Xử lý nghiêm sai phạm trong vụ cây bật gốc cây lộ bầu đất bọc nilon
Cây lộ nguyên cả bầu đất vẫn bọc nilon thành phố biết, Sở Xây dựng cũng biết. Trước sự việc, chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm quy trình thì phải xử lý nghiêm”, ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng nói
.
>> 3 ngày sau giông lốc, công viên Thống Nhất vẫn "ngổn ngang"
>> Giông lốc quật đổ cây xanh ở Hà Nội: Không gian sống của cây quá chật chội
>> 2 người chết, gần 1.300 cây xanh bị quật đổ sau trận giông lốc ở Hà Nội
Ngày 16/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện Sở Xây dựng đã báo cáo chi tiết những vấn đề liên quan đến vụ giông lốc xảy ra chiều ngày 13/6 khiến cả ngàn cây xanh bị bật gốc, gãy cành, làm 7 người thương vong.
Hàng xà cừ cổ thụ bật gốc nằm ngổn ngang trên vỉa hè đường Lê Duẩn (Ảnh Quang Phong).
Cụ thể, trong 12 quận nội thành có 998 cây xanh bị bật gốc, ở ngoại thành có khoảng 400 cây. Ông Phong cho biết, phần lớn cây bị đổ là cây có rễ ăn ngang như xà cừ, bằng lăng, muồng, trong đó nhiều cây đổ chắn ngang đường ảnh hưởng đến giao thông. Nhiều cây đổ ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện thành phố.
Công nhân đào đất gỡ lưới cước bọc gốc cây xanh (Ảnh Nguyễn Dương).
Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trận mưa giông chiều ngày 13/6, có gió giật từ cấp 8 đến cấp 9. “Mưa không lớn nhưng gió giật cấp 8 đến cấp 9 gây hậu quả rất nặng nề cho người, phương tiện, hệ thống cây xanh và lưới điện trên toàn thành phố”, ông Võ Nguyên Phong nói.
Hàng xà cừ cổ thụ bật gốc nằm ngổn ngang trên vỉa hè đường Lê Duẩn (Ảnh Quang Phong).
Về tình hình khắc phục hậu quả, ông Phong cho biết, đến nay khoảng 500 cây xanh ảnh hưởng đến giao thông đã được khắc phục. Hàng loạt cây xang bị đổ trong vườn hoa, công viên cũng đang được lực lượng chức năng thu dọn, xử lý, dự kiến trong ngày mai sẽ hoàn thành.
Về số tiền thiệt hại liên quan đến vụ giông lốc chiều ngày 13/6, ông Phong cho biết, Thành phố có Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai tiến hành thống kê cụ thể. Việc trồng thay thế cây bị đổ, theo lãnh đạo Sở Xây dựng, còn phụ thuộc vào giống cây, thời gian, thời tiết thuận lợi hay không.
Trước câu hỏi của phóng viên, Sở Xây dựng có biết hàng loạt cây xanh mới trồng bị đổ sau mưa giông hay không lộ nguyên bầu đất vẫn bọc bằng lưới, túi ni lông . Ông Phong nói: “Cây lộ bầu, Thành phố biết, Sở Xây dựng biết sau khi có sự phản ánh của người dân, dư luận. Vụ việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm trong quy trình thì phải xử lý”.
Công nhân đào đất gỡ lưới cước bọc gốc cây xanh (Ảnh Nguyễn Dương).
Với băn khoăn việc trồng cây còn để nguyên bầu như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh trưởng của cây hay không, ông Phong cho biết, để kết luận mức độ ảnh hưởng thì phải kiểm tra. Sau khi kiểm tra sự việc, Sở Xây dựng sẽ tập hợp báo cáo cụ thể.
Tại cuộc họp, ông Phong cho biết, Thành phố đã giao cho Sở Xây dựng rà soát lại hệ thống cây xanh để phát hiện cây sâu mục, cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, dễ gãy đổ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão. “Quá trình rà soát chúng tôi sẽ phân loại, xác định cây nguy hiểm, không đúng loại cây đô thị. Sang tháng 7 tới chúng tôi sẽ báo cáo thành phố các loại cây này”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nói.
Liên quan đến trách nhiệm bù đắp thiệt hại cho gia đình gặp nạn trong vụ giông lốc, ông Lưu Quang Huy - Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đến chia sẻ, giúp đỡ từng gia đình.
Quang Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét