Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

"Mỹ quyết vào Biển Đông, đối đầu Trung-Mỹ không thể tránh khỏi?"

Hải 

Tàu USS Fort Worth của Hải quân Mỹ ở ngoài khơi Hawaii hồi tháng 11/2014. Ảnh: WikipediaBất chấp Ngoại trưởng Mỹ là "khách quý" của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vẫn "phủ đầu" ông John Kerry, trong khi Tân Hoa Xã đăng tải bài xã luận dài chỉ trích Mỹ.
                                   Ngoại trưởng Trung Quốc: "Tin rằng John Kerry không đến để cãi nhau"
                            Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc (CNR) đưa tin, hôm nay (16/5), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Trung Quốc và hội kiến Ngoại trưởng Vương Nghị.
Song phương đã có cuộc hội đàm "giới hạn" với số ít người tham gia, kéo dài một giờ đồng hồ. Do báo chí không được tham dự nên nội dung trao đổi giữa ông Vương và ông Kerry vẫn còn là điều bí ẩn.
Kết thúc hội đàm "giới hạn", 2 nhà ngoại giao đã tổ chức hội đàm mở rộng và cho phép giới truyền thông được vào hội trường khoảng 5 phút.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hội kiến người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 16/5. Ảnh: China Daily.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hội kiến người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 16/5. Ảnh: China Daily.
Tại hội đàm, Ngoại trưởng Vương Nghị nói - "Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất, còn Mỹ là nước phát triển lớn nhất, đồng thời là 2 thành viên của Hội đồng bảo an LHQ.
Vì vậy, song phương cần trao đổi để giải quyết các mâu thuẫn nhằm duy trì phát triển quan hệ ổn định."
Ông Vương cho rằng, trước khi chuyến thăm của ông Kerry diễn ra, Quốc hội, Bộ ngoại giao và cả truyền thông phương Tây đều có những phát ngôn "không thân thiện" với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Có lẽ đã nắm được mục đích chính chuyến thăm của ông John Kerry là để tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc và khẳng định Mỹ sẽ "hiện diện mạnh mẽ" tại châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Trung Quốc đã "phủ đầu" Ngoại trưởng Mỹ trước báo chí:
NGOẠI TRƯỞNG TRUNG QUỐC
VƯƠNG NGHỊ
Tôi tin rằng ngài (John Kerry - PV) tới Trung Quốc lần này là để hợp tác chứ không phải để đối địch, để trao đổi ý kiến chứ không phải cãi nhau. Chúng ta nên chuyển tải tín hiệu tích cực ra thế giới rằng Trung-Mỹ xem trọng hợp tác hơn mâu thuẫn. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ trong năm 2015, đây chính là sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong quan hệ song phương.
Tân Hoa Xã: "John Kerry đến Trung Quốc thì nên lắng nghe Trung Quốc"
Một điều hiếm thấy là, dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có mặt tại Trung Quốc từ sáng nay, song các cơ quan truyền thông hàng đầu nước này vẫn tỏ ra"hằm hè" với Mỹ chứ không giữ thái độ ngoại giao thân thiện.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã hôm nay đã đăng tải bài viết "Kerry đến Trung Quốc thì phải lắng nghe Trung Quốc". Trong bài, Tân Hoa Xã cáo buộc Mỹ "đang gây cho Trung Quốc những áp lực lớn".
Hồi tháng 4, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã phát biểu về chính sách "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" giai đoạn mới của Mỹ, tuyên bố Washington sẽ bố trí hơn một nửa sức mạnh Hải quân cùng các vũ khí tối tân nhất tới khu vực này và cả Ấn Độ Dương.
Giới quan sát đánh giá, động thái của Mỹ thực chất là nhằm vào Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cho hay, Mỹ đang có những hành động thực tế để thực hiện tuyên bố trên. Cụ thể nhất là vào tháng 10 tới, lực lượng tàu sân bay của nước này sẽ có cuộc diễn tập trên Biển Đông cùng "một số quốc gia liên quan".
Mới đây, hôm 11/5, trong lúc tuần tra gần quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth lớp Freedom của Hải quân Mỹ đã bị tàu khu trục nhỏ tên lửa dẫn đường Yancheng lớp Type 054A của Hải quân Trung Quốc đeo bám.
Trung Quốc muốn ông Kerry lắng nghe khi ông tới Bắc Kinh.
Trung Quốc muốn ông Kerry "lắng nghe" khi ông tới Bắc Kinh.
"Sự đối đầu Trung-Mỹ có phải là không thể tránh khỏi? Quan hệ Trung-Mỹ liệu đã tiến tới 'bước ngoặt'?" - Tân Hoa Xã chất vấn.
Theo Tân Hoa Xã, việc Mỹ tuyên bố "hiện diện mạnh mẽ" tại Biển Đông cho thấy Washington đang muốn tiến vào khu vực này "bằng mọi cách".
Hãng thông tấn Trung Quốc cho rằng điều này xuất phát từ hàng loạt phán đoán chiến lược sai lầm của Mỹ, đó là "xem Trung Quốc như đối thủ chính" và khẳng định, chính sai lầm này đã dẫn đến các "hành động sai trái" của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tân Hoa Xã bình luận, ngoài việc "kềm hãm Trung Quốc", Mỹ còn nhiều việc đáng làm hơn. Nếu Mỹ có khả năng lãnh đạo thì nên dùng để xây dựng trật tự quốc tế có lợi cho sự phát triển kinh tế của tất cả các nước.
Tân Hoa Xã khẳng định Mỹ còn một sai lầm nghiêm trọng khác là nước này cho rằng "dùng sức mạnh quân sự mới duy trì được cục diện châu Á-Thái Bình Dương".
Theo đó, nếu Mỹ đưa tàu tiến tập trung về Biển Đông thì Bắc Kinh sẽ xem đây là động thái "hoàn toàn để lộ bộ mặt 'giả tạo' về tuyên bố trung lập ở Biển Đông" của Washington và quan hệ song phương sẽ chỉ diễn biến tồi tệ, thậm chí "không thể kiểm soát".
Phía Trung Quốc nhận định, chuyến thăm Ngoại trưởng Mỹ John Kery diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ "đang ở giữa ngã tư" và "kiến nghị Mỹ nên nghiêm túc lắng nghe tiếng nói của Trung Quốc".
"Nếu Mỹ muốn hù dọa Bắc Kinh thì chỉ làm dấy lên thêm sự giận dữ và nghi ngờ. Nếu khôn ngoan thì Washington nên bày tỏ thiện chí với Trung Quốc, bởi quan hệ Trung-Mỹ là một trong những mối quan hệ song phương có giá trị nhất đối với họ" - Tân Hoa Xã kết luận.
theo Đại Lộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét