào cản lớn nhất để lấy đó làm cái cớ biện dẫn cho sự cúi đầu làm chư hầu. Chỉ 19 năm sau khi lập quốc từ bàn tay không với một nhúm người tha phương từ khắp nơi thế giới quần tụ lại, không có gì trừ ý chí dân tộc mãnh liệt, Israel đã kiên cường chống chỏi sự vây bủa khốc liệt và chiến thắng trước những con hổ dữ Arab trong cuộc chiến 7 ngày. Và đến nay, Israel vẫn luôn bị đe dọa và vẫn tiếp tục lớn mạnh hơn trong sự đe dọa thường trực đó, bất luận yếu tố lịch sử lẫn yếu tố địa lý vô cùng phức tạp, bởi còn xen lẫn bởi yếu tố tôn giáo. Đừng lấy cái gọi là “lời nguyền địa lý” và “lời nguyền lịch sử” để tự gánh lên vai cái lối ngụy biện hàm hồ về việc “chúng ta không còn con đường nào khác là phải chấp nhận lệ thuộc Trung Quốc!”. Đó là cái não trạng mặc cảm khiếp nhược của những kẻ hèn hạ, bao biện cho tư duy chính trị của những kẻ bán nước hèn hạ bội lần. Làm thế nào có thể thoát Trung khi còn có kiểu suy nghĩ tăm tối như vậy? Làm thế nào có thể thoát Trung khi mà vẫn không chấp nhận một nền chính trị dân chủ như Myanmar hay Philippines, để người dân có thể bày tỏ ý nguyện thoát Trung và nhìn thấy được kết quả từ ý chí thoát Trung đồng nhất của dân tộc thông qua lá phiếu?
                                                                                  FB Mạnh Kim

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Chuyện tình cảm động ít người biết của bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện

 Chuyện tình cảm động ít người biết của bà Aung San 

Suu Kyi của Miến Điện

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu một kịch bản phim về bà Aung San Suu Kyi bốn năm trước, tôi không bao giờ nghĩ mình lại sẽ khám phá ra 1 câu chuyện tình yêu vĩ đại của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, những gì đáng chú ý là một câu chuyện tình rất lãng mạn - nhưng cũng rất đau lòng - giống như một tình sử Hollywood: một cô gái sắc sảo xinh đẹp từ phương Đông gặp một thanh niên đẹp trai và đam mê từ phương Tây.
Đối với Michael Aris đó là 1 mối tình sét đánh, và cuối cùng ông cầu hôn bà Suu Kyi giữa những ngọn núi phủ tuyết trắng của Bhutan, nơi ông đã được mướn làm gia sư cho gia đình hoàng gia của Bhutan. Trong 16 năm sau đó, cô Suu Kyi trở thành người vợ tận tụy của ông và mẹ của hai đứa con trai, cho đến khá tình cờ cô bị bị cuốn vào chính trị trên một chuyến đi ngắn tới Miến Điện, và không bao giờ trở về nhà nữa. Buồn thay, sau 10 năm vận động để cố gắng giữ cho vợ an toàn, ông Michael chết vì ung thư mà không bao giờ được phép nói lời vĩnh biệt.
Tôi cũng phát hiện ra rằng lý do không ai biết về câu chuyện này là do Tiến sĩ Michael Aris đã làm tất cả để giữ cho gia đình của ông không bị đưa ra công chúng. Ngày nay con trai của họ đã lớn - và Michael đã chết - bạn bè và gia đình của họ cảm thấy đã đến lúc để nói chuyện một cách cởi mở, và rất hãnh diện, về vai trò quan trọng của ông, mà bấy lâu nay ít ai biết đến.
Là con gái của một anh hùng vĩ đại, tướng Aung San, người đã giải phóng Miến Điện ra khỏi ách thống trị của thực dân Anh và Phát xít Nhật, người đã bị ám sát khi cô chỉ có hai tuổi, Suu đã được mẹ nuôi dạy với một ý thức mạnh mẽ về di sản chưa hoàn thành của cha cô, vì ông đã bị ám sát và thay thế bởi chính quyền độc tài. Năm 1964, cô đã được mẹ gửi đi học ở nước ngoài để nghiên cứu về Chính trị, Triết học và Kinh tế học tại Oxford, nơi người giám hộ của gia đình, ông Gore-Booth, giới thiệu cô với Michael. Ông Michael là nhà nghiên cứu lịch sử tại Durham nhưng đã luôn luôn có một niềm đam mê cho Bhutan - và ở Suu ông đã tìm thấy sự thể hiện lãng mạn của tình yêu lớn của mình cho Đông Phương. Nhưng khi cô chấp nhận lời cầu hôn của ông, cô đã giao trước: nếu đất nước của cô cần đến cô, cô sẽ phải ra đi. Và Michael sẵn sàng đồng ý.
Trong 16 năm kế tiếp, Suu Kyi đã giấu đi sức mạnh phi thường của bà và trở thành bà nội trợ hoàn hảo. Khi hai cậu con trai, Alexander và Kim, được sinh ra bà đã trở thành một người mẹ rât tỉ mỉ, lưu ý từng bữa tiệc sinh nhật tổ chức thật chu đáo cho con và những bữa ăn hàng ngày nấu rất tinh xảo. Nhiều khi bà làm cho các bạn bè nữ của mình phải phát bực, khi bà khăng khăng đòi ủi vớ cho chồng và tự tay lau dọn mọi thứ trong nhà mình.
Rồi một buổi tối yên tĩnh vào năm 1988, khi con trai của bà luc đó 12 và 14 t, khi bà và Michael ngồi đọc sách trong nhà tại Oxford, họ đã bị gián đoạn bởi một cuộc gọi điện thoại cho biết mẹ của Suu Kyi đã bị đột quỵ.
Bà ngay lập tức bay đến Rangoon trong 1 chuyến viếng thăm dự định độ 2 tuần, chỉ để thấy một thành phố trong tình trạng hỗn loạn. Một loạt các cuộc đối đầu bạo lực với quân đội đã đưa đất nước Miến Điện đến chỗ bế tắc, và khi bà vào Bệnh viện Rangoon để chăm sóc cho mẹ , bà thấy cả bênh viện đầy nghẹt các sinh viên bị thương và chết , vì bị bắn khi đi biểu tình. Kể từ khi các cuộc họp công cộng bị cấm, bệnh viện đã trở thành trung tâm điểm của một cuộc cách mạng không có thủ lĩnh, và tin con gái của vị anh hùng dân tộc đã trở về Miến Điện lan tỏa nhanh như 1 trận cháy rừng.
Khi một đoàn đại biểu của các trí thức đến mời bà Suu Kyi đứng ra lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đã đồng ý, nghĩ rằng một khi một cuộc bầu cử được tổ chức, bà sẽ được tự do để quay trở lại Oxford. Chỉ hai tháng trước đó bà là một bà nội trợ tận tụy, bây giờ lại dẫn đầu một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại một chế độ man rợ.
Ở Anh, Michael lo lắng vô cùng vì chỉ có thể theo dõi các tin tức của bà khi bà đi khắp nơi vận động cho dân chủ tại Miến Điện, tiếng tăm của bà tăng vọt, trong khi quân đội quấy rối bà từng bước đi và nhiều thành viên trong nhóm của bà bị bắt và bị tra tấn. Ông bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng bà có thể bị ám sát giống như cha của mình. Và khi năm 1989 bà bị quản thúc tại nhà, an ủi duy nhất của ông là nó ít nhất có thể giúp giữ cho vợ mình an toàn tánh mạng.
Michael bây giờ đáp lại tất cả những năm Suu đã dành cho ông với một lòng vị tha đáng quý của người chồng, bắt tay vào một chiến dịch cao cấp để thiết lập bà như là một biểu tượng quốc tế để quân đội Miến không dám hãm hại. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận để giữ cho công việc của mình kín đáo, bởi vì một khi bà nổi lên như là lãnh đạo của một phong trào dân chủ mới, quân đội sẽ lợi dụng việc bà đã kết hôn với người nước ngoài làm cơ sở cho một loạt các bài viết, thông tin đánh phá - và thường mang tính tình dục thô tục - để xuyên tạc bà trên báo chí Miến Điện.
Trong năm năm tới, khi 2 con trai của bà đã lớn thành những người thanh niên trẻ, bà Suu Kyi vẫn còn bị quản thúc tại nhà và lưu giữ trong sự cô lập. Bà duy trì tinh thần bản thân bằng cách học ngồi thiền, đọc rộng rãi về Phật giáo và nghiên cứu các tác phẩm của Mandela và Gandhi. Michael đã được cho phép chỉ có hai lần trong thời gian đó được thăm vợ. Tuy nhiên, đây là một loại tù đặc biệt, vì bất cứ lúc nào Suu có thể yêu cầu được đưa tới sân bay và bay về với gia đình, miễn là bà chịu từ bỏ đấu tranh .
Nhưng cả hai đều không bao giờ dự tính làm một điều như vậy. Trong thực tế, là một nhà sử học, dù ông Michael đau đớn vì nhớ vợ và tiếp tục gây sức ép chính trị đằng sau hậu trường, ông đã biết bà là một phần của lịch sử đang hình thành của Miến Điên. Ông giữ trên màn hình điện thoại di động của mình cuốn sách vợ đã đọc khi bà nhận được cuộc điện thoại của gia đình gọi về Miến Điện. Ông trang trí các bức tường trong nhà với các giải thưởng bà đã được trao về nhân quyền, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991. Và trên đầu giường của mình, ông treo một bức ảnh lớn của vợ.
Trong nhiều khoảng thời gian dài khi không có thông tin liên lạc gì, ông lo sợ Suu có thể đã chết, và chỉ khi nghe được báo cáo từ người dân đi ngang qua nhà bà còn nghe thấy tiếng đàn piano do bà chơi vẳng ra mới khiến ông yên tâm . Tuy nhiên, khi độ ẩm của Đông Nam Á cuối cùng cũng phá hủy cây đàn piano, thì thậm chí bảo đảm mong manh này cũng đã bị mất đi.
Bầu cử ở Myanmar: Đảng cầm quyền thừa nhận thất bại
Sau đó, vào năm 1995, Michael khá bất ngờ nhận được một cú điện thoại từ Suu. Bà đã được tin nhắn từ Đại sứ quán Anh. Bà đã được cho phép gặp người thân! Michael và các con đã được cấp thị thực và đã bay tới Miến Điện. Khi Suu thấy Kim, con trai của bà, bà đã rất ngạc nhiên khi thấy cậu đã trở thành một người đàn ông trẻ tuổi. Bà thừa nhận bà có thể không nhận ra con trên đường phố. Nhưng Suu đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn thay đổi , bà đã là chính trị gia có tầm cỡ, những năm tháng bị giam trong cô lập đã hun đúc cho bà một quyết tâm sắt đá, và bà đã quyết định ở lại đất nước của mình để đấu tranh, ngay cả khi cái giá phải trả là phải vĩnh viễn xa chồng con.
Nhà báo Fergal Keane, người đã gặp Suu nhiều lần, mô tả bà là người có một tâm hồn thép. Ông cho biết chính sự can trường thầm lặng này của bà đã khiến ông phải nể phục khi ông tìm hiểu về bà để viết kịch bản cho bộ phim The Lady. Câu hỏi đầu tiên nhiều phụ nữ hỏi khi họ nghe câu chuyện của Suu là làm thế nào bà có thể chấp nhận rời xa những đứa con của mình. Ông đã nói đơn giản: " Bà ấy đã làm những gì bà phải làm." Bà Suu Kyi thường tránh nói về vấn đề này, mặc dù bà thừa nhận rằng những giờ phút đen tối nhất của bà là khi bà nghĩ " Các con tôi có thể đang cần tôi ".
Đó là năm1995, là lần cuối cùng Michael và Suu được phép gặp nhau. Ba năm sau, ông được biết ông bị ung thư giai đoạn cuối. Ông gọi cho vợ để báo tin xấu và ngay lập tức xin visa đi Miến Điện để ông có thể nói lời từ biệt với bà. Khi đơn xin của ông bị từ chối, ông đã liên tục xin thêm 30 lần nữa, trong khi sức khỏe ông xuống dốc nhanh chóng. Một số nhân vật nổi tiếng - trong đó có Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Clinton - đã viết thư khiếu nại với chính quyền độc tài Miến, nhưng tất cả đều vô ích. Cuối cùng, một quan chức quân sự đến để gặp Suu. Họ cho phép bà đi gặp chồng nhưng với điều kiện bà phải từ bỏ đấu tranh và trở về sống ở Anh Quốc .
Sự lựa chọn âm thầm ám ảnh bà suốt 10 năm xa cách chồng con bây giờ đã trở thành một tối hậu thư rõ ràng: bà phải chọn giữa gia đình và tổ quốc. Bà đã rất đau lòng. Nếu bà rời khỏi Miến Điện, cả hai đều biết điều đó có nghĩa là lưu vong lâu dài - là tất cả những gì họ đã cùng nhau chiến đấu vì dân chủ tự do cho Miến Điện sẽ tiêu tan. Suu gọi cho Michael từ Đại sứ quán Anh hỏi ý kiến ông, và ông kiên quyết nói với bà đừng bao giờ nghĩ đến việc đó, ông nói bà cứ yên tâm đấu tranh cho quê hương.
Khi tôi gặp người em sinh đôi của Michael, ông Anthony, ông nói với tôi một điều ông chưa bao giờ nói với bất cứ ai trước đây. Ông nói rằng khi bà Suu Kyi nhận ra rằng bà sẽ không bao giờ nhìn thấy Michael một lần nữa, bà đã mặc chiếc váy màu ông thích nhất, gắn một bông hồng trên mái tóc của mình, và đã đi đến Đại sứ quán Anh, ghi lại một đoạn video nói lời chia tay với chồng, trong đó bà nói với ông rằng tình yêu ông dành cho bà là điểm tựa duy nhất trong bao nhiêu năm qua của bà. Đoạn video đó được chuyển lậu ra khỏi Miến Điện, nhưng khi đến được Anh Quốc thì ông Michael đã qua đời 2 ngày trước đó . Ông không được nhìn thấy mặt bà cũng không nghe được những lời cuối cùng của bà, sau hơn 10 năm xa cách .
Trong nhiều năm sau đó, khi hồ sơ nhân quyền của Miến Điện ngày càng xấu đi, dường như sự hy sinh của gia đình Aris có thể là vô ích. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây chính quyền quân đội độc tài cuối cùng đã công bố đồng ý thay đổi chính trị. Và 22 năm đấu tranh không ngừng nghỉ của bà Suu Kyi đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này - khi nó thực sự xảy ra - cũng như Mandela đã thành công đấu tranh cho Nam Phi.
Ảnh của Thuần Ngô.
Giống như họ luôn vẫn tin , giấc mơ dân chủ của bà Suu Kyi và ông Micheal vẫn có thể trở thành hiện thực.

                   By   ( Ngoc Nhi Nguyen dịch ) 


hlttp://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/burmamyanmar/8948018/The-untold-love-story-of-Burmas-Aung-San-Suu-Kyi.htm

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Tương lai nào cho Việt Nam với chính thể hiện nay?

Tương lai nào cho Việt Nam với chính thể hiện nay?
Ngày 05/11/2015, Chủ tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc sang thăm Việt nam, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc sau 10 năm tính từ chuyến thăm trước đó của người tiền nhiệm ông ta là ông Hồ Cẩm Đào. Là một nước có truyền thống bá quyền hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc luôn chú ý đến bộ mặt và từng cử chỉ ngoại giao, họ coi việc các lãnh đạo láng giềng đến thăm hàng năm là một điều đương nhiên, giống như chư hầu vào chầu Thiên Tử, còn việc Thiên Tử đến thăm chư hầu thì rất hãn hữu và luôn được coi là một chuyến tuần thú để úy lạo chư hầu.
Thế giới đã bước sang thế kỷ 21, nhưng lối nghĩ bá quyền của Trung Quốc không thay đổi. Vì thế mà trong 10 năm từ 2005 - 2015, có rất nhiều chuyến thăm viếng của các đời Tổng Bí Thư Việt Nam tới Trung Quốc, nhưng số lần ngược lại thì đến giờ mới là chuyến đầu tiên. Bằng việc tước quyền đối đẳng trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam tự biến thành một dạng chư hầu kéo dài dù lịch sử nhân loại đã sang trang. Khoan hãy nói về vấn đề quốc thể, hãy xét về mặt lợi ích sống còn quốc gia xem điều đó cuối cùng sẽ dẫn đất nước đi đến đâu?
Việc ông Tập đến Việt Nam ở thời điểm này không phải là điều ngẫu nhiên. Quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc đã xuống thấp nhất kể từ giữa năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan HaiYan 981 vào hoạt động sâu trong thềm lục địa Việt Nam. Tiếp đó, việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo với diện tích hàng trăm nghìn hecta tại khu vực Trường Sa càng khiến lợi ích quốc gia của Việt Nam bị đặt vào sự đe dọa sống còn. Nền kinh tế suy thoái kéo dài suốt từ năm 2007 đến năm 2014 khiến áp lực dân chúng đối với chính quyền ngày một gay gắt. Để tìm lối thoát, Đảng Cộng Sản Việt Nam quay sang Mỹ và phương Tây. Điều may mắn là thời điểm này trùng khít với chiến lược xoay trục của nước Mỹ sang Á Châu. Nhiều yếu tố hội tụ đã dẫn tới chuyến thăm lịch sử của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu ĐCS Việt Nam sang Hoa Kỳ vào 06/07/2015. Dù thể chế chính trị rất khác nhau, Tổng thống Mỹ Obama vẫn dành cho ông Trọng sự đón tiếp với nghi thức nguyên thủ quốc gia. Các cuộc hội đàm song phương sau đó đã dẫn tới sự tăng tốc trong quan hệ hai bên, theo đó Mỹ thừa nhận sự tồn tại của thể chế hiện hành ở Việt Nam, đặc biệt, hiệp định TPP sau đó được cả hai phía coi là một nền tảng để xây đắp quan hệ hợp tác mới trong thế kỷ 21.
Ngày 05/10/2015, sau nhiều vòng đàm phán rất khó khăn, với sự thúc đẩy rất lớn từ Mỹ và Nhật Bản, những nền kinh tế dẫn đầu trong Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, TPP được công bố đã kết thúc các vòng đàm phán, sau 5 ngày căng thẳng đàm phán xuyên đêm. Đây là một khoảng khắc có tính lịch sử với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, nó gây ra một cú sốc lớn đối với Trung Quốc, nước bị gạt ra bên lề và hiểu bản chất của TPP đối với mình chính là cái gì. Báo chí Trung Quốc gần như ngay lập tức định danh TPP chính là một dạng Nato trong kinh tế để đối đầu với Trung Quốc. Trên thực tế, họ không hề sai vì TPP chính là hàng rào mà Mỹ - Nhật lập ra để từng bước hạn chế dòng thương mại của Trung Quốc tràn vào thị trường của họ. Bằng các ràng buộc về quan thuế, bằng các rào cản về nguồn gốc xuất xứ, TPP là bước đầu tiên để Mỹ chặn thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với mình. Nó đồng thời nắn dòng thương mại ấy sang các nước thành viên. Những nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng nhiều mặt hàng với Trung Quốc như Việt Nam được lợi lớn nhất, vì tự nhiên được hưởng khoảng trống thị trường mà Trung Quốc bị gạt ra. Khác với WTO chỉ là một bộ quy tắc thương mại, TPP là một bàn cỗ được dọn sẵn cho nhiều nước thành viên. Nhiều phân tích kinh tế dự báo sức tăng trưởng rất lớn của xuất khẩu Việt nam, và trước hết là sự gia tăng mạnh của dòng vốn đầu tư để tạo ra các nhà máy mới, giúp Việt Nam chuẩn bị sẵn nguồn hàng xuất khẩu cho thị trường mà TPP mang lại. Với nhiều người Việt Nam, TPP còn đem lại cơ hội xóa bỏ một nỗi ám ảnh đã kéo dài nhiều chục năm khi hứa hẹn các mặt hàng thực phẩm chất lượng cao và giá rẻ từ Mỹ, Úc sẽ tràn vào thay thế các hàng thực phẩm độc hại nhập từ Trung Quốc, chấm dứt cơn ác mộng về nạn diệt chủng từ từ đã kéo dài hàng thập kỷ. Sức hấp dẫn của TPP lớn đến mức các lãnh đạo cộng sản Việt Nam dường như vượt qua được sự e dè về các điều khoản liên quan đến công đoàn độc lập, thứ có thể làm suy yếu quyền lực cai trị của họ, để thúc đẩy nỗ lực gia nhập TPP. Việc Việt Nam có mặt trong danh sách 12 nước sáng lập viên của TPP, có thể giúp thay đổi bộ mặt đất nước trong khoảng 1 thập kỷ tới.
Trung Quốc coi TPP là một điềm không lành. Giữa năm 2015, Trung Quốc ba lần tiến hành phá giá đồng tiền khi dòng thương mại xuất khẩu của họ suy giảm kỷ lục. Trong cùng thời gian, thị trường chứng khoán của họ lao dốc mất 1/3 giá trị và dòng tiền chạy ra nước ngoài bình quân mỗi tháng xấp xỉ 50 tỷ USD. Trong khoảng 4 thập kỷ liên tiếp, thặng dư xuất khẩu là điều làm nên sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nhưng có vẻ thời kỳ huy hoàng đã qua, khi họ phải đối đầu với cuộc chiến thương mại âm thầm mà Mỹ dẫn dắt. Số liệu thống kê hai tháng sau đó cho thấy việc phá giá tiền của Trung Quốc không đem lại hiệu quả. Họ buộc phải chấp nhận một thực trạng mới rằng Trung Quốc không còn được chào đón trên thế giới sau những gì họ đã thể hiện quá đà sau nhiều năm “thao quang dưỡng hối”. Đây chính là kết quả của sự sai lầm chiến lược, khi họ lựa chọn lối bành trướng bằng sức mạnh thay vì việc đóng góp cho thế giới bằng quyền lực mềm và ảnh hưởng quốc gia.
Cách bành trướng hung hăng của Trung Quốc sẽ không thay đổi, vì đó là bản chất của họ. Không thể xóa được cái nhìn nghi kỵ của các đối tác trên thế giới đối với mình, để có lại các điều kiện thuận lợi giống như trong quá khứ, do đó, Tập Cận Bình tìm cách phá băng nhằm thiết lập một luật chơi thương mại mới, đối trọng với TPP và lấy Trung Quốc làm trung tâm. Chiến lược một vành đai, một con đường, nhằm thiết lập một dòng thương mại xuyên Á Âu, nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc ngày càng sâu hơn vào vành đai mà Trung Quốc vạch ra. Chuyến đi phá băng đầu tiên của Tập là tới châu Âu. Tập mang theo 30 tỷ USD hợp đồng hợp tác tới nước Anh sau thất bại thảm hại của chuyến thăm Mỹ. Người Anh hoan hỷ đón tiếp vì họ không chê tiền. Ngày 05/11/2015 Tập Cận Bình tới Việt Nam, lộ trình kế tiếp chính là Singapore, hai quốc gia sáng lập của Hiệp định TPP vừa ký kết, cũng đồng thời là những mắt xích rất quan trọng cho chiến lược một vành đai, một con đường mà Trung Quốc đang tìm cách thiết lập. Mục tiêu của chuyến đi khá rõ. Trung Quốc sẽ rất hài lòng nếu có thể làm chậm tiến trình phê duyệt TPP tại các quốc gia này, hoặc nếu khiến Việt Nam rút khỏi TPP và tích cực tham gia vào chiến lược mới của Trung Quốc thì càng tốt. Tập có thành công hay không? Đó là một câu hỏi rất khó trả lời ở thời điểm này. Giàn lãnh đạo của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi, các phe cánh đấu đá rất ác liệt. Sự can thiệp và hậu thuẫn của Tập ở thời điểm này có thể giúp thay đổi cán cân với những phe nhóm có truyền thống thân Tàu. Đó cũng chính là lý do, hầu hết người Việt Nam nhìn nhận chuyến thăm của Tập một cách nghi kỵ sâu sắc.
Tập Cận Bình đã mang gì đến Việt Nam? Trong thông cáo gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm (159 tr USD chia đều 5 năm), bổ sung khoản vay hạ tầng cho tuyến đường sắt đầy tai tiếng Cát Linh thêm 250 tr USD. Ngoài ra, là việc đồng ý chuyển mục đích sử dụng khoản vay 300 tr USD để xây dựng tuyến đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn. Những khoản tài chính quá nhỏ bé nếu đối chiếu với tổng số vốn ODA mà Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam, tính đến 2015 đã là 20 tỷ USD. Có lẽ Tập Cận Bình cũng nhận ra, việc đổ thêm tiền vào Việt Nam sẽ không giúp ông ta xoay chuyển được thế cục ở đây, khi hầu như 90 tr dân Việt nam coi Trung Quốc là mối đe dọa sống còn, và mọi chế độ cai trị, dù tiến bộ hay phản động, chỉ có thể trì hoãn chứ không thể thay đổi được lối tư duy ấy. Hơn nữa, chiến lược thôn tính ở biển Đông của Trung Quốc chắc chắn không thay đổi. Trong chuyến viếng thăm London, Tập Cận Bình công khai tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như đường lưỡi bò ở biển Đông là những quyền lợi của Trung Quốc được truyền lại từ “cổ sử”. Việc người Tàu với khả năng làm hàng giả trứ danh nay vẽ ra một thứ cổ sử dởm mới thì không ai nấy làm lạ, nhưng tuyên bố này rõ ràng đặt lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Việt nam vào thế đối đầu và không thể thay đổi.
Mục đích chính của Tập Cận Bình, do đó không phải là hòa bình hay nhượng bộ. Thông điệp duy nhất Tập mang theo là “Đại cục”. Thứ đại cục đang dẫn tới việc mất dần mòn lãnh thổ của Việt nam. Thứ đại cục khiến kinh tế Việt Nam ngày một lệ thuộc sâu vào Tàu. Thứ đại cục khiến người Việt nam chết dần chết mòn vì thực phẩm độc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Biết chắc không ru ngủ được Việt Nam, Tập chuyển luận điệu sang tính tương đồng về chế độ, với lời phát ngôn vận mệnh Việt Nam và vận mệnh Trung Quốc gắn chặt với nhau. Luận điệu của Tập, có lẽ vẫn còn sức nặng với nhiều thành phần trong chế độ Việt nam, vốn muốn duy trì sự tồn tại của chế độ càng lâu càng tốt, với các đặc quyền từ quyền lực độc tài và lợi ích kinh tế vơ vét được càng nhiều càng tốt. Giống như hồi hội nghị Thành Đô ngày 3/09/1990, Trung Quốc đã thành công lôi kéo các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, bắt chặt tay nhau để duy trì chế độ. Lịch sử lại lặp lại vào ngày 5/11/2015, trong một bối cảnh khác và một hoàn cảnh khác.
Nhằm in đậm dấu ấn chuyến thăm của mình tới Việt Nam, Tập cố gắng để nó thành nhiều ngoại lệ. Trung Quốc đơn phương đòi cho Tập quyền phát biểu tại Quốc Hội Việt Nam, điều mà chưa có bất cứ nguyên thủ nào được làm khi đến thăm Việt Nam. Đòi hỏi của Tập được đáp ứng một cách miễn cưỡng. Dù sao, trong con mắt của các nhà quan sát quốc tế, động thái này gây được dấu ấn vì rõ ràng như thế vai trò của Trung Quốc vẫn còn rất mạnh ở Việt Nam. Có lẽ Tập muốn các đối tác phương Tây, có hệ thống chính trị khác biệt Việt Nam, ghi nhận những dấu ấn này nhằm làm tăng sự khác biệt giữa Việt Nam với các đối tác mới trong quá trình hội nhập. Theo dõi truyền thông quốc tế, có vẻ ít nhiều mong muốn của Tập đã có thành công.
Tập Cận Bình đang muốn nắn dòng lịch sử Việt nam. Và chính người Việt nam hiện nay, cần nỗ lực để tác động đến lịch sử của chính mình.
Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, hiện nay rõ ràng là một quan hệ bất bình đẳng. Nền hòa bình giả hiệu mà Việt Nam đang có với Trung Quốc, thực ra đang dẫn tới cái gì? Về mặt bản chất, Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ. Lần chạm súng gần đây nhất là năm 1988, khi Trung Quốc nổ súng chiếm 6 đảo và đá tại Trường Sa. Sau hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, dù vừa bị xâm lược, chế độ Việt Nam bắt tay với chế độ Trung Quốc để duy trì quyền cai trị trong làn sóng sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Đông Âu, liệu như vậy Việt Nam đã có hòa bình? Hoàn toàn không, trong suốt 25 năm qua kể từ hội nghị Thành Đô, súng vẫn nổ lẻ tẻ trên biển Đông và mức độ khủng bố tàu ngư dân Việt Nam trên các ngư trường trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày một leo thang. Số tàu chấp pháp và các tàu quân sự của Trung quốc ngày một nhiều thêm, đi kèm với mức độ ngày càng khốc liệt hơn trong việc đánh cướp, tống tiền và húc chìm tàu ngư dân Việt Nam. Năm 2015, báo chí đã nói đến việc ngư dân Lý Sơn bỏ biển lên bờ, họ đã tới giới hạn của sự chịu đựng khi cứ phải âm thầm đối mặt với cướp bóc và chết chóc. Các bước tiến xâm lăng của Trung Quốc trong suốt thời gian gọi là hòa bình ấy cũng chưa bao giờ dừng lại. Năm 2007, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao trọn các quần đảo chiếm đóng tại Biển Đông như một đơn vị hành chính chính thức. Năm 2013, Trung Quốc tập trung nỗ lực vào việc chiếm đóng bãi đá ngầm Scarborough do Philipin kiểm soát. Năm 2014, sau khi khởi công đóng mới thêm hai tàu sân bay và hạ thủy một loạt chiến hạm mới, được khuyến khích bởi hành động xâm lược Crimea của Nga, Trung Quốc vươn thêm một bước dài xuống phía Nam. Cùng lúc đưa giàn khoan HaiYan 981 vào hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung quốc tiến hành mở một đại công trường xây 7 đảo nhân tạo tại các đảo đá chiếm đóng bất hợp pháp tại Trường Sa, mục tiêu không che dấu nhằm thiết lập những căn cứ liên hoàn Không - Hải quân và hậu cần khổng lồ giữa biển, làm bàn đạp vững chắc để kiểm soát hoàn toàn vùng biển phía Nam. Các bước tiến của Trung Quốc cho đến nay, hầu như đều không bị chặn lại.
Trong lúc lãnh thổ đang bị xâm lăng, dựa vào cái khái niệm về “đại cục”, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày một được thắt chặt theo hướng lệ thuộc ngày càng lớn vào Trung Quốc. Nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc hiện nay hầu như nuốt trọn mọi khoản thặng dư Việt Nam có được từ các nước phương Tây. Nói cách khác, thay vì có một nền kinh tế tự chủ do thứ hòa bình “đại cục” mà Trung Quốc ban phát, kinh tế Việt Nam trở thành một hệ thống phái sinh, gia công và xuất hàng thay cho Trung Quốc. Đó là quan hệ thương mại chính thức, thống kê được. Trong khi đó, một cuộc chiến thương mại mang tính tàn sát khác được Trung Quốc âm thầm tiến hành. Do hệ thống độc tài đã làm suy đồi đến tận gốc rễ bộ máy công quyền, hầu như lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm soát thị trường của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa trước dòng thác hàng lậu Trung Quốc. Hàng lậu Trung Quốc nhập vào Việt Nam bằng mọi ngóc ngách trên tuyến biên giới kéo dài hàng nghìn cây số, đủ loại, đủ mặt hàng, không phải chịu bất cứ một khoản thuế nào ngoài tiền hối lộ, và nó bóp nghẹt nền kinh tế Việt Nam. Con số thống kê lộ ra vào cuối năm 2014, khi người ta đối chiếu thấy một khoản chênh lệch tới 20 tỷ USD hàng xuất TQ vào VN, giữa số liệu của tổng cục thống kê TQ và VN. Có nhiều cách giải thích vụng về từ Việt Nam cho khoản chênh lệch khổng lồ này, đại loại do khác biệt trong thống kê xuất xứ. Sự chênh lệch do thống kê xuất xứ có thể có, nhưng không quá một vài tỷ USD, toàn bộ phần chênh khổng lồ còn lại chính là hàng lậu. Trong số đó, đương nhiên là nhiều tỷ USD hàng thực phẩm độc hại, thứ đang tàn sát và làm thoái hóa giống nòi người Việt Nam một cách từ từ.
Cũng với chiêu bài đại cục, trong 25 năm qua Trung Quốc tìm cách thò tay can thiệp vào các chính sách chiến lược của Việt Nam. Hồi ký của nhiều viên chức về hưu cho thấy sự tác động lớn của Trung Quốc vào Việt Nam, nhằm trì hoãn việc ký kết BTA với Mỹ hồi năm 2000 (Hiệp định thương mại Việt Mỹ hiện đem lại kim ngạch song phương tới 35 tỷ USD năm 2014, trong đó Việt nam thặng dư thương mại với Mỹ tới 22 tỷ USD). Trung Quốc cũng can thiệp để chính phía Việt Nam làm chậm lộ trình gia nhập WTO của mình. Điều bi hài là Việt nam đã gia nhập WTO chậm hơn Campuchia tới 2 năm, khi nước láng giềng đã là thành viên chính thức của WTO từ 13/04/2004. Rất nhiều cơ hội lớn khác của Việt Nam đã bị bỏ lỡ, để hội nhập sâu hơn với thế giới và tận dụng triệt để hơn các cơ hội phát triển với sự can thiệp ngầm về chính sách của Trung Quốc.
Đến giờ có lẽ mọi chuyện đã được làm sáng tỏ, thực chất trong 25 năm qua, Việt Nam và Trung Quốc có thực sự có hòa bình? Rõ ràng là không, nhưng bằng thứ hòa bình giả hiệu trên khái niệm gọi là “Đại Cục”, Trung Quốc một mặt ngày một vươn dài tay chiếm đoạt lãnh thổ Việt nam, mặt khác lũng đoạn và bóp nghẹt nền kinh tế Việt Nam và tìm cách kìm hãm Việt nam càng nhiều càng tốt.
Cái gì đã khiến Trung Quốc thành công với nền hòa bình giả dối ấy? Đó chính là cái mồi “đại cục”, mà lực lượng đớp mồi, chính là thể chế cai trị hiện nay ở Việt Nam, những người bắt tay với Trung Quốc từ hội nghị Thành Đô 03/09/1990 chỉ để bảo tồn quyền cai trị và chế độ càng lâu càng tốt.
(Anh nợ các bạn nốt phần còn lại trong khuya muộn hôm nay hoặc ngày mai. Anh quyết định biến phần còn lại thành một phân tích kinh tế chi tiết để chỉ rõ tương quan so sánh về sức mạnh kinh tế mà chế độ đã dẫn Việt Nam đi trong 25 năm qua so với các nước trong khu vực và so sánh với chính Trung Quốc, để thấy rằng chúng ta đã thực sự làm được gì và đang đi về đâu, nếu cứ tiếp tục theo cách thức này)
Chúng ta quay trở lại câu hỏi ban đầu: “Tương lai nào cho Việt Nam với chế độ cai trị hiện nay?”
Một lập luận quen thuộc từ lâu của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và của Bộ Chính Trị Việt Nam với dân chúng mỗi khi nhắc đến việc Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam: “Đồng bào cứ yên tâm, mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo”. Vậy Đảng và nhà nước, đã và đang dẫn chúng ta đi đến đâu trong suốt 25 năm qua.
Hãy bắt đầu bằng số liệu kinh tế năm 1980. Do World Bank không công bố dữ kiện kinh tế Việt Nam các năm 1976 - 1979, anh Lãng lấy mốc 1980 làm mốc xuất phát quá trình điều hành kinh tế của Đảng Cộng Sản ở Việt Nam kể từ khi thiết lập được quyền cai trị trên khắp cả nước sau ngày 30/04/1975. Năm 1980, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 226 USD. Con số của Trung Quốc ở thời điểm đó là 309 USD/người. Tỷ lệ GDP/người của Trung Quốc so với Việt Nam năm 1980 là 1,37 lần. Cũng so sánh về con số đối chiếu với 5 nước Asean thuộc nhóm trên (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Philippines) và Hàn Quốc, ta có bảng dữ liệu đối chiếu sau trong một giai đoạn 31 năm, từ 1980 - 2011:
Biểu đồ 1. Biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7) qua thời gian 31 năm kể từ 1980 đến 2011.
Trong vòng 31 năm qua, Singapore vẫn giữ hàng đầu. Tuy nhiên, Nam Hàn nhảy hạng từ thứ 3 của năm 1980 lên hạng 2 vào năm 1985, và Malaysia tuột hạng từ 2 xuống 3. Philippines từ hạng 4 xuống hạng 6 trong lúc Thái Lan nhảy từ hạng 5 lên hạng 4 từ 1987, và Indonesia nhảy lên hạng 5 từ 2005. Việt Nam vẫn tiếp tục giữ hạng chót trong số 7 quốc gia nói trên.
Tuy nhiên, việc phân tích chi tiết con số sẽ chỉ ra một thực trạng bi đát hơn nhiều, khi so sánh tỷ trọng tương đối về khoảng cách GDP/người giữa các nước với Việt Nam trong chu kỳ 31 năm nói trên:
Năm 1980, GDP/người của Singapore gấp Việt Nam 9,25 lần, của Hàn Quốc gấp 3,29 lần; của Malaysia gấp 3,44 lần, Philippines gấp 1,45 lần; Indonesia gấp 1,14 lần; Thailand gấp 1,35 lần.
Năm 2011, sau 31 năm, khoảng cách GDP/người của các nước với Việt Nam đều giãn cách rất rộng: Singapore gấp Việt Nam 35,86 lần; Hàn Quốc gấp 16,32 lần; Malaysia gấp 7,34 lần; Philippines gấp 1,71 lần; Indonesia gấp 2,56 lần; Thailand gấp 3,93 lần.
Như vậy, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước kề sát không những không được thu hẹp sau 31 năm mà ngược lại, ngày càng giãn rộng. Điều nguy hiểm hơn, nếu so sánh với Trung Quốc, quốc gia đang xâm lược Việt Nam, thì khoảng cách chênh lệch ấy lại càng đáng báo động. Năm 1980 GDP/người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 1,37 lần. Tuy nhiên, năm 2014, tỷ lệ ấy đã lên tới con số 3,69 lần. Khoảng cách chênh lệch so sánh giữa Việt Nam và mối đe dọa lớn nhất của nó không những không được thu hẹp sau 34 năm, trái lại, lại mở rộng ra tới 2,7 lần.
Nếu chúng ta hiểu việc chế độ Việt Nam tìm mọi cách duy trì hòa bình với Trung Quốc, là để âm thầm xây đắp đất nước, mục tiêu cao nhất là để thay đổi tương quan lực lượng so sánh song phương, để từ đó Việt nam có thể trụ vững, thậm chí có thế mạnh được cải thiện dần để đàm phán đòi lại lãnh thổ thì rõ ràng mục tiêu này đã hoàn toàn thất bại. Nền hòa bình giả dối mà Trung Quốc ban tặng cho Việt Nam dưới chiêu bài đại cục, chỉ đem lại lợi ích duy nhất cho chế độ cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi nó tiếp tục duy trì được quyền cai trị dài hơn hơn, trong bối cảnh khoảng cách giữa Việt Nam và tất cả các nước xung quanh thì ngày một giãn rộng.
Liệu Việt nam có thể bắt kịp các nước lân cận và Trung Quốc một cách tương đối hay không? Nhìn vào biểu đồ số 1 bên trên, có thể thấy Việt Nam sẽ không bao giờ bắt kịp Philippin, Thái Lan, Indonesia chứ chưa nói gì tới Malaysia, Hàn Quốc hay Singapore. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, anh tham khảo số liệu của IMF trong 10 năm, từ 2002 - 2011 để vẽ lại mức tăng trưởng GDP/người cho mỗi quốc gia:
Biểu đồ 2. Đường biểu diễn biến đổi chỉ số GDP đầu người (US$) của Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7) qua thời gian 10 năm từ 2002 đến 2011. Đường biểu diễn do chương trình toán học thống kê cho kết quả phù hợp với các số dữ kiện với độ chính xác rất cao (R2 từ 0.944 cho Malaysia và 0.988 cho Việt Nam).
Và cuối cùng, dựa vào chương trình mô hình toán để vẽ ra bản đồ dự báo tăng trưởng GDP/người của 7 quốc gia trên trong 50 năm tới:
Biểu đồ 3. Đường biểu diễn tiên đoán GDP đầu người trong thời gian 50 năm tới (trục tâm 0 là năm 2013) cho Singapore (1), Nam Hàn (2), Malaysia (3), Thái Lan (4), Indonesia (5), Philippines (6) và Việt Nam (7). Tiên đoán dựa theo vận tốc tăng trưởng của thời gian 2002-2011 của biểu đồ 2.
Kết luận rút ra, là Việt nam không thể bắt kịp bất cứ một quốc gia lân cận nào trong khu vực với những gì mà chế độ cai trị hiện hành tại Việt nam đang thực hiện. Bên cạnh đó, thể chế của tất cả các nước trên đều tiến bộ hơn Việt Nam, sức đổi mới của họ do đó cũng lớn hơn, và với những gì đang có, sức mạnh so sánh giữa Việt Nam với các nước nêu trên sẽ ngày càng giảm.
Anh Lãng không đưa Trung Quốc vào dự báo, vì bản thân quốc gia này có rất nhiều yếu tố chưa xác định trong tương lai. Tuy nhiên, rõ ràng là khoảng cách giữa Việt nam với Trung Quốc cũng sẽ ngày một cách rộng, nếu sẽ vẫn là những gì chế độ cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm.
Có thể kết luận rằng trong 25 năm qua, nếu hiểu là chế độ Việt Nam câu giờ với Trung Quốc để tìm kiếm hòa bình, để phát triển nhằm thay đổi tương quan lực lượng với phía xâm lược, thì họ đã hoàn toàn thất bại. Cá nhân anh thì cho rằng, mục tiêu chính của họ, hoặc ít nhất là của một phần lớn thành phần trong chế độ, chỉ nhằm duy trì quyền cai trị càng lâu càng tốt, càng dài càng tốt. Có lẽ đó mới chính là bản chất vấn đề.
Tiếp tục đi trên con đường này, sức mạnh so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày một chênh lệch, chúng ta sẽ dựa vào cái gì để bảo vệ những gì còn lại, chứ chưa nói đến việc lấy lại những thứ đã mất?
Đây chính là thứ mà Tập Cận Bình muốn tiếp tục duy trì ở Việt nam khi mang ngọn cờ “Đại cục” sang vào ngày 05/11/2015. Rõ ràng, phía trước Việt Nam chỉ có vực thẳm.
Đến đây tự các bạn có thể trả lời câu hỏi: Tương lai nào cho Việt Nam với thể chế chính trị hiện nay?
Vậy đâu là giải pháp?
Tính từ ngày 03/09/1990 khi lãnh đạo Trung Quốc thành công mang miếng mồi “Đại cục” ra dụ các lãnh đạo Việt Nam, người Việt đã có 25 năm lầm lụi lao động đóng thuế để góp tiền nuôi chế độ và xây đắp đất nước.
Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đã nhận được những gì để phát triển? Có lẽ anh sẽ bỏ qua số liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI, là thứ mà tất cả các nước trong khu vực đều lấy làm trọng tâm thu hút. Nó mang tính thị trường và phụ thuộc vào đặc điểm mỗi nước để thu hút được nhiều hay ít. Nhưng những nguồn lực mang tính viện trợ mà Việt Nam nhận được, nó ở mức nào?
Theo số liệu thống kê, trong vòng 20 năm qua, tính đến tháng 08/2015, Việt Nam nhận được tổng cộng 80 tỷ USD vốn vay viện trợ ODA, trong đó riêng Nhật Bản chiếm 1/4, đạt tới 20 tỷ USD. Đây là con số rất lớn nếu tính trên GDP hiện hữu của Việt Nam. Dù chia đều cho 20 năm thì nó cũng là những nguồn lực có thể tạo cú hích đột phá cho tăng trưởng. Nhưng kết quả mà Việt nam đã có là cái gì? Thực trạng ở phần phân tích kinh tế bên trên đã chỉ rất rõ.
Một nguồn lực còn lớn hơn nhiều, và có thể gây sửng sốt cho những người không có chuyên môn, chính là thống kê về số tiền kiều hối mà người Việt chuyển từ nước ngoài về trong những năm qua. Tính từ năm 1991 đến cuối năm 2014, tổng số tiền kiều hối chuyển về Việt Nam thậm chí vượt quá số tiền tài trợ ODA những năm qua, và đạt tới con số xấp xỉ 90 tỷ USD. Đây là một nguồn lực khổng lồ, chảy vào Việt nam vô điều kiện, không ràng buộc, không lãi suất.
Những nguồn lực trên đáng lý ra phải tạo ra tốc độ tăng trưởng trên hai con số cho Việt Nam, vì nó quá lớn nếu so sánh với GDP các năm. Tuy nhiên, với sức ì của chế độ cai trị của Đảng Cộng Sản, với cái chiêu bài “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, các cải cách về thể chế và pháp lý đều diễn ra chậm chạp và nửa vời. Đến tận năm 2015, khối kinh ế quốc doanh vẫn chiếm một tỷ trọng cực lớn về số vốn và số tài sản xã hội, và đóng góp thấp nhất cho tăng trưởng kinh tế. Cũng chính nhóm này, tập trung nhiều nhất các đại án tham nhũng, mà chỉ riêng vụ Vinashin đã khiến thất thoát tới 4 tỷ USD (chiếm 5% GDP của Việt Nam ở thời điểm phát sinh). Các nguồn lực khổng lồ đổ vào Việt nam, bị phung phí và tiêu biến trong một thể chế đầy sức cản và tham nhũng. Cuối cùng hiệu năng của chúng đối với nền kinh tế rất thấp, và Việt nam ngày một tụt hậu so với các nước xung quanh. Sự chi phối chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam càng khiến vấn đề ngày một trầm trọng.
Trong những bối cảnh rất khó khăn, thì chính TPP là lối thoát cho Việt Nam, nhưng đó chỉ là cơ hội, còn để biến cơ hội thành hiện thực, thể chế Việt Nam buộc phải thay đổi.
Trong thiên Lãng luận: “Lỗi hệ thống và sự lạm dụng quyền lực”
anh đã phân tích rõ về sự tha hóa của quyền lực độc tài, chính là căn nguyên cho mọi tệ nạn và mọi rào cản ở Việt nam. Tham nhũng do tha hóa quyền lực độc tài mà ngày một trầm trọng và không thể kiểm soát, bất công xã hội cũng theo đó mà ra và kèm theo đó là sự suy đồi. Cũng chính đó là thứ đang dẫn tới các rào cản cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp làm việc với các cơ quan công quyền hiện nay đều không thể thiếu phong bì và tiền đút lót. Nạn nhũng nhiễu ngày một trầm trọng và diễn ra thậm chí cả ở những cấp cơ bản nhất, đáng ra phải đại diện cho trật tự xã hội và sự công chính của pháp luật mà tiêu biểu là lực lượng cảnh sát giao thông, những người tiếp xúc nhiều nhất với người dân hàng ngày. Toàn bộ đạo đức xã hội do đó gần như sụp đổ vì người dân còn rất ít niềm tin vào công lý, và các thành phần quan chức thì vơ vét được càng nhiều càng tốt. Sự thất thoát trong đầu tư công thì là một vấn nạn cực kỳ kinh khủng. Hầu hết các công trình xây dựng hạ tầng ở Việt Nam trong 20 năm qua, cầu cống, đường xá đều dính phải vấn nạn rút ruột, bớt xén và nâng giá. Ngân sách và đầu tư công ngày càng lớn qua mỗi năm, số tiền vay nợ và bội chi ngân sách cũng ngày càng tăng, nhưng hiệu suất đầu tư thì ngày càng giảm. Cơ hội tăng trưởng của Việt nam cũng tiêu biến dưới ma trận của nạn tham nhũng, nạn nhũng nhiễu của các cơ quan hành pháp.
Có quá nhiều thứ cần phải làm ở đất nước này để thay đổi vấn đề, có quá nhiều thứ cần đập đi và xây lại, có quá nhiều thứ cần xóa bỏ. Anh Lãng sẽ không đi chi tiết quá sâu vào các biện pháp mang tính kỹ trị cụ thể vì nó sẽ không thể được bàn hết trong phạm vi một vài chục bài phân tích. Nạn lạm dụng quyền lực trong nhiều năm ở một hệ thống lỗi đã làm băng hoại đến tận gốc rễ hệ thống chính quyền. Hiệu năng hoạt động của mọi cơ quan hành pháp đều méo mó và đóng vai trò lực cản thay vì thúc đẩy xã hội. Vì vậy ở đây anh chỉ nói tới giải pháp cốt lõi: Chỉ có xóa bỏ và kiểm soát nạn lạm dụng quyền lực, hay nói đúng hơn là quyền lực độc tài ở Việt nam, dân tộc này mới có lối thoát.
Chế độ độc tài quân sự Myanma từng là một ví dụ tiêu biểu cho sự độc tài và là điểm nhấn cho sự tăm tối ở khu vực Đông Nam Á. Lý Quang Diệu từng viết trong hồi ký của mình rằng đây là đất nước không có ngày mai và nói chuyện với các lãnh đạo Myanma hệt như nói chuyện với người chết, vì họ chẳng thèm nghe gì ai. Cũng chế độ này đã bỏ tù bà Aung San Suu Kyi trong nhiều thập kỷ, cộng thêm hàng nghìn tù nhân chính trị. Nhưng cũng chính Myanma đã có một cú lột xác ngoạn mục, khi tự thay đổi chính mình từ bên trong. Từ một thể chế độc tài, Myanma thả toàn bộ các tù nhân chính trị và chấp nhận một chế độ bầu cử tự do. Dù rằng hiến pháp do họ soạn ra vẫn giành một số ghế đáng kể trong nghị viện cho phe quân sự mà không cần bầu chọn (1/4 số ghế và phe quân đội nắm quyền phủ quyết mọi thay đổi hiến pháp), tuy nhiên, quốc gia này đã có một sự thay đổi ngoạn mục. Tự nhiên chế độ cai trị Myanma nhận thấy họ không còn nhu cầu bỏ tù đối lập và họ có lại sự ủng hộ của người dân. Hóa ra, nhu cầu bắt tù chính trị chỉ có khi một chế độ không còn chính nghĩa. Hai ngày nữa thôi, ngày 08/11/2015 sẽ là cuộc bầu cử tự do lịch sử ở Myanma sau 25 năm cai trị độc tài. Đó chính là ngọn đuốc soi đường cho chính người Việt nam và cho chính chế độ đang cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các vị hãy mở to mắt để nhìn, đất nước ấy đã chuyển biến mà không hề có hỗn loạn. Nó đang có vô số hy vọng mới và nó sẽ còn tiến xa. Chính Myanma là một cái tát vào luận điệu của Đảng Cộng Sản, cho rằng việc chuyển sang đa nguyên và bầu cử tự do sẽ dẫn tới hỗn loạn hoặc mất kiểm soát.
Giải pháp do đó, chính là cái cách mà Myanma đã và đang thực hiện. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng có thể học theo, họ có thể giành cho mình một tỷ lệ đáng kể thành viên trong quốc hội được chỉ định mà không cần bỏ phiếu, họ cũng có thể làm giống phe quân sự Myanma, giữ lấy quyền phủ quyết hiến pháp. Nhưng phần còn lại, có thể là 70%, phải thực sự là những đại diện dân cử qua tranh cử tự do. Đảng cũng có thể giữ cho mình vị trí chủ tịch nước như người đứng đầu quốc gia, nhưng các vị trí điều hành, đặc biệt là thủ tướng, phải là một vị trí được bầu chọn qua tranh cử tự do. Sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản sẽ thông qua số đại biểu mà họ nắm trong quốc hội. Nó sẽ là một giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài hàng chục năm cho đến khi toàn bộ quốc hội được dân bầu. Nhưng có lẽ, đó là cách duy nhất để có một lộ trình chuyển biến hòa bình khiến quyền lực độc tài được kiểm soát dần dần cho đến khi xóa bỏ.
Đi kèm với sự kiểm soát quyền lực độc tài, hiệu năng của bộ máy nhà nước cần được nâng cao. Tất cả các cơ quan Đảng các cấp từ trung ương tới địa phương đang chiếm một lượng biên chế và ngân sách khổng lồ cần phải được xóa bỏ trong một lộ trình 5 năm, bắt đầu từ cấp xã. Việc đó sẽ giúp tinh giản biên chế công chức và cũng là cơ sở để nâng lương cho những người trong bộ máy hành chính các cấp. Giảm được số nhân sự bên Đảng, lương công chức có thể tăng gấp đôi mà không phải tăng quỹ lương. Đó cũng sẽ là bước đầu tiên để kiểm soát nạn tham nhũng trong các cơ quan công quyền.
Việc điều chỉnh các chính sách, việc chớp lấy các cơ hội như TPP, sẽ là những câu chuyện thuận lý thành chương nếu những rào cản lớn nhất đã được loại bỏ.
Tựu trung lại, mỗi người Việt nam, ngay từ lúc này phải gây sức ép với chính thể hiện nay bằng mọi cách, bằng mọi nỗ lực, để không đạt gì cao xa giống như các mô hình tiến bộ tại châu Âu, mà chỉ cần theo đúng cái cách Myanma đang tiến hành với một lộ trình hướng tới một chính thể tự do. Ngược lại, chính Đảng Cộng Sản Việt Nam, các vị cũng cần nhìn nhận rõ, cách Myanma đang đi là lối thoát tốt đẹp nhất cho tất cả, vì lịch sử không thể chấp nhận lối cai trị độc tài mà các vị đã áp đặt lên đầu người Việt Nam 25 năm qua tính từ hội nghị Thành Đô tháng 09/1990. Tiếp tục, đất nước sẽ ngày một tụt hậu và phía trước là vực thẳm. Thay đổi, các vị vẫn có thể giữ được quyền lực của mình thêm một số năm, vẫn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt nam, và vai trò đó, sẽ là tích cực thay vì một bộ mặt gây phẫn nộ như hiện nay. Không đổ máu, không sụp đổ, không hỗn loạn mà chỉ là một bước tiến dài vào tương lai của đất nước, của dân tộc và cũng là của chính các vị.
Anh chấm dứt thiên Lãng luận này ở đây, vì nó đã quá dài. Những vấn đề còn dang dở sẽ được bàn tiếp ở những bài phân tích khác.
(Bài viết này có sử dụng dữ liệu được công bố công khai của World bank, IMF, một số thống kê của một số nhà nghiên cứu độc lập như Bùi Kiến Thành, Tiến sỹ Trần Đăng Hồng và một số dữ liệu khác từ internet. Xin cảm ơn các tác giả)
https://www.facebook.com/notes/lang-anh/t%C6%B0%C6%A1ng-lai-n%C3%A0o-cho-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-nay/10203873974289815